VN Kiến Thức
Chia sẻ kiến thức Việt!
- Xu
- 453
Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng diễn ra hàng năm, nhưng nhiều bạn học sinh đang học lớp 12 vẫn có nhiều câu hỏi về thuật ngữ điểm sàn, điểm chuẩn bên cạnh những thông tin về ngành nghề, mã ngành. Vậy thì điểm sàn, điểm chuẩn là gì và khác nhau như thế nào?
1. Điểm sàn là gì?
Điểm sàn hay ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào là mức điểm tối thiểu do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định để các trường căn cứ vào đó định ra mức điểm chuẩn trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh và điểm thi của thí sinh.
Trước đây, điểm sàn của các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nhưng từ năm 2018 các trường được tự chủ quy định điểm sàn ở hầu hết các ngành, ngoại trừ các ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên.
2. Điểm chuẩn là gì?
Điểm chuẩn là mức điểm được các trường đại học/cao đẳng công bố chính thức sau khi các thí sinh đã có kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT và hoàn tất việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng tại cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. Điểm chuẩn còn được gọi là điểm trúng tuyển.
Để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thí sinh sẽ tham khảo mức điểm chuẩn các năm trước để quyết định lựa chọn thứ tự nguyện vọng như thế nào cho hợp lý, phù hợp năng lực và nhiều cơ hội trúng tuyển đại học. Tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh, mức điểm chuẩn của mỗi ngành sẽ dao động theo từng năm.
Về bản chất, điểm sàn chỉ là mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, việc bạn đủ điểm sàn không có nghĩa là bạn sẽ trúng tuyển đại học. Trong nhiều trường hợp, có thể mức điểm chuẩn bằng với mức điểm sàn. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi công bố điểm sàn đại học, cao đẳng, thì các trường sẽ xây dựng điểm chuẩn và công bố cho thí sinh theo nguyên tắc điểm trúng tuyển vào trường/ngành không thấp hơn mức điểm sàn của Bộ GĐ&ĐT quy định.
Bài thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh
Từ năm 2018, ĐHQG-HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) nhằm tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo. Kết quả kỳ thi ĐGNL giúp mở rộng phương án xét tuyển của các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐHQG-HCM. Việc tham gia vào kỳ thi ĐGNL giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp, bên cạnh việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, hay kết quả học tập (học bạ) THPT.
Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory – IRT).
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Năm 2023, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào 10 đơn vị trong ĐHQG-HCM và dự kiến hơn 80 Trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG-HCM, trong đó có trường Đại học Hoa Sen với mức điểm từ 600 (thang điểm 1200).
Điểm chuẩn đánh giá năng lực sẽ phụ thuộc vào từng trường, từng ngành cụ thể. Đối với điểm chuẩn ĐGNL do ĐHQG-TPHCM, điểm thi theo thang điểm 1200 còn đối với điểm ĐGNL do ĐHQG-Hà Nội sẽ tính theo thang điểm 150. Năm nay, 2 đại học Quốc gia tiến tới công nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực của 2 đơn vị để phục vụ xét tuyển.
Theo đó, thí sinh có thể dùng điểm một trong hai bài thi đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM và các đơn vị có xét tuyển từ 2 bài thi này. Khi đó, một thí sinh khu vực phía Bắc có thể sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển vào các đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM và ngược lại.
Theo kết quả nghiên cứu, điểm bài thi đánh giá năng lực HSA (ĐHQG-Hà Nội) có thể quy đổi với điểm bài thi đánh giá năng lực của APT(ĐHQG-TPHCM) theo biểu thức: HSA = 0,1103 x APT.
Công thức này khuyến nghị áp dụng đối với dải điểm thi HSA từ 60 đến 135 ứng với dải điểm bài thi APT từ 500 đến 1.100 điểm và ngược lại với sai số 5%.
Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn các khái niệm về điểm chuẩn, điểm sàn, điểm đánh giá năng lực từ đó có thể lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực của bản thân.
Theo ĐH Hoa Sen
1. Điểm sàn là gì?
Điểm sàn hay ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào là mức điểm tối thiểu do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định để các trường căn cứ vào đó định ra mức điểm chuẩn trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh và điểm thi của thí sinh.
Trước đây, điểm sàn của các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nhưng từ năm 2018 các trường được tự chủ quy định điểm sàn ở hầu hết các ngành, ngoại trừ các ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên.
2. Điểm chuẩn là gì?
Điểm chuẩn là mức điểm được các trường đại học/cao đẳng công bố chính thức sau khi các thí sinh đã có kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT và hoàn tất việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng tại cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. Điểm chuẩn còn được gọi là điểm trúng tuyển.
Để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thí sinh sẽ tham khảo mức điểm chuẩn các năm trước để quyết định lựa chọn thứ tự nguyện vọng như thế nào cho hợp lý, phù hợp năng lực và nhiều cơ hội trúng tuyển đại học. Tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh, mức điểm chuẩn của mỗi ngành sẽ dao động theo từng năm.
Về bản chất, điểm sàn chỉ là mức điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, việc bạn đủ điểm sàn không có nghĩa là bạn sẽ trúng tuyển đại học. Trong nhiều trường hợp, có thể mức điểm chuẩn bằng với mức điểm sàn. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau khi công bố điểm sàn đại học, cao đẳng, thì các trường sẽ xây dựng điểm chuẩn và công bố cho thí sinh theo nguyên tắc điểm trúng tuyển vào trường/ngành không thấp hơn mức điểm sàn của Bộ GĐ&ĐT quy định.
Bài thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh
Từ năm 2018, ĐHQG-HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) nhằm tuyển chọn những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo. Kết quả kỳ thi ĐGNL giúp mở rộng phương án xét tuyển của các đơn vị trong và ngoài hệ thống ĐHQG-HCM. Việc tham gia vào kỳ thi ĐGNL giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp, bên cạnh việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, hay kết quả học tập (học bạ) THPT.
Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory – IRT).
Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Năm 2023, thí sinh có thể sử dụng kết quả thi ĐGNL để đăng ký xét tuyển vào 10 đơn vị trong ĐHQG-HCM và dự kiến hơn 80 Trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐHQG-HCM, trong đó có trường Đại học Hoa Sen với mức điểm từ 600 (thang điểm 1200).
Điểm chuẩn đánh giá năng lực sẽ phụ thuộc vào từng trường, từng ngành cụ thể. Đối với điểm chuẩn ĐGNL do ĐHQG-TPHCM, điểm thi theo thang điểm 1200 còn đối với điểm ĐGNL do ĐHQG-Hà Nội sẽ tính theo thang điểm 150. Năm nay, 2 đại học Quốc gia tiến tới công nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực của 2 đơn vị để phục vụ xét tuyển.
Theo đó, thí sinh có thể dùng điểm một trong hai bài thi đánh giá năng lực để đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM và các đơn vị có xét tuyển từ 2 bài thi này. Khi đó, một thí sinh khu vực phía Bắc có thể sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển vào các đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM và ngược lại.
Theo kết quả nghiên cứu, điểm bài thi đánh giá năng lực HSA (ĐHQG-Hà Nội) có thể quy đổi với điểm bài thi đánh giá năng lực của APT(ĐHQG-TPHCM) theo biểu thức: HSA = 0,1103 x APT.
Công thức này khuyến nghị áp dụng đối với dải điểm thi HSA từ 60 đến 135 ứng với dải điểm bài thi APT từ 500 đến 1.100 điểm và ngược lại với sai số 5%.
Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn các khái niệm về điểm chuẩn, điểm sàn, điểm đánh giá năng lực từ đó có thể lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực của bản thân.
Theo ĐH Hoa Sen