• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Kiến thức cơ bản bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Kina Ngaan

Active member
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, đã khắc họa thành công bức tượng đài bi tráng, bất tử về người nghĩa sĩ nông dân. Đồng thời đã bày tỏ lòng cảm phục cũng như nỗi tiếc thương trước những công trạng và sự hi sinh bất khuất của họ.

20220829_004418.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

Kiến thức cơ bản bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả


- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát

*Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:

+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu.

+ Giai đoạn sau: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,...

b. Nội dung thơ văn

- Thể hiện lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân

c. Phong cách nghệ thuật

- Đậm sắc thái Nam Bộ

Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo tác phẩm của họ. Sau đây là những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

2. Tác phẩm

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc.

- Năm 1861, vào đêm 14/12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại.

Có thể nói, tác phẩm Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Lung khởi


- Câu 1: Phép đối

+ súng giặc >< lòng dân

+ đất rền >< trời tỏ

→ Thời đại bão táp, tình thế đất nước căng thẳng, dữ dội.

- Câu 2: Phép đối, so sánh

+ mười năm công vỡ ruông >< một trận nghĩa đánh Tây

+ chưa ắt còn danh nổi như phao >< tuy là mất tiếng vang như mõ

→ Khẳng định sự bất tử về cái chết của các nghĩa sĩ, tiếng thơm còn mãi muôn đời.

2. Thích thực

- Trước khi Pháp xâm lược

+ Là những người nông dân cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

→ Hình ảnh người nông dân đơn độc, vất vả, lam lũ, luôn đối phó với cái nghèo.

+ Phép đối: quen cày, cuốc, bừa >< không quen tập súng, mác, cờ, cung ngựa.

→ Họ là những người nông dân hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.

- Khi giặc Pháp xâm lược:

+ Lo sợ: phập phồng, trông chờ ở triều đình.

+ Căm ghét quân giặc: muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ, ghét....như nhà nông ghét cỏ.

+ Nhận thức:một mối sa thư đồ sộ....theo dê bán chó. → Ý thức trách nhiệm đối với non sông, đất nước.

+ Hành động: Tự nguyện đứng lên đánh giặc.

+ Trong trận công đồn:

*Hoàn cảnh chiến đấu:

Không biết về kinh thư yếu lược.

Trang bị: manh áo vải, ngọn tầm vông, dao phong... → Trang bị thô sơ là những vật dung sinh hoạt thường ngày.

Quân giặc: đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng → vũ khí tối tân.

*Khí thế chiến đấu:

Bút pháp tả thực.

Động từ mạnh: đạp, xô, đâm, chém, xông.

Các cụm từ vừa diễn tả tinh thần vừa diễn tả khí thế chiến đấu: xô cửa, xông vào, đạp rào, hè trước...

Câu văn ngắn gọn, nhịp đệu khẩn trương, sôi động.

→ Tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm, dũng mãnh

⇒ Tác giả đã xây dựng bức tượng đài bất tử về người nông dân yêu nước, họ mang vẻ đẹp của người anh hùng chân chất mà làm nên lịch sử, vừa phi thường vừa bình thường.

3. Phần ai vãn và kết thúc

- Tiếc hận cho các nghĩa sĩ ra đi khi sự nghiệp còn dang dở, ý nguyện chưa thành. Tiếc thương cho:

+ Quê hương, nhân dân: Sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng; Chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

+ Gia đình, người thân: Mẹ già khóc trẻ vợ yếu chạy tìm chồng → Cảnh tan tác, hắt hiu, đau thương

+ Khóc uất cho tình cảnh đau thương của quê hương đất nước.

- Thể hiện được niềm cảm phục và tự hào đối với các nghĩa sĩ:

+ Dũng cảm đứng lên đánh giặc.

+ Cái chết đã làm sáng tỏ chân lí của thời đại chết vinh còn hơn sống nhục.

+ Biểu dương tâm trạng ôi một trận khói tan nghìn năm tiết rỡ...

⇒ Khích lệ những người còn sống đứng lên đánh giặc.

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung:

Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

2. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc.

- Lời văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh.

- Thủ pháp liệt kê, đối lập,...

Sưu tầm

Với những kiến thức cơ bản trên mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tác phẩm. Luyện đọc - hiểu và rèn bài tập nhiều để rèn kỹ năng học tác phẩm nhé. Chúc bạn học tốt !
 

Kina Ngaan

Active member
Bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top