HOÁÁÁÁÁ!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Ngân Giang

New member
Xu
0
Cl2 + 2H2O + SO2 -> 2HCl + H2SO4

Cl2 + 2FeCl2 -> 2FeCl3

Mình có thắc mắc là làm thế nào để biết được sản phẩm của phản ứng 1. Và Clo oxi hóa chất nào, tại sao lại nói Clo oxi hóa được nhiếu nhất.
 
eM TÌM ĐC MẤY CÁCH GIẢI CHỊ XEM NHÁ ! :
Mình lấy ví dụ nếu pư không có sự thay đổi số oxi hóa thì chắc khỏi cần bàn, mình chỉ xin nói về pư có sự thay đổi số oxi hóa thôi. Bạn nên kiểm tra nguyên tố nào có thể thay đổi số oxi hóa(soh)
trong pt Cl2 + 2H2O + SO2 -> 2HCl + H2SO4 thì Cl có soh 0 còn S có soh là +4. Cl là chất oxi hóa mạnh nên nó sẽ oxi hóa S và soh của nó giảm xuống mức -1, S lên +6
ý khác Muối + axit sẽ tạo muối mới + axit mới
Kim loại + axit(không có tính oxi hóa hay không có ng tố thay đổi soh)(như HCl, H2SO4 loãng...) ---> muối + khí
Ex: Zn + H2SO4 loãng --> ZnSO4 + H2
Kim loại + axit(có tính oxi hóa hay có ng tố thay đổi soh)(như HNO3, H2SO4 đđ...) ---> muối + sản phẩm khác + H2O
Ex: Ag + HNO3 --> AgNO3 + NO + H2O
trong pư Cl2 + 2FeCl2 -> 2FeCl3 Cl có soh 0 và Fe +2 thì pư có xu hướng tăng soh của Fe lên +3 và giảm soh Cl xuống -1
Tính oxi hóa mạnh nhất là của Flo, mạnh hơn cả Clo nhưng Flo khó tồn tại ở trạng thái F2(dạng phân tử), chính vì tính oxi hóa quá mạnh nên nó không tồn tại được và pư với các chất theo chiều hướng phá hủy chứ không phải oxi hóa còn Clo thì khác, Clo chỉ kém Flo chút ít nên nó có thể oxi hóa được nhiều chất chứ không phá hủy chúng, do đó F có tính oxi hóa mạnh nhất nhưng Clo lại oxi hóa được nhiều nhất
Ex: F2 + H20 --> HF + O2(phát nổ)
Cl2 + H20 -X->
F2 + Fe--> FeF3
Cl2 + Fe --> FeCl3
 
Vì đó là các p/ư oxi hóa khử. Cũng có một số qui tắc mà bạn có thể suy ra. Thí dụ như p/ư 1 Clo là chất oxi hóa thì số oxi hóa của nó giảm xuống (từ 0 xuống -1) còn SO2 là chất khử thì số oxi hóa của nó tăng lên (từ +4 lên +6). Nhưng tốt hơn là bạn học thuộc : nước clo td với SO2 tạo thành 2 axit cho nó lẹ.
Còn ở p/ư 2 thì học clo oxi hóa sắt II thành sắt III để thí dụ cho p/ư Cl2 + FeBr2 thì bạn biết sản phẩm là FeCl3 + FeBr3
 
pé_cún ơi ! giúp mình
Mg có khử được Na+ trong NaOH không vậy? Nếu có thì điều kiện gì ?
Không khử được đâu bạn. Cái này lớp 9 cũng có rồi, chỉ có Al, Zn và Cr tác dụng được với dd NaOH thôi, còn các kl khác thì không, cái này hay dùng trong bài tập nhận biết ( bản chất của phản ứng này là do các kl trên có các hợp chất lưỡng tính, nên cũng không tính).Còn Mg và Na đều là kl "xịn", số oxh là 1( Na), 2(Mg) trong mọi hợp chất, tính khử( nếu có) rất mạnh, bạn sẽ không thể oxh được Na+ xuông Na đơn chất đâu.
 
Không khử được đâu bạn. Cái này lớp 9 cũng có rồi, chỉ có Al, Zn và Cr tác dụng được với dd NaOH thôi, còn các kl khác thì không, cái này hay dùng trong bài tập nhận biết ( bản chất của phản ứng này là do các kl trên có các hợp chất lưỡng tính, nên cũng không tính).Còn Mg và Na đều là kl "xịn", số oxh là 1( Na), 2(Mg) trong mọi hợp chất, tính khử( nếu có) rất mạnh, bạn sẽ không thể oxh được Na+ xuông Na đơn chất đâu.

Đọc sách lại nhé bạn, Cr không tác dụng với dung dịch kiềm mà chỉ tác dụng với hỗn hợp kiềm nóng chảy với nitrat hay clorat kim loại kiềm tạo thành cromat.
 
Đây nhá
Cl2 + 2H2O + SO2 -> 2HCl + X
Ta thấy số oxi hóa của Cl là từ 0 chuyển thành -1 mang tính oxyl hóa.vì vậy S(+4) phải mang tính khử.S(+4) sẽ chuyển lên +6 là H2SO4
Bạn chú ý Lưu huỳnh chỉ có hóa trị thông dụng là 2,4,6.Đối với những chất nhiều hóa trị thì sẽ tùy điều kiện phản ứng chpo ra sản phẩm cụ thể
Ví dụ Kim loại A+HNO3(loãng)
 
Còn KL có hợp chất lưỡng tính thì Al,Zn,Cr,Sn,Be,Pb(Đây chỉ là thông dụng thôi).Nhưng thực ra trong đề thi họ chỉ ra Al,Zn,Sn là chủ yếu vì gọi là lưỡng tính nhưng đôi khi những oxit của các chất kia phản ứng với NaOH cần đun nóng.,
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top