• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long

Liên tiếp trong nhiều thế kỷ như vậy vùng Đan Nê có nhiều những đầm nước tự nhiên trong các làng xóm. Theo quy luật của tự nhiên và kinh nghiệm của cơ dân trồng lúa nước, những rãnh thoát nước cho ruộng đồng cùng sự chảy từ cao xuống thấp đã tạo ra những con lạch thoát nước. Cứ lớn dần lớn dần thành con sông nhỏ chạy vòng vèo quanh vùng Đan Nê. Tự nhiên và con người đã tạo ra con đường thoát nước và dẫn nước cho vùng từ Bùi Xá đến sông Mã ở Đan Nê (tức là từ xã Yên Phú đến Đan Nê hạ thuộc Yên Thọ).

Phía nam làng Bùi thuộc xã Yên Phú có núi Lời cao 200-300m. Do đó, cánh đồng có độ cao hơn. Phía tây núi Lời có hai nhánh sông của sông Cầu Chày từ Ngọc Lặc qua Thọ Xuân xuống vùng Phúc Tỉnh (xã Yên Đạo) thường gọi là sông Sen, sông Bèo tạo thành ranh giới tự nhiên của hai huyện Yên Định-Thọ Xuân.

Để nối sông Mã ở vùng Đan Nê với sông Cầu Chày thuận tiện dễ dàng nhất là nạo vét khơi rộng dòng chảy từ vùng trũng làng Bùi để nước sông Mã chảy vào và đào một đoạn kênh mới từ phía nam làng Bùi xuống Phúc Tỉnh thông ra sông Cầu Chày.

Ở làng Bùi hiện nay có đền thờ Đào Lang. Theo thần tích được truyền lại ông là tướng của nhà Đinh và nhà Lê có nhiều công lao trong trận mạc. Khi tổ chức đào kênh, Lê Hoàn đã cử ông chỉ huy công việc này (1).

Như vậy tuyến kênh từ hữu ngạn sông Mã trên khu vực Đồng Cổ đào thông với sông Cầu Chày ở khu vực xã Yên Lạc (Yên Định) và Định Tăng (Thiệu Hoá) như sau: Từ Đồng Cổ thẳng đến làng Bùi, từ đó xuống Phúc Tĩnh. Nối sông Mã với sông Cầu Chày thường được gọi là kênh Bùi Đỉnh. Dọc các làng Bùi, làng Trịnh Lộc ngày nay con kênh còn để lại một dọc ruộng sâu rất dễ nhận. Còn đoạn từ làng Bùi đến Hà Xá đi qua vùng đồng trũng nên dấu vết không rõ.

Điều đáng lưu ý là đoạn từ Hà Xá đến Đan Nê thượng, kênh đi theo đường thẳng cho nên làng Ngọc Luật thuộc Hà Xá bị chuyển sang phía tả kênh đào, liền với các làng Lại Xá, Điền thôn, Đô thôn xã Hà Đô. Sau này do nước sông Mã nhiều lần có thế nước mạnh đã phá cửu kênh lại cắt làng Ngọc Luật ra khỏi các làng trên và làm biến dạng kênh đào. Đồng thời cũng tạo nên một con sông tự nhiên nhưng lại theo hướng cơ bản của kênh đào mà dân trong vùng gọi là sông Mạn Định.

Để khai thông đường thuỷ về phía nam từ vùng Đan Nê nối với sông Cầu Chày (cự ly khoảng gần 10km), Lê Đại Hành cho lực lượng nạo vét, nắn thẳng, khơi rộng các lạch nước vốn có và phải đào một đoạn kênh mới khoảng 2km. Từ khu vực Đồng Cổ, con kênh đào đi qua các làng Bùi, Hà Xá (nay thuộc xã Yên Trung, Yên Giang)... nối với sông Cầu Chày ở các làng Bốc, làng Cát, Kẻ Vọc, Bái Trai thuộc các xã Yên Lạc, Định Tăng (2).

Đến thời Tiền Lê vùng Đan Nê không chỉ là nơi có đền thờ trống đồng linh thiêng của cả nước, điểm hội tụ của giao thông thuỷ bộ từ bắc vào Thanh Hoá mà đã trở thành điểm khởi đầu của con đường giao thông thuỷ nội địa chiến lược từ Thanh Hoá vào nam.

Sau khi thông tuyến với sông Cầu Chày, Lê Đại Hành cho quân lính chọn điểm nối sông Cầu Chày với sông Lường (tức sông Chu). Cùng chảy theo hướng tây bắc-đông nam, sông Cầu Chày và sông Lường có đoạn gàn nhau nhất ở Thiệu Ngọc (huyện Thiệu Hoá) và Xuân Vinh (huyện Thọ Xuân khoảng 2 Lưn. Không chỉ có chiều dài ngắn nhất mà khi nối thông sông Cầu Chày với sông Lường thì bờ nam sông tường đó chính là khu Vực Trung (thuộc 2 xã Xuân Khánh, Thọ Nguyên huyện Thọ Xuân). Theo GS. Đào Duy Anh đó là: “một điểm có nhiều dấu ấn liên quan đến huyện trị Cư Phong (3) thời Hán và Cổ Lôi ở thế kỷ X”. Đoạn kênh đó ngày nay được gọi là kênh Ngọc Quang có tác dụng quan trọng trong giao thông và thuỷ lợi hiện tại.


_____________________
(1) Lịch sử thanh Hoá. Tập 2. Nxb KHXH, N.1994. tr. 109. 120.
(2) Lịch sử Thanh Hoá, Tập 2 Nxb KHXH . N. 1994, tr. 109. 120.
(3) Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Khoa học. H.1965. tr 52.
 
Để nối sông Chu với sông Hoàng theo đường sông Hoàng vào sông Yên, Lê Đại Hành đã tận dụng triệt để các dòng sông nhỏ chảy quanh co của vùng đồng bằng châu thổ bằng cách khơi rộng, đào sâu lòng sông và nắn lại những đoạn gấp khúc cần thiết. Con kênh này từ vùng Cầu Kè, Mao Xá qua chợ Đu (nay là Thiệu Vận, Thiệu Toán) đến Kinh Tháp, Cựu Trạch, nối nhánh sông Lương với sông Hoàng đi qua các vùng Đông Minh, Đông Hoà, Hoàng Nghiêu... Len lỏi qua làng xóm ruộng đồng nên rất quanh co gấp khúc, có hình chữ chi. Phần lớn là nạo vét mở rộng thêm chứ không có các đoạn thẳng tắp như các kênh ở trên.

Do vậy, từ Trung Vực thuyền bè đã xuôi dòng thuận tiện qua các vùng Đông Sơn, Nông Cống, Quảng Xương đến ngã ba Vua Bà (thuộc xã Tế Tân huyện Nông Cống ngày nay). Đó là địa điểm sông Hoàng và sông Nhơm cùng đổ vào sông Yên. Sở dĩ nơi gặp nhau của sông Hoàng và sông Nhơm gọi là ngã ba Vua Bà.

Vì hiện nay ở khu vực này có đền thờ Vua Bà với truyền thuyết kể lại: Bà là con gái Lê Ngọc - một quan lại nhà Tùy được cử làm Thái thú quận Cửu Chân. Khi nhà Tuỳ mất, ông nổi lên chống lại nhà Đường tự xưng là hoàng đế, dựng kinh đô Trường Xuân (trên vùng đất Đông Hoà, Đông Sơn ngày nay). Sau khi ông mất nhà Đường sai quân đánh dẹp, các con ông Lê Ngọc đứng lên tập hợp lực lượng chống lại nhưng đều thất bại.

Khi đó bà ở Đô Lương được tin ra tìm anh em thì tất cả đã tử trận liền nhảy xuống sông tự vẫn. Xác bà trôi đến khu vực này thì nổi lên. Nhân dân huyện Nông Cống thương tiếc lập đền thờ, đặt tên là “Tam Giang thần mẫu tôn thần” thường gọi là “đền Vua Bà”, hàng năm nhân dân trong vùng cứ đến ngày 20/3 âm lịch là tổ chức thi bơi thuyền từ làng Mưng xã Trung Chính huyện Nông Cống đến xã Tế Tân huyện Nông Cống để tưởng nhớ bà”. (1)

Từ sông Yên (sông Vũ Long hay Ngọc Giáp), Lê Đại Hành huy động lính đào một tuyến kênh nối với Lạch ựang vào từ Lạch Bạng nối với sông Bà Hoà ở phía cực nam Thanh Hoá.

GS. Đào Duy Anh cho rằng: “Trại Bà Hoà thì đất ở trên sông Bà Hoà. Sông này ở thôn Đông Hoà ở về phía nam huyện Ngọc Sơn. Chúng tôi đoán là kênh Xước là khúc kênh phía bắc thông với sông Ngọc Giáp. Phía nam thông với kênh Sắt trên đường giao thông từ Thanh Hoá vào Nghệ An” (2).

Nguyễn Đình Thực nhận xét rằng: kênh Trầm Mông (còn gọi là kênh Trầm hay kênh Hoà Lạc) từ Liên Hồ Hào qua Trường Xuân đến cầu Hang, nối sông Đáy một nhánh của sông Vạy gần cửa Ghép với sông cầu Hang, nhánh của sông Bà Hoà”. (3) Bà Hoà ở phía nam Tĩnh Gia giáp với Nghệ An. Vùng phía cực nam Tĩnh Gia ngày nay gồm có 3 xã: Hải Thượng, Trường Lâm, Tân Trường. Trước thế kỷ XIX các xã đó đều thuộc xã Đồng Loan thuộc tổng Duyên La (4), Xã Hải Thượng xưa gọi là Yên Hoà. Ở đây có nhà thờ họ Nguyễn. Theo truyền thuyết dân gian: “Ông Nguyễn Thế Quế cùng ba ông họ Lê làm quan thời Tiền Lê. Sau khi về hưu, các ông về đây dựng làng lập ấp, Đây là vùng đất tương đối bằng phẳng không có núi cao và giáp biển.

Khác với Hải Thượng, Trường Lâm là xã có nhiều đồi núi. Xã này có ranh giới giáp với Nghệ An, các dãy núi đá đều có nhiều hang động. Trên đất Trường Lâm ở khu vực Cồn Chè đã phát hiện nhiều di vật thuộc văn hoá Đông Sơn.

Còn xã Tân Trường ở phía tây ở xã Trường Lâm cũng nhiều đồi núi. ở địa phận xã này có một nhánh sông, nguồn từ núi Thục Sơn. Sông chảy theo hướng tây-đông qua Trường Lâm đến Hải Thượng thì theo hướng bắc đổ ra cửa Bạng đến nay nhân dân vẫn gọi sông đó là sông Bà Hoà.

Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Thục Sơn ở xã Đồng Loan cách huyện Ngọc Sơn 17 dặm về phía nam. Có khe nước lạnh, giáp địa giới huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An” (5).


__________________________
(1) Thanh Hoá chư thần - Tư liệu Ban Nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Thanh Hoá. tr. 102. 103.(2) Nguyễn Đình Thực: Hình thể sông ngòi xưa và những thay đổi lớn của những dòng sông chính ở đồng bằng Thanh Hoá. Tạp chí NCLS số 178 - 197g. tr.49.
(3) Viện Hán Nôm: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ trước .Nxb KHXH. N. 1981 . tr.266.
(4) Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí. Tập 2. Nxb KHXH, N. 1970. tr.231.
(5) Ngô Đức Thắng: Tổng hợp gia phả họ Ngô.
 
Sông Bà Hoà là tên gọi khi chảy qua địa phận xã Tân Trường đến Hải Thượng theo hướng Bặc gọi là sông Yên Hoà đổ ra cửa Bạng. Từ khu vực xã Trường Lâm một dòng sông chảy theo hướng nam đi men theo chân núi Xước nối với sông Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Đó là kênh Bà Hoà mà Lê Đại Hành cho khơi đào.

Vùng đất Bà Hoà trên đất Tĩnh Gia vào cuối thế kỷ X có thể là một trong những nơi Lê Đại Hành đã sử dụng để làm trại cho tù binh Chiêm Thành và bắt họ đào kênh thông với Nghệ An. Vì thế nhiều người cho rằng không phải ngẫu nhiên mà tồn tại danh từ “Bà Già” hay “Bà Hoà” ở vùng đất này. Ngày nay, khu vực đó thuộc địa phận ba xã Hải Thượng, Tân Trường, Trường Lâm huyện Tĩnh Gia.

Trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của các sông, Lê Đại Hành đã huy động lực lượng cho đào kênh từ cửa Thị Long nối với sông Cầu Hang để xuôi ra cửa Bạng. Sông này phải đi qua các núi đá Liên Xá, Am Các, Hậu Trạch nên gọi là kênh Than - kênh Trầm.

Trong Gia phả họ Ngô có chép: Ngô Tử Án là con trai Ngô Xương Sắc. ông làm quan triều Tiền Lê Lý, được Lê Đại Hành sai đào vét các kênh sông từ Yên Định đến TĩnhGia... Trên kênh Sắt (nay thuộc Quỳnh Lưu) ngày nay còn dấu vết một chiếc ghế đá tạc trong hang sát với kênh Sắt. Chỗ tựa có ba chữ “Thuỷ Thạch Tiên”, trên vách đá có bài thơ.

Tương truyền ghế đá và bài thư của Ngô Tử Án. (1) Đó là một trong những tín hiệu dù còn phải khảo chứng nhưng đã hé mở về một tuyến kênh đào đã ghi công lao của những người trực tiếp thực hiện.

Từ sông Bà Hoà đổ ra cửa Bạng, quân lính Lê Đại Hành đã đào một đoạn kênh thẳng ở vùng Mai Lâm, dài khoảng 1,5km, để uốn thẳng dòng sông vốn đi theo hình vòng thúng, men theo dòng nước chảy ở khe nước lạnh. Khe nước lạnh ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu là chỗ phân địa giới giữa Nghệ An và Thanh Hoá. Nước khe từ trong hang núi vọt ra lạnh buốt ghê người, nên gọi tên thế (2).

Tóm lại: Sông đào từ Đồng Cổ đến Bà Hoà ở thế kỷ X do Lê Đại Hành tổ chức thực hiện là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của nước ta. Con đường đó đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc và mở mang bờ cõi phía nam và còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Thanh Hoá trong suốt tiến trình đi lên của lịch sử dân tộc.

Mười năm sau khi đào sông từ Đồng Cổ đến Bà Hoà, năm “Quý Mão (1003), Lê Đại Hành đi Hoan Châu (Nghệ An) sai đào kênh Đa Cái” (3). Đó là tuyến nối kênh Sắt ở bắc Nghệ An với sông Lam. Như vậy, từ đó đi từ vùng sông Mã (Thanh Hoá) đến vùng sông Lam (Nghệ An) ngoài tuyến đường bộ và đường biển có một tuyến đường thuỷ nội địa an toàn, thuận tiện.


________________________
(1) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục,Tập 1. Nxb Giáo dục. N. 1998. tr. 151.
(2) Quốc sử quán triều Nguyễn:Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục. Tập I. Nxb Giáo dục. N.1998, tr.151.
(3) Hoa Bằng: Lược khảo về lịch sử đê qua các triều đại, Tập san nghiên cứu VSĐ. số 31 tháng 8 năm 195. tr.251.
 
2.2. Tác dụng của sông đào thời Lê Đại Hành

Trước thế kỷ X và cả sau này đường bộ đi từ Giao Châu đến Ái Châu (Thanh Hoá) hết 10 ngày, từ Ái Châu đi về đông nam đến Diễn Châu hết 5 ngày. Đi ngựa mỗi ngày 70 dặm, đi bộ mỗi ngày 50 dặm (1).

Như thế, tính từ Giao Châu đến Thanh Hoá đường đi dài 500 dặm, Thanh Hoá đến Diễn Châu là 250 dặm. Con đường thuỷ từ bến Hà Nội vào đến Thanh Hoá là 416 dặm (2). Trên đất Thanh Hoá, đường thuỷ từ Tống Giang đến tỉnh Thanh Hoá có 77 dặm (3) còn đến Diễn Châu là 140 dặm (4).

Con đường đó không những ngắn mà rất thuận lợi bởi dùng thuyền bè nặng hay nhẹ thì mỗi ngày cũng đi được 70 dặm (5), hoặc chí ít ra cũng bằng người đi bộ nhưng thuận tiện và nhàn hạ hơn nhiều so với đi đường bộ.

Từ đó, Thanh Hoá đã hình thành một tuyến giao thông đường thuỷ mới mà trước thời Tiền Lê không có. Thuyền bè từ đây có thể đi khắp mọi vùng Thanh Hoá, từ bắc vào nam tránh được đường biển đầy bão tố, đường bộ núi đèo hiểm trở. . . năng suất vận chuyển hiệu quả và nhanh chóng gấp nhiều lần đi bằng đường bộ.

Sau chiến thắng Chiêm Thành năm 982 trở về kinh đô, Lê Đại Hành nhận thức rõ tầm quan trọng của giao thông trong chiến tranh. Nhưng với điều kiện chủ quan lúc bấy giờ việc mở mang phát triển đường bộ không dễ dàng. Lê Đại Hành đã tận dụng dòng sông tự nhiên khơi đào nối liền chúng thành một hệ thống suốt từ Đồng Cổ đến Tĩnh Gia. Như vậy, rõ ràng mục đích đào kênh từ Đồng Cổ đến Bà Hoà của Lê Hoàn là phục vụ cho nhu cầu giao thông quân sự.

Những con kênh đào đó đã góp công không nhỏ giúp cho Lê Đạ Hành, Lê Long Đĩnh ra quân dẹp các cuộc nổi dậy ở Thanh Hoá trong các năm 999, 1001 , 1005. Tháng 7 năm 1009, Lê Long Đĩnh ra quân đánh dẹp châu Hoan Đường (thuộc các huyện Nam Đàn, Anh Sơn, Đô Lương tỉnh Nghệ An), thuyền rời cửa Hoàn (?) ra ngoài biển chợt gió to, sóng lớn mây mưa tối sầm, bèn quay thuyền trở lại. Sau đó sợ đường biển khó khăn nguy hiểm, đi đường bộ về kinh sư”. (6)

Các dòng sông đào trên đất Thanh Hoá có từ thời Lê Đại Hành và các thời Lý, Trần, Hồ. Lê, Nguyễn tiếp tục khơi đào, thực sự “có lợi cho hàng vạn năm sau" (Đặng Huy Trứ). Mặc dù có một số đoạn sông vùng Thọ Xuân, Yên Định, Đông Sơn, Hoằng Hoá sau không phát huy tác dụng bởi có các công trình khác làm sau này.

Nhưng về cơ bản các sông đào đó, đến hiện nay luôn được khơi đào nạo vét để sử dụng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những dòng sông đào đó là đường vận chuyển vũ khí lương thực, thực phẩm của ta cho các chiến dịch Hoà Bình, Thượng Lào, tiêu biểu là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngay trong những ngày tháng oanh liệt nhất, khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những dòng sông đào từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia lại trở thành tuyến vận chuyển nhân tài vật lực của cả miền bắc vì miền Nam ruột thịt.

Chính vì vậy mà các sông đào trên đất Thanh Hoá có từ thời Lê Đại Hành luôn được nạo vét, tu bổ. Những giá trị lớn lao về mặt kinh tế - văn hoá do sông đào mang lại vẫn giữ nguyên giá trị trong mọi thời đại, nó cũng là những bài học kinh nghiệm quý giá trong quá trình chinh phục tự nhiên để xây dựng và phát triển giao thông thuỷ nội địa trong thời kỳ hiện tại.


_______________________

(1) (2) (3) Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo. VSH, Nxb Văn hoá thông tin. N. 1997. tr.240. 251. 259.
(4) Nguyễn Văn Siêu: Đại việt địa dư toàn biên: Nxb Văn hoá. N.1997. tr.43.
(5) Hoa Bằng: Lược khảo về lịch sử đê qua các triều đại. Tập san nghiên cứu VSĐ. số 31 tháng 8 năm 1957. tr.15.
(6) Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I. Nxb KHXH. N.1985. tr.235.
 
3. Một vài nhận xét

3.1. Trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên để tồn tại và phát triển, từ những bài học kinh nghiệm tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng trọt, từ “dẫn thuỷ nhập điền” đơn giản trong các làng xã đã tiến lên chung sức, chung lòng khơi đào, nạo vét những dòng sông tự nhiên tạo ra để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Từ đó hình thành những đường giao thông, mở rộng giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các vùng, các miền trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

3.2. Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên của nhà nước độc lập tự chủ tổ chức đào sông. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó của thời Tiền Lê đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Các thời đại kế tiếp nhau không chỉ luôn khơi đào, nạo vét các dòng sông cũ mà còn tiếp tục đào thêm các sông mới. Từ con sông đào do Lê Đại Hành đầu tiên đào trên đất Thanh Hoá thời Tiền Lê, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. . . Đến thời Lê đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

3.3. Những con sông đào đã nối mọi miền đất nước lại gần nhau hơn, biến những vùng hoang vu, hẻo lánh thành nơi trù phú, thành những pháo đài bất khả xâm phạm trong các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Tổ quốc, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. Có thể nói những con sông đào đã góp phần không nhỏ đưa đất nước và dân tộc Việt Nam trở thành một nước có vị trí quan trọng trong khu vực.

3.4. Trải qua nhiều thế hệ tiến hành đào sông, trình độ khoa học, kỹ thuật cụ thể là trị thuỷ, thuỷ nông của nhân dân ta đã trở thành nền khoa học dân gian mà các nhà khoa học châu Âu sau này phải khâm phục. Kỹ sư Đờtétxăng đã viết:

“Về kỹ thuật tưới nước vào các miền khô khan và tháo nước ở các miền đọng, người Việt Nam là một bậc thầy. Không có sự cực nhọc nào làm cho họ quản ngại. Để gặt được hạt lúa, biểu hiện cho sự phồn thịnh, những công cuộc đào ngòi dẫn nước đã được thi hành. Các kỹ sư thời nay của ta (Pháp) cũng phải kinh ngạc” (1).

3.5. Qua thời gian và những biến động lịch sử, một số sông đào ngày nay không còn. Nhưng những sông còn lại vẫn phát huy tác dụng tốt trên các mặt giao thông, thuỷ lợi, du lịch, an ninh quốc phòng. Một số nơi do nhận thức và quá trình đô thị hoá đã san lấp các sông đào, vô tình tự cắt đứt các huyết mạch của mình. Do đó, việc duy trì, bảo vệ, khơi sâu, mở rộng các sông đào không chỉ giữ gìn tài sản vô giá của cha ông để lại mà còn góp phần làm cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá càng giàu, đẹp hơn.



LÊ HOÀN VÀ QUÁ TRÌNH LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI KỲ QUỐC GIA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

Hà Duy Biển
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Khi những cộng đồng đầu tiên lựa chọn không gian sinh tụ trên dải đất ven bờ Thái Bình Dương, bắt đầu mới chỉ là vùng trung du - châu thổ Bắc Bộ, người Việt (Việt Nam) đã đặt mình trong những mối quan hệ địa-chính trị, địa-kinh tế, địa-văn hoá, địa-lịch sử, địa-quân sự đầy cơ hội và thách thức.

Trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng là núi cao rừng rậm, cuộc sống của cộng đồng Việt sớm mang tính chất “xa rừng nhạt biển” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng). Phía bắc là vùng Hoa Hạ, với những đế chế lớn mạnh, luôn kèn cựa với những âm mưu thôn tính, đồng hoá.

Phía nam có các quốc gia “Ấn Độ hoá” cũng không ngừng “nhòm ngó”. Con đường nào cho sự sinh tồn và phát triển cộng đồng quốc gia-dân tộc Việt Nam? Suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc Việt Nam thực hiện song song hai quá trình: lãnh thổ về phía đông (Biển tiến-tiếp cận biển chứ không phải chinh phục biển? ) và lãnh thổ về phía nam. Trong đó, công cuộc lãnh thổ về phía Nam đã có những đóng góp rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng quốc gia-dân tộc Việt Nam.

Thế kỷ X là thế kỷ bản lề của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nối lại “quốc thống”; mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử, thế kỷ X là thế kỷ của sự sáng lập, hoạch định và những thể nghiệm cho sự phát triển dài lâu của đất nước. Kiên trì và quyết liệt, sôi động và sâu lắng, độ chín tới của nội lực dân tộc tương thích với điều kiện bên ngoài thuận lợi trở thành nền tảng cho sự toả rạng những con người vĩ đại, bằng trí tuệ tài lăng và những nỗ lực vượt bậc, ghi những dấu son hiển hách trong lịch sử dân tộc.


_______________________
(1) Ngọc Dương: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, Thời báo ngày nay - Sài Gòn 1950, tr.47.
 
Bài viết này mong muốn góp một cái nhìn về vai trò của Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông rong quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam hời kỳ quốc gia độc lập tự chủ.

1. Trong đêm dài Bắc thuộc, khi người Việt đắm chìm dưới ách nô dịch của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kiên trì tự cường qua các cuộc đấu tranh chống áp bức, chống đồng hóa, thì ở phương Nam, người Chăm đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ (từ năm 192 khi Khu Liên lập lược Lâm Ấp). Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ. vương quốc Chăm pa có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, cũng từ rất sớm. Chăm pa đã bộc lộ tham vọng mở rộng lãnh thổ, cả về phía nam, tây nam (Vương quốc Phù Nam, Chân Lạp và phía bắc (Giao Châu).

Từ khi lập nước (năm 192 ), Lâm Ấp- Chămpa liên tục tiến hành các hoạt động quân sự “nhòm ngó: Giao Châu - Đại Cồ Việt - Đại Việt. Có thể tóm tắt sự giằng co, chuyển dịch biên giới giữa hai lãnh thổ cộng đồng này như sau


(Tổng hợp từ Phan Khoang: Việt sử Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), Nxb Văn học, N. 2001, trg. 14-30)

Như vậy, từ mũi Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay) là vùng tranh chấp trong quá trình lãnh thổ của hai cộng đồng Chăm và Việt. Chăm Pa thường đem quân bất ngờ tấn công cướp phá, xâm lấn vùng đất của người Việt, nhất là khu vực giáp ranh (khoảng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay).

Năm 803, vua Chăm pa sai viên tướng Senapati Par đen quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân (vùng Thanh-nghệ), phá hoại, cướp bóc rất nhiều rồi về (1). Năm 979, quân Chăm pa được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị lan vỡ vì gặp bão (2). Từ phía nam, mối hoạ ngoại xâm mới đã cận kề.

Biên giới phía nam trở thành mối lo thường trực ngay sau khi đất nước ta giành lại được quyền độc lập tự chủ. Nguy cơ và trách nhiệm đó đè nặng trên đôi vai những nhà lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt. Một đất nước mới phục hưng như Việt Nam thế kỷ X sẽ phải có quyết sách ra sao trước mối hiểm hoạ vong tồn không còn là tiềm tàng, mà nếu không vì sự ngẫu nhiên lạ lùng của lịch sử, đã đặt quốc gia-dân tộc Việt Nam trước thử thách vô cùng khó khăn, hiểm nghèo của hai cuộc chiến tranh thôn tính liên tiếp đến từ hai đầu đất nước.

Cuộc đối mặt giữa hai quốc gia Đại Cồ Việt và Chăm pa là không thể tránh khỏi. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chăm pa. Có lẽ vì mối hận thất bại năm 979, vua Chiêm bắt giữ Từ Mục và Ngô Tử Canh - hai vị sứ thần nước Đại Cồ Việt láng giềng. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”. (3).

Một hành động ngoại giao thiếu thiện chí ở thời điểm nhạy cảm hoàn toàn có thể là nguyên cớ bùng nổ chiến tranh. Song, cuộc tiến quân về phương Nam năm 982 là câu trả lời của nhà nước Đại Cồ Việt trước mưu đồ bành trướng của Chăm pa, mà thất bại năm 979 chưa thể nào dập tắt được dã tâm xâm lược.

Có thể thấy rằng: Cuộc ra quân năm 982 của Lê Hoàn đã khẳng định và hiện thực hóa thái độ của chính quyền trung ương Đại Cồ Việt đối với vấn đề biên giới phía nam: thái độ kiên quyết, cứng rắn, không nhượng bộ trong mối quan hệ với vương quốc Chăm pa láng giềng. Lê Hoàn đã tao ra tiền lệ cho phương châm ứng xử với mối nguy từ phương Nam: sẵn sàng kiên quyết ngăn chặn, tiêu diệt bằng sức mạnh quân sự, khi mà những giải pháp ngoại giao không thể giải quyết mâu thuẫn.

2. Thế kỷ X nổi bật trong lịch sử dân tộc với mật độ dày đặc các hoạt động quân sự.

Với xuất thân võ tướng, và được suy tôn từ trách nhiệm, tài năng, uy tín và khả năng đảm trách nhiệm vụ lịch sử (cũng mang rất nhiều tính cách quân sự), trong 26 năm cầm quyền, hoạt động quân sự là bộ phận quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của Lê Hoàn. Để nghiên cứu sự nghiệp của ông, chúng tôi đã thực hiện một thống kê về các hoạt động quân sự lớn của nhà nước Đại Cồ Việt trong những nam Lê Hoàn nắm quyền lãnh đạo.'


_______________________
(2) Lương Ninh. Lịch sử vương quốc Champa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2004: tr. 42; Phan KhoangViệl sử xứ Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Nxb Văn học. 2001. tr. 29
(2) Ngô Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998. tr. 216 (3) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 222
 
3. Đối với quá trình lãnh thổ về phía nam, Lê Hoàn và nhà nước Đại Cồ Việt đã có những hoạt động đầy ý nghĩa, không chỉ trong lĩnh vực quân sự.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ’ nhất (980-981) và cuộc chinh phạt Chăm pa năm 982 đã khẳng định sức mạnh, củng cố vị trí, và nâng cao tầm vóc của quốc gia Đại Cồ Việt trong khu vực. Hành động bành trướng của chủ nghĩa bá quyền phương bắc bị bẻ gãy. Tham vọng bắc tiến của vương quốc Chăm pa bị chặn đứng. Vua quan nhà Tống ngại việc chinh chiến”. (1)

Hoàng đế Đại Cồ Việt có thể “ngạo mạn” mà nói với sứ thần của vị thiên tử Trung Hoa rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng (chỉ cuộc đụng độ giữa quân Đại Cồ Việt và quân Tống ở vùng biên giới Khâm Châu năm 995 - H.D.B) là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?” (2).

Câu nói đó hàm chứa niềm tin sâu sắc vào sự vững mạnh của quốc gia-dân tộc, cũng là hoài bão lớn lao về một đất nước cường thịnh. Với niềm tin và hoài bão đó, Lê Hoàn đã lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt tiếp tục xúc tiến công cuộc mở rộng không gian sinh tồn của cộng đồng Việt, vốn lâu nay đã bị ách thống trị ngoại Bạng Trung Hoa. tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chăm pa và nạn cát cứ, phân tán trong nước ngáng trở.

Thế kỷ X, quốc gia độc lập tự chủ và thống nhất được khôi phục. nhà nước trung ương tập quyền được xây dựng vững vàng. Tất cả đang mở ra cơ hội phát triển mới. Cơ hội đó đòi hỏi một tầm nhận thức và hành xử chiến lược, để có thể bắt đầu và kế tục trong một quá trình lâu dài và bền vững.

Đến cuối thế kỷ X, biên giới phía nam của Đại Cồ Việt mới dừng lại ở dải Hoành Sơn - Đèo Ngang (phía bắc tỉnh Quảng Bình hiện nay). Năm 982, khi Lê Hoàn cầm quân đi đánh Chăm pa, “qua núi Đồng Cổ (ở xã Đan Nê huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch) đến sông Bà Hòa (sông chảy qua xã Bà Hoà, sau đổi là xã Đồng Hoà, nay thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá – (chú thích của người dịch), đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai người đào kênh.

Đến đây (năm 983 - H.D.B) làm xong, thuyền bè đi lại đều được thuận tiện”. (3) Đến mùa thu năm 992, Lê Hoàn lại sai Phụ quốc Ngô Tử An - người từng đi sứ Chăm pa năm 982-đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý (4).

Có thể nhìn nhận rằng: trước những khó khăn về giao thông bộc lộ trong cuộc tiến quân vào phía nam năm 98 Lê Hoàn đã sáng suốt, kịp thời tổ chức đào kênh, sau đó tiếp tục nạo vét các kênh đào - mở con đường thuỷ từ Ái Châu (Thanh Hoá) vào phía nam với ý định tạo một trục đường thuỷ xuyên bắc-nam bằng cách nối kết các dòng sông bằng những con kênh đào (5), đồng thời xây dựng con đường bộ từ biên giới Đại Cồ Việt Chăm pa, tức là cửa biển Nam Giới (6), vượt qua Đèo Ngang vào sâu trong châu Địa Lý: lúc đó vẫn thuộc lãnh thổ Chăm pa.


_________________________
(1) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 228
(2) Đại việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sdd. tr. 229
(3) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 222
(4) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 227
(5) Xem thêm Nguyễn Đình Thực, Công trình đào kênh thời Lê Hoàn. in trong kỷ yếu Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng quân Tống xâm lược (981-1981). Sở Văn hoá thông tin Thanh Hoá xuất bản năm 1985, tr. 148
(6) Gs.Trần Quốc vượng trong bài Miền trung Việt Nam và Văn hoá Chămpamột cái nhìn địa văn hóa) cho biết: thế kỷ X và đầu thế kỷ XI. ranh giới phía nam của Đại Cồ Việt - Đại Việt là Đèo Ngang - Hoành Sơn hay Nam Giới (vùng Cửa Sót Hà Tĩnh ngày nay, bên bắc Đèo Ngang một chút). “Xem Việt Nam cái nhìn địa - văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1998. tr.310).
 
Những con đường này được mở ra sẽ kéo theo các luồng di dân, các hoạt động giao lưu, tiếp biến về cư dân, kinh tế và văn hoá. Những hoạt động quân sự, khi lớn khi nhỏ, dọc theo các tuyến đường này càng thúc đẩy hơn nữa quá trình lãnh thổ của người Việt về phía nam.

Những việc làm trên của Lê Hoàn và quốc gia Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của ông, dù được nhìn nhận ở góc độ nào, quân sự, kinh thay văn hoá, cũng là những hoạt động chuẩn bị mang tính chiến lược trong nhận thức và hành xử đã phát huy tác dụng to lớn, làm thay đổi hẳn tiến trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam. Một bước tiến dài trong quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt đã được thực hiện!

Trong tiến trình lịch sử, có thể thấy kết quả những động thái của Lê Hoàn trong vòng chưa đầy một thế kỷ sau đó. Từ sau cuộc tiến quân vào phía nam của Lý Thánh Tông năm 1069, phần đất thuộc 3 châu Địa Lý (khoảng huyện Lệ Ninh tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (khoảng huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) và Bố Chính (khoảng các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá tỉnh Quảng Trị) của Chăm pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. (1) Trung tâm vương quốc Chămpa chuyển dần về phía nam. Biên giới Đại Việt tiến tới khu vực tỉnh Quảng Trị hiện nay.

*

* *

Từ một võ quan cao cấp của triều Đinh, được suy tôn vị trí lãnh đạo đất nước, Lê Hoàn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc và thời đại. 26 năm trị vì của Lê Hoàn là một giai đoạn oanh liệt trong lịch sử Việt Nam, với những chiến công “phá Tống bình Chiêm” rực rỡ.

Có ý kiến cho rằng, chính Lê Hoàn là người khai phát tư tưởng “tiên phát chế nhân” khi tiến quân vào Chăm pa năm 982, và mấy chục năm sau, khi Lý Thường Kiệt đem binh tiến vào đất Tống (1075) chỉ là vận dụng sáng tạo một tiền lệ mà Lê Hoàn đã tạo ra ở phía nam để ứng phó trên mặt bắc (2) Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần có những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn nữa.

Song đối với quá trình lãnh thổ về phía nam của cộng đồng dân tộc Việt Nam thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ. Lê Hoàn đã thực sự có những đóng góp quan trọng. Với những hoạt động quân sự lớn vượt ra ngoài biên giới Lê Hoàn đã xác lập, khẳng định bằng hành động cụ thể chủ trương, chính sách kiên quyết, cứng rắn, không khoan nhượng của vương triều ông, đất nước ông trước mối nguy ngoại xâm từ phía nam trong quan hệ với quốc gia láng giềng phía nam (vương quốc Chăm pa).

Lê Hoàn cũng đã thực hiện một chính sách kiên quyết giữ gìn khối đoàn kết, thống nhất dân tộc, gìn giữ vùng lãnh thổ phía nam đất nước hoà hợp, gắn bó trong khối đại đoàn kết quốc gia - dân tộc thống nhất, làm cơ sở cho những hoạt động “lãnh thổ” ở phía nam.

Và đặc biệt, nếu coi rằng cuộc tiến quân vào Chăm pa năm 1069, tiếp sau đó vào năm 1075, và hệ quả của nó là biên giới Đại Việt mở rộng về phía nam, vượt qua Hoành Sơn - đèo Ngang là bước mở đầu cho quá trình lãnh thổ về phía nam của người Việt (theo các quan điểm của Phan Khoang và Trần Quốc Vượng (3), thì cần phải coi các hoạt động của Lê Hoàn ở phần lãnh thổ phía nam và vùng biên giới Đại Cồ Việt - Chăm pa trong các năm 982- 1003 là những bước chuẩn bị mang tính chiến lược cho quá trình đó. Thậm chí, suy xét một cách kỹ lưỡng những việc làm của Lê Hoàn trong thời gian nắm quyền lãnh đạo quốc gia Đại Cồ Việt (980- 1005 ), có thể mạnh dạn nhận định rằng chính Lê Hoàn là người khai mở quá trình lãnh thổ về phía nam của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quốc gia tự chủ với nhiều bước đi thật ý nghĩa.


_________________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1. Sđd. tr. 275
(2) Văn Lang. Thế kỷ X - một đặc điểm quân sự và quân sự học in trong Thế kỷ X những vấn đề lịch sử. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1984. tr. 119.
(3) Xem Phan Khoang: Việt sử xứ Đàng Trong 1558- 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam). Sđd. tr.47: và Trần Quốc Vượng. Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng trị cổ in trong Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Sđd. tr.361
 
Lê Hoàn - nhà lãnh đạo đất nước thế kỷ X - XI được ghi công trong lịch sử dân tộc như một nhà hoạch định chính sách, người tổ chức và chuẩn bị chiến lược trong quá trình lãnh thổ về phía nam của cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ.

Đặt trong bối cảnh định đô Thăng Long, những đóng góp của Lê Hoàn từ khía cạnh quân sự cũng có ý nghĩa đáng ghi nhận. Chỉ 5 năm sau thời gian trị vì của Lê Hoàn, vào năm 1010, Lý Công Uẩn đã dời kinh đô từ Hoa Lư- một căn cứ quân sự vững chắc, ra vùng Đại La-một vùng đất trống bằng phẳng. Tầm nhìn chiến lược của vị vua đầu triều Lý cho sự phát triển dài lâu của vương triều và đất nước là không thể phủ nhận.

Song cũng cần phải khẳng định những công lao “phá Tống bình Chiêm”, chặn đứng âm mưu bành trướng của các thế lực ngoại bang phương bắc và phương Nam, giữ gìn và củng cố khối đoàn kết dân tộc thống nhất, xây dựng chính quyền trung ương vững mạnh của Lê Hoàn như là những điều kiện đặc biệt quan trọng làm cơ sở cho quyết định của vị vua Thái Tổ triều Lý.

Và điều đó càng có ý nghĩa hơn nữa, khi mà các vị vua triều Lý đã tiếp tục thực hiện những chủ trương, chính sách, những việc làm của Lê Hoàn trong xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên một vương triều sáng giá bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


LÊ HOÀN VÀ BUỔI ĐẦU CỦA NỀN NGOẠI GIAO
ĐỘC LẬP ĐẠI CỒ VIỆT

PGS. TS. Phạm Xuân Hằng
Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội

Lịch sử Việt Nam thế kỷ X mở đầu với cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ giành nền tự chủ năm 905 . Trong vòng hơn một trăm năm, đến năm 1009, khoảng thời gian không dài, nhưng có đến hai họ (họ Khúc, họ Dương), ba nhà (nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê) nối tiếp nhau. Cũng khó có thể khác được, vì đây là thế kỷ mang tính chất quá độ.

Tuy nhiên, bên cạnh tính chất quá độ, thế kỷ X, quan trọng hơn, rõ rệt hơn, là tính chất bản lề. Đó là thế kỷ tạo lập nền móng của ngôi nhà độc lập Đại Cồ Việt - Đại Việt và của kỷ nguyên phục hưng và phát triển rực rỡ của quốc gia - dân tộc Việt Nam. Từ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đến Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, mỗi người một cống hiến lịch sử, một vai trò nền móng.

Với Lê Hoàn, vai trò của người anh hùng dân tộc vĩ đại này, ngoài sự nghiệp giữ nước, ở một khía cạnh khác, là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt - Đại Việt

1. Năm 979, Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn. Triều đình Hoa Lư nhất thời bất ổn. Tống triệt để lợi dụng cơ hội này, quyết tâm mở cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt. Vận nước nguy nan. Không câu nệ, quần thần và Dương Thái hậu cùng nhất trí tôn quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, thay Vệ vương Đinh Toàn còn quá nhỏ, để toàn quyền tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
 
Tống muốn không mất hòn tên mũi đạn nào mà vẫn đạt được mục đích, giở bài gây sức ép ngoại giao. Tháng 8 năm Canh Thìn (980), vua Tống sai sứ đến triều đình Hoa Lư mang theo một bức thư dài, như một tối hậu thư, rất ngang ngược, rất hống hách, ép Đại Cồ Việt phải đầu hàng: “. . . Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ quân lính, truyền hiệu lệnh chiêng trống. Nếu chịu theo giáo hoá, ta sẽ tha tội cho, nếu trái lệnh, ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống, lành hay dữ, tự ngươi xét lấy” (1).

Vua Tống đã lầm khi tưởng rằng với mấy lời đe doạ đó có thể khuất phục được quân dân Đại Cồ Việt. Lê Hoàn một mặt động viên toàn quân, toàn dân chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến, mặt khác, đã rất khôn khéo, lấy ngoại giao đáp lại ngoại giao, sai sứ sang Tống, giả thư của Vệ vương Đinh Toàn, xin được chính thức lĩnh mệnh, đủ được dự hàng phiên bang, để yên ủi tấm lòng tận trung của kẻ tôi mọn, nêu cao thịnh điển ban khen của thánh triều” (2), thực chất là để kéo dài thời gian, không hẳn đã khiến nhà Tống tin, nhưng ít nhất cũng khiến đối phương nhiều ít mất tập trung.

Vua Tống lập tức sai sứ đưa thư sang, hứa cho Đinh Toàn làm Thống soái, cho Lê Hoàn làm Phó Thống soái. Lê Hoàn đương nhiên từ chối. Tống phát đại binh sang xâm lược. Lê Hoàn tổ chức và lãnh đạo quân dân loại Cồ Việt đánh tan tác quân Tống, chém Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 đã đưa Lê Hoàn vào hàng những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Đồng thời, từ trong cuộc kháng chiến này, Lê Hoàn cũng đã bộc lộ những phẩm chất của người tạo lập nền móng nền ngoại giao độc lập Đại Cồ Việt - Đại Việt trong kỷ nguyên mới.

2. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Tống khi Trung Quốc đã được thống nhất, nền độc lập dân tộc của người Việt được khẳng định và bảo vệ vững chắc. Thế và lực của Đại Cồ Việt lúc này khiến phong kiến Trung Hoa phải kiêng nể. Đây chỉnh là thời cơ thuận lợi cho chúng ta xúc tiến các hoạt động ngoại giao, một mặt nâng cao vị thế của Đại Cồ Việt, mặt khác xây dựng quan hệ hoà hảo, duy trì hoà bình với Trung Quốc.

Ta biết rằng, mặc dù chính thức giành được nền tự chủ từ Khúc Thừa Dụ năm 905, xưng vương từ Ngô Quyền năm 939, nhưng mãi đến năm 954 mới thấy sử chép về một sứ bộ nhà Ngô sang Nam Hán, rồi bẵng đi, đến nhà Đinh, hơn mười năm trị vì, sử chép cũng chỉ có bốn lần sứ ta sang Tống, hai lần sứ Tống sang ta. Nhưng những hoạt động ngoại giao Việt - Tống đã diễn ra dồn dập dưới thời Tiền Lê, với mười ba lần sứ ta sang Tống và mười lần sứ Tống sang ta, riêng dưới thời Lê Hoàn, mười một lần sứ ta sang Tống và tám lần sứ Tống sang ta.

Chủ động đẩy mạnh quan hệ ngoại giao trong điều kiện thế và lực của Đại Cồ Việt được nâng cao, nhưng Lê Hoàn cũng ý thức sâu sắc được những khó khăn của một nước nhỏ tồn tại bên cạnh một nước lớn lại luôn có tham vọng bành trướng. Trên cơ sở hiểu mình, hiểu người, Lê Hoàn đã rất mền dẻo trong quan hệ với nhà Tống sau chiến tranh.

Trên con đường tiến đến mối quan hệ hoà hảo với nhà Tống, Lê Hoàn đã chấp nhận một số nhượng bộ. Mùa xuân năm Quý Mùi (983) ông sai sứ sang Tống thông hiếu, năm 985 sai sứ sang xin lĩnh chức “Tiết trấn”. “Tiết trấn” là Tiết độ sứ ở phiên trấn, quá khiêm nhường, nhưng đó là động thái khôn ngoan, để thoả kiêu căng cho kẻ luôn tự coi mình là bề trên và cũng là để “thiên triều’ bớt xấu mặt sau thất bại năm 981 , chứ thực thì ông vẫn xưng hoàng đế, tự sánh mình ngang hàng với vua Tống.


______________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 1998. tr. 217-219
(2) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr.219.
__________________
 
Năm 986, khi sứ Tống đến triều đình Hoa Lư mang theo chế sách sang phong, Lê Hoàn đã tỏ ra cung kính khi nhận, tiếp sứ rất hậu. Năm 990, Lê Hoàn đưa cả một đoàn gồm chín thuyền với 300 người vượt biển đến Liêm Châu (Quảng Đông) long trọng đón sứ Tống về kinh đô Hoa Lư. Như thế là mềm dẻo, nhún nhường, nhân nhượng. Một biểu hiện khác nữa của thái độ này là chấp nhận “triều cống” dưới hình thức “biếu sản vật,, có khi dắt theo cả voi sang biếu vua Tống.

Mềm dẻo và nhượng bộ nhưng Lê Hoàn trước sau vẫn kiên trì những nguyên tắc bất di bất dịch, là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và danh dự quốc gia.

Sau thất bại năm 981, nhà Tống chưa dám có bất kỳ hành động nào xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Đại Cồ Việt. Nhưng thái độ trịch thượng, nước lớn thì vẫn còn. Lê Hoàn đã thông qua con đường ngoại giao mà khiến người Tống phải bớt kiêu căng.

Cuối năm 986 vua Tống cử một sứ bộ do Tả bổ khuyết Lý Nhược Khuyết và Quốc tử giám bác sĩ Lý Giác cầm đầu sang phong Lê Hoàn làm An Nam đô hộ Tĩnh hải quân Tiết độ sứ. Lê Hoàn kính cẩn nhận. Để tỏ rõ sự giàu có và sức mạnh của Đại Cồ Việt, Lê Hoàn thết đãi sứ giả rất hậu, hàng ngày cho bày những thứ quý lạ chật cả sân, lại hỏi ướm: “Nước tôi bé nhỏ, sông núi xa xôi, nghìn dặm cách trở, ở lánh góc đất, sứ thần đi lại, lặn lội núi sông, há chẳng khó nhọc lắm ư” (1). Ý của Lê Hoàn là, lần sau nếu có việc, không cần phải phiền sứ thần đến tận kinh thành Hoa Lư, phiền sứ mà cũng phiền tôi.

Năm 987 nhà Tống lại sai Lý Giác sang, sử không chép rõ là để làm gì. Lê Hoàn đã bố trí một cuộc đón tiếp độc đáo. Để tỏ rõ văn hiến của Đại Cồ Việt trước Quốc tử giám bác sĩ Lý Giác, Lê Hoàn bố trí nhà sư Pháp Thuận, một trí thức Phật giáo uyên bác, giả làm người chủ đò, qua sông Thương đón khách. Trên chuyến đường thuỷ lai kinh, chợt thấy đôi ngỗng bơi lội trên sông, Lý Giác cảm xúc ngâm rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
(Ngỗng ngỗng hai con ngỗng,
Ngửa mặt nhìn chân trời.)

Pháp Thuận lập tức làm nối:

Bạch mao phô lục thuỷ,
Hồng trạo bãi thanh ba.
(Nước xanh phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh bơi)

Thế là, một sứ, một chèo đò, hợp lại thành bài thư hoàn chỉnh (và không kém phần hoàn bích, dù cả hai chỉ là sửa lại cho hợp cảnh tác phẩm của Lạc Tân Vương đời Đường). Lý Giác quá ngạc nhiên, về đến sứ quán đã làm một bài thơ thất ngôn gửi tặng, trong đó có câu Thiên ngoại hữ thiên ưng viễn chiếu, nghĩa là: ngoài trời lại có trời soi nữa.

Lê Hoàn - Đại Cồ Việt đã mở mắt cho Lý Giác. Trong thế giới này không phải chỉ có một Trung Hoa. Mà dẫu Trung Hoa có là mặt trời thì đó cũng không phải là mặt trời duy nhất. Người Việt, Đại Cồ Việt phương Nam trong con mắt của Lý Giác cũng là một mặt trời. Đại sư Ngô Chân Lưu (Ngô Khuông Việt) xem thư xong nói với Lê Hoàn: “Thư này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống”.


_________________________
(1) Đại việt sử ký toàn thư. Tập 1, Sđd, tr.223 .
 
Năm 990, nhà Tống sai Tả chính ngôn Tống Cảo và Hữu Chính ngôn Vương Thế Tắc sang triều đình Hoa Lư mang chế sách sang phong thêm cho vua hai chữ “Đặc tiến”. Hai nhà ngoại giao này ngạo mạn và hống hách. Lê Hoàn đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch nhằm uy hiếp tinh thần. Lê Hoàn sai Nha nội chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyền cùng 300 quân đến Liêm Châu (Quảng Đông) đón, lênh đênh trên biển, trên sông non hai tháng trời mới đến kinh đô Đại Cồ Việt.

Lê Hoàn thân ra ngoài thành đón tiếp, cho bày “thuỷ quân và chiến cụ”, dưới sông trên bờ, trên đường vào kinh, thuyền chiến san sát, quân sĩ tỳ hổ gươm giáo sáng loáng, cờ xí rợp trời. Lê Hoàn và Tống Cảo cưỡi ngựa cùng đi. Tiếp chế thư, Lê Hoàn bưng đặt lên điện, không lạy, nói thác là mới bị ngã ngựa đau chân. Sứ Tống buộc phải tin. Lê Hoàn nhân đó nói với Tống Cảo: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa” (1).

Tống Cảo về tâu vua Tống phải đồng ý. Không lạy chiếu thư mà nói dối là đau chân, Tống Cảo biết mà phải làm ngơ. Đề nghị nghi thức đón nhận quốc thư của “thiên triều” làm ở biên giới chứ không ở kinh đô, vua Tống không muốn mà..phải đồng ý. Tống đã hạ mình. Một thắng lợi ngoại giao vô cùng có ý nghĩa của Đại Cồ Việt.

3. Chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên quyết của Lê Hoàn và triều đình Hoa Lư đã buộc nhà Tống phải từng bước nhìn nhận Đại Cồ Việt với thái độ ngày càng tôn trọng. Tất nhiên, đó là kết quả của gần một thế kỷ nỗ lực phấn đấu của toàn dân tộc trong khôi phục và bảo vệ nền độc lập dân tộc của những thắng lợi quân sự mà trực tiếp là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 . Những thắng lợi ngoại giao quan trọng mà Lê Hoàn và Đại Cồ Việt đạt được là:

Thứ nhất, việc trao đổi sứ đoàn theo kiểu có đi có lại cho thấy tính chất bình đẳng trong quan hệ ngoại giao Việt - Tống dưới thời Tiền Lê. Đầu năm 983 Lê Hoàn sai sứ “sang thông hiếu’, năm 985 nhà Tống sai sứ “sang thăm”. Từ đó, thường đoàn đi đoàn đến hơn kém không đáng kể.

Thứ hai, việc phong tước cho Lê Hoàn được nâng dần từng bước cho thấy nhà Tống ngày càng phải thừa nhận sức mạnh, thế và lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt. Sau một số trao đổi ngoại giao, năm 986 nhà Tống sai Lý Nhược Thuyết và Lý Giác sang phong cho Lê Hoàn làm An Nam đô hộ Tĩnh hải quân liệt độ sứ Kinh triệu quận hầu. Mới chỉ là chức Tiết độ sứ nhưng đó là theo yêu cầu khiêm tốn của Lê Hoàn. Đến năm 988 sai Ngụy Tường và Lý Độ sang gia phong cho Lê Hoàn làm Kiểm hiệu thái uý. Năm 990 sai Tống Cảo và Vương Thế Tắc sang gia phong cho Lê Hoàn thêm hai chữ “Đặc tiến”. Năm 993 sai Vương Thế Tắc và Lý Cơ Giản sang phong cho Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương, năm 997 phong làm Nam Bình vương.

*

* *

Trải các đời họ Khúc, họ Dương, nhà Ngô, nhà Đinh, sau những thắng lợi quân sự vĩ đại, từ hai lần kháng chiến chống Nam Hán năm 931 và 938 đến kháng chiến chống Tống năm 981 , tới nhà Tiền Lê, nền độc lập dân tộc của người Việt ngày càng vững chắc, quốc gia độc lập của người Việt ngày càng lớn mạnh.

Lê Hoàn là người đã góp phần quan trọng vào công cuộc này, đồng thời cũng là người buộc phong kiến Trung Hoa phải nhìn nhận nền độc lập đó, quốc gia độc lập đó như một thực thể bình đẳng, dù vẫn danh nghĩa nước lớn với nước bé, “thiên triều’ với “chư hầu’, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Thắng lợi quân sự của quân dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã được chính ông nhân lên bằng thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, góp phần củng cố và tăng cường uy thế của Đại Cồ Việt. Cũng chính Lê Hoàn đã mở đầu một thế ứng xử trong đường lối đối ngoại với phong kiến phương bắc, có mềm dẻo, nhún nhường nhưng cương quyết về nguyên tắc.


_____________________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr.226.
 
LÊ HOÀN VÀ MỘT GIAI ĐOẠN MỚI
TRONG CUỘC BANG GIAO VỚI NHÀ TỐNG

PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh
Viện văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam


Năm 938, tiếp nối họ Khúc, họ Dương, Ngô Quyền chính thức giành được quyền tự chủ. Mười sáu năm sau, 954, Ngô Nam Tấn vương Xương Văn mới sai sứ đặt quan hệ bang giao với nhà Nam Hán, được Lưu Thạnh, vua Nam Hán phong cho tước Tĩnh hải quân tiết độ sứ kiêm đô hộ. Dưới thời nhà Đinh, các đoàn sứ giả được cử sang bắc quốc nhiều hơn. Năm 970 (An Nam chí lược ghi là 971), bắt đầu sai sứ sang giao hảo với nhà Tống, bởi nhà Nam Hán đã bị diệt.

Hai năm sau, 972, Đinh Liễn đích thân sang thăm nhà Tống. Năm sau về, Đinh Liễn được phong Kiểm hiệu thái sư Tĩnh hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ, Đinh Tiên Hoàng được phong Giao Chỉ quận vương. Lời chế đại lược nói: “Họ Đinh đời đời là vọng tộc, gìn giữ được phương xa, chí hâm mộ phong hoá Trung Hoa, thường nghĩ đến việc nội phụ. Nay chín châu hợp nhất, miền Ngũ Lĩnh sạch quang, bèn trèo non vượt biển đến dâng đồ cống. Khen ngươi làm con biết giữ lễ phiên thần, vậy ban cho cha ngươi theo lối cắt đất phong tước, xếp phẩm trật cho vào hạng được cầm quân, được hưởng mức “tỉnh phú”. Như thế là để khen thưởng đức tốt của người già, há chỉ bó hẹp trong điển chương thường lệ đâu?”.

Theo các nhà chú giải “tỉnh phú” là chế độ quy định các địa phương phải đóng góp 1/5 binh mã cho chính quyền trung ương. Có lẽ do lệ đó mà dưới thời nhà Đinh cống sứ qua lại khá “rộn ràng”. Năm 975 mùa xuân sai Trịnh Tú đem vàng lụa, sừng tê, ngà voi sang cống; mùa thu năm ấy Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự dẫn đầu bọn Vương Ngạn Phù đem chế sách sang phong Việt vương Liễn chức Khái phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương, đại diện cho nhà Đinh trong việc giao thiệp với thiên triều. Năm 976 vua Đinh sai Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ; năm 977 lại sai sứ sang mừng Tống Thái Tông lên ngôi.

Việc bang giao với nhà Tống đang có chiều thuận lợi thì năm 979 nội bộ nhà Đinh xảy ra chuyện tranh giành ngôi kế vị, mùa xuân Đinh Liễn giết em nhỏ là Hạng Lang, vì Lang được phong làm Thái tử, đến mùa đông thì cả hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đều bị Đỗ Thích giết hại. Đinh Toàn mới sáu tuổi nối ngôi, Thập đạo lường quân Lê Hoàn nhiếp chính; lòng người hoang mang nghi ngờ, một số nhóm dấy binh đánh Lê Hoàn.

Nhà Tống nhân cơ hội muốn thôn tính nước ta, định đem quân “đánh úp” tạo thế bất ngờ “sét đánh không kịp bưng tai”. Trong tình thế bối rối Lê Hoàn được một số đình thần suy tôn lên ngôi vua thay thế nhà Đinh. Dương Thái hậu cũng thuận tình, đem trao cho áo long bào. Nhà Tống chưa nắm rõ tình hình, tập trung quân, sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Hác Thủ Tuấn, Trần Khâm Tộ, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Giả Thực. Vương Soạn điều binh chia đường sang đánh.

Bức thư tuyên chiến do Lư Đa Tốn đem sang do Vương Vũ Xứng, một nhà văn nổi tiếng của nhà Tống viết, thể hiện tư tưởng nước lớn kỳ thị dân tộc và lời lẽ rất ngạo mạn. Đại ý bức thư nói: Trung Hoa và tứ di như thân thể và tứ chi. Tứ chi vận động là do tim chỉ huy. Nếu một bộ phận nào hoạt động không thông suốt, thì phải thuốc thang thậm chí châm chích để chữa cho khỏi, biệt là đau đớn nhưng phải làm để giúp các rợ được hưởng nền giáo hoá. Nhà Tống đã làm thế với các miền đất Kinh, Thục, Tương, Đàm, Quảng, Việt, Ngô, Sở. Giao Chỉ “ở xa cuối trời”, với Trung Quốc chỉ như ngón chân ngón tay đối với thân thể người ta, nhưng “tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của ngươi để thánh giáo của ta được trùm toả, ngươi có theo chăng?... Nay thánh hiền lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình kể cũng đã thịnh. Lễ phân phong đã sắp đặt sẵn, còn đợi ngươi đến chúc sức khoẻ của ta. Ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà, khiến ta buồn phiền, phải giao ấn phù cờ tiết, làm cỏ nước ngươi, hối sao cho kịp...”.
 
Lê Hoàn cần có thời gian để củng cố nội bộ, chuẩn bị lực lượng và có thể gây thế bất ngờ với quân địch, đã lấy danh nghĩa Đinh Toàn gửi thư xin được nối ngôi cha, cốt để hoãn binh. Lời thư rất nhún nhường, vừa nêu “lòng thành thờ bề trên”, vừa trình bày tình thế “bất đắc dĩ phải tự tiện” nối ngôi khi chưa được phép thiên triều. Đại Việt sử ký toàn thư và An Nam chí lược chép tờ biểu đại để giống nhau:

“…Trước kia cha thần là Bộ Lĩnh, anh là Liễn, đều được ơn vua, phong cho chức tước. Kính cẩn giữ gìn bờ cõi, không hề trễ nải. Nhưng chưa lập được công lao, bỗng đã xảy ra biến cố. Lúc y cửa nhà sắp sụp đổ, thần đang cư tang, mà quân dân tướng lại, kỳ lão họ hàng đã kéo đến chỗ nằm rơm gối đất, cùng xin thân tạm coi việc quân lữ. Thần từ chối ba bốn lần: nhưng họ nài ép khẩn thiết. Thần muốn đợi tâu bày. nhưng lại lo nếu để chậm trễ, bọn mọi rợ nơi khe động hung tợn tráo trở, trái ý họ sẽ sinh biến. Cho nên thần đã kính quyền giữ chức Tiết chế hành quân tư mã, trông coi việc quân trong châu.

Cúi mong được chính thức lĩnh mệnh, đủ được dự hàng phiên bang, để yên ủi tấm lòng tận trung của kẻ tôi mọn, nêu cao thịnh điển ban khen của thánh triều...”.

Nhà Tống đang muốn nhân cớ vua tự tiện xưng đế đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta nên sai sứ sang đưa ra hai giải pháp, yêu cầu chọn một, đó là hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm phó, hoặc đưa mẹ con Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao tiết việt cho Lê Hoàn. Cả hai cách đều nhằm ép Lê Hoàn vào thế phải chịu sự điều khiển của nhà Tống.

Lê Hoàn không chịu, vì thế tháng ba năm 981 quân Tống đánh sang. Như sử sách đã ghi chép, lần này quân Tống đại bại, tướng tá kẻ bị chết, kẻ bị bắt, kẻ về được cũng bị xử tội, thậm chí như Tôn Toàn Hưng bị bêu đầu ở chợ. Tính ra mười tướng chỉ huy trong chiến dịch này thì 2 tướng bị bắt, 1 tướng chết trận, 4 tướng bị xử tội chết, 2 tướng còn lại cũng bị tội, quân lính thương vong rất nhiều.

Mặc dù chiến thắng rất lẫy lừng nhưng hai năm sau, 983, Lê Hoàn lại sai sứ sang nhà Tống thông hiếu, cống các sản vật quý như vàng bạc, tê ngưu và voi. Năm 985 lại sai sứ sang cống rùa vàng, hạc, lư hương, ngà voi và một vạn cây lụa trắng để mừng tiết Càn minh đồng thời xin được lĩnh chức Tiết độ sứ ở phiên trấn.

Tháng mười âm lịch năm 986 theo Đại Việt sử ky toàn thư nhà Tống sai Tả bổ khuyết Lý Nhược Khuyết và Quốc tử giám bác sĩ Lý Giác mang chế sách sang phong cho Lê Hoàn làm An Nam đô hộ Tĩnh hải quân Tiết độ sứ kinh triệu quận hầu. Về chức tước cụ thể, An Na chí lược ghi kỹ hơn và có khác chút ít: kim tử Quang lộc Đại phu, Kiểm hiệu thái uý, Sử Trì tiết, Đô đốc chư quân sự, An Nam đô hộ, sung Tĩnh hải quân Tiết độ, Giao Châu quản nội Quan sát xử trí đẳng xứ, Thượng trụ quốc, Kinh triệu quận, Khai quốc hầu, thực ấp ba ngàn hộ, vẫn mang hiệu là Thôi Thành công thần.

Lời chế viết :“Đấng vương giả dựng ngôi cao, vỗ yên chư hầu. Dựng phủ đệ tại kinh sư, cho lễ hội đồng được long trọng; chia đất phong ở các nơi, để quyền tiết chế được nêu cao. Huống nay từ cõi đất diều rơi đến dâng đồ cống lông chim trả. Lúc đang đổi tướng, dịp đáng phong hầu, không quên lòng cung thỉnh mệnh, bèn ban ân điển thưởng công. Nay Quyền Tri tam ty Lê mỗ, tư cách gồm nghĩa dũng, bẩm tính vốn trung thuần, được lòng người trong nước, kính giữ tiết phiên thần. Vừa rồi Đinh Toàn đương tuổi trẻ thơ, không biết cách vỗ yên dân chúng, ngươi là tâm phúc chỗ thân, giữ quyền coi quân lữ, hiệu lệnh ban phát, uy ái đều gồm. Họ Đinh bỏ quyền ba đời tiết sứ, chiều theo ý muốn mọi người. Người xa tỏ lòng thành, xin ban tiết việt Hãy như Sĩ Nhiếp sáng suất, đổi tục Việt đều hay; Uý Đà cung kính thuận lòng, vâng chiếu Hán chẳng trái. Nên xứng chức đứng đầu cõi xa, cùng dự hàng chư hầu tôn quý. Vỗ yên man di bộ lạc, tuyên dương đức tốt vương triều.”
 
Như vậy trên mặt trận ngoại giao, Lê Hoàn cũng đã thắng lợi, nhà vua đã đạt được mọi yêu cầu của mình, nhà Tống không còn có thể mượn danh nghĩa “bảo vệ” phiên thần là nhà Đinh, bảo vệ kỷ cương trung nghĩa “chữa ngón tay đau’ như lời Vương Vũ Xứng, để thực hiện dã tâm xâm chiếm nước ta nữa. Đương nhiên để có được kết quả này điều cốt yếu là do trận đại thắng bốn đạo quân xâm lược của nhà Tống năm 981.

Lê Hoàn là nhà cầm quân đại tài đồng thời cũng là một nhà ngoại giao “sừng sỏ”. ông nhìn nhận rất rõ những vấn đề nào thuộc về nguyên tắc không thể nhượng bộ dù chỉ là một ly, nhưng điều nào thứ yếu, thậm chí chỉ là cái danh hão bề ngoài thì ông hào phóng chấp nhận, biếu cống còn rất hậu hĩnh. Có thể nghĩ “của nhiều nói ngọt” cũng là một kế sách của Lê Hoàn trong cuộc đấu trên trận tuyến không có gươm khua ngựa hý này.

Đặc biệt trong lần tiếp sứ Lý Giác và Lý Nhược Chuyến năm 986 Lê Hoàn đã bố trí rất bài bản. Một mặt ông tiếp đãi sứ rất hậu vừa để tỏ thịnh tình vừa để khoe sự giàu có của đất nước, “hàng ngày đem những thứ quý lạ bày chật cả sân”. Mặt khác cũng cố ý cho sứ giả thấy sức mạnh quân sự và sự hiểm trở của non sông mình. ông an ủi sứ giả: “Nước tôi bé nhỏ, sông núi xa xôi, nghìn dặm cách trở, ở lánh góc đất, sứ thần đi lại lặn lội núi sông, há chẳng khó nhọc lắm ư?”

Ông cho trao trả hai tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị bắt từ năm 981 rồi sai sứ sang đáp lễ, lại cống vàng bạc thổ sản. Năm sau 987, nhà Tống lại sai Lý Giác sang, không rõ mục đích của chuyến đi này, (An Nam chí lược cũng không thấy ghi?). Vì Lý Giác là một học quan, kiến thức uyên thâm nên vua Lê Đại Hành cũng đặc biệt chú trọng việc gây ấn tượng với sứ giả, rằng An Nam là một nước văn hiến.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua đã bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn bệ hạ không khác gì vua Tống” như lời giải mã của Khuông Việt đại s. Bài thư như sau:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,
Nhất thân nhị độ sư Giao Châu
Đông Đô lưỡng biệt tâm lưu luyến,
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch ,
Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiêú,
Khê đàm ba tĩnh kiếm thiềm thu.

(May gặp thời bình được giúp mưu,
Một mình hai lượt sứ Giao Châu.
Đông Đô mấy độ còn lưu luyến,
Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.
Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,
Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.
Ngoài trời lại có trời soi nữa,
Sóng lặng khe dầm bóng nguyệt thâu.)

Khi Lý Giác từ biệt ra về, vua lại sai Khuông Việt làm một bài từ theo điệu Vương lang quy để tiễn:
 
Tương quang phong hảo cẩm phàm trương,
Dao vọng thần tiên phục đế hương.
Thiên trùng sơn thuỷ thiệp thương lang,
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết
Đối ly trường.
Phan luyến sứ tinh lang,
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương.
Phân minh tấu ngã hoàng.

(Trời đẹp gió lành, cánh buồm giương,
Xa ngóng thần tiên lại đế hương.
vượt sóng xanh, non nước trùng dương,
Về phương trời, đường trường.
Tình thảm thiết,
Chén chia đường.
Vin xe sứ vấn vương.
Xin đem thâm ý vì Nam cương,
Tâu vua ta tỏ tường)

“Giác lạy ra về” (theo như Đại Việt sử ký toàn thư ghi), sau đó năm 988, nhân đổi niên hiệu, nhà Tống lại sai một Viên ngoại lang bộ Hộ Nguỵ Tường và Trực sử quán Lý Độ sang gia phong cho Lê Hoàn chức Kiểm hiệu thái uý, An Nam chí lược lại ghi tiến phong tước: Khai quốc công, cho thêm thực ấp ngàn hộ.

Năm 990, nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho vua hai chữ “Đặc tiến”. Vua sai đem chín chiếc thuyền dẫn 300 người đến đón tại quận Thái Bình (tức Liêm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông), rồi theo cửa biển mà vào. Nửa tháng mới đến sông Bạch Đằng, theo nước triều mà đi. Mãi đến mùa thu, tháng Chín mới đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra tận ngoại thành bày thuỷ quân, chiến cụ để đón nhưng thực chất là phô trương lực lượng.

Lần này Lê Hoàn tiếp sứ vẫn ân cần nhưng đã tỏ thái độ tự cường, không chấp nhận để cho các sứ giả thiên triều có cơ hội trịch thượng như trước. Vua cưỡi ngựa đi ngang hàng với sứ thần, vào cung nhận chiếu không lạy, nói thác là ngã ngựa bị đau chân, sứ giả “tin là thực”. Sau đó vua thết tiệc sứ giả và nêu một gợi ý: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa”. Sứ về tâu, vua Tống cũng bằng lòng. Theo An Nam chí lược tháng Mười năm ấy vua Lê sai sứ đem cống một chiếc ghế khảm thất bảo, voi và tê ngưu; năm 993, sứ nhà Tống lại sang phong cho vua tước Giao Chỉ quận vương.

Năm 994 vua Lê lại sai Phí Sùng Đức sang nhà Tống đáp lễ và tiến cống. Sau đó Lê Hoàn dần dần ít vào triều cống, không những thế lại thường xảy ra những vụ “lấn cướp” ở biên giới. Sử sách cũ đều cho là vua “cậy núi biển hiểm trở lơi lỏng chức phận phiên thần”, nhưng cứ xem những khoản cống nạp và nghi thức đón tiếp sứ giả trong khoảng mười lăm năm trước đó mà An Nam chí lược ghi lại thì đủ thấy việc hao tiền tốn của, vất vả khó nhọc này thật khó kham nổi lâu dài.

Cho nên khi đã đủ sức tự cường, Lê Hoàn đã tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng ràng buộc của thiên triều, phần nào buộc thiên triều phải chấp nhận những yêu cầu chính đáng của ta. Có thể nói Lê Hoàn bằng tài năng và sự nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam đã không còn quá bị khống chế, đã có tư cách một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. Công lao ấy của Lê Hoàn không thể xem là nhỏ.

SÁCH THAM KHẢO:

1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.
2. An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hoá - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002.
 
NHÀ TỐNG ĐÁNH GIÁ BA VỊ VUA ĐẠI CỒ VIỆT THẾ NÀO?

Morita Kentaro
Nghiên cứu sinh. Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mở đầu

Thế kỷ X, ở Trung Quốc là thời đại từ cuối nhà Đường qua Ngũ đại thập quốc tới đầu nhà Tống, còn ở Việt Nam là thời đại chủ động thoát ly khỏi sự chi phối của Trung Quốc và thực hiện độc lập.

Ở Việt Nam, sau họ Khúc và họ Dương, năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, rồi tự lập xưng vương và định đô ở thành Cổ Loa. Sau khi Ngô Quyền mất, qua thời Thập nhị sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên cục diện hỗn loạn đó, bèn tự lập làm vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Còn ở Trung Quốc, năm Đinh Sửu (917), nước Nam Hán là một nước trong thập quốc, được họ Lưu kiến quốc. Nước Nam Hán có cương vực bao gồm khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. Hơn nữa, nước Nam Hán có quan hệ gắn liền với Đại Cồ Việt bằng cách xâm lược vũ lực, tuy thua trận với Ngô Quyền, nhưng vẫn tiếp với Đại Cồ Việt. Năm Tân Mùi (971), nhà Tống tiêu diệt và chiếm đất Nam Hán. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh phái sứ đoàn đến nhà Tống.

Trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường đã chi phối miền bắc Việt Nam khoảng 1.000 năm. Bởi vì vậy, nhà Tống cũng có kế hoạch xâm lược Đại Cồ Việt lúc bắt đầu. Nhưng nhà Tống dần dần thừa nhận một cách ngấm ngầm các triều đại Việt Nam, cuối cùng, năm Giáp Ngọ (1174), nhà Nam Tống sau cùng phong cho vua Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương, thực sự thừa nhận nhà Lý là một nước độc lập chính thức.

Như vậy, người ta có thể nhìn thấy rằng thời Tống được coi là một giai đoạn biến đổi quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, cho nên đó là một đề tài nghiên cứu rất quan trọng. Đặc biệt là trong nửa thế kỷ đầu, ở Việt Nam liên tiếp thay đổi triều đại từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, quá trình giao thiệp giữa 3 vị vua của mỗi triều đại Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Công Uẩn - và nhà Tống là một thời kỳ rất quan trọng để nghiên cứu quan hệ Việt - Tống.

Vì vậy, tôi lấy giai đoạn đầu tiên trong quan hệ Việt - Tống để khảo sát những đánh giá của nhà Tống về 3 vị vua Đại Cồ Việt thông qua những thư tịch cổ Trung Quốc. Sau đó, tìm hiểu những vấn đề này liên quan với quan hệ Việt - Tống như thế nào.

1. Vị vua thứ nhất: Đinh Bộ Lĩnh

Những nhà sử học đã chỉ ra về tiến trình tự lập của Đinh Bộ Lĩnh, nội dung của các sử liệu Trung Quốc chắc chắn có nhiều mâu thuẫn, được viết lại một cách có ý. Ở đây, ta trước hết sắp xếp các sự kiện được ghi trên các sử liệu Trung Quốc, rồi chỉ ra chủ điểm mâu thuẫn so với các sử liệu Việt Nam.

Trong sách Tục tư trị thông giám trường biên (Trường biên) mà thời Nam Tống Lý Đào biên soạn thì sự kiện đầu tiên về Việt Nam được ghi vào cuối tháng nhuận 12 năm Quý Hợi (963). Theo sách này, năm Quý Hợi (963), sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, Đinh Bộ Lĩnh cùng con là Liễn dẹp xong, sau đó tự xưng Vạn Thắng vương, phong cho con Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ, phái sứ đoàn đến nước Nam Hán.

Theo Tống sử và Tống hội yếu thì mặc dù nội dung khác nhau về một vài sự kiện nhưng không ghi Ngô Xương Văn mất và Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương khi nào, nhưng phần lớn nội dung của chúng phù hợp với Trường biên.
 
Về khi Đinh Liễn được phong chức Tĩnh hải tiết độ sứ, theo Tống hội yếu thì đó là năm Kỷ Sửu. Nhưng trong thời Đinh không có năm Kỷ Sửu, theo lịch thì người ta có thể phán đoán rằng năm Kỷ Sửu chác là năm Ất Sửu (965), vậy là phù hợp với ký sự mà Lý Đào ghi trong Trường biên. Tân ngũ đại sử cũng ghi rằng năm 965, nước Nam Hán phong cho Đinh Liễn chức Giao Châu tiết độ sứ. Tức là theo các sử liệu Trung Quốc thì người ta có thể giải thích về những sự kiện về Đinh Bộ Lĩnh như sau:

Sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, thế lực của Đinh Bộ Lĩnh và Liễn dần dần mạnh, trong khi đó Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương năm Ấ Sửu (965), khiến Đinh Liễn phái sứ đoàn đến nước Nam Hán, nước Nam Hán phong cho Đinh Liễn chức Giao Châu (Tĩnh hải) tiết độ sứ. Sau đó, nhà Tống diệt nước Nam Hán, năm Quý Dậu (973), Đinh Liễn triều cống đến nhà Tống, nhà Tống cũng phong cho Đinh Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ. Hơn nữa, nhà Tống biết rằng Đinh Liễn theo ý của Đinh Bộ Lĩnh triều cống, năm ất Hợi (975 ), nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ quận vương để biểu thị sự sùng kính và ưa chuộng.

Nhưng theo Đại Việt sư ký toàn thư, có những điểm khác nhau dưới đây so với Trung Quốc:

- Trong sách này không ghi sự kiện mà Đinh Bộ Lĩnh khiến Đinh Liễn sai sứ đến nước Nam Hán.

- Đinh Bộ Lệnh không chỉ có hiệu Vạn Thắng vương mà còn xưng đế Đại Thắng minh hoàng đế năm Mậu Thìn (968).

- Đinh Bộ Lĩnh đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt.

- Năm Quý Dậu 973), nhà Tống sai sứ sang không chỉ phong cho Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ mà còn phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương.

- Năm Ất Hợi (975), nhà Tống sai sứ mang chế sách sang gia phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm Nam Việt vương, Đinh Liễn làm Giao Chỉ quận vương.

Sử sách hai nước có những ghi chép mâu thuẫn như trên về Đinh Bộ Lĩnh. Đặc biệt là sự kiện mà Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước Đại Cồ Việt. Các sử liệu Trung Quốc không có cả hai sự kiện này. Hơn nữa, giữa các sử liệu Việt Nam cũng có những mâu thuẫn.

Theo Đại Việt sử lược, năm canh Ngọ (970), nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm An Nam quận vương chứ không có ghi chép về hiệu Nam Hán vương. Tuy nhiên vấn đề của bài viết này là sự khảo sát đánh giá về Đinh Bộ Lĩnh theo sử liệu Trung Quốc, cho nên ta chỉ xác nhận Giao Chỉ quận vương là hiệu duy nhất mà nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh thôi.

Khi nào giao thiệp với Trung Quốc từ nước Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cũng khiến Đinh Liễn phái sứ đoàn đi, ông không ở mặt trước trên quan hệ đối ngoại. Vì vậy, tháng 5 năm Quý Dậu (973), nhà Tống phong cho Đinh Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ và tước vị Tế âm quân khai quốc công .

Chức Tĩnh hải tiết độ sứ này được các triều đại Trung Quốc từ cuối nhà Đường tiếp phong cho vua Việt Nam, trở thành một biểu tượng mà Trung Quốc cho phép vua Việt Nam làm thuộc hạ của mình chi phối khu vực Giao Chỉ. Và năm âl Hợi (975), nhà Tống đề nghị hiệu phong phù hợp với Đinh Bộ Lĩnh, cuối cùng phong cho ông làm Giao Chỉ quận vương.

Theo quan chế nhà Tống, tước vị Tế âm quân khai quốc công của Đinh Liễn là phẩm cấp thứ hai chính và tước vị thứ sáu trong mười hai tước vị Bắc Tống. Còn tước vị quận vương là phẩm cấp thứ nhất phụ và tước vị thứ 3, ở dưới vương và Tự vương.
 
Theo quan chế nhà Tống, thuộc hạ không bao giờ được phong cho làm vương trong khi sống. Vì vậy, tước vị Giao Chỉ quận vương có ý nghĩa là nhà Tống cho rằng Đinh Bộ Lĩnh là người chi phối đất nước nhưng không cho phép ông làm vua chính.

Thực ra, khi phong cho Lê Hoàn đầu tiên, nhà Tống chỉ phong cho Tĩnh hải tiết độ sứ và Kinh triệu quận công thôi, không cho ông làm Giao Chỉ quận vương ngay. Vì vậy, tước vị Giao Chỉ quận vương của Đinh Bộ Lĩnh vẫn chỉ là đặc biệt thôi, nhưng Đinh Bộ Lĩnh chắc là góp phần làm tăng lên vị trí của một vị vua nước Đại Cồ Việt.

Theo các sử liệu Trung Quốc, sau năm Ất Hợi (975), nhà Tống không phong cho Đinh Bộ Lĩnh nữa, 5 năm sau, tháng 4 năm Canh Thìn (980), Tống Thái Tông sai Lư Tập đi sứ Đại Cồ Việt thì mới biết rằng Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn đều đã chết, mặc dù Đinh Toàn đã thừa kế nhưng Lê Hoàn nắm giữ quốc quyền. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, ông cuối cùng không được nhà Tống phong cho, Tống Thái Tông theo dâng sớ của Hầu Nhân Bảo quyết định đánh chiếm Đại Cồ Việt.

Như trên, các sử liệu Trung Quốc không những có rất ít các sự kiện về Đinh Bộ Lĩnh mà còn có nhiều mâu thuẫn so với sử liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nhà Tống chắc chắn quan tâm nhiều đến Đinh Bộ Lĩnh, mà biểu hiện cụ thể là nhà Tống đã phong cho ông làm Giao Chỉ quận vương.

2. Vị vua thứ hai: Lê Hoàn

Quan hệ giữa Lê Hoàn và Tống Thái Tông, năm Canh Thìn (980), được bắt đầu bằng cuộc viễn chinh Đại Cồ Việt của nhà Tống. Lúc đầu quân Tống tiến vào Đại Cồ Việt rất thuận lợi, nhưng tổng chỉ huy Hầu Nhân Bảo bị chết vì tin vào sự trá hàng của Lê Hoàn, dẫn đến kết quả cuộc viễn chinh thất bại.

Theo sử liệu Việt Nam, tháng 7 năm Canh Thìn (980), Lê Hoàn đã lên ngôi. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Tống Thái Tông vẫn cố chấp đòi Lê Hoàn giữ nhà Đinh thành thử Lê Hoàn cũng sai người đi sứ nhà Tống dưới danh nghĩa Đinh Toàn.

Năm Quý Mùi (983), Lê Hoàn xưng quyền Giao Châu tam sứ lưu hậu sai sứ và báo rằng tháng 10 năm Nhâm Ngọ (982), ông đã được Đinh Toàn nhượng ngôi, nhưng Tống Thái Tông đòi hỏi Lê Hoàn lựa chọn một trong hai đường hoặc là Đinh Toàn làm thống soái, Lê Hoàn làm phó, hoặc là Lê Hoàn đưa Đinh Liễn và mẹ Toàn sang Biện Kinh. Lê Hoàn đều không nghe, sau đó liên tiếp sai sứ sang nhà Tống.

Năm Bính Tuất (986), khi Lê Hoàn sai sứ sang nhà Tống, Tống Thái Tông sau cũng phong cho Lê Hoàn chức Tĩnh hải tiết độ sứ và làm Kinh triệu quận công, cho phép Lê Hoàn chi phối Giao Chỉ. Theo các sử liệu Trung Quốc, những Quốc tín sứ Tống kể lại một cách tỉ mỉ cho Tống Thái Tông về cả tình trạng Giao Chỉ lẫn tính nết và tất cả hành động của Lê Hoàn. Năm Bính Tuất (986), hai Quốc tín sứ Tống Lý Nhược Thuyết và Lý Giác kể lại như sau:

Lê Hoàn là người quá tự tin. Sau khi Nhược Thuyết đã vào địa giới Đại Cồ Việt, Lê Hoàn khiến những người tuỳ tùng đi đón bằng thần lễ, Lê Hoàn vái chiếu một cách tận cung. Hôm yến tiệc, Lê Hoàn bày nhiều hàng hiếm của lạ ở trước hai sứ Tống nhưng Nhược Thuyết không quan tâm. Hơn nữa, ông khước từ cả gặp mặt riêng chỉ đưa Hãm Man sứ thần Đăng Quân Biện về thôi. Và Hoàn bảo bọn Giác: “Sông núi của vùng này rất xa xôi, người trong nhà mới trải qua nó, có mệt không?” Giác trả lời: “Đất nước chúng tôi bao la, xếp bốn trăm quân, đất nước vừa bình dị vừa hiểm trở. Vì thế, ở đây đâu đáng kể vậy”. Hoàn im lặng tái đi. (Tháng 10 năm Bính Tuất (986) - Trường biên Q.27).

Hơn nữa, năm Canh Dần (990), khi Tống Thái Tông phái đi Tống Cảo và Vương Thế Tắc, hai người cũng kể lại một cách tỉ mỉ về hình thế địa lý, Lê Hoàn và tình trạng quân đội của ông ấy v.v. (tháng giêng năm Canh Dần (990) – Trường biên, Q.3 I). Theo những ghi chép này, người ta có thể đoán được nhà Tống cực kỳ quan tâm đến Lê Hoàn và Đại Cồ Việt.
 
Theo nhà Tống, Lê Hoàn là “người hung ác” vì ông ấy thỉnh thoảng xâm lấn biên cương mặc dù là thuộc thần. Tháng 5 năm ất Mùi (995), Quảng Nam tây lộ chuyển vận sứ Trường Quan theo một tin đồn tấu rằng Lê Hoàn bị chết, Đinh Toàn lên ngôi lại.

Tống Thái Tông khiến Trần Sỹ Long và Võ Nguyên Cát đi trinh sát, hai người cũng báo như Trường Quan. Nhưng thật ra Lê Hoàn vẫn sống, nhà buôn mới trở lại từ Giao Chỉ và báo sự thật. Vì vậy, sau đó Trường Quan và Trần Sỹ Long bị trách.

Trong các sử liệu, không có căn cứ của tin đồn này. Nhưng có thể rút ra nhận xét là khi đó Tống Thái Tông đã không coi thường Lê Hoàn cho nên không dễ tin một tin đồn nào đó.

Sau đó, còn có sự kiện liên quan với Lê Hoàn và Tống Thái Tông. Trước năm ất Mùi (995), Bốc Văn Dũng, là một người ở Trào Dương Trấn Đại Cồ Việt, đánh chết người và đưa gia đình chạy đến Như Tích Trấn, Khâm Châu bên Tống. Sau khi trấn tướng Hoàng Lệnh Đức giấu y và khước từ yêu cầu bắt y trả lại của Lê Hoàn.

Như Tích Trấn mỗi năm bị bọn cướp biển xâm lược. Đến mùa hè năm Ất Mùi (995), Trần Nghiêu Tấu được nhậm Quảng Nam tây lộ chuyển vận sứ, đi đến Như Tích Trấn và biết sự thật ẩn trốn. Sau đó ông ấy trả về tất cả ngay theo yêu cầu của trấn tướng nhà Dương là Hoàng Thành Nhã. Vì thế, Lê Hoàn cảm ơn Tống Thái Tông và nói rằng đã răn cấm các khe động không được quấy rối nữa.

Hơn nữa, Trần Nghiêu Tấu sai Hải Khang Uy là Lý Kiến Trung mang chiếu sách đến Đại Cồ Việt. Nhưng Lê Hoàn tiếp đãi không lịch sự, gọi Kiến Trung để đưa thư tấu và bắt 27 người sống ở biển không biết tiếng Trung, trả cho Chuyển vận sứ Sau đó, Tống Thái Tông sai Lý Nhược Thuyết mang chiếu thư đến Giao Chỉ.

Khi Nhược Thuyết đến, Lê Hoàn kiêu kỳ bảo Nhược Thuyết “ . . . nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Quảng Châu, thứ đến đánh những quận Mân Trung, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”. Còn Lý Nhược Thuyết không bối rối mà nói rằng, mặc dù triều đình Tống nghĩ động viên binh mã và cộng tác với quân Giao Châu để đánh giặc biển, nhưng Tống Thái Tông vẫn tin Lê Hoàn, chỉ sai mình đến đây thôi. Lê Hoàn nghe xong thì ngạc nhiên và hướng về phía bắc cúi đầu tạ lỗi.

Sau khi Chân Tông lên ngôi, không xảy ra vấn đề nghiêm trọng giữa Việt - Tống. Sở dĩ vậy là do thái độ của nhà Tống, ví dụ, người chạy từ Giao Châu đến Tống thì nhà Tống trả về ngay. Hơn nữa khi Thái Tông sống, nhà Tống sai sứ đến Giao Châu, nhưng nhà Tống biết mỗi lần sai sứ sang, Lê Hoàn phải vơ vét của dân chúng để cống.

Vì vậy. nhà Tống cải cách sai sứ, từng có thêm ơn cho Lê Hoàn và chỉ khiến Chuyển vận sứ sai quan biên cảnh đến địa giới và đưa cho con cái của Lê Hoàn thôi. Sau đó Lê Hoàn yêu cầu nhà Tống sai sứ sang Việt, tháng 6 năm Giáp Thìn ( 1004), ông ấy sai con Lê Minh Đề và yêu cầu sai sứ.

Trên đây là những sự kiện có mặt của Lê Hoàn trong quá trình giao thiệp giữa Lê Hoàn và nhà Tống. Người ta có thể nhận xét rằng Lê Hoàn là một vị vua có quan hệ gắn liền với nhà Tống, đặc biệt là với Tống Thái Tông, nhà Tống thực sự đã phong cho Lê Hoàn nhiều lần rồi. Trước hết là năm Bính Tuất (986), Lê Hoàn được phong chức Tĩnh hải tiết độ sứ và lược vị Kinh triệu quận công. Đến năm Quý Tỵ (993), Lê Hoàn mới được phong cho Giao Chỉ quận vương như Đinh Bộ Lệnh.

Sau đó, năm Đinh Dậu (997), Lê Hoàn được tiến phong cho làm Nam Bình vương. Tước vị này, theo các sử liệu, là một tước vị mà vua Nam Hán đã được nhà Hậu Lương phong cho trước khi ông ấy tự xưng hoàng đế. Sau khi Lê Hoàn mất, năm Đinh Mùi (1007), ông ấy được phong cho Nam Việt vương. Đây cũng là một tước vị mà vua Nam Hán đã được nhà Tống phong cho sau khi mất. Như vậy, theo tước vị Lê Hoàn không chỉ vượt Đinh Bộ Lĩnh mà còn ngang bằng so với vua Nam Hán.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top