Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Từ độ mang gươm đi mở cõi. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
Bài thơ "Nhớ Bắc" của nhà cách mạng, vị tướng lừng danh thời chống Pháp trên chiến trường khu D, Huỳnh Văn Nghệ .
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch,tổng Chánh Mĩ hạ, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ).
* xuất thân trong một gia đình nghèo, từng phải sống dưới ghe trên sông Bao Ngược, gặp trận bão cuốn hết cả gia tài và hai người con đầu.
* Cha: Huỳnh Văn Tờn, biết chữ Nho, dạy võ, nhưng có lúc phải đi làm mướn (cưa gỗ), khi dược chính quyền thực dân Pháp mời ra làm hương tuần (một chức việc ở xã, trông coi việc canh phòng, tuần tra) nhưng không nhận. Sau bị rắn độc cắn chết.
* Mẹ: Đoàn Thị Hiển, sinh năm Canh Thìn (1880), làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải , nước mắm, thường đi chợ Tân Uyên để mua hàng về bán cho các làng lân cận nhu Tân Hòa, Mĩ Lộc...
Từ nhỏ đến năm 1924: Huỳnh Văn Nghệ học tiểu học tại quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Từ 1924-1930: học Trường Trung học Petrús Ký (Sài Gòn), nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Từ năm 1931, làm công chức tại Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn). Từ 1932-1939:
* Năm 1932-1938: được giác ngộ, tham gia Cách mạng trong phong trào Đông Dương Đại hội.
* Bắt đầu làm thơ, viết báo (tiếng Việt , tiếng Pháp) đang trên các báo ở Sài Gòn.
Hoạt động quân sự
Năm 1944, ông trở về nước lập khu nghĩa quân Đất Quốc tại quê hương Tân Uyên, Biên Hòa. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban kháng chiến miền Đông. Chính quyền cách mạng giao cho ông trọng trách mang hơn 10 vạn đồng (tiền Đông Dương) qua Campuchia mua vũ khí về phục vụ cách mạng nhưng hai kẻ môi giới cầm tiền đã bỏ trốn, khiến ông không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này hai kẻ môi giới lừa bịp đã bị bắt.
Cuối tháng 9 năm 1945, Sài Gòn bị Pháp chiếm, trạng sư Dương Văn Giáo, “lãnh tụ” Việt Nam phục quốc đồng minh hội, đứng ra thành lập chính phủ “Nam Kỳ Cộng hòa quốc” phục vụ cho thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo.
Tháng 5 năm 1946, Tư lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình phong cho Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 10 Huỳnh Văn Nghệ làm Khu bộ phó Khu 7 (miền Đông Nam Bộ, một trong 3 khu quân sự-hành chính ở Nam Bộ). Sau này ông được thăng chức Khu trưởng Khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7. Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Ngãi.
Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và tiếp tục công tác trong Quân đội với hàm Thượng tá, chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Chuyển sang ngạch dân sự
Rời Quân đội, Huỳnh Văn Nghệ chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ, làm Phó ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, ông là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay đã hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông lâm bệnh và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 3 năm 1977.
[sửa] "Thi tướng"
Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".
Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:
Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…
Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").
Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.
Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998. Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.
Tháng 12/2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng Nai và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tại thị xã Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương.
Bản 1.
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên (?)
Bản 2 .
Nhớ Bắc
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Rồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.)
Sưu tầm.
Bài thơ "Nhớ Bắc" của nhà cách mạng, vị tướng lừng danh thời chống Pháp trên chiến trường khu D, Huỳnh Văn Nghệ .
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch,tổng Chánh Mĩ hạ, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ).
* xuất thân trong một gia đình nghèo, từng phải sống dưới ghe trên sông Bao Ngược, gặp trận bão cuốn hết cả gia tài và hai người con đầu.
* Cha: Huỳnh Văn Tờn, biết chữ Nho, dạy võ, nhưng có lúc phải đi làm mướn (cưa gỗ), khi dược chính quyền thực dân Pháp mời ra làm hương tuần (một chức việc ở xã, trông coi việc canh phòng, tuần tra) nhưng không nhận. Sau bị rắn độc cắn chết.
* Mẹ: Đoàn Thị Hiển, sinh năm Canh Thìn (1880), làm nghề gánh hàng bán cau khô, vải , nước mắm, thường đi chợ Tân Uyên để mua hàng về bán cho các làng lân cận nhu Tân Hòa, Mĩ Lộc...
Từ nhỏ đến năm 1924: Huỳnh Văn Nghệ học tiểu học tại quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Từ 1924-1930: học Trường Trung học Petrús Ký (Sài Gòn), nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Từ năm 1931, làm công chức tại Sở Hỏa xa Đông Dương (Sài Gòn). Từ 1932-1939:
* Năm 1932-1938: được giác ngộ, tham gia Cách mạng trong phong trào Đông Dương Đại hội.
* Bắt đầu làm thơ, viết báo (tiếng Việt , tiếng Pháp) đang trên các báo ở Sài Gòn.
Hoạt động quân sự
Năm 1944, ông trở về nước lập khu nghĩa quân Đất Quốc tại quê hương Tân Uyên, Biên Hòa. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban kháng chiến miền Đông. Chính quyền cách mạng giao cho ông trọng trách mang hơn 10 vạn đồng (tiền Đông Dương) qua Campuchia mua vũ khí về phục vụ cách mạng nhưng hai kẻ môi giới cầm tiền đã bỏ trốn, khiến ông không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này hai kẻ môi giới lừa bịp đã bị bắt.
Cuối tháng 9 năm 1945, Sài Gòn bị Pháp chiếm, trạng sư Dương Văn Giáo, “lãnh tụ” Việt Nam phục quốc đồng minh hội, đứng ra thành lập chính phủ “Nam Kỳ Cộng hòa quốc” phục vụ cho thực dân Pháp. Huỳnh Văn Nghệ đã trực tiếp tham gia bắt sống Dương Văn Giáo.
Tháng 5 năm 1946, Tư lệnh Nam Bộ Nguyễn Bình phong cho Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 10 Huỳnh Văn Nghệ làm Khu bộ phó Khu 7 (miền Đông Nam Bộ, một trong 3 khu quân sự-hành chính ở Nam Bộ). Sau này ông được thăng chức Khu trưởng Khu 7 kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7. Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh nổi tiếng với bí danh Tám Ngãi.
Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và tiếp tục công tác trong Quân đội với hàm Thượng tá, chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Chuyển sang ngạch dân sự
Rời Quân đội, Huỳnh Văn Nghệ chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ, làm Phó ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, ông là Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay đã hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ông lâm bệnh và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 3 năm 1977.
[sửa] "Thi tướng"
Không chỉ là một chỉ huy quân sự tài ba, ông còn là một nhà thơ có những vần thơ in đậm trong tâm trí người đọc. Đồng đội và nhân dân miền Nam gọi ông là "Thi tướng rừng xanh".
Ở Huỳnh Văn Nghệ nhiệm vụ chiến sĩ và sứ mệnh thi sĩ đã hoà quyện với nhau, như chính lời ông viết:
Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,
Không phân biệt lúc mài gươm múa bút.
Đời chiến sĩ máu hoà lệ, mực
Còn yêu thương là chiến đấu không thôi
Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi
Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.
Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,
Lòng ta say chiến trận đến thành thơ…
Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động. Bài thơ Nhớ Bắc của ông làm tại Chiến khu Đ năm 1946 với 4 câu tuyệt bút mở đầu đã được nhiều thế hệ người Việt Nam truyền tụng:
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
(Câu cuối có một số bản chép là "Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long". Tuy nhiên sau này đã được đính chính lại đúng nguyên tác là "trời Nam").
Bài thơ kết thúc bằng 4 câu mang nặng tình với đất nước:
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.
Gần 50 bài thơ của ông đã được chọn in trong tập Thơ văn Huỳnh Văn Nghệ, NXB Đồng Nai, 1998. Ngoài ra ông còn viết truyện ký, tự truyện được tập hợp trong hai tập sách Quê hương rừng thẳm sông dài và Những ngày sóng gió.
Tháng 12/2006, các tập thơ Chiến khu xanh, Bên bờ sông xanh, Rừng thẳm sông dài. được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Đầu năm 2007, tỉnh Bình Dương phối hợp với tỉnh Đồng Nai và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Huỳnh văn nghệ - Cuộc đời và sự nghiệp tại Nhà Lưu niệm Huỳnh Văn Nghệ, thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tại thị xã Thủ Dầu Một, có một con đường mang tên Huỳnh Văn Nghệ. Và cũng để tưởng nhớ công lao của một vị tướng - một nhà thơ, tỉnh Bình Dương đã quyết định thành lập Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ của tỉnh Bình Dương.
Bản 1.
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước rồng tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên (?)
Bản 2 .
Nhớ Bắc
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Rồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta.)
Sưu tầm.