• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Sau khi rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu năm 179 TCN đến thế kỉ I SCN nước ta đã có nhiều thay đổi. Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân ta có cuộc sống vô cùng cực khổ. Không chịu cảnh bị đô hộ và áp bức bóc lột nhân dân ta đã đứng dậy đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng. Vậy nước ta đã có những thay đổi như thế nào? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra và giành thắng lợi ra sao? Vì sao cuộc khởi nghĩa lại giành thắng lợi? ... Chúng ta đi tìm hiểu bài.

Lịch sử 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ,làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây) - Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.

haibatrung2_400_01.jpg

Hai Bà Trưng


ban_do_nam_viet____va_au_lac_tu_the_ky_iii_tcn.jpg

Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I-III (Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận là Giao Chỉ,Cửu Chân và Nhật Nam)


1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?
* Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
* Năm 111 TCN
nhà Hán Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao ( thủ phủ Luy Lâu).
* Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị , Đô úy coi việc quân sự - tất cả đều là người Hán .Dưới quận là huyện, do Lạc tướng người Việt cai trị.


* Âm mưu của nhà Hán:
- Chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
- Nhà Hán bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế.
- Cống nạp nặng nề.
- Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán, để đồng hóa dân tộc ta.
- Năm 34 Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ .


2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:

hai_ba_trung_1_1_500.jpg

Lược đồ khởi nghĩa Hai bà Trưng



loi_the_500_01.jpg


* Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.


* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ,làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Nghĩa quân từ Hát Môn--> Mê Linh -->Cổ Loa-->Luy Lâu.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.


* Nguyên nhân thắng lợi :
- Tinh thn yêu nước và đoàn kết của quân dân.
- Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà Trưng


* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam .


hai_ba_trung_tien_quan_500.jpg

Đường tiên quân của Hai Bà Trưng

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40). Bút nghiên chúc các em học tập tốt Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tình hình nước ta từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN như thế nào?
Trả lời:


Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta và sáp nhập đất đai Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quân Giao Chỉ và Cửu Chân.

2. Đến năm 111 TCN tình hình Âu Lạc ra sao?
Trả lời:


Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay) gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

3. Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
Trả lời:


Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm chiếm đóng lâu dài xoá tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

4. Bộ máy cai trị của nhà Hán được sắp đặt như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
Trả lời:


- Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị. Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận, huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

- Nhà Hán chỉ mới bố trí được người Hán cai trị đến cấp quận, còn cấp dưới quận là huyện, xã, chúng chưa thể vươn tới được nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ.

5. Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán?
Trả lời:


Nhà Hán bố trí người Hán cai trị đến cấp quận còn cấp dưới quận là huyện, xã chúng chưa thể vươn tới được nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ.

6. Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?
Trả lời:


Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột rất nặng bằng nhiều thứ thuế như thuế muối, sắt và hằng năm phải cống nạp nặng nề nhiều sản phẩm quý như sừng tê giác, ngà voi, ngọc trai,...nên cuộc sống của họ ngày càng khốn khổ.

7. Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
Trả lời:


Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích đồng hoá dân tộc ta để dễ bề cai trị


8. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Trả lời:


- Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán

- Thi sách chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết

9. Qua 4 câu thơ:
"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa vua Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẻn sở công lênh này"
Em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
Trả lời:


Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa là giành lại độc lập cho tổ quốc, nối lại sự nghiệp của các vua Hùng và cũng để trả thù cho chồng.

10. Theo em, việc khắp nơi nhân dân kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Trả lời:


Việc khắp nơi nhân dân kéo quân về Mê Linh đã chứng tỏ ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại nhà Hán.

- Nó cũng cho thấy rằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được đông đảo nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

11. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Trả lời:


- Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột, con của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng, Căm thù quân xâm lược, Hai Bà Trưng đã liên kết với gia đình Lạc tướng huyện Chu Diên và những thủ lĩnh giỏi các vùng xung quanh mộ quân luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa mùa xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghe tin Hai Bà Trưng nổi dây, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tướng giặc Tô Định hốt hoảng phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi.

12. Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Trả lời:


Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa to lớn, nó đã:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu là Hai Bà Trưng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

14. Em có suy nghĩa gì về lời nhận xét sau của Lê Văn Hưu: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy tình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương"
Trả lời:


- Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ nhưng thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần anh dũng đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược hán, dược đông đảo nhân dân cả nước ủng hộ và tin theo tạo nên sức mạnh lớn cho cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi.

- Cuộc khởi nghĩa báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. Nhân dân ta sẵn sàng đứng lên chống lại sự xâm lược của kẻ thì giành độc lập, xây dựng đất nước.

15. Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Trả lời:


- Sự dũng cảm mưu trí, sáng tạo của người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đứng đầu là Hai Bà Trưng.

- Sự đồng lòng, đoàn kết ủng hộ của nhân dân các dân tộc...đã xây dựng nên đội quân khởi nghĩa (đặc biệt là sự tham gia đông đảo của phụ nữ) với sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Sự căm ghét của chính quyền đô hộ của nhân dân đã hun đúc nhiệt huyết yêu nước đấu tranh chống chính quyền đô hộ của nhân dân ta.

16. Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi về mặt chính trị?
Trả lời:


Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có nhiều thay đổi về chính trị là:

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận của Trung Quốc là Giao Chỉ và Cửu Chân

- Năm 111 TCN, nhà Hán thay nhà Triệu đô hộ Âu Lạc, chia nước thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (Từ Quảng Nam trở ra)

- Chúng hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của Trung Quốc, lập thành châu Giao, Thủ phủ của châu Giao là Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), đặt các chức quan Thứ Sử, Thái Thú, Đô Uý (người Hán) cai trị, xoá bỏ nhà nước Âu Lạc và trở thành một vùng đất của Trung Quốc

- Ở các huyện, nhà Hán vẫn cho các Lạc tướng cai quản như cũ với âm mưu "dùng người Việt trị người Việt"

17. Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi về mặt văn hoá, xã hội?
Trả lời:


- Nhà Hán đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở Âu Lạc cùng với người Việt.

- Bắt người Việt phải theo phong tục, tập quán của người Hán nhằm biến người Việt thành người Hán (đồng hoá nhân dân ta, tiêu diệt hoàn toàn dân tộc ta).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẮC NGHIỆM BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40)

Câu 1: Những vùng đất nào của nước ta hiện nay là đất của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Nhân, Nhật Nam trước đây?

a> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.
b> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.
c> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị.
d> Bao gồm vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.


Câu 2: Nhà Hán khi gộp Âu Lạc với 6 quận ở Trung Quốc có âm mưu gì?

a> Muốn xâm chiếm nước ta dài lâu.
b> Muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.
c> Muốn biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 3: Chính quyền đô hộ sáp nhật đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để:

a> Người Trung Quốc có thêm đất đai để ở.
b> Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.
c> Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
d> Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.

Câu 4: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

a> Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
b> Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
c> Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng.
d> Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 5:Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào quốc gia nào?

a> Trung Quốc.
b> Văn Lang.
c> Nam Việt.
d> An Nam.

Câu 6: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiếm gì?

a> Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi….
b> Tôm, cá.
c> Trâu, bò.
d> Quả vải.

Câu 7: Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta?

a> Chiếm đất của dân ta.
b> Bắt dân ta phải hầu hạ, phục vụ cho người Hán.
c> Đồng hóa dân tộc ta.
d> Vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Câu 8: Dưới sự cai trị của của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?

a> Quý tộc.
b> Nông dân.
c> Dân nghèo, tội nhân.
d> Tất cả các tầng lớp trên.

Câu 9: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

a> Phật giáo.
b> Đại giáo.
c> Thiên chúa giáo.
d> Nho giáo.

Câu 10: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

a> Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.
b> Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta.
c> Khai phá văn minh cho dân tộc ta.
d> Tất cả đều sai.

Câu 11: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời nào?

a> Thời nhà Triệu.
b> Thời nhà Hán.
c> Thời nhà Hán – Đường.
d> Thời nhà Tống – Đường.

Câu 12: Quan hệ bao trùm trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc là quan hệ gì?

a> Quan hệ giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
b> Quan hệ giữa nhân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
c> Quan hệ giữa quý tộc, phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.
d> Tất cả các quan hệ trên.

Câu 13: Ở nước ta thời Bắc thuộc, đâu là nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phương Bắc để dành độc lập dân tộc?

a> Thành thị.
b> Rừng núi.
c> Làng xóm ở nông thôn.
d> Cả nông thôn và thành thị.

Câu 14: Từ việc sắp xếp quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra việc nhận xét gì?

a> Nhà Hán muốn người Hán cùng ngưới Việt cai quản đất nước.
b> Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.
c> Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện, xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.
d> Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng. Xã.

Câu 15: Thời nhà Hán cai trị nước ta, đứng đầu châu và quận lúc bấy giờ là ai?

a> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Hán.
b> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Việt.
c> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú cả người Hán và người Việt.
d> Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú có nới là người Việt, có nơi là người Hán.

Câu 16: Nhà Hán đã bóc lột, đối xử như thế nào đối với nhân dân châu Giao?

a> Bị đối xử hết sức tàn tệ.
b> Phải nộp nhiều loại thuế và cống nạp nặng nề.
c> Phải theo phong tục của người Hán.
d> Tất cả các câu trên đúng.

Câu 17: Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là gì?

a> Bắt nhân dân ta cống nộp sừng tê giác, ngà voi, những của ngon, vật lạ.
b> Bắt nhân dân ta đi lao dịch, xây dựng đường xá, cung điện….
c> Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô cùng tàn bạo.
d> Đưa người Hán sang ở với người Việt.

Câu 18: Nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?

a> Trả thù cho chồng Thi Sách bị giết hại.
b> Khởi phục sự nghiệp của các vua Hùng.
c> Đánh đuổi quân xâm lược Hán, giành lại độc lập.
d> Cả ba lý do trên đều đúng.

Câu 19: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

a> Ba Vì ( Hà Tây).
b> Tam Đảo ( Vĩnh Phúc).
c> Hát Môn ( Hà Tây).
d> Đan Phượng ( Hà Tây).

Câu 20: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?

a> Vào mùa Đông năm 40.
b> Vào mùa Xuân năm 40.
c> Vào mùa Hè năm 40.
d> Vào mùa Thu năm 40.

Câu 21: Việc nhân dân ta khắp nơi kéo quân về Mê Linh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì?

a> Ách thống trị của nhà Hán tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại.
b> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và chính quyền đô hộ đã sâu sắc.
c> Chính sách đô hộ của nhà Hán đã làm nhân dân ta căm giận.
d> Nhà Hán suy yếu.

Câu 22: Sau Khi đánh chiếm Mê Linh ( Vĩnh Phúc), nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm vùng nào?

a> Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội).
b> Luy Lâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh).
c> Hát Môn ( Phú Thọ, Hà Tây).
d> Câu a và b đúng.

Câu 23: Tên tướng nào của quân nhà Hán nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước?

a> Tích Quang.
b> Tô Định.
c> Thoát Hoan.
d> Lưu Hoằng Tháo.

Câu 24: Em hãy sắp xếp thứ tự nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

a> Mê Linh – Long Biên - Cổ Loa, Luy Lâu.
b> Mê Linh – Hát Môn – Luy Lân, Cổ Loa.
c> Mê Linh – Hát Môn – Cổ Loa – Luy Lâu.
d> Hát Môn – Mê Linh – Cổ Loa – Luy Lâu.

Câu 25: Vì sao cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi nhanh chóng?

a> Được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
b> Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân.
c> Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 26:Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi báo hiệu điều gì?

a> Nhà Hán không thể xâm lược nước ta.
b> Thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn.
c> Kẻ nào xâm lược Âu Lạc sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
d> Âm mưu đồng hóa dân tộc ta của nhà Hán bị thất bại nặng nề.

Câu 27: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh quân xâm lược Hán vào năm 40:

a> Triệu Thị Trinh.
b> An Dương Vương.
c> Lý Thường Kiệt.
d> Trưng Trắc – Trưng Nhị.

Câu 28: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại xâm lược nào?

a> Quân nhà Hán.
b> Quân nhà Tùy.
c> Quân nhà Ngô.
d> Quân nhà Lương.

Câu 29: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận….(a)….và ……(b)…….
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ….(c)….Giao Chỉ, Cửu Chân và…..(d)…… ( bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp lại 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Câu 30: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Bấy giờ ở huyện Mê Linh ( từ đất Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Tây, Vĩnh Phúc), có hai chị em…..(a)…….(b)…….là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là……(c)…….con trai Lạc tướng huyện…….(d)……( vùng Đan Phượng – Hà Tây và Từ Liêm – ngoại thành Hà Nội).

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1b, câu 2d, câu 3c, câu 4a, câu 5c, câu 6a, câu 7c, câu 8c, câu 9d, câu 10b, câu 11c, câu 12b, câu 13c, câu 14c, câu 15a, câu 16d, câu 17d, câu 18c, câu 19c, câu 20b, câu 21a, câu 22d, câu 23b, câu 24d, câu 25d, câu 26b, câu 27d, câu 28a, câu 29 (a) Giao Chỉ, (b)Cửu Chân, (c) ba quận, ( d) Nhật Nam. Câu 30 (a)Trưng Trắc, (b) Trưng Nhị, (c) Thi Sách, (d) Chu Diên.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đấu tranh giành độc lập - Hai Bà Trưng khởi nghiệp (40-43)

Những năm đầu Công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân năm ấy, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu Diễn đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Ý quan lạc tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách - Trưng Trắc mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. Ít lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng thi Sách kết nghĩa vợ chồng.

Giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai lạc tướng Chu Diên, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn.

Tin dữ từ Chu Diên đưa tới khiến Trưng Trắc đau đớn,. Rồi ngay sau đó, Trưng Trắc ra lệnh nổi trống đồng họp binh quyết trả thù cho chồng, rửa nhục cho nước. Trước khí thế ngút trời của đoàn quân khởi nghĩa, toà đo uý trị của nhà Hán trên đất Mê Linh phút chốc đã tan tành. Dân Mê Linh đạp bằng dinh luỹ giặc tiến xuống Luy Lâu. Trong đoàn quân trẩy đi phá quận trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về. Thành Luy Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của một biển người ào ào xung sát, dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tô Định kinh hoàng cao chạy xa bay về Nam Hải chịu tội với vua hán. Tin thắng trận dồn dập bay đi.
Đất nước sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được cả nước tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Năm Tân Sửu (41), vua Hán sai Mã Viện làm tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chí đem 20 vạn tinh binh kéo sang đánh Trưng Vương. Chỉ trong mấy trận đánh, hơn 4 vạn người Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (43).​
 
Bài tập 1 trang 51 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng

1. Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành

A. hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

B. ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

C. bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố

D. năm quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và Đạm Nhĩ.

2. Nhà Hán chiếm Âu Lạc, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao vào năm

A. 110 TCN. B. 111 TCN C.112 TCN. D. 113 TCN.

3. Nhà Hán đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ nhằm

A. đồng hoá người Việt thành người Hán.

B. mở rộng địa bàn cư trú của người Hán.

C. tăng cường mối quan hệ thân mật giữa người Hán và người Việt đế dễ cai trị.

D. tất cả các mục đích trên.

4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm

A. 40. B. 41. C. 42. D. 43.

5. Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi to lớn nhất là:

A. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu.

B. Tô Định hoảng hốt, phải lẻn trốn về Trung Quốc.

C. Quân Hán ở các quận bị đánh tan.

D. Đánh đuổi được quân xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc

Trả lời

1. A 2. B 3. A 4. A 5. D

Bài tập 3 trang 52 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Em hãy nêu những điểm chính trong chính sách cai trị nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Em có nhận xét gì về chính sách đó?

Trả lời

  • Chính sách...
    • Chia lại quận, huyện, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc (thời Triệu Đà, thời Hán).
    • Ra sức bóc lột dân ta bằng các loại thuế..và bắt cống nạp những sản vật quý...
    • Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta...
  • Nhận xét:
    • Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng...
    • Âm mưu đồng hoá dân tộc ta, xoá tên nước ta hòng sáp nhập vào Trung Quốc.
Bài tập 4 trang 52 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Trình bày ngắn gọn nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bi Trưng năm 40. Theo em mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì?

Trả lời

  • Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta (nội dung chính của chính sách...) làm cho dân ta căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
  • Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa: giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp các vua Hùng.
Bài tập 5 trang 53 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Em hãy trình bày những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trả lời

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top