• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Địa lí 7 - Bài 47: Châu Nam Cực. Châu lục lạnh nhất thế giới

vàng

New member
Xu
0
Địa lí 7 - Bài 47: CHÂU NAM CỰC. CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Bai 47: CHAU NAM CUC. CHAU LUC LANH NHAT THE GIOI

1- CHÂU NAM CỰC:
a) Vị trí, giới hạn
- Phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa .
- Diện tích 14,1 triệu Km².

b) Đặc điểm tự nhiên

- Khí hậu : rất giá lạnh, lạnh nhất TĐ .
+ Nhiệt độ quanh năm < [SUP]0[/SUP]C
+ Nhiều gió bão nhất thế giới

+ Địa hình : là 1 cao nguyên băng khổng lồ thể tích khoảng 35 triệu [SUP]km3[/SUP] (chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ cuả thế giới) cao TB 2600m

- Sinh vật
+ Thực vật : không có

+ Động vật : khả năng chịu rét giỏi ( chim cánh cụt, …)
+ Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt
+ Phản đối việc săn bắt động vật quý hiếm ở Nam Cực
+ Khoáng sản : giàu than đá, đồng, dầu mỏ, …

II - VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHÂU NAM CỰC
- Châu NC được phát hiện vào cuối thế kỉ 20
- Chưa có dân sinh sống thường xuyên
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hide Nguyễn

Du mục số
-Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
-Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
-Diện tích: 14,1 triệu km2.

hinh-47-1-lc6b0e1bba3c-c491e1bb93-te1bbb1-nhic3aan-chc3a2u-nam-ce1bbb1c1.png


Hinh 47.1. Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực

1. Khí hậu
– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.
+ Sinh vật: Thực vật không thể tồn tại. Động vật khá phong phú với các loài có khả năng chống chịu với giá lạnh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh và các loài chim biển sống ở ven lục địa.
+ Khoáng sản: Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
– Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất (Châu Nam Cực được phát hiện cuối thế kỉ XIX).
– Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.


TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

(trang 141 SGK Địa lý 7) Quan sát hình 47.2 (trang 141 SGK Địa lý 7), nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.

hinh-47-2-bie1bb83u-c491e1bb93-nhie1bb87t-c491e1bb99-ce1bba7a-hai-c491e1bb8ba-c491ie1bb83m-e1bb9f-chc3a2u-nam-ce1bbb1c1.png


Hinh 47.2. Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm ở châu Nam Cực

+ Trạm Lit-tơn A-mê-ri-can:
– Nhiệt độ cao nhất: – 10oC (tháng 1)
– Nhiệt độ thấp nhất: – 42oC (tháng 9)
+ Trạm Vô-xtoc
– Nhiệt độ cao nhất: – 38oC (tháng 1)
– Nhiệt độ thấp nhất: – 73oC (tháng 10).
=>Kết luận: Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC. Biên độ nhiệt cao.



? (trang 141 SGK Địa lý 7) Quan sát hình 47.3 (trang 141 SGK Địa lý 7), cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.
hinh-47-3-lc3a1t-ce1baaft-c491e1bb8ba-hc3acnh-vc3a0-le1bb9bp-phe1bba7-bc483ng-e1bb9f-le1bba5c-c491e1bb8ba-nam-ce1bbb1c1.png


Hinh 47.3. Lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực

Gồm 2 tầng:
+ Tầng đá gốc có dạng đồi núi, cao nguyên.
+ Tầng trên bao phủ bởi băng tuyết dày khoảng trên 2000m khá bằng phẳng.



? (trang 142 SGK Địa lý 7) Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển ; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

? (trang 142 SGK Địa lý 7) Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
– Băng tuyết bao phủ quanh năm.
– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.
– Thực vật không thể tồn tại.
– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …
– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…



? (trang 142 SGK Địa lý 7) Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?
Do khí hậu lạnh khắc nhiệt , trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại . Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu…và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top