Bí quyết thành doanh nghiệp triệu đô

vosong

New member
Xu
0
"Con đường ngắn nhất để trở thành doanh nghiệp triệu đô là chinh phục được trái tim khách hàng và khẳng định giá trị qua chất lượng", GS Tom Cannon - một trong những nhà vạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới. Ông được coi là một trong những nhà vạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới và là giám đốc của Công ty Ideopolis - một doanh nghiệp thuộc danh sách nhiều triệu đô của Anh. Ông đã kể ra rất nhiều câu chuyện thực tế về con đường đưa doanh nghiệp của mình trở nên thịnh vượng của nhiều triệu phú và tỷ phú đôla, trong đó có những người là bạn thân, là cộng sự của ông.

Những tấm gương tỷ phú

GS Tom Cannon bắt đầu hóm hỉnh nói, cách nhanh nhất và dễ nhận biết nhất để trở thành triệu phú đôla là... có cha hay mẹ là triệu phú, tủ phú đôla! Đó là trường hợp tỷ phú phú Hy Lạp Stelios, chủ sở hữu hãng hàng không giá rẻ EasyJet.

Năm 1995 khi mới 28 tuổi, Stelios đã quyết định thành lập hãng hàng không giá rẻ EasyJet từ 5 triệu bảng Anh vay mượn của người cha là một tỷ phú ngành tàu biển người Hy Lạp. Sau hơn mười năm hoạt động, hiện nay EasyJet được xem là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Âu với gần 100 máy bay và doanh thu vượt quá một tỷ bảng Anh mỗi năm.

Còn nếu không "giàu từ trong nôi" như thế thì phải tự thân vận động, biết nắm bắt mọi cơ hội đến với mình để đạt mục tiêu cụ thể đặt ra từ khi khởi nghiệp là trở thành một doanh nghiệp nhiều triệu đôla.

Một ví dụ tiêu biểu là Richard Branson, một nhà công nghiệp của Anh, ông chủ của hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Anh và châu Âu Virgin Atlantic Airways, nay là người giàu thứ 261 trên thế giới (theo đánh giá của Forbes 2009).

Tỉ phú Richard Branson từng đứng ra xuất bản một tạp chí có tên là Student (Sinh viên) năm 16 tuổi, từng làm nghề lái taxi, lập chuỗi cửa hàng ghi băng đĩa và con đường đưa ông trở thành triệu phú đôla bắt đầu tư khi khai thác thương hiệu "Virgin" với Hãng hàng không giá trẻ Virgin Atlantic Airways và Hãng sản xuất âm nhạc Virgin Records.

Steve Jobs, cha đẻ của "quả táo cắn dở" Apple đã thành công với khả năng nhìn trước tương lai. Tý phú này không đi vào "đại dương đỏ", tức là nơi đã có đủ mặt các đối thủ sừng sỏ trong làng viễn thông di động, thiết bị giải giải trí cầm tay như Nokia, Samsung, Motorola... mà đi theo chiến lược "đại dương xanh", tức là tìm kiếm con đường mới, cách thức mới để tiếp cận thị trường. Các sản phẩm đa chức năng, thể hiện phong cách như iPod, iPhone vì thế đã ra đời.

Muốn thành công và trở nên giàu có thì hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể, biểu đạt rõ mong muốn của mình bằng con số, bằng hành động và hãy học hỏi từ chính những người giỏi nhất, kể cả thành công cũng như thất bại của họ. Đó là điều GS Tom Cannon muốn nói qua các câu chuyện về thực tế làm giàu từ những con người cụ thể.

Nguyên tắc "triệu đô"

"Có những người trở thành tỷ phú nhờ viết hồi ký. Họ có thể thay đổi, chỉnh sửa hồi ký của mình qua nhiều lần, nhưng những điểm cốt lõi, những nguyên tắc chung vẫn được giữ nguyên", GS Tom Cannon chia sẻ.

Một số nguyên tắc đảm bảo cho việc xây dựng doanh nghiệp triệu đô:

Trước hết, theo Tom Cannon, doanh nghiệp triệu đô không thể không nghĩ dài, hành động nhanh. Nếu có tầm nhìn dài hạn và hành động càng nhanh để giảm bớt hao phí, rút ngắn khoảng cách thì sớm vượt trước trong cuộc chơi. Ông ví dụ về một tỷ phú nhờ đoán biết quy định cấm uống rượu sẽ sớm bị bãi bỏ ở Mỹ, người ta sẽ quay trở lại sản xuất rượu một cách ồ ạt mà đã nghĩ đến việc sản xuất những chiếc thùng đựng rượu bằng gỗ, thu được nguồn lợi rất lớn và lâu dài.

Phải biết tìm kiếm các đối tác thân thiết để chia sẻ rủi ro, chia sẻ những viễn cảnh và sứ mệnh với mình, nhất là trong những dự án lớn, những ý tưởng lần đầu tiên thực hiện. Đó là nguyên tắc mà các ngân hàng, các hãng cho thuê hay cổ đông chiến lược có thể trở thành những người chung lưng đấu cật cùng mình trong xây dựng sự nghiệp.

Khi theo đuổi ngành nghề, lĩnh vực gì thì hãy chú đến từng đôla, từng chi tiết từ nhỏ đến lớn để có thể liên tục cải tiến và tối ưu hóa quy trình, sản phẩm. Việc nhận thức rõ giá trị của đồng tiền là rất quan trọng và vì thế mà như GS Tom Cannon nói "trong kinh doanh, tiền mặt mới là cái đáng nói".

Phải chú ý đặc biệt đến mối quan hệ hai chiều giữa người mua và người bán để luôn tìm ra những giải pháp marketing tốt nhất. Tom Cannon đã kể ra mẩu chuyện nhỏ về người bạn của mình, tỷ phí Richard Branson đã quan tâm tới từng chi tiết nhỏ để làm vừa lòng khách hàng của mình như thế nào. Đó là khi khách hàng phải xếp hàng mua vé máy bay, ông đã đích thân đem vé ra bán cho từng người.

Sau đó rất nhiều khách hàng tự đi loan tin rằng mình đã được trực tiếp mua vé từ tay ngài Richard Branson. Thực ra Richard biets rất rõ hành vi của mình, nhưng ông vẫn nói đùa: "Biết vậy tôi đã thuê mấy cậu giống tôi đi bán vé như thế".

Bài học ở đây là hãy đặt tình yêu và niềm tin rằng sản phẩm của mình sẽ luôn mang lại lợi ích nào đó cho khách hàng của mình.

GS Tom Cannon nói, ở Anh có một câu quen thuộc: Có một số người ngồi nghĩ về tương lai, ngồi nhìn về tương lai, nhưng chỉ một số người hành động vì tương lai. Doanh nghiệp triệu đô là không phải doanh nghiệp đứng trong số đông chỉ biết nhìn, nghĩ và cả ngồi ngắm nhìn khách hàng của mình đến với người khác! Phải làm chủ những gì bạn tin sẽ có thể xảy ra.

Google phát triển, thu hẹp thị phần của Microsoft trong vương quốc Internet biến đổi không ngừng. Bây giờ Google đang thấy những người mới đến như Facebook hay Youtube đang chiến lĩnh lãnh địa của mình. Vì thế, trong thời đại hôm nay càng cần phải nhìn xa, trông rộng và hành động. Nếu muốn xây dựng doanh nghiệp triệu đôla thì hãy chú ý đến những người trẻ, chú ý đến khả năng đóng góp của họ và phải hiểu được khách hàng trẻ. "Ở VN có cơ hội tốt cho điều này mà ở Anh cũng không có được, đó là các bạn có một dân số trẻ, rất giàu tiềm năng", GS Tom Cannon nói.

Để tóm lại, GS Tom Cannon tổng kết qua ba điểm chính yếu để có thể trở thành doanh nghiệp triệu đô, đó là: kiểm soát được những gì mình đang làm và sản phẩm của mình từ những chi tiết nhỏ; tập trung làm việc và biết tận dụng sức mạnh của người khác.

Xoay quanh những điều đó, doanh nghiệp triệu đô chính là doanh nghiệp luôn hướng đến những giá trị lâu dài, bền vững và phải làm việc chăm chỉ. "Nếu bỏ tâm sức ra học hỏi thêm thì sẽ cắt ngắn được con đường đi đến thành công của mình. Sẽ không có thành công nào dễ dàng, đều phải bỏ mồ hôi công sức để đạt được. Nếu không chịu đau thì sẽ không đạt được gì!", vị giáo sư cũng là doanh nhân nổi tiếng đến từ Anh nói.

Theo Vnn
 
Nhìn bạn bè tự hào khoe việc thăng tiến trong công việc, tiền lương, tiêng thưởng quá "đỉnh", vừa mừng cho bạn nhưng cũng chợt buồn cho mình mãi lẹt đẹt như lúc mới đi làm.

Làm thế nào để thay đổi mức lương và được ngồi vào những chiếc ghế cao hơn? Hãy biết cách phát huy thế mạnh, vạch kế hoạch cho tương lai và cố gắng thực hiện chúng ngay hôm nay.

1. Biết bản thân muốn gì?


Công việc của bạn không thể trôi chảy và thành công nếu như bạn không biết mình muốn gì và làm việc chỉ như một cái máy. Hãy tự hỏi lòng xem mình muốn gì. Khi đã có câu trả lời thì mới đến giai đoạn bạn hết lòng với những ước muốn của mình.
thanhcong.jpg

Người thành công là người biết đặt ra cho mình các mục tiêu và cố gắng hoàn thành tốt các mục tiêu đó


2. Phát huy thế mạnh

Mỗi người có một thế mạnh riêng, không ai có thể giỏi giang trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, bạn cũng hãy xem xét xem điểm mạnh của mình là gì để phát huy nó. Thế mạnh của mỗi người bao hàm năng khiếu bẩm sinh cộng thêm quá trình trau dồi, rèn luyện. Có năng khiếu để trau dồi thì sẽ rút bớt được thời gian bạn tìm và học hỏi những cái chưa có. Song song với nó, bạn cũng hãy nhìn nhận những gì hạn chế, thiếu sót để tìm cách khắc phục.

3. Chọn việc đúng sở trường

Công việc sẽ thuận lợi hơn khi đúng với sở thích của bạn. Được làm công việc mình thích, dù khó khăn nhưng bạn sẽ cố gắng vượt qua. Thành quả đạt được qua bao khó khăn, gian khổ sẽ nhân niềm vui của bạn lên nhiều lần.

4. Đặt mục tiêu trong công việc

Người thành công là người biết đặt ra cho mình các mục tiêu và cố gắng hoàn thành tốt các mục tiêu đó. Việc đặt ra kế hoặch và từng bước thực hiện chúng giúp bạn biết mình đã đi và đang đứng ở vị trí nào trong mục tiêu bạn bạn đã đặt ra. Không có mục tiêu trong cuộc sống cũng có thể ví như con tàu lênh đênh trên biển mà không biết đâu là bến đỗ.

5. Thái độ làm việc

Bạn hãy ngẫm nghĩ lại xem mình đang làm việc với thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm cao hay thường để "nước đến chân mới nhảy". Lúc làm việc độc lập bạn có hoàn thành công việc theo đúng thời hạn sếp giao không? Khi phân chia công việc theo nhóm, bạn có là người để mọi người phải chờ đợi, thúc giục?

6. Kiêu hãnh

Coi công việc là quan trọng và kiêu hãnh với những gì mình làm cũng như những thành quả đạt được bạn mới dễ thành công. Bên cạnh đó, niềm kiêu hãnh này sẽ giúp bạn không ngừng học hỏi những kiến thức mới để hoành thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, không vì những thành quả đạt được mà bạn cho mình cái quyền tự kiêu nhé!

7. Đam mê

Đam mê là yếu tố quyết định rất lớn sự thành công trong công việc. Niềm đam mê khiến người ta có thể quên mình vì công việc. Họ cần mẫn, chăm chỉ như con ong đi tìm mật ngọt vậy.

8. Linh hoạt

Trong cuộc sống, không gì có thể đúng những khuôn thước nhất định nào đó, dù cố gắng lắm thì cũng phải suy suyển ít nhiều. Trong công việc cũng vậy, công việc không thể nào tiến triển như suy nghĩ chủ quan của ta. Vậy nên, với từng trường hợp công việc cụ thể, bạn cũng hãy thay đổi linh hoạt theo chúng sao cho đạt chất lượng tốt nhất.

9. Biết kiềm chế

Môi trường trong công sở cũng như một xã hội thu nhỏ, cũng có người này người kia và nhiều vấn đề phức tạp "dây" vào bạn. Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng hãy biết tự kiềm chế mình để không giải quyết những vấn đề phát sinh thêm hơn lúc ban đầu. Không đôi có không có nghĩa là bạn lép vế và nhận mình sai. Hãy giải quyết vấn đề khi đồng nghiệp bình tĩnh, như vậy mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn nhiều.

10. Không chỉ quan tâm tới tiền bạc

Mỗi người đi làm, ngoài công danh, niềm đam mê thì tiền bạc cũng là một vấn đề quan trọng. Không ai có thể sống và làm việc tốt nếu vấn đề cơ bản như cơm áo gạo tiền lúc nào cũng đeo đẳng trong đầu. Tuy vậy, bạn cũng không nên đặt vấn đề tiền bạc này lên trên tất cả mọi điều. Trước tiên, hãy khéo léo vun vén cuộc sống trong mức lương của mình và dồn sức cho công việc. Những thành quả đạt được sẽ làm sếp bạn phải thán phục, chắc chắn sẽ làm mức thu nhập của bạn cao hơn.

11. Quan hệ tốt với đồng nghiệp

Đồng nghiệp chính là người hỗ trợ sự thành công trong công việc của bạn, vì vậy hãy tôn trọng và hòa đồng với tất cả mọi người. Có được "nhân hòa", bạn chỉ cần thiên thời và địa lợi là "phất" thôi.

12. Được lòng sếp

Một nhân viên có trình độ, chăm chỉ, cầu tiến và được đồng nghiệp yêun mến thì không có lý do gì để không được sếp quan tâm, tạo những điều kiện tốt để bạn thuận lợi hơn trong công việc và cân nhắc lên một vị trí cao hơn.

Theo
mythuat.gif
 
Kỹ năng dành cho bạn trẻ:


40045929-40280sm.jpg

Đọc sách nhiều là một trong những khởi đầu đi đến thành công

Bắt đầu ở đâu? Bạn cần những gì... Sự thành công cần có một nền tảng vững chắc và bạn có thể xây dựng được những điều đó!

Bắt đầu. Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng con đường đến với thành công bắt đầu tại... điểm khởi đầu. Nếu đọc kỹ điều này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã bỏ qua những bước ban đầu tốt đẹp cho mình - nhưng đừng lo lắng. Sẽ không bao giờ quá trễ để bắt đầu lại hay cố gắng phấn đấu cho điều gì. Bạn hãy bắt đầu tại điểm cao nhất của bạn, như: ngành học bạn yêu thích, công việc bạn muốn làm, lĩnh vực nào bạn có khả năng nhất...

Giáo dục. Bạn không bao giờ có thể đánh giá đúng mức sự quan trọng của một nền giáo dục tốt, tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng đánh giá quá cao một cách dễ dàng sự quan trọng của nó. Nhưng nếu học quá nhồi nhét đôi lúc cũng cản trở mọi người trong việc chinh phục những ước mơ của họ.
Một số người học một lĩnh vực nào đó rất sớm, chỉ vì sở thích của họ và sau đó họ nhận ra rằng họ muốn học những cái khác. Không gì quá trễ để bạn quay trở lại trường đi học.

Sự giáo dục rộng và đa dạng. Một số người trẻ luôn tạo cho chính mình áp lực để có thể vượt trội hơn người cùng trang lứa, nhưng lại lơ là trong các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, khoa học hay cả chuyện đi du lịch. Những chính khách vĩ đại nhất và những thương gia là những người từng trải, đọc nhiều, đi nhiều nơi... Những gì còn hổng trong kiến thức của bạn, bạn hãy cố gắng bổ sung chúng bằng cách học hỏi từ ai đó. Nếu bạn giới hạn khả năng hiểu biết và những kỹ năng của bạn để chỉ chăm chú vào công việc hiện tại của bạn, bạn sẽ tự nhận thấy sự giới hạn của mình trên con đường thênh thang của tương lai.

Có những mối quan hệ. Khi bạn đang trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình, thật dễ dàng khi tập trung cao độ trong những nhiệm vụ trước mắt của bạn. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ mọi thứ không cần thiết và hướng đến việc thu nhận thêm kiến thức xã hội và có những mối quan hệ với những người có thể sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong tương lai.

Tạo ấn tượng. Lưu ý rằng không cần thiết tạo ấn tượng "vĩ đại" ngay lúc ban đầu, đơn giản là tránh tạo ra một ấn tượng... không tốt. Hãy cố gắng tạo một ấn tượng gì đó bằng chính con người thật của bạn, như sự thông minh, điềm đạm hoặc cả sự giản dị, hòa đồng... Nếu mọi người nhớ đến bạn, ở nơi đó gần như có sự hiện diện của bạn.

Tìm kiếm sự cân bằng với nửa kia. Nếu bạn đã có nửa kia của mình thì bạn nên nhớ rằng, công việc thì quan trọng nhưng chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Bạn càng sớm tìm được sự cân bằng trong cuộc sống của bạn với người có ý nghĩa trong cuộc đời bạn thì càng tốt. Bởi, họ sẽ hiểu và chia sẻ công việc của bạn, giúp bạn thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống cũng như thành công hơn trên đường đời.

Nhận ra thời gian có thể thay đổi mọi thứ. Không có gì đứng yên mãi mãi, bạn hãy biết chấp nhận điều này. Tình cảm, con người, công việc... đều có thể thay đổi. Nếu đến lúc nào đó, tình cảm bạn bè của bạn với ai đó không còn gì cứu vãn nữa, bạn hãy mạnh dạn cắt đứt nó. Một lúc nào đó, công việc của bạn không còn gì là hứng thú với bạn, bạn có thể mạnh dạn thay đổi công việc khác... Bởi người ta chỉ có thể thành công khi sống với những gì người ta thực sự muốn có và muốn gìn giữ...

Việt Báo (Theo_TuoiTre)
 
Về mặt bản năng, chúng ta có khuynh hướng che dấu đôi tay của mình khi chúng ta thiếu tự tin. Đưa đôi bàn tay ra ngoài hàm ý là bạn đang rất tự tin và không có gì để che dấu cả.

Ngôn ngữ cơ thể của một người chứa đựng khá nhiều thông tin. Nó biểu hiện tâm trạng và mức độ tự tin của người đó. Cách chúng ta đi đứng khi tự tin sẽ rất khác với khi chúng ta lo lắng, bồn chồn.

10 bí quyết sau sẽ cho bạn thấy sự tự tin được được cắt nghĩa qua cách biểu lộ cơ thể như thế nào:

1. Tránh bỏ tay vào túi quần

Về mặt bản năng, chúng ta có khuynh hướng che dấu đôi tay của mình khi chúng ta thiếu tự tin. Đưa đôi bàn tay ra ngoài hàm ý là bạn đang rất tự tin và không có gì để che dấu cả. Một mẹo cho đôi tay nếu bạn cảm thấy hơi thừa thải: thử đặt chúng lên hông. Đây được cắt nghĩa là một cử chỉ biểu lộ sự tự tin.

2. Đừng tỏ vẻ bồn chồn lo lắng

Bạn không giữ yên được có nghĩa rằng bạn đang căng thẳng. Đôi tay của bạn trong trường hợp này sẽ tố cáo bạn đấy. Hãy giữ yên chúng. Dĩ nhiên, bạn có thể sử dụng bàn tay trong khi trò chuyện, nhưng các cử động nên bình tĩnh và kiểm soát tốt. Tương tự, khi ngồi, chớ rung đùi.

3. Nhìn thẳng

Nhìn thẳng là một trong những biểu hiện tích cực nhất chứng tỏ mức độ tự tin của bạn. Khi bạn rảo bộ một mình, bạn có khuynh hướng hơi cúi đầu và nhìn xuống đôi bàn chân. Tư thế đó truyền tải thông điệp đến những người xung quanh rằng bạn không muốh tham gia vào cuộc nói chuyện hay không muốn tương tác. Nếu không cẩn thận, có thể bạn sẽ rơi vào tư thế đó mọi lúc. Mẹo: Hãy giữ thẳng cằm và nhìn thẳng dù bạn đang bước bộ một mình.

4. Đứng thẳng, vai hơi ngửa về phía sau

Đứng thẳng cũng là một trong những biểu hiện tốt nhất truyền đạt sự tự tin của bạn. Mẹo: nghiêng vai về phía sau một chút khi đi đứng. Thử tập tư thế này khi đi đứng trước gương, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể.

5. Sải bước rộng

Hãy sải bước rộng. Đó là cách chứng tỏ bạn là người quả quyết và bình thản. Sự tự tin từ đó mà ra.

6. Bắt tay thật chặt

Nếu phải bắt tay một người đã quen, thậm chí bạn có thể bắt bằng cả 2 tay: bàn tay còn lại hãy nắm lấy khuỷu tay của người kia nhằm tỏ rõ them sự nhiệt thành. Một điều cần ghi nhớ: bắt tay không phải là một cuộc đọ sức. Tuyệt đối không xiết hay giữ tay người kia quá lâu.

7. Ăn mặc đúng cách

Ăn mặc đúng cách là một trong những thành tố cơ bản để biểu đạt sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể. Bạn muốn mái tóc, khuôn mặt, thậm chí mùi cơ thể sẽ thể hiện được chính bạn? Đừng ngại thử nghiệm với một số sản phẩm mới trước khi tìm ra loại phù hợp nhất cho mình.

8. Mỉm cười

Người tự tin mỉm cười vì họ nhận thấy chẳng có gì phải lo lắng. Hãy thử một thí nghiệm sau: Hãy thử mỉm cười với một người mà bạn bắt gặp khi đi trên phố hay khi rảo bước quanh văn phòng. Sẽ là những cơ hội thật tuyệt nếu họ mỉm cười đáp trả. Bạn có muốn tự mình đem hiệu ứng đó cho mọi người không?

9. Đừng khoanh tay khi đang giao tiếp với mọi người

Khoanh tay sẽ được hiểu là một tư thế tự vệ khi chúng ta cảm thấy lạnh, bồn chồn hay đang thủ thế. Tư thế đó trong giao tiếp mọi người sẽ hiểu là bạn đang không muốn thỏa hiệp với bât kỳ ai. Vì thế, hãy thả lỏng và đừng khoanh tay nhé!

10. Một cái vỗ vào lưng để bày tỏ sự cảm kích

Dường như đây là một nghệ thuật đang bị lãng quên. Đừng ngại làm điều này với bạn bè người quen khi họ cần sự đồng cảm. Bạn sẽ thấy sự nhiệm màu của nó.

Theo dantri.com.vn
 
Thành công không phải là điều dễ dàng. Bạn cần nhiều yếu tố để đạt được đó. Rất may là bên cạnh các nhân tố bẩm sinh, bạn vẫn có thể tự bồi dưỡng và học hỏi một số kĩ năng khác.

Dưới đây là 11 nhân tố giúp bạn tạo nên thành công:

1. Sự tự tin

Sự tự tin là niềm tin không thể lung lay vào khả năng của bản thân, dựa trên sự hiểu biết về thực tế hoàn cảnh của mình. Đây không phải là yếu tố bẩm sinh và bạn chỉ đạt được nó sau một quá trình tích luỹ kiến thức. Có tự tin bạn sẽ được ngưỡng mộ và trở thành tấm gương cho người khác.

2. Sự tò mò

Là người tò mò, bạn háo hức được tìm hiểu và học hỏi, luôn luôn thể hiện sự hứng thú và đưa ra sự tập trung đặc biệt tới những điều chưa rõ ràng. Câu nói quen thuộc của bạn là: "Tôi muốn biết thêm về…".

3. Sự quyết đoán

Sự quyết đoán là yếu tố quan trọng để tiến tới thành công bởi đôi khi chỉ vì chút chần chừ, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội lớn. Người quyết đoán cần có sự nhanh nhạy, nhanh chóng phân tích vấn đề, nhanh chóng đưa ra một sự lựa chọn và hành động. Người quyết đoán quyết định ngay cả khi chưa có đủ thông tin mình cần.

4. Sự đồng cảm

Nghĩa là bạn thể hiện sự quan tâm và thông cảm với tình huống, cảm xúc, hành động của ai đó. Ngoài ra, bạn luôn luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để phán quyết vấn đề.

5. Sự linh hoạt

Bạn có khả năng thay đổi và phản ứng một cách tích cực trước bất cứ biến động nào. Bạn là người mềm mỏng, dễ thích nghi và có thể bắt nhịp với sự đa dạng.

6. Khiếu hài hước

Người hài hước sẽ nhìn nhận bản thân và thế giới một cách lạc quan, tích cực. Họ biết cách tận hưởng những giá trị của cuộc sống và làm cho thời gian trôi qua một cách vui vẻ.

7. Sự thông minh

Có thể nói thông minh là một yếu tố bẩm sinh và không phải ai sinh ra cũng có sẵn. Người thông minh suy nghĩ và làm việc một cách tài năng, sắc xảo trong cách tiếp cận vấn đề, lên kế hoạch trước khi hành động, làm việc một cách hiệu quả, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.

8. Sự lạc quan

Bạn luôn mong đợi kết quả tốt nhất có thể và tập trung vào những mặt hi vọng hay tích cực của một tình huống. Sự lạc quan khiến bạn có thêm động lực tiến lên phía trước.

9. Sự kiên nhẫn

Bạn cần kiên nhẫn để có cảm xúc, năng lượng, sự tập trung và khát khao đạt được kết quả. Động lực, sự bền bỉ, làm việc chăm chỉ là tất cả các phẩm chất của người kiên nhẫn.

10. Tôn trọng người khác

Điều này đơn giản chỉ là đối xử với người khác bằng phong thái lịch sự, thân trọng và bảo vệ lòng tự trọng của họ. Đổi lại, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người.

11. Hiểu chính bản thân mình

Hiểu rõ bản thân, xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình sẽ giúp bạn vạch rõ mục tiêu và cách thức đạt được chúng.

Theo MSN
 
“Mục đích trong 2 năm tới của bạn là gì, 5 năm đến của bạn là gì và cả cuộc đời của bạn là gì?" - Ông Giản Tư Trung - Giám đốc Công ty Pace đặt câu hỏi trong một buổi nói chuyện với gần 100 nhân viên Công ty quảng cáo Golden Communication Group. Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định "mình là ai", "mình thực sự muốn gì" và "mình phải làm gì". Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình?

Hành trình của cuộc đời

Khi được hỏi rằng, bạn nghĩ cụm từ "Lập chiến lược cho cuộc đời" có quá to tát hay không?", bạn Nguyễn Công Chính, sinh năm 1980, từng là du học sinh học bổng AusAID của Chính phủ Úc tâm sự "Có thể ngôn từ làm nó trở nên to tát, nhưng tôi nghĩ đó là điều mà ai cũng phải làm. Tôi đã có những chiến lược cho cuộc đời mình từ rất lâu. Đó là các định hướng, phương châm sống, cách bạn tự đặt mục tiêu và cách bạn thực hiện để hoàn thành những mục tiêu đó. Đối với tôi, cuộc hành trình của cuộc đời không phải cứ đi lang thang mà phải có những đích đến, ngắn hạn cũng như dài hạn".

Nguyễn Công Chính cũng cho biết thêm mục tiêu trong 10 năm tới là điều hành một công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam với mục đích giúp mọi người Việt Nam có thể tiếp cận được các tiện nghi của thương mại điện tử và sự phát triển của công nghệ trên thế giới.

Không những đặt ra kế hoạch 10 năm, Chính còn bảo "Còn trong 30 năm tới, tôi muốn có được những ý tưởng và ứng dụng giúp thay đổi thói quen và nâng cao chất lượng sống của hàng triệu người trên thế giới, giống như công nghệ thông tin đã làm trong 30 năm nay. Đây là một mục tiêu không dễ dàng và đòi hỏi một sự nỗ lực và học hỏi liên tục, nhưng đó là một đích đến mà tôi muốn đạt tới. Chiến lược cuộc đời của tôi là làm từ những việc nhỏ, nhưng luôn phải hướng tới một mục đích lớn. Hãy làm tốt những gì mà mình làm tốt trước, nhưng phải dám chấp nhận mạo hiểm, thử thách và không ngừng học hỏi".

Chiến lược vì một cộng đồng

Trong khi đó, bạn Ngô Tuấn, cũng một thanh niên trẻ thế hệ 8X, hiện đang là Assistant Brand Manager của nhãn hàng Lipton - tập đoàn Unilever thì tâm sự về một "chiến lược" của mình: "Ý tưởng về một quán cà phê "bán lợi nhuận" và "vì cộng đồng" cũng đã nung nấu trong tôi hơn 2 năm nay, từ lúc thấm dần dần bài hát Imagine của John Lennon và xem những hình ảnh tư liệu của anh lúc còn hoạt động cho hòa bình ở Amsterdam. Và cả chuỗi cửa hàng Oxfam ở Anh nữa, nơi mà người ta hoạt động vì người nghèo, lợi nhuận được tạo ra là để đóng góp cho cộng đồng. Ý tưởng đó khiến tôi nghĩ về một chuỗi quán cà phê mang phong cách của những nhà phản chiến hiện đại, đậm chất nhân bản.

Không khí của quán sẽ là hơi da diết nhưng không bi lụy, nơi mà mọi người đều có thể trải lòng mình ra mà hướng tới một chút "Chân - Thiện - Mỹ". Và có lẽ cái quán đó sẽ mang tên "Humanist Kafé". Và đương nhiên, lợi nhuận tạo ra từ quán sẽ được dành 50% cho cộng đồng người nghèo địa phương nơi quán hoạt động, đặc biệt là Hội trẻ em mồ côi và khuyết tật".

Ý tưởng đó của Tuấn trong thời gian qua cũng chỉ mới dừng lại ở ý tưởng vì Tuấn đang bận khá nhiều việc tại tập đoàn Unilever. Cái kế hoạch cũng đang dở dang, công cuộc huy động vốn và kiếm nguồn vốn cũng chỉ mới dừng lại ở một mảnh đất nhỏ 100m2 của bố mẹ. Nhưng những ngày gần đây, ý tưởng đó lại trở nên sôi sục hơn vì Tuấn đang cảm nhận sự ngắn ngủi của cuộc đời và tự cảm thấy hãy hành động ngay thay vì cứ sống ảo vọng trong ước mơ của mình. Chính vì vậy mà trên địa chỉ blog của cá nhân mình, Tuấn đang rủ rê mọi người cùng mối quan tâm bắt tay xây dựng chuỗi cà phê Humanist này.

Hãy bắt đầu trước khi quá muộn

Có thể nói, trong giới trẻ, bên cạnh những bạn có những chiến lược cuộc đời bình thường, như có một công việc ổn định, thu nhập từ vài triệu đến vài chục triệu một tháng, trong vòng 2 năm đến phải có chồng, có vợ, ba năm mua được nhà, 5 năm có con... hay là những kế hoạch như mua được xe hơi, nuôi được bố mẹ già ở quê... thì cũng có khá nhiều bạn trẻ có những ước mơ lớn lao và táo bạo. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi đọc đâu đó trên báo có một bạn trẻ từ bỏ vị trí một quản lý cấp cao với mức lương hàng ngàn USD để đi lập một công ty mà ban đầu chỉ có từ lỗ đến lỗ..., hay một bạn trẻ tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, không dưng lại chui về xứ "khỉ ho cò gáy" để làm nhân viên trong một khu cai nghiện. Đó là vì mỗi người đã chọn cho mình một chiến lược cuộc đời khác nhau. Xác định được mình muốn gì, mình là ai, mình đang như thế nào... sẽ là một bước đầu tiên thành công để bạn có thể lập cho mình một "chiến lược cuộc đời" phù hợp.

Thế nhưng, cho dù muốn trở thành ai và làm được gì đi nữa, mỗi người trong chúng ta cần có những bước chuẩn bị căn bản, nói như ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE: "Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi mình đang sống, vị trí mình đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá nhân chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn".

Theo: vietnamlearning.vn
 
Ông trùm truyền thông Mexico, Carlos Slim, người vừa truất ngôi giàu nhất thế giới của tỷ phú Bill Gates, đã biết kiếm tiền ngay từ năm lên 10.

Carlos Slim sinh ngày 28/1/1940, tại Mexico City, là con út trong một gia đình có 6 người con. Slim nhớ rất giỏi giá cả của mọi thứ và từ bé đã thích thú chuyện mua bán.

Anh chị Slim kể lại rằng, cậu rất thích bán lại cho mọi người khi thì kẹo, lúc là thanh sôcôla để kiếm những đồng peso bỏ túi. Đi học, Slim tiếp tục kinh doanh đồ chơi với các bạn học.

Năm 15 tuổi, cậu đã có số vốn hơn 5 nghìn peso. Slim đã dùng nó mua 44 cổ phiếu của Banamex, ngân hàng lớn nhất Mexico. Tới năm 17 tuổi, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, Slim đã có trong tay gần 32.000 peso.

Hơn nửa thế kỷ sau, tỷ phú Slim 70 tuổi với khối tài sản trị giá 53,5 tỷ USD, từ vị trí số 3 năm 2009 đã bất ngờ vượt qua hai tỷ phú Mỹ Bill Gates và Warren Buffett, trở thành ông vua mới trong làng tỷ phú thế giới do Forbes bình chọn.

Sự giàu có giống như một vườn cây ăn trái

Tháng 8/2007, tờ Wall Street Journal đăng tải một bài viết về Slim, trong đó có đoạn: “Dù giá trị số cổ phiếu của Slim có thể sụt giảm bất cứ lúc nào nhưng hiện nay, nhiều khả năng ông ấy còn giàu hơn cả Bill Gates”.

Tháng 3/2008, Forbes xếp Slim vào vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất, dưới Warren Buffett và trên Bill Gates. Năm 2009, ông tụt thêm một bậc, trước khi bật lên dẫn đầu vào năm nay.

Cuộc soán ngôi của Slim bắt nguồn từ sự phục hồi giá cổ phiếu của công ty kinh doanh điện thoại di động mà ông sở hữu. Nhờ đó, tài sản của Slim đã tăng vọt lên 53,5 tỷ USD, trội hơn người sáng lập Microsoft khoảng nửa triệu đô.

Phạm vi kinh doanh của Slim rất rộng lớn, bao gồm những cửa hàng nổi tiếng nhất, công ty viễn thông lớn nhất, nhiều khách sạn, nhà hàng, công ty khoan dầu, xây dựng và ngân hàng Inbursa của Mexico. Người ta khó có thể trải qua một ngày ở Mexico mà không trả ông ít tiền nào.

Ở nước ngoài, Slim có cổ phần ở nhiều tập đoàn danh tiếng như hãng bán lẻ Sak và New York Times Co.

Sự nghiệp của Slim bắt đầu phát triển mạnh vào năm 1990, khi ông và các đối tác mua công ty điện thoại quốc doanh Telmex với giá 1,7 tỷ USD. Slim đã khiến Telmex trở mình thành một cỗ máy kiếm tiền.

Công ty Telmex của Slim hiện kiểm soát 83% các đường điện thoại cố định ở Mexico và là nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu nước này.

Từ Telmex, ông đã xây dựng nên America Movil, mở rộng không ngừng thông qua các thương vụ sáp nhập để biến nó thành hãng viễn thông không dây lớn thứ tư thế giới.

Slim có một triết lý đơn giản về chuyện kiếm tiền. "Sự giàu có giống như một vườn cây ăn trái", ông nói. "Anh phải làm cho cái vườn đó lớn lên, rộng ra, phát triển sang cả những khu khác nữa".

Lo sợ của người khác, cơ hội của mình

Năm 2008, ông mua một số cổ phần của tờ thời báo New York khi giá cổ phiếu hãng này tụt dốc. Giờ đây, từ 250 triệu USD đầu tư vào đây, Slim đã có thể kiếm 80 triệu và có 16% cổ phần. Tuy nhiên Slim vẫn nói ông không muốn trở thành trùm truyền thông Mỹ.

Slim đã học bài học kinh doanh đầu tiên từ người cha, ông Julian Slim Haddad, một người Lebanon di cư đến Mexico đầu những năm 1900 và mở một cửa hàng bách hóa. Cha ông đã mua những tài sản giá rẻ trong thời kỳ Cách mạng Mexico.

Năm 1987, khi giá cổ phiếu lao dốc trong một trong những cuộc khủng hoảng ở Mexico, Slim nhận thấy cơ hội trong khi những người khác lo sợ, ông đã mua nhiều cổ phiếu giá thấp và bán chúng đi khi kinh tế hồi phục.

“Trong thời khủng hoảng, ông ấy đã luôn đầu tư và giờ chúng ta thấy ông bắt đầu thu quả ngọt”, con rể của Slim, Arturo Elias Ayub, nói.

Trong khi những người giàu khác thường có xu hướng khoe khoang của cải, Slim vẫn giữ cuộc sống giản dị. Ông vẫn ở trong ngôi nhà đã sống 40 năm nay và lái một chiếc Mercedes Benz cũ kỹ. Ông không dùng chuyên cơ, du thuyền hay những thứ đồ xa xỉ.

Song không phải ai cũng vui vẻ với việc Slim trở thành người giàu nhất thế giới, đặc biệt là tại Mexico, nơi chính phủ đang mở cuộc chiến chống đói nghèo.

“Đây là bằng chứng cho thấy sự tham nhũng trong vòng tròn quyền lực ở Mexico, vốn cho phép vài người trở nên giàu có và để hàng triệu người khác nghèo khổ”, Ernesto Villanueva, 45 tuổi, cư dân Mexico City, nói.

Mặc dù thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), với 30 thành viên đã tạo nên một thị trường kinh tế quan trọng nhất thế giới, nhưng Mexico vẫn là nước đang phát triển. Hơn 50 triệu trên tổng số dân 107 triệu của Mexico vẫn chịu cảnh nghèo khó, bươn chải.
DAT (theo VNN/ Reuters, NYTimes)​
 
Để hỗ trợ việc nhớ, các hình ảnh bạn liên tưởng phải có một hoặc nhiều đặc tính sau đây:

1, Sensuality (Phối hợp các giác quan)
Cần nâng cao độ nhạy bén và rèn luyện những giác quan sau:
-Thị giác
-Thính giác
-Khứu giác
-Vị giác
-Xúc giác
-Cảm giác thể - sự nhận biết của bạn về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian

2, Movement
- Chuyển động bổ sung thêm rất nhiều khả năng giúp não bạn "kết nối" và nhớ. Vì ảnh của bạn có tính chất động nên hãy biến chúng thành ảnh ba chiều.

3, Association (Liên tưởng)
-Luôn luôn phải liên tưởng, liên kết với một thứ ổn định trong đầu bạn.

4, Sexuality
- Tất cả chúng ta đều có trí nhớ gần như hoàn hảo về lĩnh vực này. Hãy sử dụng nó (Theo kinh nghiệm của riêng mình thì đừng có thái quá... =P~ )

5, Humor
- Hãy vui đùa với trí nhớ của bạn. Hãy làm cho hình ảnh của bạn trở nên vui nhộn, ngớ ngẩn, siêu thực.

6, Imagination
-Einstein từng nói : "Tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức. Vì kiến thức là hữu hạn, còn tưởng tượng bao trùm cả thế giới, kích thích sự tiến bộ và tạo ra tiến hóa".

7, Number

-Việc dùng số làm tăng thêm tính cụ thể cũng như hiệu năng cho nguyên lí trật tự và trình tự

8, Symbolism
- Thay hình ảnh bình thường = hình ảnh có ý nghĩa hơn (có thể sử dụng các kí hiệu thông thường như biển báo...)

9, Color
- Dùng tất cả "bảy sắc cầu vồng" để làm cho hình ảnh của bạn trở nên rực rỡ.

10, Order and Sequence (Thứ tự và trình tự)
-Kết hợp nguyên lí này, việc liên hệ sẽ nhanh chóng hơn, tăng khả năng "truy cập ngẫu nhiên" của não bộ

11, Positive Images
-Những hình ảnh đẹp, tích cực làm não bộ muốn TRỞ LẠI với chúng. Còn những hình ảnh tiêu cực, dù có áp dụng toàn bộ các nguyên lí phía trên cũng không thể "dễ nhớ" hơn. Vì não bộ thấy viễn cảnh khi quay lại là u ám.

12, Exxaggeration (Phóng đại)

-Phóng đại kích thước, hình dạng và âm thanh của các hình ảnh.

Nếu để ý, bạn có thể thấy các nguyên lí được sắp xếp theo trình tự các chữ cái bắt đầu tạo nên 1 cụm từ có nghĩa S.M.A.S.H.I.N S.C.O.P.E

Chúc các bạn học tập và làm việc vui hơn, thoải mái hơn!!!
Sưu tầm (internet)
 
Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này. Dưới đây là một số cách để bạn trở thành người có khả năng thích ứng nhanh với những tình huống giao tiếp trong xã hội.

Đến dự với tinh thần thoải mái

Nếu bạn đi mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái, bạn sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười nói, đi tới đi lui để tiếp chuyện và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người.

Ăn mặc nghiêm túc

Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ làm cho bạn tự tin lên rất nhiều. Mỗi sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người khác.

Hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện

Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác.

Chuẩn bị câu chuyện trước khi nói

Người ta cảm thấy dễ gần người khác hơn khi có cái để nói. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên báo chí để biết những gì đang xảy ra trên thế giới. Tìm đọc những tạp chí chuyên ngành hoặc sách để cập nhật kiến thức trong lĩnh vực của bạn.

Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác

Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng bắt tay. Nếu bạn ngồi, quay sang hai bên, chào mọi người và tự giới thiệu mình.

Luyện tập kỹ năng nghe

Người ta thường nói “Nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” nhiều hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận như: “Nghe có vẻ giống như ”, “Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?”, “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái ”, “Cuối cùng anh ta làm gì?” Có rất nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp.

Đừng uống quá nhiều

Nhiều người nghĩ rằng uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là bạn có thể sẽ không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ rất tệ hại khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người khác. Lúc đó thì đã quá muộn.

Lịch sự lúc chia tay

Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Đó là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói: “Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng được gặp lại ông tại ”, “Tôi rất vui mừng được nghe anh nói về ” không phải là vô ích.

Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 
Tại các quốc gia trên thế giới, từ lâu, họ đã xem tính sáng tạo đương nhiên phải có trong mọi lĩnh vực, bởi lẽ nó đã ăn quá sâu vào tiềm thức của từng người. Trên thực tế cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng, đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình. Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Edison cũng từng đưa ra lý luận: “Để giải quyết một vấn đề khó, chúng ta cần 80% sự tư duy sáng tạo”. Đồng thời, một người có chỉ số IQ cao sẽ giải quyết vấn đề theo một hướng đặc biệt so với một người bình thường… Biết thế, nhưng khá nhiều quốc gia vẫn chọn những giải pháp cũ để tồn tại thay vì chọn con đường đã trở thành xu thế chung: đó là sự sáng tạo, áp dụng những ý tưởng sáng tạo độc đáo vào trong sản xuất kinh doanh.

Tìm lối đi riêng

Các nhà khoa học đã từ lâu đều phát hiện ra rằng có một dây thần kinh gọi là đường Mason Dixon chia não bộ của con người ra làm hai phần, bán cầu nào phải và bán cầu não trái. Bộ não bên phải thường chứa đựng tất cả các ý tưởng đột phá và rất nhiều người đã tận dụng được nguồn vốn dồi dào này để kích thích sự sáng tạo. Hiện nay, ở những nước phát triển, nhân viên của các tập đoàn lớn đều phải chinh phục các câu hỏi về tư duy sáng tạo khi vượt qua các vòng phỏng vấn để trở thành nhân viên chính thức. Hay trong cuốn “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ” của tác giả WilliamPoundstone cũng đã mô tả quá trình phỏng vấn tuyển dụng của Công ty Microsoft, các ứng viên luôn nhận được những câu hỏi đòi hỏi kỹ năng “suy nghĩ ngoài chiếc hộp” (Thinking out of box) như: “Làm sao để dịch chuyển núi Phú Sĩ?”, “Có bao nhiêu cây cầu trong thành phố?”, “Vì sao chiếc nắp cống lại hình tròn?”...

Tony Buzan cha đẻ của ứng dụng bản đồ tư duy Mindmap cũng ứng dụng sự sáng tạo cho việc phát triển lý thuyết của mình về sử dụng bản đồ tư duy trong công việc. Đây là sự kết hợp giữa dữ liệu, con số logic... của não trái với hình ảnh, màu sắc, đường nét… của não phải để phân tích các vấn đề trong công việc. Kết quả, Mindmap có một thành tựu tuyệt vời khi được đánh giá là có sự phát minh vĩ đại trong ngành công nghệ sáng tạo nhờ vào việc phát huy bộ não con người.

Tính sáng tạo đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, khi các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và phức tạp trong kinh doanh mang tính toàn cầu thì cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt. Nền kinh tế mới nổi đầy quyền lực như Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt đầu đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm và dịch vụ với giá rất cạnh tranh. Điều này đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc công ty thấm nhuần về một nền văn hóa sáng tạo để tạo ra nhiều sự khác biệt nổi bật và nhờ đó giải quyết ổn thỏa mọi thách thức kinh doanh mới phát sinh là một vấn đề bức thiết.

Có thời điểm Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ được xem là những mảnh đất tốt để tận dụng sức sản xuất kiểu vệ tinh - nhờ chi phí lao động thấp hơn châu Âu hay Bắc Mỹ. Tuy nhiên, sự chênh lệch đang ngày càng rõ nét khi Trung Quốc ngày nay chú trọng vào giáo dục và tính sáng tạo, giúp họ trở thành điểm hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Chẳng hạn, Microsoft có ba trung tâm R&D tầm cỡ toàn cầu - ngoài trụ sở chính ở Redmond, bang Washington (Mỹ), hai trung tâm còn lại thì một ở London (Anh), và một ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Thúc đẩy cạnh tranh

Chỉ nói riêng ngành công nghiệp xe hơi thôi đã thấy rõ sáng tạo là một trong những nhân tố chính để tồn tại. Bởi hầu hết những cuộc chiến của các doanh nghiệp sản xuất xe hơi đều rơi vào lĩnh vực thiết kế. Những mẫu mã mới trong thiết kế, những kiểu dáng xe hơi độc đáo đang tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ông Bruno Sacco, nguyên Giám đốc Thiết kế Kiểu dáng của Mercedes-Benz, người có công đóng góp rất lớn vào những thành công của công ty đã từng khẳng định: “Kiểu dáng liên quan tới 85% quyết định mua của khách hàng”, khi nói về tầm quan trọng của kiểu dáng đối với việc gia tăng giá trị của sản phẩm. Trong khi đó, còn khá nhiều công ty trong nước vẫn chỉ chạy đua giảm chi phí, giá thành sản phẩm… để tồn tại trên thương trường. Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp mà thậm chí còn ảnh hưởng tới ngành kinh tế của một quốc gia.

Dù đã có nhiều công ty trong nước áp dụng hình thức cạnh tranh bằng tính sáng tạo như Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất đèn huỳnh quang và đã đưa ra thị trường sản phẩm đèn huỳnh quang Max 801 với ứng dụng công nghệ hoạt hóa Tricolor phosphor. Sản phẩm vừa có khả năng đem lại hiệu suất ánh sáng cao, vừa giúp tiết kiệm điện và bảo vệ thị lực của người sử dụng. Như vậy về phía doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc cạnh tranh về giá cũng như tính năng vượt trội của sản phẩm. Hay Vinacafé Biên Hòa cũng từng tuyên bố rằng: “Nếu chỉ tính về số lượng thì mỗi năm công ty cho “ra lò” khoảng 100 sáng kiến. Hiệu quả kinh doanh tăng do các sáng kiến mang lại khoảng 5%-7%/năm, góp phần đưa thị phần của Vinacafé tại thị trường trong nước lên đến 50,4%... nhưng con số này thực sự vẫn còn khá khiêm tốn so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong cả nước.

Thực tế trên cho thấy, những nhà lãnh đạo kinh doanh ngày nay cần theo đuổi triết lý suy nghĩ mới về “một nền kinh tế sáng tạo”. Sáng tạo để đem đến cho các khách hàng những trải nghiệm thú vị hơn và có ý nghĩa hơn. Điều đó cũng sẽ đem lại cho các công ty sự tín nhiệm và lòng trung thành của khách hàng. Có lẽ câu trả lời cho việc phải đương đầu với thách thức kinh doanh mới sẽ rất khó nhưng cũng thật dễ dàng nếu chúng ta biết tận dụng “não phải” để sáng tạo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta không thể chỉ sáng tạo manh mún mà phải lập Viện Xây dựng Chiến lược Kinh doanh, đơn vị có nhiệm vụ cân đối việc phân phối những chính sách, cung cấp các “điểm sáng điển hình”, công cụ tạo khả năng cho các công ty và tổ chức gắn việc xây dựng kế hoạch vào các hoạt động kinh doanh, và kích thích sự thay đổi trong hành vi sao cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, đổi mới và sáng tạo sẽ được coi trọng hơn.

Theo: saga.vn | Tạp chí Marketing số 49/2008

Tư duy sáng tạo là gì?
 
C&C là gì? Đó là viết tắt của "Change and Creation"-Thay đổi và sáng tạo. Vậy, tại sao thay đổi và sáng tạo lại là một trong những bí quyết thành công của doanh nghiệp hiện đại? Nếu một doanh nghiệp "No change"-Không thay đổi có nghĩa là doanh nghiệp đang đứng im trong dòng chảy của thời đại; một doanh nghiệp "No creation"-Không sáng tạo nghĩa là doanh nghiệp lạc hậu so với các doanh nghiệp khác và so với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Mà khi đã đứng im, không nắm bắt cơ hội đang vùn vụt trôi qua từng giờ, từng phút, khi đã lạc hậu thì doanh nghiệp không thể trụ vững và sẽ sớm bị đào thải khỏi thương trường khốc liệt.

Thay đổi và sáng tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sáng tạo là nền tảng, là cơ sở của sự thay đổi. Một khi có sáng tạo, mơí có sự thay đổi. Một doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược đổi mới sản phẩm, thay đổi chiến lược kinh doanh dựa trên những ý tưởng, những sáng tạo về sản phẩm, về chiến lược kinh doanh đã được thẩm định. Ngược lại, thay đổi lại tạo cơ hội cho sáng tạo nảy sinh. Trong quá trình thay đổi bộ mặt công ty, mỗi cá nhân, tập thể lại có những ý tưởng mới, những sáng tạo mới nảy sinh. Cũng như khi thay đổi mẫu mã sản phẩm, doanh nghiệp có thể sáng tạo ra chức năng mới cho sản phẩm. Bên cạnh những ý tưởng xuất phát ngẫu nhiên, tình cờ, chợt đến, còn có những ý tưởng đã manh nha tồn tại từ lâu nhưng chưa đề xuất, chưa bàn tới, thay vào đó trong quá trình thay đổi, lại thấy việc áp dụng những ý tưởng sáng tạo đó là hữu ích, là phụ hợp.

Như vậy thay đổi và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng tạo thành mối quan hệ thống nhất, liên kết, là "dầu bôi trơn" cho thành công của doanh nghiệp.

1) Change-Thay đổi

Trong nền kinh tế hội nhập, công việc kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều đó đòi hỏi một công ty, một doanh nghiệp nếu muốn thành công phải hết sức linh hoạt và nhạy bén.

Nhưng thực tế phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có sự nhạy bén, linh hoạt trên thương trường. Vì sao? Vì họ ngại thay đổi, thậm chí là sợ thay đổi; vì họ khó thoát khỏi cái bóng của thành công ban đầu, khó quên được những thành công trong quá khứ mặc dù thành công đó không hề lập lại trong tương lai. Ngay cả khi một doanh nghiệp đã vạch ra hướng đi mới, hướng đi này lại sẽ giống một hướng đi đã có sẵn. Cũng như trà thì phải là trà chứ không thêm bớt một thứ gì nữa.

Cũng biết rằng đôi khi "cổ hủ", không thay đổi lại là giữ lại hình ảnh sản phẩm của mình, nhưng vô hình chung nó lại "bóp chết" chính sản phẩm đó. Lấy một ví dụ về 1 loại đồ uống, đó là Trà sữa Chân trâu Đài Loan. Tại sao sản phẩm này khi mới có mặt tại VIệt Nam lại có thể phát triển rầm rộ và thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ đến thế? Vì đó là sự phá cách, sự thay đổi hoàn toàn diện mạo của thị trường trà. Trước kia, thị trường trà sen, trà búp, trà đắng (khổ qua) v.v... Đó là những lọai trà cổ truyền mà phần lớn dành cho đoạn thị trường ở lứa tuổi trung niên, lớn tuổi. Còn giới trẻ thì dường như vẫn quá xa lạ trong việc sử dụng các sản phẩm "trà" mặc dù trên thị trường lúc bấy giờ cũng có "Nestea", "Lipton",... nhưng những sản phẩm này cũng na ná như nhau, không có sự khác biệt đáng kể. Và Trà sữa Chân trâu xuất hiện, không những có thêm vị sữa, có Chân trâu mà phong cách phục vụ tại chỗ, quầy bàn cũng nhanh chóng theo kiểu fastfood, đã thực sự tạo thành "cơn sốt" với giới trẻ. Mảng thị trường "trà" dành cho giới trẻ đã được khai quật mạnh mẽ và thành công nhờ sự thay đổi, sự nhạy bén với thị trường.

Vậy, để thay đổi thì một doanh nghiệp cần những gì?

- Hãy lắng nghe khách hàng chứ không phải lắng nghe chính bản thân doanh nghiệp. Hãy quyết định một cách chính xác xem khách hàng cần gì và họ cần như thế nào, từ đó đưa ra những phương án đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải vượt qua được lịch sử, truyền thống và thành công của mình trong quá khứ. Câu nói "khách hàng là thượng đế" dù đã cũ nhưng không bao giờ thừa.

- Hãy cam kết thay đổi dù muốn hay không. Điều này đòi hỏi những người chủ doanh nghiệp phải có lòng quyết tâm và sự dũng cảm. Vì thường thì người ta luôn thỏa mãn với những gì ổn định, ngay cả khi "con tàu đang chìm xuống" và sự thay đổi dù có những khó khăn nhưng lại là cơ hội sống sót.

- Hãy nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài để thay đổi chính bản thân doanh nghiệp. Những trợ giúp bên ngoài có nghĩa là nhờ vào những ý tưởng từ bên ngoài để áp dụng có chọn lọc cho doanh nghiệp mình.

Dù muốn hay không, nếu doanh nghiệp không thay đổi có nghĩa là chấp nhận từ bỏ cuộc chơi. Thay đổi là nhan tố quyết định ai là người trụ vững trên thương trường.

2) Creation-Sáng tạo

Sáng tạo là khả năng tưởng tượng, dự đoán, phát hiện và thực hiện những ý tưởng nếu có ích. Nền kinh tế sáng tạo (Creative economy) là sự tiếp bước của nền kinh tế tri thức. Thực tế đã cho thấy một xã hội sáng tạo thực tế còn quan trọng cho sự phát triển hơn là tỷ lệ tái đầu tư. Do đó sáng tạo ngày càng không thể thiếu được trong quá trình điều hành quản lý, cũng như sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sáng tạo ở đây có thể là sáng tạo về sản phẩm, về chiến lược kinh doanh, về tổ chức điều hành quản lý v.v..., Đặc biệt chú trọng hơn hết là công tác thiết kế sản phẩm nhằm không chỉ thỏa mãn nhu cầu đang tăng mà còn chủ động tạo ra nhu cầu mới, khai thác triệt để các thành tựu của khoa học công nghệ, nâng cao hơn nữa năng suất.

Thực tế, những doanh nghiệp có bước nhảy vọt đều dựa vào nền tảng của sự sáng tạo. Có thể lấy Hàn Quốc và một trong những con chủ bài của nền kinh tế này là hãng Samsung làm ví dụ điển hình. Bản thân không phải là quê hương của cuộc cách mạng kỹ thuật số, nhưng Samsung đứng đầu thế giới hiện nay trong việc khai thác có hiệu quả các thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng đó. Bằng sự sáng tạo của mình, mỗi năm Samsung tung ra thị trường 100 mẫu mã điện thoại di động mới, trong khi đối thủ đáng kể của Samsung là Nokia-nơi sinh ra phát minh này-chỉ tạo ra được 20 mẫu mã mới. Nhờ đó, Samsung đã vươn lên thành một trong những nhà cung cấp điện thoại di động hàng đầu thế giới và lợi nhuật tăng gấp 20 lần trong vòng 5 năm.

Như vậy có thể thấy rằng: Thay đổi và sáng tạo là hai vấn đề mấu chốt, có tính quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh n ghiệp có trụ vững được trên thương trường hay không, đó là nhờ vào chiến lược C&C của chính doanh nghiệp.

Thời báo Tài chính
 
Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý bởi không chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khí chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng những ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện sự lắng nghe một cách chân thành sẽ gây ấn tượng tốt trước đối tác. Biết dừng lại đúng lúc và không ngắt lời người khác cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc giao tiếp. Vấn đề là mọi người đều muốn được lắng nghe hơn là bị bắt buộc phải nghe. Ai vận dụng điều này thì có thêm cơ hội đạt được nhiều kiến thức hơn, từ đó hướng mọi người đến những mục đích chính của mình.

Ngôn ngữ, cử chỉ khi tranh luận

Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và trong tranh luận. Giao tiếp thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào những điều không thể nói bằng lời. Để tránh bức xúc khi không được lên tiếng, bạn có thể lắc đầu liên tục, nhìn xung quanh hoặc tránh nhìn ánh mắt của người đang nói. Lúc đó, người đang nói sẽ hiểu ra và dừng lại ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lời đáp cho một câu hỏi có thể khác nhau tùy từng tình huống. Các yếu tố khách quan khác như thời tiết, cách bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người nói và người nghe, đồng thời, tác động đến hiệu quả trao đổi thông tin và giao tiếp. Do đó, bạn cần tìm mọi cách để tạo cho mọi người cảm giác thoải mái, hài lòng cao nhất khi được nghe nhằm kích thích việc trao đổi thông tin theo chiều hướng có lợi.

Nghệ thuật ghi chép

Để tránh làm phiền lòng người khác hoặc ngắt lời người nói, bạn cần ghi lại những ý kiến quan trọng để không bị quên hoặc nêu ra những câu hỏi quá bất ngờ. Điều này làm cho người nói cảm nhận rằng bạn đang rất quan tâm đến những điều mà họ đang trình bày. Cố gắng hạn chế những hình vẽ hoặc nét chữ nguệch ngoạc, vì như thế người nói sẽ có cảm giác bị xúc phạm vì bạn không lắng nghe, không tôn trọng họ. Cần có một quyển sổ dành để ghi chép lại những thông tin họp hành. Cần nhớ ghi đủ ngày, tháng, mục đích, người duy trì cuộc họp… Việc ghi chép cẩn thận, quản lý một cách có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, những phương hướng, kế hoạch cụ thể phù hợp nhất.

Sưu tầm
 
Google là câu chuyện huyền thoại về những con người dám mơ ước, dám sáng tạo và khát khao biến hoài bão thành hiện thực. Bài học của Google về việc nắm bắt các cơ hội, chuyển hoá ý tưởng thành những sản phẩm thương mại, khát vọng cháy bỏng mang lại giá trị cuộc sống từ phát triển của khoa học công nghệ, sẽ là nguồn khích lệ cho thế hệ trẻ xông vào hiểm nguy để trưởng thành và cống hiến.

Biến điều không thể thành có thể
nothing_impossible1.jpg


Chúng ta thường chọn làm những việc khả thi, cụ thể, giới hạn với nguồn lực có sẵn, điều đó có thế giúp doanh nghiệp sống sót nhưng không thể làm nên những bước nhảy đột phá, những câu chuyện thần kỳ. Tinh thần của Google là quan tâm đến những điều được giả định là không thể, những vấn đề được cho rằng thiếu cơ sở để thành công. Chính những giả định đó đã làm cho nhiều người bị giới hạn bởi trí tưởng tượng, nhưng đối với những nhà đổi mới thì điều không thể là một cơ hội để thám hiểm, quan trọng hơn việc xem có thể làm được hay không là tìm giải pháp cho bài toán. Khi Larry và Sergy, hai sáng lập viên của Google, đang làm luận án tiến sỹ, họ phát hiện ra những nhược điểm của các phần mềm tìm kiếm vào thời điểm đó, như Alta vista, Yahoo, Netscape. Họ đã sáng chế ra thuật toán mới có tên là Page Rank giúp người tìm có được kết quả chính xác và trung thực. Sau đó, Larry và Sergy cũng chỉ mong muốn bán kết quả nghiên cứu của họ với giá 1 triệu USD cho Alta Vista, nhưng họ đã không thành công trong thương vụ này. Điều đó không là thất bại mà đã thúc đẩy họ triển khai sản phẩm vào thực tế với mong muốn đầu tiên là có được nhiều người dùng nhất. Sau sáu tháng vất vả, hai thanh niên tuổi 23 không nản đi tìm các nguồn vốn để mở công ty. Những nỗ lực của họ đã đền đáp, một nhà đầu tư công nghệ cao và cũng là người có kinh nghiệm khởi sự doanh nghiệp với Sun Microsystem đồng ý đầu tư cho họ với số tiền 100.000 USD. Sau đó, Google còn phải vượt qua nhiều thử thách khác để trở thành công ty có giá trị hơn 200 tỷ USD như hiện nay. Nếu hai sáng lập viên đồng ý bán công nghệ của họ cho Alta Vista thì thế giới hiện nay có thể không có câu chuyện thần kỳ về Google. Như vậy, đôi khi những lời từ chối, những kết quả không như mong đợi là nguồn thúc đẩy sáng tạo và kích thích đổi mới. Tuy nhiên ý tưởng và quyết tâm chỉ là điều kiện ban đầu, để kết quả sáng tạo được áp dụng thành công thì đòi hỏi sự tổng hợp của kỹ năng và tri thức.

Đổi mới là sự tổng hợp

Sự nhầm lẫn lớn với những người khởi nghiệp kinh doanh lần đầu và cả đối với doanh nghiệp đã thành công là chỉ cần có ý tưởng tốt, hoặc công nghệ tốt là đủ để thành công. Mặc dù các nhà sáng lập Google làm luận án tiến sỹ về khoa học máy tính, nhưng ngay từ thời trẻ họ đã được nuôi dưỡng từ môi trường toàn diện. Larry và Sergy đều trưởng thành từ gia đình có truyền thống học tập, bố mẹ họ đều là những giảng viên, nhà nghiên cứu cả về khoa học và công nghệ tại trường đại học danh tiếng của Mỹ, Michigan, MaryLand. Họ đã được tiếp xúc với máy tính khi còn đang ở giai đoạn sơ khai. Ngoài ra họ còn được đào tạo với nền tảng kiến thức tổng hợp. Larry không chỉ thông thạo về các vấn đề kỹ thuật, mà còn tìm hiểu sâu về các vấn đề xã hội, chính phủ, chính trị, mọi thứ. Tại trường đại học, họ đã được tham gia những khoá học về kỹ năng lãnh đạo bởi triết lý giáo dục ở đây nhấn mạnh đến tư duy độc lập, tự giác hành động, và khuyến khích đổi mới.

innovation1.jpg


Bên cạnh kiến thức đa dạng, môi trường học tập – nghiên cứu của trường đại học Stanford nói riêng hay ở nước Mỹ nói chung luôn đi sát với thực tế. Hầu như không có khoảng cách giữa kinh doanh và nghiên cứu, giữa tiền bạc và tri thức. Các sinh viên luôn được hỗ trợ tối đa không chỉ để bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn khơi gợi các nguồn vốn đầu tư để nhanh chóng áp dụng trong thực tế. Như vậy, chính sách thúc đẩy, môi trường thuận lợi sẽ giúp hạt mầm sáng kiến nhanh chóng nở hoa, phát triển thành cây trái ăn ‘được’ .

Sự thành công nhanh chóng của Google còn có góp sức rất lớn từ giám đốc điều hành tài ba Schmidt. Một giám đốc điều hành hội tụ cả khả năng tư duy chiến lược về mặt công nghệ để có thể dung hoà với tư tưởng của các nhà sáng lập và tài năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo. Khi đó có hai công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Google, họ muốn một nhà điều hành xuất sắc để giúp Google hiệu quả hơn về thương mại. Nhưng họ đã gặp phản kháng rất mạnh từ Larry và Sergy những người muốn Google hoạt động như một trường đại học. Doerr, người đại hiện cho quỹ đầu tư, đã dùng rất nhiều cách trong đó có cả việc mời những người ‘nặng ký’ trong thế giới công nghệ như Chủ tịch Inel, ngài Andy Grove hay giám đốc điều hành Amazon, Jeff Bezó. Cuối cùng, Schmidt đã vượt qua được bài kiểm tra của hai sáng lập viên bằng chứng minh mình là hội tụ cả khả năng nghiên cứu của một nhà khoa học, kinh nghiệm của một giám đốc điều hành tài ba.

Tóm lại, Đổi mới thành công không chỉ cần khả năng sáng tạo, vì đổi mới, quá trình áp dụng kết quả sáng tạo nhằm đem lại lợi ích và giá trị cho người dùng, cần tri thức rộng, chính sách, môi trường thuận lợi, kể cả khả năng tổ chức-điều hành.

Giải quyết mâu thuẫn

Đi từ doanh nghiệp có 2 người đến hơn 10.000 nhân viên, Google luôn phải giải quyết các mâu thuẫn một cách không thoả hiệp. Họ cần có tiền đầu tư để phát triển nhanh doanh nghiệp nhưng không muốn mất kiểm soát hoạt động công ty để giữ được triết lý, tầm nhìn ban đầu. Họ thu lợi nhuận từ quảng cáo nhưng không làm sai lệch kết quả nhằm đảm bảo sự trung thực và công bằng cho kết quả tìm kiếm. Google luôn phát triển nhanh nhưng tạo ra sự ổn định, quyết liệt trong đối đầu trong cạnh tranh nhưng mềm mại trong hành động.

earthday_google.gif


Sau hơn 6 tháng hoạt động, mặc dù bước đầu đã chứng minh được chất lượng tìm kiếm vượt trội và số lượng người sử dụng tăng nhanh, xong thuật toán tìm kiếm của Google dựa trên sự kết hợp giữa tốc độ xử lý thuật toán và dung lượng của phần cứng khiến cho công ty cần nhiều máy tính hơn để đảm bảo khả năng cập nhật và đánh chỉ số các trang web, đồng thời mở rộng hoạt động của công ty. Larry và Sergy nhận thức rõ nhu cầu tài chính để mở rộng năng lực tìm kiếm và hoạt động kinh doanh nên giải pháp thu hút vốn đầu tư là cần thiết, tuy nhiên họ tránh mắt trái của đầu tư mạo hiểm là làm sao có thể thu hồi vốn nhanh nhất bằng mọi phương pháp sẽ làm mất đi tầm nhìn và giá trị cốt lõi ban đầu đề ra. Hai sáng lập viên đã khôn khéo trong việc thương lượng và lợi dụng tâm lý sợ bỏ mất vụ đầu tư tiềm năng, sau này sẽ đạt được doanh thu không lồ của các quỹ đầu tư, họ đã mời hai quỹ cùng đầu tư hơn 25 triệu USD vào công ty nhưng vẫn giữ bằng được quyền điều hành kiểm soát công ty để tránh khả năng phá hỏng tầm nhìn của các sáng lập viên và mục tiêu dài hàn là tạo ra đột phá công nghệ.

Các website muốn quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình được đặt ở một vị trí riêng và được xác định là nhà tài trợ để không làm mất đi sự tin cậy và chính xác của kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, Google kiếm được lợi nhuận ngày càng cao từ hoạt động quảng cáo thông minh như khách hàng sẽ tự động đặt giá cho từ khoá lựa chọn. Mỗi lần người sử dụng Internet bấm chuột vào các quảng cáo mà Google đăng tải là một lần Google có thêm tiền và càng ngày mức quá quảng cáo càng tự động tăng do chính sự cạnh tranh của khách hàng. Việc ra đời Gmail với dung lượng 1GB và vô số các chức năng vượt trội như lưu thư đã gửi, tự động cập nhật danh sách email, ... khiến cho Gmail chiếm số lượng lớn khách hàng từ mail của Yahoo, không chỉ có như vậy, bằng thuật toán tìm kiếm Google có thể phân tích nội dung email để tìm được nhu cầu của người dùng nhằm cung cấp từ khoá đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, việc này khiến cho cả khách hàng cảm thấy được lợi nhiều hơn và người tiêu dùng cũng có được thông tin cần thiết.

Trong nghành công nghệ thông tin thì tốc độ thay đổi sẽ là động lực chính cho sự phát triển, Google luôn đẩy mạnh tốc độ thay đổi nhưng vẫn tạo ra sự phát triển ổn định nhờ việc cân đối giữa phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời với phát triển về mặt nhân sự và tài chính đặc biệt là tiền mặt. Nhân sự và văn hoá doanh nghiệp là một nguồn lực quan trọng nhất Google, kết hợp giữa chính sách tuyển dụng linh hoạt, cạnh tranh và văn hoá sáng tạo, Google liên tục phát huy nguồn nhân lực nhằm phát huy năng lực lõi và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Duy trì được tốc độ phát triển nhanh như hệ thống doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định, bền vững là nhờ Google luôn phát triển dựa trên năng lực lõi về khả năng tìm kiếm và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để thành công, một sản phẩm mới lạ và ưu việt, quy trình làm việc hiệu quả, những nguồn nhân lực chất lượng là chưa đủ nếu thiếu đi một chiến lược cạnh tranh khôn ngoan. Google luôn nhận thức rõ về các người chơi trong cuộc, ai là bạn, ai là đối thủ, ai là người hỗ trợ, do đó họ biết cách kết hợp, mua lại những công ty làm bổ sung thêm năng lực của họ như Ask Jeeves, xây dựng liên minh bền vững với AOL, quyết tâm đối đầu và phá vỡ thế độc quyền của Microsoft. Sự mềm dẻo trong cạnh tranh cùng với tầm nhìn ra, Google không chỉ tạo dựng một hình ảnh thân thiện, tiện lợi, năng động với người dùng mà còn mở rộng lợi thế cạnh tranh thông qua các đối tác chiến lược.

Chiến lược thống nhất sự đa dạng

unite.jpg


Chiến lược kinh doanh là giao điểm của tầm nhìn, nguồn lực và hoạt động thực tế. Chiến lược kinh doanh phải thể hiện được tầm nhìn xa và sát thực về sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và nghành công nghiệp, đồng thời biết khai thác tối đa năng lực lõi để nắm bắt các cơ hội mới cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh từ nghiên cứu phát triển, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quan hệ với người dùng một cách nhất quán.

Google liên tục đưa ra các sản phẩm mang lại nhiều tiện ích và gia tăng giá trị cho khách hàng, như Google Earth, Google Desktop, Google Image, Google Book, vv... Tất cả các sản phẩm và dịch vụ này đều dựa trên năng lực lõi là thuật toán tìm kiếm độc quyền và năng lực sáng tạo đổi mới của đội ngũ nhân sự, cũng như danh tiếng về chất lượng được tin cậy.

Ngoài những sản phẩm tạo ra chức năng mới tiện dụng nêu trên, Google cũng phát triển các sản phẩm hay dịch vụ hướng khách hàng, gần gũi với ngôn ngữ của các quốc gia. Các sản phẩm của họ tạo ra sự thân thiện trong giao tiếp với khách hàng. Mỗi quốc gia có Google theo ngôn ngữ của chính nơi đó. Thêm vào đó là các phần mềm dịch thuật, thống kê, lưu trữ quá trình tìm kiếm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên họ không bao giờ quên mục tiêu lợi nhuận bằng việc nghiên cứu nhu cầu từ thông tin của người dùng để đáp ứng nhu cầu thông tin và tạo doanh thu từ quảng cáo.

Google nhấn mạnh vào năng lực nhân sự là nguồn lực thiết yếu cho chiến lược phát triển trong nghành công nghệ thông tin đầy rủi ro và bất ổn. Họ có những sách lược tuyển dụng độc đáo như tổ chức cuộc thi tại trường đại học, giải các câu đố hóc búa để tìm ra những người thông minh, chính sách cho nhân viên được dùng 20% thời gian làm việc để phát triển dự án mình quan tâm. Các chiến lược nguồn nhân lực hỗ trợ cho giá trị mà Google theo đuổi và hoà hợp với văn hoá sáng tạo & đổi mới trong doanh nghiệp.

Google là một ước mơ có thật về những con người có tri thức, có ước mơ đã biến sự sáng tạo của mình trở thành sản phẩm tiện lợi nhất cho nhân loại. Cho dù mang ý nghĩa đạo đức, lý tưởng gì đi chăng nữa, Google vẫn là một công ty hoạt động dưới quy luật của thị trường nên những bài học về biến những điều không thể thành có chỉ trở thành hiện thức khi mà quá trình đổi mới được hỗ trợ bởi tri thức rộng, chính sách hay, môi trường thuận lợi, cùng với chiến lược nhất quán và liên tục giải quyết mâu thuẫn trên chặng đường phát triển.

Tài liệu tham khảo
1. David A.Vise (2006), “Google câu chuyện thần kỳ”, NXB Tri thức
2. Trung N. P (2007),``Khởi nguồn cơ hội sáng tạo & đổi mới”, Bản tin Sáng tạo & Đổi mới 001/2007.



Nguyễn Phú Trung, Trizviet © Saga.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có một nguyên tắc rất đơn giản, nhưng lại là sự thật; nếu bạn muốn trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt, hãy nghiên cứu các doanh nghiệp thành đạt. Bạn có thể học hỏi những ý tưởng này từ rất nhiều nguồn để áp dụng vào trường hợp của bạn.

Ba trong số các nguồn tốt nhất là đối thủ, đối tác và tất cả những người khác.

Tìm hiểu đối thủ

Các chủ doanh nghiệp thành công ngày nay thường tìm hiểu về đối thủ đồng thời cũng học hỏi từ đối thủ. Nếu bạn phải đối mặt với các đổi thủ nặng ký như Wal–Mart, Walgreen hay Home Depot thì hãy tìm hiểu về họ nhiều hơn.

Sam Walton đã nghiên cứu các đối thủ bằng cách đọc báo cáo doanh thu hàng năm, đồng thời dành thời gian đến thăm các cửa hàng của họ. Ông quan sát, phân tích để áp dụng và đã thành công. Để tìm hiểu đối thủ, bạn nên nghiên cứu tất cả các ấn phẩm có liên quan, xem xét các báo cáo hàng năm, các hồ sơ lưu trữ và các chỉ số công nghiệp. Bạn có thể hỏi thêm chi tiết từ các nhà môi giới chứng khoán.

Bạn cũng nên thăm các cửa hàng của đối thủ, xem cách thức kinh doanh của họ ở các lĩnh vực khác nhau, xem họ bày bán gì ở những nơi đông khách, gần quầy thanh toán và quan sát loại khách hàng nào thường đến mua sắm ở đó. Chắc chắn bạn sẽ học được nhiều điều chỉ bằng cách quan sát xung quanh.

Học hỏi đối tác

Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy tham gia tích cực và giữ vai trò năng động trong Hiệp hội thương mại mà bạn là thành viên. Dự các cuộc hội chợ, triển lãm hàng hóa và hội thảo thương mại, đưa ra câu hỏi, ghi chép và lắng nghe. Hầu hết những chủ doanh nghiệp thành công đều sử dụng kỹ năng này. Họ luôn dành thời gian thăm quan các doanh nghiệp trên khắp đất nước. Bằng cách quan sát hoạt động của các doanh nghiệp khác, họ thu thập được những ý tưởng hay để áp dụng vào kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng và xác định giá cả.

Khi tìm hiểu về dụng cụ làm vườn, chúng tôi đã tới thăm một ông chủ kinh doanh máy cắt cơ Snapper ở thành phố Kansas, vùng Nussouri. Trong cửa hàng ông trưng bày nguyên một chiếc máy cắt cỏ theo chiều thẳng đứng. Ông cho biết, bằng cách này khách hàng rất dễ thấy những đặc điểm cơ bản của chiếc máy. Thêm nữa, nơi trưng bày cũng không chiếm nhiều diện tích lắm, còn đủ chỗ cho các sản phẩm khác nữa.

Thu thập các ý tưởng hay từ mọi người

Những ý tưởng hay không chỉ bắt nguồn từ các đối thủ hoặc các doanh nghiệp cùng ngành. Ngay cả những linh mục, thợ cắt tóc, chủ các doanh nghiệp không cùng ngành, các khách hàng đều có thể đưa ra cho bạn những ý tưởng hay. Bởi vậy, khi có cơ hội, bạn hãy ghi chúng vào bộ nhớ, coi đó như là một cách thu thập những ý tưởng để áp dụng vào công việc kinh doanh. Bạn hãy nhớ rằng: nếu bạn tìm (ý tưởng), bạn sẽ gặp. Khi ý tưởng xuất hiện bạn phải chộp ngay và thấm lấy như miếng bọt biển hút nước. Biến chúng thành của bạn để ứng dụng thích hợp với hoàn cảnh.

Sưu tầm
 
Sáng tạo (đổi mới) là một chủ đề lớn, kèm theo rất nhiều đường lớn, nhiều lối rẽ, và những ngõ cụt. Hệ quả là, có rất nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận sự phức tạp bạn cần giải quyết khi đặt sáng tạo lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Mười nguyên tắc về Sáng tạo bền vững dưới đây gợi lên cho bạn một tấm bản đồ, chúng la những điều hết sức quan trọng giúp bạn đi tới sự thành công. Chúng cũng được nêu lên trong phần đầu của cuốn sách này để về các vùng đất hứa hẹn trước mắt, và bạn sẽ cũng tìm thấy những phần thảo luận tương ứng các vấn đề đã nêu trong cuốn sách này.

1. Sáng tạo động lực để tồn tại, và tất cả sáng tạo là một chiến lược.

Kể từ khi sáng tạo là cách thức là tổ chức tiến hành tổ chức để tạo ra tương lai, sáng tạo là một quá trình không thể tách rời khỏi quá trình phát triển và thực thi chiến lược. Do đó, phát triển khả năng sáng tạo cao là một trong những ưu tiên chiến lược của bất cứ một tổ chức nào. Đồng thời, tất cả sự sáng tạo cần phải được định hướng như một ưu tiên chiến lược và quan tâm.

2. Có bốn dạng đổi mới (sáng tạo): tăng dần, sản phẩm và công nghệ đột phá, các mô hình kinh doanh mới, và các dạng mạo hiểm.

Ghép lại, tất cả bốn dạng này khởi xướng tạo thành một dạng chiến lược. Khi bạn thiết kế danh mục đầu tư bạn sẽ phải quyết định các nỗ lực và đầu tư để tái tạo mỗi loại. Mỗi yêu cầu kèm theo các vấn đề cụ thể về các quy trình, công cụ, và đội ngũ, đều được gắn liền với quá trình tìm kiếm tương lai, đó cũng là tất cả các thông tin tìm kiếm sáng tạo cần thiết.

3. Bạn càng trì hoãn lâu quá trình đổi mới, bạn càng làm cho mọi việc trở nên xấu hơn.

Các công ty đều quá quan tâm tới giá thành dưới dạng thị phần và thất thoát lợi nhuận, và cuối cùng là thiếu thông tin về đổi mới có thể làm tiêu tan các cơ hội trong tương lai. Các đối thủ cạnh tranh không hề đợi bạn cùng tiến bộ, và bạn cũng không phải chờ đợi họ. Hãy tạo ra kế hoạch hành động của riêng bạn, và bắt đầu thực hiện nó ngay bây giờ !

4. Đổi mới là một hoạt động xã hội; chúng diễn ra khi con người tương tác với nhau.

Con người là cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới sáng tạo nào. Hiểu biết của họ, những vấn đề quan tâm, và ham muốn tạo dựng nên sự ham thích theo đuổi các ý tưởng mới và các quyết định liên tiếp thực hiện quá trình chuyển đổi những ý tưởng này trở thành giá trị. Kết quả là, quản trị sáng tạo là một quá trình quản trị con người, và cũng là quản trị những nguyên tắc và thực hành thông qua đó họ được tổ chức và làm việc cùng nhau. Điều này đòi hỏi những suy nghĩ chín chắn, lập kế hoạch chi tiết và quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.

5. Đổi mới mà không có phương pháp chỉ là sự may mắn.

Có rất nhiều người sáng tạo trong công ty của bạn, và nếu cho phép một nửa trong số đó một cơ hội, họ có thể sẽ tạo ra một đổi mới ngoạn mục. Nhưng nếu bạn chỉ dựa trên những nỗ lực ngẫu nhiên bạn sẽ đem vào công ty những tiềm ẩn cả sự rủi ro tương lai theo các cơ hội, và đó là không đủ. Bạn phải phát triển và áp dụng các phương pháp, các phương pháp đúng, để biến từ sự may mắn trở thành sự nhất quán, có thể dự báo, và bền vững. Không có phương pháp đổi mới sáng tạo đúng đắn, bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro quá lớn – bạn đánh cược tương lai của mình với rủi ro.

6. Tất cả bốn chiến khung tham chiếu chiến lược đổi mới đều quan trọng với sự thành công.

Bạn không thể phụ thuộc vào nỗ lực đổi mới từ các nhà quản trị cấp cao, hoặc những con người từ đồng ruộng (trong cùng lĩnh vực), hoặc bất cứ thứ gì bạn quan tâm. Phương pháp sáng tạo toàn diện phải tận dụng cả bốn khung nhìn này: từ-trên-xuống, từ-dưới-lên, từ-ngoài-vào-trong, và từ-ngang-hàng.

7. Sáng tạo lớn bắt đầu ý tưởng lớn; để tìm thấy chúng, hãy nhận diện những điều chưa biết và những nhu cầu chưa được đáp ứng.

Có rất nhiều dạng nhu cầu khác nhau. Trong số những thứ quan trọng nhất đối với nhà sáng tạo là điều mà không ai nhận ra, những điều đó cung cấp tiềm năng cho sáng tạo đột phá và đem lại những giá trị quan trọng và giữ vững cạnh tranh. Vậy làm thế nào để tìm thấy chúng? Có tới hàng tá các công cụ giải thích bạn có thể áp dụng để đi đến một ý tưởng mới. Trải nghiệm với các công cụ này và bạn sẽ tìm thấy điều gì đó thực sự có ích cho tổ chức của bạn.

8. Hãy sẵn sàng, tập trung, tập trung, tập trung, và bùng nổ.

Vâng, nghe nó như là một khẩu hiệu. Nhưng đó là sự thực. Sáng tạo hiệu quả cần tới mục tiêu cụ thể. Tại sao? Bởi vì có quá nhiều khả năng và bạn cần phải chắc chắn điều bạn đang theo đuổi là đáng giá. Bên cạnh đó, đổi mới là rất đắt đỏ theo cả hai khái niệm tiền và thời gian, và một sự tập trung cần thiết sẽ cho phép bạn sử dụng các nguồn lực này thật sự hiệu quả.

9. Làm bản thử nghiệm thật nhanh và thúc đẩy học tập.

Mục tiêu của bất cứ quá trình đổi mới là đến với những ý tưởng tốt nhất và nhanh chóng đưa chúng ra thị trường càng nhanh càng tốt. Do đó, quá trình đổi mới là một quá trình học tập, và càng học nhanh càng có nhiều ưu thế. Trong số các phương pháp học bạn có thể lựa chọn, làm bản có giá trị nhất bởi vì chúng hỗ trợ cho quá trình học tập. Chính vì thế, làm bản mẫu thật nhanh là dạng thức trung tâm của bất cứ một phương pháp sáng tạo hiệu quả nào.

10. Không tồn tại đổi mới mà không có lãnh đạo.

Các công ty là những sự kết hợp của yếu tố xã hội con người. Sự thật là tổ chức của hàng ngàn người để sáng tạo và chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ tới hàng ngàn hoặc hàng triệu khách hàng trên toàn cầu là một điều thực sự đáng ghi nhận. Nhưng khả năng để làm điều này cũng hàm chứa các thách thức. Đặc biệt, cơ cấu tổ chức cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của bất cứ công ty, tới cách thức làm việc, và tới kết quả đạt cuối cùng. Do vậy, những nhà quản lý cấp cao có thể là vô địch về sáng tạo, hoặc bị bao phủ bởi đám mây đen về suy giảm. Điều này phụ thuộc vào nhà lãnh đạo có thể đảm bảo những lời họ nói và hành động hỗ trợ thúc đẩy nỗ lực sáng tạo và các phương pháp, và đồng thời cách làm việc bao dung để loại bỏ những rào cản mà không khéo sẽ gây tác động hoặc thâm chí bóp nghẹt cả sự sáng tạo và đổi mới.

(Theo PermanentInnovation)
 
Đối với bất kì doanh nghiệp đã thành công hay đang thành công thì họ cũng từng bắt đầu từ lúc còn non trẻ. Đây không chỉ là sự khởi động mà còn là giai đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Ở thế kỉ của công nghệ, thay vì ngồi nghiên cứu cả đống sách vở chuyên ngành kinh doanh thì “xắn tay” vào công việc mới là hình ảnh của một doanh nhân đích thực.

1. Giai đoạn “tiền trạm”

Điều đầu tiên mà một doanh nhân thành đạt phải làm trước khi mở công ty là nghiên cứu sâu rộng để đảm bảo hiểu rõ về trị trường, đối thủ, nhu cầu của khách hàng, cơ hội cũng như thách thức. Nhiều doanh nhân khai nghiệp bằng cách tình nguyện tham gia các dự án phi lợi nhuận. Điều này cho họ cơ hội bổ sung kiến thức, kinh nghiệp và tạo dựng những mối quan hệ quý báu. Không những thế, hình ảnh của họ cũng được cải thiện rất nhiều trong mắt các đối tác tương lai.

Susan Keuhnhold, chủ sở hữu một hãng thiết kế đồ họa lớn tại Indianapolis, đã khởi nghiệp bằng cách tham gia dự án thiết kế tình nguyện cho trường học của con mình. “Tôi thường tham dự các cuộc họp tại trường, nghe ngóng các nhu cầu của các bậc phụ huynh cũng như của thầy và trò trong trường, đề xuất những gì tôi có thể làm. Nhờ đó, nhiều người biết đến công việc của tôi. Tôi nhanh chóng thiết lập được một mạng lưới khách hàng mà rất nhiều trong đó vẫn duy trì đến hôm nay".

2. Tỉnh táo để nắm bắt cơ hội

Nhà doanh nhân phải luôn giữ cái đầu tỉnh táo và lạc quan, kể cả trong những trường hợp "bi đát”. Đôi khi, cơ hội bỗng hiện ra vào lúc người ta ít mong đợi nhất. Những doanh nhân thành công luôn học cách mở rộng mắt và lắng tai để tìm kiếm mọi cơ hội, dù là nhỏ nhất. Bạn sẽ không biết được công việc bắt đầu từ đâu. Chìa khóa cho thành công là luôn phải gieo hạt giống. Bạn không biết nó sẽ mọc lên loại cây nào, nhưng khi bạn gieo càng nhiều, cơ hội để có một loại cây ưng ý sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể luận bàn về công việc kinh doanh ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Đảm bảo mình luôn trong tình trạng lên dây cót trước mọi cơ hội tiềm ẩn, chứ không tự đặt mình vào thế bị động khi nó xuất hiện.

3. Đừng bỏ qua những chú cá nhỏ

Kinh doanh cũng giống như đi săn cá, đôi khi nhiều chủ doanh nghiệp dành cả thời gian và tiền bạc để đánh bắt những con cá lớn mà bỏ qua các cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, chủ hãng quan hệ cộng đồng ở St. Louis, đã học được rằng những khách hàng với dự án nhỏ nhất cũng có thế biến thành một cơ hội lớn. "Sẽ dễ dàng hơn để phát triển các mối quan hệ sẵn có hơn là thiết lập một cái gì đó mới mẻ", bà nói. Vì thế, bà chào đón cả những dự án dù nhỏ nhất, hoàn thành chúng một cách khôn khéo và chủ động khai thác những cơ hội lớn hơn từ đó.

4. Tìm hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp

Sau những kinh nghiệm trải qua trên thương trường, các doanh nhân đều đồng ý rằng phương pháp marketing hiệu quả nhất không phải là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà là thông qua mạng thông tin cá nhân. "Bạn có thể tiêu tiền cho các hình thức quảng cáo, nhưng bạn sẽ thu lợi được nhiều hơn từ việc thành lập mạng lưới thông tin cá nhân”, Keuhnhold nói. Điều này đồng nghĩa với sự tham gia vào các tổ chức tại cộng đồng, gia nhập các nhóm doanh nhân địa phương, tham dự nhiều sự kiện để gặp gỡ mọi người.

5. Giữ ngọn lửa đam mê

Ai cũng biết đế trở thành một doanh nhân thành đạt là rất vất vả. Thậm chí, họ phải chấp nhận hy sinh nhiều điều quan trọng trong cuộc sống, cũng như sở thích cá nhân. Thời gian của các chủ doanh nghiệp phần lớn dành cho việc chuẩn bị thành lập công ty, thường xuyên lo lắng, bận rộn với công việc của mình. Chính vì vậy, điều thiết yếu là họ phải yêu thích công việc mình đang làm. Từ đó, những công việc phải đối mặt hàng ngày buộc các doanh nhân phải tìm cách giải quyết đã dần trở thành sự đam mê. Mở công ty riêng là một thách thức, nhưng nó rất đáng giá khi bạn có cơ hội để thực hiện niềm đam mê của mình.

Theo: SAGA.vn - Theo Tạp chí Nhà Quản lý
 
Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú? Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và rút ra ba đặc tính chung của những người kiếm nhiều tiền nhất thế giới, những tỷ phú do tạp chí Forbes bầu chọn …

tro%20thanh%20ty%20phu.jpg


Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú?

Như những ông trùm tư bản sáng lập các công ty lừng danh thế giới Google và Apple: dạo chơi trên du thuyền, phiêu lưu - khám phá bằng máy bay riêng, ngủ trong lâu đài, ngồi xe thượng hạng, và mua kim cương tùy hứng… (Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú?)

Ai cũng từng ít nhất một lần mơ đến việc có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn.


Nghĩ đến đó, bạn có bao giờ tự hỏi: Làm cách nào những người đó giàu như vậy? Họ có tài năng thiên phú? Tư chất và tiềm lực khác chúng ta hoàn toàn?... Công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc của chúng tôi quyết tâm tìm ra lời đáp cho những thắc mắc: Làm thế nào trở thành tỷ phú?


Suốt 5 năm qua, nhằm nỗ lực vén bức màn bí mật sau những thành công vang dội đem lại nhiều tiền của, chúng tôi tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện và phỏng vấn những nhà tài phiệt bất động sản TQ, các ông chủ đi tiên phong ngành internet của Hoa Kỳ, nhiều trùm tư bản lãnh đạo đại tập đoàn của Ấn Độ, và cả những anh quý tộc thừa kế ở Châu Âu… Chúng tôi đã trực tiếp đối thoại với khoảng một chục tỷ phú dollar và gần một trăm nhà tài phiệt có giá trị tài sản không dưới 100 triệu USD.


Cùng là con người, tất cả chúng ta đều lo lắng cho tương lai con trẻ, ái ngại khi nghĩ đến vấn đề sức khỏe. Mỗi người đều có những khao khát và đam mê. Tuy nhiên, họ giàu còn tôi và bạn thì không. Hầu hết những người trả lời phỏng vấn tin rằng vận may và gặp thời là hai nhân tố quyết định dẫn dắt thành công hiện tại. Tuy nhiên, ngoài nhân tố “trời đãi” đó, thì họ còn khác chúng ta ở điểm nào? Nói cách khác, điểm chung của họ là gì?


Chúng tôi đã đúc kết lại ba bí quyết dẫn dắt thành công của những tỷ phú dollar. Đó là:


Một, không e ngại, không sợ thất bại.


Tất cả nhân vật chúng tôi phỏng vấn đều phát biểu rằng: có những thời điểm họ đứng giữa ngả ba đường với hai lựa chọn. Hoặc con đường dễ dàng và an toàn, hoặc lối đi mạo hiểm có tính toán. Để đạt đến tầm cao thực sự của tài sản, để có của cải nhiều đếm không xiết như bao người khao khát, thì nhất thiết phải có mạo hiểm. Những ai tìm kiếm công việc ổn định, luôn e ngại trải nghiệm mới mẻ, lo sợ và không dám thử cái khác biệt, thì mãi mãi không thể giàu như mơ.


Trên thực tế, những nhà đại tư bản thất bại ít nhất một lần. Những người tái thành công chia sẻ rằng: Chính nhờ thất bại, họ mới có thể nhìn lại những sai lầm và thiếu sót của mình, biến nó thành bài học kinh nghiệm vô giá khi trở lại cuộc chơi. Thất bại chỉ thảm hại khi đánh mất sự lạc quan và những đam mê.


Một giám đốc công ty internet tâm sự với chúng tôi về việc làm thế nào anh vực dậy công ty có giá trị tài sản vượt 1 tỷ USD trong thời đại bong bóng “chấm com”. Khi mới lập nghiệp, anh từng đạt đến vinh quang và đỉnh giàu sang: đi ăn tiệc với Elton John, đi du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay riêng. Khi kinh tế bong bóng vỡ, khó khăn chồng chất.


Tuy nhiên, thay vì để thất bại và khủng hoảng tài chính làm yếu lòng, anh đã kiên trì bền chí, khởi nghiệp lần nữa. Từ kinh nghiệm thất bại, anh lập ra một công ty kỹ thuật mới, mạnh hơn, sát hợp với thời đại hơn. Kết quả là anh vừa bán công ty với giá vài trăm triệu dollar, mua chiếc máy bay phản lực mới. Và thay vì lao vào ăn chơi hưởng thụ, anh lại bắt tay thành lập doanh nghiệp mới…


Bí quyết thứ hai của những ông trùm tư bản là khả năng xoay chuyển tình thế.


Khó khăn và trở ngại khiến người bình thường yếu lòng, nhưng lại thúc đẩy với doanh nhân tài ba bộc lộ tài năng và óc sáng tạo để tìm nguồn doanh thu mới. Không suy nghĩ theo lối mòn, cũng không đi ngược trào lưu một cách xa vời. Những nhà đại bản đó phân tích khó khăn - trở ngại ở nhiều góc độ khác nhau. Rồi kiên trì bền chí với phát kiến của mình.


Một ông chủ ngành xăng dầu kể chuyện này cho chúng tôi. Nhiều năm trước, ông thấy những trạm xăng tốn quá nhiều diện tích. Đó đều là đất vàng đất bạc mà mọi người chỉ ghé vào đổ xăng rồi đi thì phí quá. Nghĩ vậy, ông mới nảy ra sáng kiến là kết hợp trạm xăng với cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, lúc đó, ông cũng bị nhiều lời cười nhạo: Ai lại vừa đi đổ xăng vừa mua càfê?


Nhưng, ngày nay, bạn nhìn xem, ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, hiếm có trạm xăng nào mà không có cửa hàng tiện lợi ngay đó. Doanh nhân đó thành công vì ông đã nhìn ra lời giải đáp cho một vấn đề bất cập. Đồng thời, ông cũng là người kiên định trong việc thực hiện ý tưởng, quyết thử cái mới, chứ không chần chừ, do dự, lung lay mà để vuột mất cơ hội.


Bí quyết thứ ba của một người giàu thật thụ là có người bạn đời phù hợp.


Họ đã kết hôn đúng một nửa cần có của mình. Tôi không nói rằng các ông muốn làm giàu thì phải chọn mấy chị nữ thừa kế để kết hôn mới là thượng sách. Trên thực tế, những người giàu bằng chính công sức của mình cần một người bạn đời tâm giao. Trong quá trình lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, căng thẳng và áp lực. Vậy nên, họ cần người bạn đời có thể là chỗ dựa tinh thần. Đặc biệt là cần người giàu lòng tin khi họ đang chiến đấu để leo lên ngôi vị dẫn đầu.


Hầu hết những ông trùm tư bản mà chúng tôi có dịp trò chuyện đều có tuổi thơ túng thiếu. Họ từng ở nhà thuê hoặc cầm cố tài sản và đất đai để làm vốn khởi nghiệp. Nhiều người cặm cụi lao động trong tiệm sửa xe, hoặc làm nhiều việc cùng một lúc trước khi lập nghiệp thành công. Vài người thành công vang dội, rồi thất bại thảm hại, trước khi lại tái lập từ hai bàn tay trắng. Nhiều khó khăn vậy khiến doanh nhân thành đạt thật sự cần người bạn đời luôn tin tưởng và cùng họ vượt qua mọi trở ngại trên đường.


Thật tuyệt vời nếu ta giàu. Chúng tôi đi phỏng vấn người giàu thôi mà đã thấy lâng lâng khi hưởng “ké” chút cuộc sống hào nhoáng của họ… Tuy nhiên, chúng tôi còn tìm thấy một bí mật khác ẩn dấu trong đời sống những người giàu: Tiền không phải là tất cả. Hãy nỗ lực để kiếm tiền. Nhưng, không có gì quan trọng hơn gia đình và sức khỏe.


Nguồn: Làm thế nào trở thành tỷ phú? (Forbes/Doanhnhansaigon).
 
Thực tế cho thấy nhiều người phải đi lòng vòng, thay đổi nhiều nghề rồi mới thực hiện được ước mơ nghề nghiệp của mình. Nhiều người sớm thành đạt trong nghề mình mơ ước tuy nhiên không ít người phải thất vọng cả đời...

Ai cũng muốn ra đời với nghề nghiệp trong tay để có thể sống hữu ích cho xã hội và sống hạnh phúc. Hầu hết mọi người đều mơ có một nghề nào đó, có người nghĩ đến sớm ngay từ những năm đầu tiên đi học, có người thì muộn màng đến năm lớp 12 hoặc chậm hơn. Nhưng sớm muộn gì thì con người ta cũng phải có một lựa chọn nào đó về nghề nghiệp, còn nếu người không chọn nghề thì …nghề sẽ chọn người - cuốc sống sẽ ấn vào tay người ấy một nghề nghiệp nào đó, có khi là một nghề bất đắc dĩ thay vì nghề mơ ước. Thực tế cho thấy nhiều người phải đi lòng vòng, thay đổi nhiều nghề rồi mới thực hiện được ước mơ nghề nghiệp của mình. Nhiều người sớm thành đạt trong nghề mình mơ ước tuy nhiên không ít người phải thất vọng cả đời.

Tại sao vậy? Vì các thiếu sót trong hành trang mà mỗi người phải tự trang bị cho mình để lên đường thực hiện ước mơ nghề nghiệp. Nào ta hãy cùng nhau tự giác kiểm tra xem mình đã có gì và còn thiếu gì nhé.

  1. Bạn đã hiểu mình có sở thích nghề nghiệp gì để chọn cho trúng nghề phù hợp và môi trường nghề phù hợp chưa ? Có một bạn trẻ học giỏi, thi vào đại học hàng hải đạt mức điểm được cử ra nước ngoài đào tạo. Trong quá trình thực tập ngoài biển, có lần các học viên- thuyền trưởng phải mặc áo phao, nhảy khỏi tàu bơi vào bờ. Bơi được vào bờ, chàng trai này sợ quá liền viết đơn xin chuyển trường, sang học về bảo hiểm. Nay anh ta đang làm Phó Tổng giám đốc một công ty bảo hiểm nước ngoài tại thành phố, thành đạt trong nghề bảo hiểm. Người ngại mạo hiềm mà chọn một nghề phải đương đầu với sóng gió đại dương, may mà bạn trẻ đó còn kịp thời nhận ra mình là ai để thay đổi nghề nghiệp.

  2. Bạn đã nhận ra mình có loại trí thông minh nào phát triển trong 8 loại trí thông minh mà con người có thể có chưa? Trong trường học hiện nay, cách học và thi cử chỉ chú trọng 2 loại là thông minh về ngôn ngữ và thông minh về logic- toán nên những ai có loại trí thông minh khác phát triển thì chưa được đánh giá đúng. Có một người thời học phổ thông học môn nào cũng kém hơn chúng bạn, trừ môn hoạ. Chật vật tốt nghiệp THPT, anh ta nhiều lần gởi các bức họa của mình để xin việc nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng anh gởi một truyện tranh nói về chính mình - truyện về một cậu bé hậu đậu, luôn thua kém bạn. Chẳng ngờ truyện quá hóm hỉnh nên nhà xuất bản nhận in. Truyện bán rất chạy. Anh chàng “hậu đậu” từ đó thành nổi tiếng luôn, sáng tác truyện nào cũng ăn khách. Như vậy nếu bạn học kém hơn chúng bạn thì có thể là trí thông minh ngôn ngữ và logic –toán của bạn không bằng người ta còn trí thông minh loại khác thì biết đâu bạn lại có thể vượt trội. Hãy tự tìm ra mình mạnh về loại trí thông minh nào.

  3. Bạn đã kiểm kê các “tài khoản” mình có chưa? Tài khoản này không cứ là tiền bạc, của cải hay là vị thế (của bạn hay cha mẹ bạn) mà còn là tuổi trẻ, sức khoẻ, sức học, ý chí, tính tự lập; là kinh nghiệm sống ở đời, những mối quan hệ xã hội của chính bạn; là những “tài lẻ” của bạn, cách bạn sử dụng thời gian nhà rỗi; là những giá trị bạn đeo đuổi, bạn học lóm được ngoài nhà trường; là thói suy nghĩ hay đánh giá khác người, năng lực phát sinh ý tưởng… Những “tài khoản” này khi học trong trường hoặc khi đi thi có thể chẳng đem đến cho bạn thêm được thêm điểm số nào nhưng ra đời, được đặt đúng chỗ thì sẽ phát huy tác dụng không ngờ, giúp gặt hái thành công. Chẳng hạn bạn giỏi nấu ăn và luôn ham thích trổ tài này, bạn có thể mơ ước chọn ngành liên quan đến khách sạn- nhà hàng để được thoả chí. Nhiều người thành đạt, trở nên nổi tiếng chỉ nhờ cà phê, món phở hay gà rán… đó thôi. Cần nhớ là 75% kiến thức để thành đạt là do tự tích luỹ, nhà trường chỉ cung cấp 25% thôi.

  4. Bạn đã nắm vững kiến thức, trước hết là kiến thức ngay trong chương trình lớp mình đang học chưa? Nói cách khác là bạn đã nắm vững “bài” chưa? Nếu chưa thì bạn nắm chắc phần thua trong các cuộc thi tuyển hiện nay và có thể còn tệ hơn, đó là những năm đi học của bạn sẽ chẳng mấy bổ ích cho đời bạn sau này. Bạn đã hiểu về ngành nghề mình định chọn chưa, biết được nhu cầu của thị trường đối với nghề này chưa, biết nghề này đòi hỏi gì đối với người trong nghề chưa, mặt trái của nghề sẽ đặt ra những thử thách gì chưa? Nếu bạn đã là sinh viên, đang được đào tạo một nghề nhất định rồi thì phải tìm hiểu về công việc cụ thể mình muốn đảm nhận để có sự chuẩn bị sớm.

  5. Hành trang quan trọng nhất, có tính quyết định, đó là bạn đã có thái độ sống tích cực chưa. Muốn rõ sống tích cực là thế nào, ta hãy cùng nhau tìm hiểu các biểu hiện phổ biến của thái độ sống tiêu cực.
  • Đó là tật khất việc lại cho ngày mai, làm được chăng hay chớ mà không buộc mình sống có kỷ luật, làm việc có hiệu quả cụ thể.

  • Khi gặp khó khăn thì đầu hàng, không gan lì đứng lên để làm lại, làm lại, làm lại nữa cho đến khi thành công.

  • Đó là làm việc gì cũng với thái độ thờ ơ, thiếu chủ động, thiếu hẳn nhiệt tình và lòng đam mê. Chính lòng đam mê sẽ giải phóng năng lượng tinh thần tiềm ẩn trong ta, khiến ta quên mình trong công việc, thấy hứng thú và hạnh phúc ngay lúc đang phải gian khổ đeo đuổi ước mơ.

  • Đó là không dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình, ngay cả ước mơ nghề nghiệp của mình thì cũng để người khác quyết định giùm.

  • Đó là ngại dấn thân vào cái mới lạ để thử thách năng lực của mình mà luôn cố thủ trong những “thành trì” của các thói quen dễ chịu, thú vui tầm thường hàng ngày.

  • Đó là ngồi than thân trách phận, chờ sung rụng thay vì tự mình dấn thân đi tìm cơ hội; là so bì là tại sao may mắn lại đến với người này người khác mà luôn chừa mình ra. Thử hỏi bao nhiêu người đã nhìn thấy trái chín cây rơi xuống đất mà phải đợi đến Newton thì định luật vạn vật hấp dẫn mới được phát hiện và giải thích ? Newton không phải là người gặp may mắn, chính ông đã tạo nên những tiền đề, điều kiện từ rất lâu để …tạo đường cho định luật này tìm đến với ông bằng lao động miệt mài trong phòng thí nghiệm, bằng bao nhiêu giả thuyết bị bác bỏ. Không bao giờ là quá muộn để tạo ra sự may mắn cho mình. Thậm chí bạn có thể tìm được sự may mắn từ chính những bất hạnh, không may mắn của mình như nhiều người tàn tật, mắc bệnh nan y đã nêu gương ngay trên xe lăn hay giường bệnh của mình, miễn là bạn không chịu gục ngã, không chịu đầu hàng./.
 
- Dựa vào những người khổng lồ
"Làm sao tận dụng được ý tưởng của người làm kỹ thuật, đánh giá đúng kỹ năng và sự hiểu biết, tính phù hợp và chia sẻ mục tiêu lâu dài và ý nghĩa công việc là cách thức giúp chúng tôi khởi nghiệp thành công. Các bạn trẻ đừng thỏa mãn sớm với sự thành công, vì cần con đường dài",

- Chú trọng hệ sinh thái mới
 
"Con đường ngắn nhất để trở thành doanh nghiệp triệu đô là chinh phục được trái tim khách hàng và khẳng định giá trị qua chất lượng", GS Tom Cannon - một trong những nhà vạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới. Ông được coi là một trong những nhà vạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới và là giám đốc của Công ty Ideopolis - một doanh nghiệp thuộc danh sách nhiều triệu đô của Anh. Ông đã kể ra rất nhiều câu chuyện thực tế về con đường đưa doanh nghiệp của mình trở nên thịnh vượng của nhiều triệu phú và tỷ phú đôla, trong đó có những người là bạn thân, là cộng sự của ông.

Những tấm gương tỷ phú

GS Tom Cannon bắt đầu hóm hỉnh nói, cách nhanh nhất và dễ nhận biết nhất để trở thành triệu phú đôla là... có cha hay mẹ là triệu phú, tủ phú đôla! Đó là trường hợp tỷ phú phú Hy Lạp Stelios, chủ sở hữu hãng hàng không giá rẻ EasyJet.

Năm 1995 khi mới 28 tuổi, Stelios đã quyết định thành lập hãng hàng không giá rẻ EasyJet từ 5 triệu bảng Anh vay mượn của người cha là một tỷ phú ngành tàu biển người Hy Lạp. Sau hơn mười năm hoạt động, hiện nay EasyJet được xem là một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Âu với gần 100 máy bay và doanh thu vượt quá một tỷ bảng Anh mỗi năm.

Còn nếu không "giàu từ trong nôi" như thế thì phải tự thân vận động, biết nắm bắt mọi cơ hội đến với mình để đạt mục tiêu cụ thể đặt ra từ khi khởi nghiệp là trở thành một doanh nghiệp nhiều triệu đôla.

Một ví dụ tiêu biểu là Richard Branson, một nhà công nghiệp của Anh, ông chủ của hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Anh và châu Âu Virgin Atlantic Airways, nay là người giàu thứ 261 trên thế giới (theo đánh giá của Forbes 2009).

Tỉ phú Richard Branson từng đứng ra xuất bản một tạp chí có tên là Student (Sinh viên) năm 16 tuổi, từng làm nghề lái taxi, lập chuỗi cửa hàng ghi băng đĩa và con đường đưa ông trở thành triệu phú đôla bắt đầu tư khi khai thác thương hiệu "Virgin" với Hãng hàng không giá trẻ Virgin Atlantic Airways và Hãng sản xuất âm nhạc Virgin Records.

Steve Jobs, cha đẻ của "quả táo cắn dở" Apple đã thành công với khả năng nhìn trước tương lai. Tý phú này không đi vào "đại dương đỏ", tức là nơi đã có đủ mặt các đối thủ sừng sỏ trong làng viễn thông di động, thiết bị giải giải trí cầm tay như Nokia, Samsung, Motorola... mà đi theo chiến lược "đại dương xanh", tức là tìm kiếm con đường mới, cách thức mới để tiếp cận thị trường. Các sản phẩm đa chức năng, thể hiện phong cách như iPod, iPhone vì thế đã ra đời.

Muốn thành công và trở nên giàu có thì hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể, biểu đạt rõ mong muốn của mình bằng con số, bằng hành động và hãy học hỏi từ chính những người giỏi nhất, kể cả thành công cũng như thất bại của họ. Đó là điều GS Tom Cannon muốn nói qua các câu chuyện về thực tế làm giàu từ những con người cụ thể.

Nguyên tắc "triệu đô"

"Có những người trở thành tỷ phú nhờ viết hồi ký. Họ có thể thay đổi, chỉnh sửa hồi ký của mình qua nhiều lần, nhưng những điểm cốt lõi, những nguyên tắc chung vẫn được giữ nguyên", GS Tom Cannon chia sẻ.

Một số nguyên tắc đảm bảo cho việc xây dựng doanh nghiệp triệu đô:

Trước hết, theo Tom Cannon, doanh nghiệp triệu đô không thể không nghĩ dài, hành động nhanh. Nếu có tầm nhìn dài hạn và hành động càng nhanh để giảm bớt hao phí, rút ngắn khoảng cách thì sớm vượt trước trong cuộc chơi. Ông ví dụ về một tỷ phú nhờ đoán biết quy định cấm uống rượu sẽ sớm bị bãi bỏ ở Mỹ, người ta sẽ quay trở lại sản xuất rượu một cách ồ ạt mà đã nghĩ đến việc sản xuất những chiếc thùng đựng rượu bằng gỗ, thu được nguồn lợi rất lớn và lâu dài.

Phải biết tìm kiếm các đối tác thân thiết để chia sẻ rủi ro, chia sẻ những viễn cảnh và sứ mệnh với mình, nhất là trong những dự án lớn, những ý tưởng lần đầu tiên thực hiện. Đó là nguyên tắc mà các ngân hàng, các hãng cho thuê hay cổ đông chiến lược có thể trở thành những người chung lưng đấu cật cùng mình trong xây dựng sự nghiệp.

Khi theo đuổi ngành nghề, lĩnh vực gì thì hãy chú đến từng đôla, từng chi tiết từ nhỏ đến lớn để có thể liên tục cải tiến và tối ưu hóa quy trình, sản phẩm. Việc nhận thức rõ giá trị của đồng tiền là rất quan trọng và vì thế mà như GS Tom Cannon nói "trong kinh doanh, tiền mặt mới là cái đáng nói".

Phải chú ý đặc biệt đến mối quan hệ hai chiều giữa người mua và người bán để luôn tìm ra những giải pháp marketing tốt nhất. Tom Cannon đã kể ra mẩu chuyện nhỏ về người bạn của mình, tỷ phí Richard Branson đã quan tâm tới từng chi tiết nhỏ để làm vừa lòng khách hàng của mình như thế nào. Đó là khi khách hàng phải xếp hàng mua vé máy bay, ông đã đích thân đem vé ra bán cho từng người.

Sau đó rất nhiều khách hàng tự đi loan tin rằng mình đã được trực tiếp mua vé từ tay ngài Richard Branson. Thực ra Richard biets rất rõ hành vi của mình, nhưng ông vẫn nói đùa: "Biết vậy tôi đã thuê mấy cậu giống tôi đi bán vé như thế".

Bài học ở đây là hãy đặt tình yêu và niềm tin rằng sản phẩm của mình sẽ luôn mang lại lợi ích nào đó cho khách hàng của mình.

GS Tom Cannon nói, ở Anh có một câu quen thuộc: Có một số người ngồi nghĩ về tương lai, ngồi nhìn về tương lai, nhưng chỉ một số người hành động vì tương lai. Doanh nghiệp triệu đô là không phải doanh nghiệp đứng trong số đông chỉ biết nhìn, nghĩ và cả ngồi ngắm nhìn khách hàng của mình đến với người khác! Phải làm chủ những gì bạn tin sẽ có thể xảy ra.

Google phát triển, thu hẹp thị phần của Microsoft trong vương quốc Internet biến đổi không ngừng. Bây giờ Google đang thấy những người mới đến như Facebook hay Youtube đang chiến lĩnh lãnh địa của mình. Vì thế, trong thời đại hôm nay càng cần phải nhìn xa, trông rộng và hành động. Nếu muốn xây dựng doanh nghiệp triệu đôla thì hãy chú ý đến những người trẻ, chú ý đến khả năng đóng góp của họ và phải hiểu được khách hàng trẻ. "Ở VN có cơ hội tốt cho điều này mà ở Anh cũng không có được, đó là các bạn có một dân số trẻ, rất giàu tiềm năng", GS Tom Cannon nói.

Để tóm lại, GS Tom Cannon tổng kết qua ba điểm chính yếu để có thể trở thành doanh nghiệp triệu đô, đó là: kiểm soát được những gì mình đang làm và sản phẩm của mình từ những chi tiết nhỏ; tập trung làm việc và biết tận dụng sức mạnh của người khác.

Xoay quanh những điều đó, doanh nghiệp triệu đô chính là doanh nghiệp luôn hướng đến những giá trị lâu dài, bền vững và phải làm việc chăm chỉ. "Nếu bỏ tâm sức ra học hỏi thêm thì sẽ cắt ngắn được con đường đi đến thành công của mình. Sẽ không có thành công nào dễ dàng, đều phải bỏ mồ hôi công sức để đạt được. Nếu không chịu đau thì sẽ không đạt được gì!", vị giáo sư cũng là doanh nhân nổi tiếng đến từ Anh nói.

Theo Vnn
Tôi muốn trỡ nên giàu có!!!!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top