• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Cấu trúc rẽ nhánh - Bài 9

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Cấu trúc rẽ nhánh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh nhé!

Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh.png

Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh

1. Rẽ nhánh

Ví dụ 1: Để giải phương trình bậc hai: ax2 +bx +c = 0 (a \(\neq\) 0 ) ta phải: Tính Delta = b*b - 4*a*c
- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.
- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.
Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm, ngược lại phương trình có nghiệm.
Ta có mệnh đề sau:
- Nếu ... thì ... (Dạng thiếu)
- Nếu ... thì ... nếu không thì ... (Dạng đủ)

Cấu trúc này được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.

2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng mệnh đề thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai dạng câu lệnh if-then:
a. Dạng thiếu
Cú pháp: If < Điều kiện > then < Câu lệnh >;
Trong đó:
+ Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.
+ Câu lệnh: Là một câu lệnh của Pascal.
Sơ đồ:
Giải Tin học 11: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh - Chi tiết, hay nhất

Hình 1. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Ví dụ 2:
if Delta < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.');
b. Dạng đủ
Cú pháp:
If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >
else < Câu lệnh 2 >;
Trong đó:
+ Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.
+ Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal.
Sơ đồ:
Giải Tin học 11: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.
Chú ý 1: Trước từ khóa Else không có dấu chấm phẩy ( ; )
Ví dụ 3:
PHP:
Giải Tin học 11: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh - Chi tiết, hay nhất (ảnh 3)

3. Câu lệnh ghép

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:
Begin
< Các câu lệnh >;
End;
Chú ý 2: Sau END phải có dấu chấm phẩy ( ; )
Ví dụ 4:
PHP:
Giải Tin học 11: Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh - Chi tiết, hay nhất


Tổng kết: Các bạn vừa tham khảo cấu trúc rẽ nhánh cùng với câu lệnh if-then, câu lệnh ghép qua bài 9: cấu trúc rẽ nhánh.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top