KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH THANH HÓA
NĂM HỌC 2009 – 2010, MÔN THI: NGỮ VĂN – ĐỀ B
Ngày thi: 01 tháng 07 năm 2009
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: 1. 5 điểm
a. Từ “xuân” trong câu thơ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
“Ngày xuân con én thoi đưa
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Xác định từ láy trong câu thơ:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2: 2.5 điểm
a. Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa PA của nhà văn Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005) không quá 15 dòng.
b. Nêu ngắn gọn chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 3: 2 điểm
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con cháu với ông bà.
Câu 4: 4 điểm
Phân tích đoạn thơ dưới đây
“ Mọc giữ dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từn giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005)
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH THANH HÓA
NĂM HỌC 2009 – 2010, MÔN THI: NGỮ VĂN – ĐỀ B
A. LƯU Ý CHUNG
1. Câu 2a, câu 3, câu 4: phải đảm bảo là một văn bản (đoạn văn hoặc bài văn theo yêu cầu của từng cầu).
2. Không cho quá điểm trung bình những bài có dấu hiệu sao chép văn mẫu.
3. Những bài làm có sự sáng tạo mới và kiến giải hợp lí, giám khảo ccawn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm hợp lí.
4. Trân trọng những bài làm trình bày cẩn thận, rõ ràng, chữ viết đẹp.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1: 1.5 điểm
a. Từ “xuân” được dùng với nghĩa gốc – 0.5 điểm
b. Các từ láy: - nao nao (0.5 điểm) – nho nhỏ (0.5 điểm).
Câu 2: 2.5 điểm
a. Tóm tắt: bài viết nêu được những tình tiết chính của cốt truyện trong đoạn trích:
- Trên chuyến xe đi Sa PA, bạc lái xe kể về anh thanh niên – một chàng trai 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu tram mét, làm công tác kí tượng kiêm vật lí địa cầu. Đó là người cô độc nhất thế gian và rất thàm người.
- Anh thanh niên xuất hiện và rất vui mừng khi được gặp mọi người. Ông họa sĩ già và cô kĩ sư đã có dịp chứng kiến cuộc sống một mình của anh và được nghe anh say sưa kể về công việc cũng như những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ mong muốn được vẽ chân dung của anh nhưng anh đã từ chối.
- Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, giây phút chia tay diễn ra với nhiều cảm súc và để lại ấn tượng sâu đậm ở mỗi người, đặc biệt là cô kĩ sư trẻ và ông họa sĩ già. 2 điểm.
b. Nêu chủ đề: truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.
Câu 3: 2 điểm
- Hình thức: là một đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt – 0.25 điểm.
- Nội dung: ông bà là thế hệ sinh thành, nuôi dưỡng, tạo dựng nền móng cho con cháu, là cội nguồn của gia đình. Con cháu phải biết ơn, kính trọng ông bà, phải chăm sóc nuôi dưỡng ông bà để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo. Ông bà phải là tấm gương cho con cháu noi theo. Mở rộng vấn đề: hiện nay vẫn còn hiện tượng không tôn trọng ông bà, trái với đạo lí… 0.75 điểm
Câu 4: 4 điểm
a. Hình thức: là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt – 0.25 điểm
b. Nội dung: đảm bảo một số ý sau:
+ Tác giả, tác phẩm:
- Thanh Hải sinh năm 1930, mất năm 1980 quê ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu – 0.25 điểm.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết năm 1980, lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Hai khổ thơ đầu của bài thơ miêu tả bức tranh mùa xuân trong sáng, đầy sức sống và cảm xúc rạo rực, niềm yêu mến thiết tha cuộc sống của tác giả - 0.25 điểm.
+ Phân tích:
- Khổ 1: bức tranh mùa xuân hiện lên với những nét có tính chất chấm phá. Không gian tươi sáng, hài hòa giũa màu sắc, đường nét, âm thanh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, bầu trời cao rộng… Âm thanh trong trẻo, vang vọng của tiếng chim chiền chiện khiến mùa xuân trở nên rôm rã, tươi vui hơn, âm thanh đó như đọng lại thành “từng giọt long lanh rơi”… Hình ảnh từng giọt long lanh rơi là hình ảnh đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng đẹp ở người đọc. Cảm xúc của tác giả được thể hiện ở cái trìu mến, say mê trước cảnh vật, đặc biệt là động tác nhận đầy trân trọng: tôi đưa tay tôi hứng… Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ (đảo ngữ, ẩn dụ…) – 1.5 điểm.
- Khổ 2: mùa xuân gắn liền với cuộc sống của con người, của đất nước. xuân đến, xuân về, xuân được tạo dựng cùng cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân. Xuân đồng hành cùng người cầm súng, người ra đồng… Phân tích ý nghĩa từ: lộc, hối hả, xôn xao, điệp khúc cuối đoạn hai “tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao”… - 1.5 điểm
- Đánh giá nâng cao: hai khổ thơ là những nốt nhạc trong bản giao hưởng bất tận về mùa xuân. Mùa xuân đất trời hòa quyện cùng mùa xuân đất nước tạo nên một bức tranh đầy sức sống, thể hiện niềm tin yêu cuộc đơi của tác giả. Thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, hình ảnh đẹp, bình dị mà gợi cảm… đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của bức tranh xuân và cảm nhận của nhà thơ … - 0.25 điểm.