• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

Sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV


Bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH Ở ĐẦU THẾ KỶ XV

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
-Tháng 11- 1406 Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.
-Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phóng ngự ở thành Đa Bang(Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc- Thanh Hóa) và bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1907 ở Hà Tĩnh.
-Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do đường lối sai lầm, không dựa vào dân, làm mất lòng dân, chiến đấu đơn độc .

2. Chính sách cai trị của nhà Minh
-Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta , đổi nước ta thành quận Giao Chỉ
-Thi hành chính sách đồng hóa , ngu dân , bóc lột tàn bạo .
-Tăng thuế , bắt người đem về Trung Quốc
-Thiêu hủy sách vở , bắt ta bỏ phong tục tập quán .
-Chế độ thống trị của nhà Minh tàn bạo , đất nước bị tàn phá , nhân dân lầm than

3 .Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
a. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407- 1409 ):
-Tháng 10- 1407 ,Trần Ngỗi xưng là hòang đế Giản Định, lập căn cứ ở Nghệ An ( 1408) ; được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng , và thắng trận Bô cô ( Nam Định ).
-Nội bộ nghĩa quân nghi ngờ giết hại lẫn nhau , khởi nghĩa tan rã .
-1409 Trần Ngỗi bị giặc bắt đưa về Trung Quốc .

b. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 –1414) :(Trùng Quang chống quân Ngô)
-Trần Quý Khóang là cháu vua Trần Nghệ Tông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị phò tá .
-Trần Quý Khóang lên ngôi vua , hiệu là Trùng Quang .Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam .
-Năm 1411 quân Minh xin thêm viện binh tấn công Thanh Hóa , nghĩa quân rút vào Thuận Hóa .
-Năm 1413 quân Minh đánh Thuận Hóa , khởi nghĩa thất bại .
Nguyên nhân : do ách thống trị tàn bạo của quân Minh .
Đặc điểm : nổ ra sớm , liên tục mạnh mẽ .
Thất bại do : thiếu sự phối hợp, thiếu liên kết , nội bộ mâu thuẫn .

* Sự khác nhau giữa cách đánh của nhà Trần chống quân Nguyên và nhà Hồ chống quân Minh :
-Nhà Trần :dựa vào nhân dân, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta
-Nhà Hồ : không dựa vào dân, không đòan kết được tòan dân, chiến đấu đơn độc .


ST
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Bài tập thực hành

BÀI TẬP THỰC HÀNH

ĐỀ SỐ 1

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thời gian quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là:
A. Tháng 12 năm 1406
B. Tháng 11 năm 1406
C. Tháng 10 năm 1406
D. Tháng 11 năm 1407

Câu 2. Tên tướng cầm đầu quân Minh xâm lược nước ta là:
A. Tướng Trương Phụ
B. Tướng Vương Thông
C. Tướng Liễu Thăng
D. Tướng Mộc Thạnh

Câu 3. Vùng Hồ Quý Ly đã chọn làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh là:
A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
B. Đông Đô (Thăng Long)
C. Sông Nhị (sông Hồng)
D. Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)

Câu 4. Hồ Quý Ly thất bại, bị quân Minh bắt vào thời gian nào? ở đâu?
A. Tháng 4 – 1407. Ở Tây Đô
B. Tháng 6 – 1408. Ở Hà Tĩnh
C. Tháng 6 – 1407. Ở Thăng Long
D. Tháng 6 – 1407. Ở Hà Tĩnh

Câu 5. Nhà Minh đã bỏ Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc được gọi là:
A. Quận Cửu Châu
B. Quận Nhật Nam
C. Quận Giao Chỉ
D. Quận Hợp Phố

Câu 6. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh đối với nhân dân ta đó là:
A. Đặt hàng trăm thứ thuế
B. Bắt phụ nữa, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì
C. Cưỡng bức tàn sát, bắt nhân dân ta bỏ phong tục tập quán cũ của mình
D. Tất cả ý trên

Câu 7. Tố cáo tội ác của quân xâm lược Minh có câu:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội/
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”
Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào?
A. Nguyễn Trãi – “Phủ núi Chí Linh”
B. Trần Hưng Đạo – “Hịch tướng sĩ”
C. Nguyễn Trãi – “Bình Ngô đại cáo”
D. Lễ Văn Hưu – “Đại Việt sử kí toàn thư”

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc diễn ra ở:
A. Quảng Ninh
B. Đông Triều
C. Bắc Giang
D. Đồ Sơn (Hải Phòng)

Câu 9. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở:
A. Bến Bô Cô (Nam Định)
B. Đồ Sơn (Hải Phòng)
C. Hóa Châu (Thừa Thiên Huế)
D. Yên Mô (Ninh Bình)

Câu 10. Khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng diễn ra trong khoảng thời gian:
A. Từ 1407 – 1408
B. Từ 1408 – 1409
C. 1409 – 1414
D. 1410 – 1415


ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)


Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Giản Định hoàng đế có hai vị tướng tài, họ là:
A. Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân
B. Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Dị
C. Đặng Tất, Đặng Dung
D. Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị

Câu 2. Hai vị tướng tài của Trùng Quang đế (hiệu của Trần Quý Khoáng) là:
A. Đặng Tất, Nguyễn Chân Cảnh
B. Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị
C. Đặng Tất, Đặng Dung
D. Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Dị

Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV:
A. Do chính sách thống trị và bóc lộ tàn bạo của quân Minh
B. Do chính sách phù Trần diệt Hồ của một số quan lại trong triều
C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta
D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc

Câu 4. Đặc điểm cơ bản của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV
A. Nổ ra sớm, mãnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ
B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp
C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ
D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ

Câu 5. Đến thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo của:

A. Quân xâm lược Thanh
B. Quân xâm lược Minh
C. Quân xâm lược Xiêm
D. Quân xâm lược Tống

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 6. Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?



ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (6 điểm) Em hãy nhận xét chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.
Câu 2. (4 điểm) Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh?


Đáp án

Đề số 1: 1B 2A 3A 4D 5C 6D 7C 8D 9A 10C

Đề số 2: 1A 2B 3A 4B 5B

Câu 6. Tại sao cuộc kháng chiến của nha Hồ bị thất bại nhanh chóng?
Cuộc kháng chiến của nha Hồ bị thất bại nhanh chóng vì:
  • Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên, trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
  • Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ torng cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Đề số 3:

Câu 1. Em hãy nhậ xét chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?

Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc đới với nhân dân ta, đới với đất nước Đại Việt: bắt nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bọc lộc đánh thuế tàn bạo, thực hiệ chính sách đồng hóa -> xóa bỏ tên nước ta. Tội các và chính sách thâm độc đó được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
“Độc các thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”.
Câu 2. Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh?

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh: tuy bước đầu khởi nghĩa giành được một số thắng lợi nhưng các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung , thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn vì thế làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu -> khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp.


 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh (đầu thế kỉ XV)
1. Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?

Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.

Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn:

- Về nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa, cần liên hệ với chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.

- Cần chú ý đến thành phần xuất thân của người lãnh đạo, thời gian tồn tại và phạm vi không gian hoạt động để trả lời đặc điểm các cuộc khởi nghĩa.

- Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa, cần nêu được sự thiếu liên kết, phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất, nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn thiếu đoàn kết với nhau…

2. Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:

- Nhà Trần tiến hành kháng chiến theo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoàn binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

- Nhà Hồ lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nhà Minh đưa quân sang xâm lược nước ta đầu thế kỉ XV

A. vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.

B. vì quý tộc nhà Trần cầu cứu nhà Minh.

C. nhằm lật đổ triều Hồ để khôi phục triều Trần.

D. nhằm thôn tính nước ta, lập làm quận huyện của nhà Minh.

2. Khi quân Minh xâm lược, tình hình nước ta gặp phải khó khăn như thế nào ?

A. Nhiều quý tộc, quan lại cũ của nhà Trần chống lại nhà Hồ, đi theo quân Minh, nhân dân không ủng hộ nhà Hồ.

B. Chính quyền nhà Hồ suy yếu.

C. Nội bộ nhà Hồ mâu thuẫn.

D. Nhà Hồ đang phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy của nông dâri.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ kéo dài trong thời gian

A. 8 tháng. B. 6 tháng.

C.1 năm. D. 2 năm.

4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại vì

A. quân Minh quá mạnh với tướng tài giỏi, vũ khí tối tân.

B. lực lượng quân đội nhà Hồ quá ít và yếu kém.

C. vũ khí của quân đội nhà Hồ quá thô sơ.

D. đường lối kháng chiến của nhà Hồ sai lầm, không dựa vào nhân dân để đánh giặc...

Trả lời

1. D 2. A 3. A 4. D

Bài tập 5 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh do nhà Hồ lãnh đạo

Trả lời

  • Tháng 11 – 1406 quân Minh tiến vào biên giới nước ta. Quân Minh lần lượt đánh bại nhà Hồ ở 1 số địa điểm thuộc Lạng Sơn.
  • Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị, lấy thành Đa Bang, làm trung tâm phòng ngư.
  • Ngày 22-1-1407 sau ki đánh bại quân nhà Hoog ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long).
  • Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 4 – 1407 Quân Minh tấn công vào Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407
Bài tập 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta

Trả lời

Rất thâm độc, tàn bạo...

Bài tập 7 trang 63 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Trình bày tóm tắt diễn biến phong trào khởi nghĩa chông quân Minh quý tộc nhà Trần lãnh đạo. Tại sao các cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng bị thất bại?

  • Tóm tắt diễn biến:
  • Nguyên nhân thất bại:
Trả lời

  • Tóm tắt diễn biến:
    • Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi:
      • Tháng 10-1407, một người yêu nước là Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm vua ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Hoàng Đế
      • Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Huế) và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12- 1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bến Cô Bô (Nam Đinh). Từ Đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ nơi khác kéo về theo nghĩa quân
      • Sau chiến thắng Cô Bô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết chết hai tướng Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Cuộc khởi nghĩa thất bại
    • Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng
      • Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngỗi giết chết, con trai của ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu
      • Giữa năm 1411, Quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hoa
      • Tháng 8 - 1411, Quân Minh đánh vào Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần, Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại
  • Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, nội bộ mất đoàn kết
Bài tập 8 trang 63 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Nhận xét của em về phong trào khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân ta đầu thế kỉ XV trước khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời

Sôi nổi, khá rầm rộ...
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top