• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Công nghiệp chế biến rau quả hấp dẫn thế mà sao người Việt không chịu làm?

Hide Nguyễn

Du mục số
Việt Nam sở hữu điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích thu hoạch toàn quốc cho các sản phẩm rau quả là 1,6 triệu ha. Bên cạnh đó, 46,3% dân số Việt Nam (52,9 triệu người) đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, cao hơn mức trung bình của thế giới là 30,7%.

Như một kết quả của việc đầu tư vốn thấp trong nông nghiệp, mức độ chế biến trong ngành công nghiệp rau quả chỉ là 4%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 145 doanh nghiệp chế biến rau quả tại Việt Nam. Con số này quá ít, chỉ chiếm 2,19% trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (theo số liệu của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp). Công suất trung bình đạt 826.630 tấn/năm (2013) trong khi tổng sản xuất rau quả tươi đạt 22,1 triệu tấn/năm.


15902468-1227145447371251-998487306-o-1483741231245.jpg

Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Philippines, Malaysia, rau quả chế biến cao gấp Việt Nam hàng chục lần. Cụ thể 3 nước trên có con số lần lượt là 30%, 78%, 83%.

Rau quả chế biến có thể cho giá trị gấp vài chục lần rau quả tươi

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Vinamit, từng có những chia sẻ với báo giới về sự chênh lệch giá trị giữa rau quả tươi và rau quả chế biến.

Theo ông Viên, ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu, đã mang lại sự chênh lệch lớn về lợi nhuận cho rau quả chế biến. Bởi khi đưa vào chế biến, người ta không cần phải lựa chọn rau quả đẹp nhưng giá cao, mà lấy rau quả có mẫu mã không đẹp với giá rẻ. Tuy hình thức, mẫu mã không đẹp nên không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi, nhưng chất lượng của những rau quả này rất tốt, có thể chế biến thành những loại thực phẩm giá trị cao.

Rau quả sau chế biến tạo ra giá trị cao hơn hẳn so với rau quả tươi. Một kilogram hành tây, hiện có giá bán ở chợ khoảng 7.000-8.000đ, giá do nông dân bán tại vườn là 5.000-6.000đ. Nhưng 1 kg hành tây đã được chế biến thành các sản phẩm sấy gia vị, giá tới 350.000đ chưa bao bì. Với trái cây chế biến, có thể làm tăng giá trị gấp từ 10-20 lần so với trái cây tươi.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến trên thế giới là rất lớn và đang ngày càng gia tăng vì nó phù hợp với đời sống công nghiệp bận rộn. Ví dụ, nếu không có nhiều thời gian để nấu canh, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm canh ăn liền từ rau sấy khô. Người tiêu dùng chỉ việc bỏ rau sấy khô và các gói gia vị vào tô, đổ nước sôi vào, chỉ sau vài phút là đã có tô canh thay thế tạm thời...

Với giá trị mà rau quả chế biến mang lại, thời gian tới hi vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào công nghiệp chế biến rau quả để thu lấy nguồn lợi này.

------

Song song đó, chính phủ đã có nhiều kiến tạo phát triển cho ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PT-NT) đã mời hơn 100 nhà khoa học lão thành và có cống hiến lâu năm trong ngành đến dự hội nghị để đóng góp ý kiến và hiến kế cho ngành nông nghiệp

Hội nghị lần này, Bộ NN&PT-NT mong muốn có những ý kiến đóng góp thiết thực cho ngành nông nghiệp trước những thách thức hội nhập cũng như biến đổi khí hậu trong năm 2017.

Lúa Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng thu về 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ

Tại hội nghị, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, dù GDP có tăng lên song điều ông trăn trở nhất là đời sống của nông dân vẫn còn khổ.

Trong 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu nhất nhì thế giới của Việt Nam, lúa xuất khẩu được 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ. Đó là nền nông nghiệp gia công, cơ bắp mà Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài từ thức ăn, con giống, thuốc trừ sâu cho đến phân bón...

Trong khi đó, gần đây, những giống lúa phổ biến, sử dụng nhiều nhất lại là giống lúa mà các doanh nghiệp, các nhà khoa học đã nghỉ hưu nghiên cứu. Có giống tốt thế nhưng khâu tổ chức sản xuất lại rất kém.

small-1398332245-nv-1483605023260.jpg

Lúa Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng thu về 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ. Ảnh minh họa.

Ví dụ như Viện nghiên cứu ngô có giống cho năng suất 10-12 tấn/ha nhưng bình quân năng suất ngô cả nước chỉ khoảng hơn 4 tấn/ha. “Chúng ta tự hào có hàng trăm giống lúa tốt nhưng lại chưa có thương hiệu gạo quốc gia nào cả. Mà một trong những nguyên nhân ấy là chiến lược khoa học công nghệ đề ra chưa thật trúng, lực lượng khoa học – đơn vị có thể tham mưu rất tốt cho nông nghiệp vẫn còn dựa vào Nhà nước là chủ yếu”, Giáo sư Long cho hay.

Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng, Bộ trường Bộ NN&PTNT cần có bộ phận tổng hợp, tiếp nhận các thông tin về khoa học nông nghiệp có thể qua đường dây nóng…., thậm chí nhà khoa học đang ngủ vẫn có thể nhắn tin cho Bộ trưởng khi nghĩ ra ý tưởng hay.

Nhà khoa học cũng tự trọng cao lắm, họ làm không hẳn vì tiền

GS Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, Bộ cần tận dụng các nhà khoa học đã và đang công tác trong các viện cùng tư vấn để đặt hàng, không chỉ dựa vào nhóm đề xuất ở tỉnh, ở doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm và có thể có lợi ích nhóm.

Thời gian tới, Việt Nam giảm từ 3,8 triệu ha xuống còn 3 triệu ha lúa để chuyển đổi cây trồng khác hiệu quả hơn. Vậy Bộ NN&PTNT có thể đặt hàng các nhà khoa học, tìm ra giống lúa năng suất 8-9 tấn/ha cho chất lượng gạo ngon. Bộ cấp tiền từ A tới Z. Nếu không đạt thì các nhà khoa học phải trả lại tiền.

bingo6-zing-1483605160796.jpg

Ảnh minh họa.

“Nhà khoa học cũng tự trọng cao lắm. Họ làm không hẳn vì tiền. Đề tài đưa ra, các nhà khoa học nghiên cứu kỹ kết hợp với các cộng sự có hiệu quả mới bắt tay vào làm sẽ tránh được kiểu nghiên cứu trả bài, rồi đề tài đút ngăn kéo”, GS Quý cho hay.

Cứ duy trì 13,8 triệu hộ với 78 triệu mảnh ruộng thất bại là cái chắc!

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đình Long cho rằng, cần tận dụng nguồn trí tuệ khoa học, nhân lực trong các hội, hiệp hội. Hiện một số hệ thống máy móc, cơ sở nghiên cứu ở nhiều viện đầu tư hàng triệu USD rồi bỏ đó, trong khi các tập đoàn, DN lớn muốn kết hợp sử dụng thì không được là rất lãng phí.

“Nếu coi nông nghiệp là trụ đỡ, cần phải có Viện Hàn Lâm khoa học nông nghiệp (cả nông, lâm, thủy sản, thủy lợi…) mới xứng tầm, có cơ chế cởi trói cho nhà khoa học, họ không muốn bao cấp”, ông Long cho hay.

Sau khi nghe những ý kiến từ nhà khoa học lão thành, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu nông nghiệp cứ đi theo mô-típ cũ với 13,8 triệu hộ, 78 triệu mảnh ruộng thì không thể sản xuất lớn, thất bại là cái chắc.

Bộ trưởng cho biết, sẽ mở kênh tiếp nhận đóng góp của các nhà khoa học, đồng thời, sẽ tổ chức các diễn đàn chuyên sâu, từ cây ăn quả, chăn nuôi…để tiếp thu ý kiến, nhằm đổi mới KHCN của ngành.


Sưu tầm, tổng hợp.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top