nguoi_yeu_nuoc
New member
- Xu
- 0
Không thể bẻ cong sự thật! Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa - Ảnh tư liệu Nguyên nhân dẫn đến việc thiết lập các cơ quan quản lý các quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc (vốn là Hoàng Sa và Trường Sa của VN) bắt nguồn từ việc sử dụng các nguồn sử liệu rất mơ hồ để làm nền tảng, cố tình làm sai lệch ý nghĩa của nội dung ban đầu, phần lớn trách nhiệm này thuộc về một số học giả và chuyên gia nghiên cứu hiện đại Trung Quốc.
Tài liệu lịch sử Trung Quốc: không chính thống
Điều dễ nhận thấy là những sử liệu mà các học giả Trung Quốc như Tề Tân (1974 - Thất thập niên đại nguyệt san), Tô Độc Sử (1992 - Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu quí san) dựa vào để chứng minh và đi đến kết luận về chủ quyền trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa đều là các nguồn tài liệukhông phải chính sử, hoặc nếu có rải rác đôi câu thì chúng lại nằm ở phần truyện các nhân vật, như trong Nguyên sử, ở truyện Sử Bật (tuy nhiên chi tiết về quần đảo Tây Sa bị hiểu nhầm sang quần đảo Trung Sa).
Lẽ ra các ghi chép để xác định chủ quyền phải nằm ở các mục Địa lý chí (hoặc tương đương) trong các bộ chính sử. Điều chúng tôi lưu ý là Trung Quốc vốn là nơi có truyền thống sử học lâu đời, các biên chép về lịch sử, địa dư luôn liên tục, nhưng trong Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; vàThanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa lý chí đều không đề cập các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay. Trong khi ở VN, mặc dù sử liệu có muộn hơn nhưng hầu hết đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán nhận chỉ dụ từ triều đình tổ chức biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...
Mặt khác, xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực,thấy chép: "... nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện" (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên LýTrường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn, phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc.
Nên lưu ý rằng ngoài Nhị thập tứ sử, các Thông chí của các tỉnh, phủ, huyện đều là những nguồn tài liệu chính thống và luôn có giá trị tối ưu trong việc trích dẫn và sử dụng đối với các vấn đề lịch sử (sử liệu từ Quỳnh Châu Phủ Chí này, tôi chưa thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc và VN sử dụng).
Địa dư, địa đồ khẳng định Tây Sa, Nam Sa nằm ngoài Trung Quốc
Theo Cổ kim đồ thư tập thành, bộ bách khoa thư gồm 1 vạn quyển do Thanh triều tổ chức biên soạn, hoàn thành năm Khang Hi thứ 45 (1706), phần Chức Phương điển(sách điển chế về địa đồ các đơn vị hành chính) quyển thứ nhất, các địa đồ số 1, 157, 167 tứcChức Phương tổng bộ đồ, Quảng Đông cương vực đồ, Quỳnh Châu phủ cương vực đồ đều không thấy ghi nhận các quần đảo xa hơn Hải Nam ngày nay.
Mặt khác, xem trong Quảng Đông lịch sử địa đồ tập (Quảng Đông tỉnh, Địa đồ xuất bản xã - 1995) khi trích in lại địa đồ từ sách Quảng Đông thông chí vẽ đời Minh Gia Tĩnh (1522 - 1566) phần hải đảo chỉ đến Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Xin lưu ý rằng bức địa đồ này được vẽ sau khi Trịnh Hòa hạ Tây Dương lần cuối cùng (1421) đến 100 năm. Trong 100 năm ấy, Minh triều không đủ thời gian và điều kiện để xác lập chủ quyền (dù chỉ trên bản đồ) đối với các nơi mà họ đã đầu tư thám hiểm ư?
Các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân Quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam). Vào thời nhà Thanh, các quan lại Trung Quốc dùng câu hải giác thiên nhai (chân trời góc biển) để chỉ trấn Tam Á, huyện Nhai tức là đất cực nam tỉnh Hải Nam ngày nay (theo Địa lý song khẩu - Đương Án xuất bản xã - 1988). Như vậy trong khái niệm của giới cầm quyền địa phương (Quỳnh Châu) và cả trên phương diện pháp lý, các quần đảo mà Trung Quốc nay xác lập chủ quyền thật sự chưa hề có một quá trình lịch sử như các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây lập luận một cách gượng ép.
Từ việc xử lý sử liệu một cách không trung thực và thiếu khoa học, dẫn đến sự không nhất quán về bối cảnh, thời gian và không gian mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa Chính phủ nước họ đến tình trạng đặt để tên gọi các quần đảo ở biển Đông rất không trật tự. Quan sát bản đồ Trung Quốc hiện nay có thể đặt một câu hỏi rằng: các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa được xác định dựa trên hệ qui chiếu nào so với lục địa?
Nếu lấy Bắc Kinh làm trung tâm thì Tây Sa phải ở hướng Tân Cương, Tây Tạng hoặc Vân Nam. Nếu lấy tỉnh lỵ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông làm trung tâm, thì cả Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa đều chỉ dọc về hướng nam, làm sao chính danh được? Còn như muốn lấy Trung Sa làm trung tâm đúng như tên gọi của nó, thì quần đảo Đông Sa phải gọi là Bắc Sa mới phải vì nó nằm ở hướng bắc so với Trung Sa.
Về phương diện sử liệu, các học giả Trung Quốc ngày nay đã để lại quá nhiều tồn nghi do cố tình sử dụng sai phương pháp sử học hiện đại. Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông ngoài Hải Nam. Trong khi đó, từ đời nhà Lê của VN, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng năm 1834 (thời Minh Mệnh) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc VN.
Giải quyết tranh chấp ra sao?
Những phân tích trước nay cho thấy lý lẽ của VN mạnh hơn của Trung Quốc, vì VN đã sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hòa bình không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của VN, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của VN trên những quần đảo này. Nếu cho rằng chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ 17, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của VN đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của nhà nước.
Khẳng định chủ quyền
Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có là rất yếu. Phần lớn tác giả, luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa VN và Trung Quốc thì VN mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của VN đã được hoàn tất từ thế kỷ 17, dưới thời chúa Nguyễn.
Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, VN phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). VN cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Tòa án quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.
Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của VN bị đánh đắm nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa.
Đưa vấn đề ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc
Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương.
Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực. Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.
Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.
Giải pháp đưa ra Tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ lại càng khó hơn nữa.
Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đưa ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc để giải quyết. Liên Hiệp Quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự. Hơn nữa, trường hợp Liên Hiệp Quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên Hiệp Quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Tòa án quốc tế và yêu cầu tòa cho ý kiến mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. "Thủ tục cho ý kiến" của Tòa án quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thật sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được tòa cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc).
Cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Để càng lâu, nó càng đe dọa hòa bình ở Đông Nam Á và có thể là hòa bình thế giới.
Trích từ tham luận của tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu đọc tại hội thảo "Vấn đề tranh chấp biển Đông" tổ chức ở New York (Mỹ) ngày 15 và 16-8-1998. Tham luận đã đăng trên tạp chí Thời Đại Mới 7-2007.
TỪ ĐẶNG MINH THU (Tiến sĩ luật, Đại học Sorbonne, Pháp)
Theo TTO
Tài liệu lịch sử Trung Quốc: không chính thống
Lẽ ra các ghi chép để xác định chủ quyền phải nằm ở các mục Địa lý chí (hoặc tương đương) trong các bộ chính sử. Điều chúng tôi lưu ý là Trung Quốc vốn là nơi có truyền thống sử học lâu đời, các biên chép về lịch sử, địa dư luôn liên tục, nhưng trong Nhị thập tứ sử (bộ chính sử được tất cả các triều đại Trung Quốc thừa nhận) tức từ Sử ký ghi chép từ Thượng cổ đến Tần, Hán, cho đến Minh sử; vàThanh sử cảo soạn thời Dân Quốc, ở các mục Địa lý chí đều không đề cập các hòn đảo ở xa hơn đất Nhai Châu, Quỳnh Châu, tức Hải Nam ngày nay. Trong khi ở VN, mặc dù sử liệu có muộn hơn nhưng hầu hết đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán nhận chỉ dụ từ triều đình tổ chức biên soạn, như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục...
Mặt khác, xem trong Quỳnh Châu phủ chí (tức tương đương Hải Nam tỉnh chí ngày nay) do Quận thú Tiêu Khánh Thực tổ chức biên soạn vào năm Càn Long thứ 39 (1774), trong quyển 3, phần Dư địa chí, mục Cương vực,thấy chép: "... nam tắc Chiêm Thành; tây tắc Chân Lạp, Giao Chỉ; đông tắc Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc tiếp Lôi Châu phủ Từ Văn huyện" (nam là Chiêm Thành; tây là Chân Lạp, Giao Chỉ; đông là Thiên LýTrường Sa, Vạn Lý Thạch Đường; bắc giáp huyện Từ Văn, phủ Lôi Châu). Đoạn văn hành chính về tứ cận này cho thấy Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường (tức Tây Sa và Nam Sa theo cách nghĩ và gọi của Trung Quốc ngày nay) còn là một nơi chưa rõ chủ quyền và ngoài lãnh hải Trung Quốc.
Nên lưu ý rằng ngoài Nhị thập tứ sử, các Thông chí của các tỉnh, phủ, huyện đều là những nguồn tài liệu chính thống và luôn có giá trị tối ưu trong việc trích dẫn và sử dụng đối với các vấn đề lịch sử (sử liệu từ Quỳnh Châu Phủ Chí này, tôi chưa thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc và VN sử dụng).
Địa dư, địa đồ khẳng định Tây Sa, Nam Sa nằm ngoài Trung Quốc
Theo Cổ kim đồ thư tập thành, bộ bách khoa thư gồm 1 vạn quyển do Thanh triều tổ chức biên soạn, hoàn thành năm Khang Hi thứ 45 (1706), phần Chức Phương điển(sách điển chế về địa đồ các đơn vị hành chính) quyển thứ nhất, các địa đồ số 1, 157, 167 tứcChức Phương tổng bộ đồ, Quảng Đông cương vực đồ, Quỳnh Châu phủ cương vực đồ đều không thấy ghi nhận các quần đảo xa hơn Hải Nam ngày nay.
Mặt khác, xem trong Quảng Đông lịch sử địa đồ tập (Quảng Đông tỉnh, Địa đồ xuất bản xã - 1995) khi trích in lại địa đồ từ sách Quảng Đông thông chí vẽ đời Minh Gia Tĩnh (1522 - 1566) phần hải đảo chỉ đến Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Xin lưu ý rằng bức địa đồ này được vẽ sau khi Trịnh Hòa hạ Tây Dương lần cuối cùng (1421) đến 100 năm. Trong 100 năm ấy, Minh triều không đủ thời gian và điều kiện để xác lập chủ quyền (dù chỉ trên bản đồ) đối với các nơi mà họ đã đầu tư thám hiểm ư?
Các địa đồ hành chính Trung Quốc từ thời Dân Quốc trở về trước không hề có các quần đảo xa hơn Quỳnh Châu (Hải Nam). Vào thời nhà Thanh, các quan lại Trung Quốc dùng câu hải giác thiên nhai (chân trời góc biển) để chỉ trấn Tam Á, huyện Nhai tức là đất cực nam tỉnh Hải Nam ngày nay (theo Địa lý song khẩu - Đương Án xuất bản xã - 1988). Như vậy trong khái niệm của giới cầm quyền địa phương (Quỳnh Châu) và cả trên phương diện pháp lý, các quần đảo mà Trung Quốc nay xác lập chủ quyền thật sự chưa hề có một quá trình lịch sử như các nhà nghiên cứu Trung Quốc gần đây lập luận một cách gượng ép.
Từ việc xử lý sử liệu một cách không trung thực và thiếu khoa học, dẫn đến sự không nhất quán về bối cảnh, thời gian và không gian mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa Chính phủ nước họ đến tình trạng đặt để tên gọi các quần đảo ở biển Đông rất không trật tự. Quan sát bản đồ Trung Quốc hiện nay có thể đặt một câu hỏi rằng: các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa được xác định dựa trên hệ qui chiếu nào so với lục địa?
Nếu lấy Bắc Kinh làm trung tâm thì Tây Sa phải ở hướng Tân Cương, Tây Tạng hoặc Vân Nam. Nếu lấy tỉnh lỵ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông làm trung tâm, thì cả Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa đều chỉ dọc về hướng nam, làm sao chính danh được? Còn như muốn lấy Trung Sa làm trung tâm đúng như tên gọi của nó, thì quần đảo Đông Sa phải gọi là Bắc Sa mới phải vì nó nằm ở hướng bắc so với Trung Sa.
Về phương diện sử liệu, các học giả Trung Quốc ngày nay đã để lại quá nhiều tồn nghi do cố tình sử dụng sai phương pháp sử học hiện đại. Sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến Trung Quốc tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông ngoài Hải Nam. Trong khi đó, từ đời nhà Lê của VN, địa đồ chính thống Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ khoảng năm 1834 (thời Minh Mệnh) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc VN.
Giải quyết tranh chấp ra sao?
Những phân tích trước nay cho thấy lý lẽ của VN mạnh hơn của Trung Quốc, vì VN đã sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hòa bình không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của VN, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của VN trên những quần đảo này. Nếu cho rằng chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ 17, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của VN đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của nhà nước.
Khẳng định chủ quyền
Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có là rất yếu. Phần lớn tác giả, luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa VN và Trung Quốc thì VN mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của VN đã được hoàn tất từ thế kỷ 17, dưới thời chúa Nguyễn.
Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, VN phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). VN cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Tòa án quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.
Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của VN bị đánh đắm nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa.
Đưa vấn đề ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc
Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương.
Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực. Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.
Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.
Giải pháp đưa ra Tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ lại càng khó hơn nữa.
Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đưa ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc để giải quyết. Liên Hiệp Quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự. Hơn nữa, trường hợp Liên Hiệp Quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên Hiệp Quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Tòa án quốc tế và yêu cầu tòa cho ý kiến mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. "Thủ tục cho ý kiến" của Tòa án quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thật sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được tòa cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc).
Cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Để càng lâu, nó càng đe dọa hòa bình ở Đông Nam Á và có thể là hòa bình thế giới.
Trích từ tham luận của tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu đọc tại hội thảo "Vấn đề tranh chấp biển Đông" tổ chức ở New York (Mỹ) ngày 15 và 16-8-1998. Tham luận đã đăng trên tạp chí Thời Đại Mới 7-2007.
TỪ ĐẶNG MINH THU (Tiến sĩ luật, Đại học Sorbonne, Pháp)
Theo TTO