• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Các cấp tổ chức của thế giới sống - Bài 1- Sinh học 10

singaling

New member
Xu
0
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ: Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

SINH HỌC LỚP 10 BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

* Nội dung cơ bản:

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Cấp tổ chức dưới tế bào:
Nguyên tử
->Phân tử -> Bào quan
- Cấp từ tế bào trở lên: TB là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống.
TB
-> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã > Sinh quyển

II. Đặc điểm tổ chức của thế giới sống:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

- Cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức bên trên.
- Cấp trên có những đặc điểm nổi trội.

2. Cấu trúc phù hợp với chức năng:

VD: hồng cầu.

3. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

- Mở: có sự trao đổi chất
- Tự điều chỉnh
VD: phản ứng điều hòa thân nhiệt của cơ thể.

4. Thế giới sống liên tục tiến hóa:

- Thế hệ sau có sự kế thừa và thích nghi hơn thế hệ trước.

- Nhờ có sự tiến hoá của sinh vật, thế giới sống trở nên đa dạng và phong phú.

* Một số câu hỏi:

1. Với mỗi cấp độ tổ chức hãy lấy một ví dụ minh họa.
2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống?
3. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có ý nghĩa gì?
4. Lấy ví dụ minh họa đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của thế giới sống.

=> Đáp án:
Hồi sau sẽ rõ :) Mọi người hãy cùng giải đáp đã nhé.

Xem tiếp: Sinh học 10
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hz0

New member
Xu
0
^^

Chúng em rất cảm ơn các bài hệ thống kiến thức của cô giáo ạ.! :sweet_kiss:
Em thích học Sinh nhưng học ko giỏi, em xin làm thử mấy câu xem sao, mong được cô và các bạn góp ý thêm ạ


1. Với mỗi cấp độ tổ chức hãy lấy một ví dụ minh họa.
Dưới TB -> TB -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã > Sinh quyển

phân tử hemoglobin -> TB máu -> phổi -> hệ hô hấp -> con mèo -> đàn mèo ^^ -> nông trại :canny::byebye:
2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống?

Vì TB là nơi diễn ra các hoạt động cơ bản nhằm duy trì sự sống : trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng...

3. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có ý nghĩa gì?
Là cơ sở cho sự phát triển về số lượng và chất lượng trong giới sinh vật :D :canny:
4. Lấy ví dụ minh họa đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của thế giới sống.

em lấy luôn VD TB hồng cầu như cô ở trên ạ.
Cấu trúc của nó bao gồm nhiều phân tử hemoglobin ( công thức HH của nó thì em ko nhớ cô ạ :after_boom:) có khả năng nhận Oxi và khi vào TB gặp môi trường áp suất thay đổi sẽ nhả Oxi ra để cung cấp cho sự hô hấp.

Em nhớ có vậy thôi ạ :canny:
 

zucchini

New member
Xu
0
Tớ bổ sung câu 4 của HzO: Hồng cầu ko có nhân và cấu trúc lõm 2 mặt => mang đc n` oxi hơn
Và câu 2: vì mọi sinh vật (trừ virus) đều có cấu tạo tế bào. Các tế bào tuy có cấu trúc khác nhau nhưng đều có 3 thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân, đc cấu tạo từ một số nguyên tố nhất định. Các phân tử & đại phân tử chỉ thực hiện chức năng sống khi hoạt động trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn
 

singaling

New member
Xu
0
1. Với mỗi cấp độ tổ chức hãy lấy một ví dụ minh họa.
Dưới TB -> TB -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã > Sinh quyển

phân tử hemoglobin -> TB máu -> phổi -> hệ hô hấp -> con mèo -> đàn mèo ^^ -> nông trại :canny::byebye:

Phân tử hemoglobin thì đúng rồi, đó là một loại protein. Nhưng TB máu thì chưa chính xác, bạn có thể lấy ví dụ: hồng cầu, bạch cầu...

Còn mô, ví dụ là gì hả Hz0? ;-)

Ví dụ cho các cấp độ tổ chức từ quần thể trở lên thì thuộc kiến thức Sinh thái học rồi, chúng ta không bàn ở đây vội nhé. Hẹn lên lớp 12 :D


2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống?

Vì TB là nơi diễn ra các hoạt động cơ bản nhằm duy trì sự sống : trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng...

Câu này bạn trả lời gần đúng đó. Chính xác hơn là: Tế bào là đơn vị cấu trúc thấp nhất có đầy đủ các đặc tính của sự sống: trao đổi chất, "sinh sản"... ("sinh sản" cho trong ngoặc kép nhé :D)

3. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có ý nghĩa gì?
Là cơ sở cho sự phát triển về số lượng và chất lượng trong giới sinh vật :D :canny:

Chẳng có một cơ quan, một tổ chức nào mà lại không có thứ bậc cả, tại sao vậy nhỉ? ;-)


4. Lấy ví dụ minh họa đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của thế giới sống.
em lấy luôn VD TB hồng cầu như cô ở trên ạ.
Cấu trúc của nó bao gồm nhiều phân tử hemoglobin (công thức HH của nó thì em ko nhớ cô ạ :after_boom:) có khả năng nhận Oxi và khi vào TB gặp môi trường áp suất thay đổi sẽ nhả Oxi ra để cung cấp cho sự hô hấp.

Em nhớ có vậy thôi ạ :canny:
Bạn nên nói là: Hồng cầu có nhiều phân tử hemoglobin, chứ không nên nói là "bao gồm", dễ hiểu nhầm là chỉ có hemoglobin chứ chả còn gì nữa. Hemoglobin có trong bào tương của hồng cầu.

Và lưu ý là việc nhả và nhận oxi của hemoglobin không phải nhờ cơ chế thay đổi áp suất môi trường đâu nhé.


Tớ bổ sung câu 4 của HzO: Hồng cầu ko có nhân và cấu trúc lõm 2 mặt => mang đc n` oxi hơn
Và câu 2: vì mọi sinh vật (trừ virus) đều có cấu tạo tế bào. Các tế bào tuy có cấu trúc khác nhau nhưng đều có 3 thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân, đc cấu tạo từ một số nguyên tố nhất định. Các phân tử & đại phân tử chỉ thực hiện chức năng sống khi hoạt động trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn

Bạn bổ sung câu 4 rất tốt, tuy nhiên mình xin sửa lại một chút: cấu trúc lõm 2 mặt làm tăng diện tích tiếp xúc của tế bào hồng cầu, từ đó hemoglobin dễ dàng "làm việc" hơn, nhiều hemoglobin tiếp xúc được với oxi hơn (tức là hồng cầu mang đc nhiều oxi hơn như bạn nói); việc không có nhân giúp hồng cầu nhẹ và di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra cấu trúc lõm 2 mặt còn có một ý nghĩa khác nữa cơ, hãy tìm hiểu thêm nhé.

Câu 2 thì mình đã trả lời ở trên rồi. Mình chỉ xin lưu ý bạn một điều: người ta lấy tiêu chí "có cấu tạo tế bào" để xác định xem một đơn vị cấu trúc có phải là sinh vật hay không, chứ không phải ngược lại, vì "mọi sinh vật đều có cấu tạo tế bào" nên lấy tế bào làm đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống đâu. Chú ý chữ "cơ bản"... Và cũng vì thế nên virus không được coi là sinh vật đâu bạn nhé.
 

shingshingcao

New member
Xu
0
Thưa cô, tại sao sinh vật vô cùng đa dạng nhưng lại có những đặc điểm chung nhất định? và tại sao các loài sinh vật có đặc điểm chung nhưng lại vô cùng đa dạng? :D xin cảm ơn cô nhiều
 
H

HuyNam

Guest
2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống?

– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị…
 

BichKhoaSHop

Korean Beauty Care
Xu
0
Tổ chức thế giới sống trong tự nhiên là hình mẫu để tổ chức thế giới sống xã hội học hỏi rất nhiều. Ví dụ, quần thể ong, quần thể báo,...
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top