Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam phát triển nhảy vọt

Hide Nguyễn

Du mục số
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang bùng nổ, tác động đến nhiều quốc gia, Chính phủ các nước đang hết sức quan tâm và đã chủ động ban hành các chiến lược phát triển 4.0 cho riêng mình. Tiêu biểu trong số đó là Đức với chiến lược Industry 4.0, Mỹ với Liên minh Internet công nghiệp, Hàn Quốc với iKorea 4.0 và Trung Quốc với Made in China 2025…

Sáng 13/7, tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đã đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018 với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì sự kiện.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018. Ảnh: Trọng Đạt.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa để các vị lãnh đạo Việt Nam lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp cho việc hoạch định chủ trương, chính sách Quốc gia trong thời gian tới. Sự kiện này cũng hướng đến mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về CMCN lần thứ 4.



Các đại biểu cắt băng khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp thông minh - Industry 4.0 Summit 2018. Ảnh: Trọng Đạt.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lược mang tính quốc gia để chủ động tham gia có hiệu quả vào cuộc CMCN có tính đột phá này.

Tại Việt Nam, Bộ Chính trị Khoá 12 đã nêu rõ nhiệm vụ sớm xây dựng chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ 4. Trong đó, xác định rõ quan điểm tận dụng tối đa lợi thế một nước còn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc CMCN lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh và chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, phát triển công nghiệp CNTT, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo phát triển, công nghiệp chế biến chế tạo là trung tâm, phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá, chú trọng phát triển công nghiệp xanh.


"Robot công dân" đầu tiên trên thế giới - Sophia - trả lời các câu hỏi tại Diễn đàn Industry 4.0 Summit 2018. Ảnh: Trọng Đạt.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4. Sau hơn một năm triển khai, kết quả thu được đã có đóng góp tích cực và quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những thách thức và cơ hội của cuộc CMCN 4.0 là những là cách thức chung của các quốc gia. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó ngày càng lớn.

CMCN 4.0 mở cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững và là cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc cách mạng này còn mang lại niềm vui cho các nước đang phát triển, có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng đắn và bắt kịp trình độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về công nghệ, tình trạng dư thừa về lao động và sự bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại CMCN 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, an ninh không gian mạng và vấn đề tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia. Điều này đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt nhất để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.

Xuất phát từ những phân tích trên, Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam nhận thấy cần phải có chủ trương, chính sách mang tính chất tổng thể, đột phá, mạnh mẽ và tạo đột phá hơn nữa để Việt Nam có thể nắm được cơ hội, vượt qua thách thức, chủ động tham gia có hiệu quả vào CMCN lần thứ 4.

Diễn đàn này là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa để các vị lãnh đạo Việt Nam lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp cho việc hoạch định chủ trương, chính sách Quốc gia trong thời gian tới. Sự kiện này cũng hướng đến mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về CMCN lần thứ 4.


Trọng Đạt

Vietnamnet
 
Sửa lần cuối:
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã và đang tích cực triển khai các công việc được giao. Trong số này bao gồm có ba nhiệm vụ chính.

Buổi trao đổi giữa Bộ TT&TT và Bộ KH&CN về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm hướng đến cuộc CMCN 4.0. Ảnh: Trọng Đạt

Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng CNTT, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, đáp ứng bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng.

Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông chú trọng hoàn thiện mạng di động 4G. Bảo đảm cung cấp dịch vụ ổn định trên toàn quốc từ năm 2018. Ngoài ra, có chính sách nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G, đáp ứng yêu cầu của công nghệ kết nối Internet vạn vật (IoT).

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết quý I/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai, lắp đặt 40.000 trạm 4G tại Việt Nam. Trong số này, có doanh nghiệp đã hoàn thành việc cung cấp vùng phủ sóng tới 95% dân số. Bộ TT&TT mới đây cũng đã công bố kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại khu vực Hà Nội đối với hai nhà mạng MobiFone và Viettel.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới mà Bộ TT&TT sẽ thực hiện là việc triển khai lộ trình tắt sóng truyền hình tương tự. Điều này là để giải phóng băng tần 700 MHz, dùng cho thông tin di động IMT. Việc tiếp theo là từng bước tiến hành nghiên cứu và quy hoạch tái sử dụng băng tần này.

Để phục vụ cho cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Bộ cũng đang tiến hành sửa đổi và hoàn thiện Danh mục các sản phẩm CNTT trọng điểm theo hướng hỗ trợ CMCN 4.0. Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu để hướng tới việc hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất sản phẩm CNTT.


Trong thời gian gần đây, Bộ TT&TT cũng thường xuyên tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố cho mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đồng thời tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên mạng ứng cứu sự cố. Bộ cũng từng bước thúc đẩy việc gắn kết ứng dụng CNTT và cải cách hành chính giai đoạn 2017 – 2020, góp phần xây dựng nền móng cho Chính phủ điện tử.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ về thực tế triển khai cuộc CMCN 4.0 ở Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Với nhiệm vụ thứ hai trong Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm về công nghiệp CNTT-TT. Bên cạnh đó là việc ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an ninh thông tin.

Bộ TT&TT cũng triển khai nghiên cứu phát triển hệ thống nghiên cứu dữ liệu lớn, nền tảng IoT mở, các đề tài cấp bộ về an toàn thông tin, đô thị thông minh, triển khai IPv6, hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT. Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 4G.

Trước những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, Bộ TT&TT cũng đang thực hiện công tác truyền thông, giúp cho người dân, doanh nghiệp có nhận thức đúng về cuộc CMCN 4.0, hiểu được rõ những nguy cơ và lợi ích của cuộc cách mạng.

Khép lại buổi làm việc, cả hai Bộ đã thống nhất về việc Bộ TT&TT, cùng với Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ là nơi xây dựng nên nền móng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây cũng là cơ sở để các bộ sản xuất như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp hay Bộ Công thương chuyển mình, nhằm bắt kịp với xu thế của cuộc CMCN 4.0. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần một kịch bản chiến lược quốc gia với sự tham gia của tất cả các bộ ngành trong thời gian tới.

Trọng Đạt
Vietnamnet
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top