Sau nhiều ngày và chỉ có một câu hỏi được đặt ra. Tôi không biết bạn ấy là ai, từ đâu đến, bạn hỏi với mục đích là gì nhưng tôi rất hào hứng với câu hỏi của bạn ấy.
Và nhiều ngày qua tôi đã bị ám ảnh về chủ đề mà mình tạo ra này. Đây là vấn đề lớn thì rất lớn, nhưng nhỏ nhặt bé tẹo thì cũng có thể. Tôi luôn mở nó lên, thử xem có ai hỏi nữa không ? Có câu hỏi khó nào nữa không ? Có vấn đề hóc búa nào mình cần phải tìm kiếm, liên hệ để hiểu thấu đáo, đưa ra các khả năng có thể xảy ra hay không ??
Nhưng vô vọng. Tôi không biết buồn hay vui nữa khi chỉ có một câu hỏi của bạn ấy mà thôi. Tôi nghĩ rằng, em ấy nghiêm túc và tôi tạm mãn nguyện với điều đó. Tuy nhiên, sau khi viết bài này, nỗi ám ảnh trong tôi vơi đi nhưng những sự hụt hẫng tăng lên và niềm háo hức sẽ mất dần. Tôi sợ mình sẽ vô cảm với những câu hỏi, suy nghĩ, tranh cãi phía sau này.
Thật là một điều chẳng hay ho.
Nào, hãy đến với câu hỏi duy nhất.
Oh, vậy anh HIDE có thể cho mọi người biết là ở Hàn Quốc mọi người học hỏi được điều gì, và điều gì nên tránh ? Ở Hàn Quốc có cái gì mà các nước phát triển khác không có (Mỹ, Âu Châu, ...) ? .
Một câu hỏi rất khéo khi bạn ấy không bộc lộ rõ chủ ngữ là bạn ấy, mà là "mọi người". Một câu hỏi khá chung. Vậy nên, tôi sẽ hướng đến câu trả lời chung ( tôi mong chờ câu hỏi có mục đích hướng vào cá nhân người hỏi hơn).
A - Ở Hàn Quốc mọi người học hỏi được điều gì và điều gì nên tránh.
Ở Hàn Quốc ( HQ) chúng ta học hỏi được rất nhiều. Nếu bạn cần nghiên cứu đến mức độ tỉ mỉ, bạn có thể tìm đọc các bài nghiên cứu văn hóa, tính cách con người, kinh tế HQ
Ở ĐÂY ,...
Ngoài ra: điểm chung là:
- Một xã hội văn hóa tổng thể văn minh hơn hẳn Việt Nam.
- Một xã hội - văn hóa - kinh tế đều ở trình độ chuyên nghiệp cao hơn nhiều bậc so với Việt Nam.
- Một xã hội mà học tập, lao động, vui chơi giải trí đều có hiệu suất rất cao. Qui củ.
Đó là bức tranh tổng thể ta sẽ học hỏi được. Tuy nhiên, trong mỗi khía cạnh của nó, có những nội dung không bằng Việt Nam chúng ta, hoặc là, có những nội dung không thể dung nạp - thích hợp với tính cách và xã hội VN ta hiện tại. Điều này hết sức lưu ý khi so sánh chi tiết, và dung nạp nó.
Đặc điểm riêng:
1. Về giáo dục: HQ là đất nước có trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ nâng tầm mình lên vượt bậc, nhanh, đốt cháy nhiều giai đoạn. Bởi họ mua bằng sáng chế, thuê nhân lực trình độ cao nghiên cứu để sở hữu trí tuệ bằng sáng chế, quản lí.
Nền giáo dục của họ vì vậy được hoạch đình ở tầm nhìn và đầu tư tiến bộ. Triết lí giáo dục và quản lí giáo dục của họ gắn liền với thực tế ở tầm cao hơn VN rất nhiều. Ví dụ, sinh viên nước ngoài đến học bạn chỉ việc mất ( khoảng) 820 $ cho một học kì 4 tháng, với 2 bữa ăn/ ngày từ t2-t6. Phòng ở có điều hòa, giường tầng trên ngủ nệm dầy, dưới bàn học, internet, vệ sinh rộng~5m2. Cửa khóa công nghệ số... Ngoài ra bạn không phải trả thêm bất kì chi phí nào khác. Xung quanh bạn không có người dân ồn ào chợ búa, không có các cửa hàng nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng...vv
Hoặc thêm nừa là, bạn có đăng kí học ntn đi nữa thì thời gian học hàng ngày của tất cả mọi người, GV - SV là 9h sáng bắt đầu - 18h kết thúc. 1h30p một tiết học. Ăn sáng và tối là bữa chính. Kéo dài hết các ngày trong tháng. Tuyệt nhiên không có nghỉ học vô tội va, va thay đổi lịch học liên tục. Và cảng không có cái giờ học ĐH là 6h30 bắt đầu vào lớp như ĐH Công nghiệp TP HCM.
Với nền giáo dục (gần) ngang ngửa với các nước châu Âu, Mỹ nhưng học phí của họ thấp hơn nhiều. Ví dụ, nếu vào Mỹ bạn cần phải có tiền tỉ ( nói chung) thì ở HQ, bạn chỉ cần ~200 triệu/ năm là có thể theo học ung dung được rồi. Bằng chứng là tại HQ, các tập đoàn lớn thuê - sử dụng các viện nghiên cứu và đầu tư vào đó rất nhiều tiền để sở hữu, sử dụng các bằng sáng chế khoa học, công nghệ cao. Như Samsung, Hyundai, Lotteria.. với KAI, KIST...
2. Về Luật pháp: HQ là đất nước có luật pháp nghiêm minh. Đây là nền tảng để người dân, doanh nghiệp HQ yên tâm làm việc và học tập.
Tuy những năm gần đây sự tham nhũng đang gia tăng, nhưng môi trường sống văn minh của HQ có sự đóng góp tích cực của sự nghiêm minh pháp luật. Ví dụ, nếu bạn bỏ quên điện thoại ở nơi công cộng thì 1-2 ngày sau bạn có thể nhận lại ở một cơ quan hoặc cá nhân nào đó mà không gặp phiền phức gì cả. Hoặc nếu bạn qua đường không đúng luật, bạn có thể bị thương tích rất nặng nhưng vấn phải bồi thường cho chiếc xe đã đâm phải bạn.
3. Về kinh tế. Kinh tế HQ để có ngày hôm nay là do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nền kinh tế hiện đại dựa trên nhân lực trình độ cao, chuyên nghiệp. Bằng chứng các bạn nhìn thấy qua phim ảnh, văn hóa HQ là sự chuyên nghiệp, kỉ luật lao động cao. Họ làm việc như điên, như trâu bò ...chỉ để hài lòng cấp trên và để guồng máy của công ty không bị lỡ nhịp.
Và tất nhiên, nó có những mặt trái tất xảy ra, đang hiện hữu là: thời gian cho gia đình hạn chế, phụ thuộc vào công nghệ, mối quan hệ trong cty coi trọng cao hơn...
4. Về văn hóa: HQ là đất nước hòa trộn giữa cái mới và cái cũ điển hình. Văn hóa "cũ" - truyền thống của họ vẫn được coi trọng và nhìn nhận một cách trân trọng. Kể cả trong giới trẻ. Những món ăn mang đặc trưng truyền thống vẫn được bảo toàn. Các lễ hội, đặc biệt lễ hội Trung Thu là quốc lễ của họ. Đây là lễ lớn nhất trong năm của người HQ khi tất cả các doanh nghiệp, cơ quan đều nghỉ ít nhất 3 ngày để vui chơi, thăm họ hàng, về quê, du lịch,...
Văn hóa hiện đại, vừa do học tiếp thu vừa do họ "sáng tạo' ra. Đó là làn sóng Hanlyun như phim ảnh, trời trang, âm nhạc...
Trên đây là phác họa vài dòng về HQ. Những cái hay cái dở tùy vào quan niệm của từng người, tùy lúc mà áp dụng học hỏi thì tất nó sẽ thành tốt hay xấu, tiếp nhận hay bài trừ.
Điều mà không nên học ở HQ là thái độ cực đoan của họ + quan niệm tôn ti quá cứng nhắc. Nếu trong một nhóm làm việc, bạn là cấp dưới thì nhất nhất bạn phải tuân thủ cấp trên, tiền bối. Ví dụ, trong khoang máy bay, nếu bạn là phi công và thấy cơ trưởng, cấp trên - tiền bối thì bạn phải phục tùng cho dù bạn nhìn thấy sai sót trong khâu điều hành của cơ trưởng. Cái này khác với Mỹ, Âu. Nếu có sai sót, phi công có thể trực diện tranh cãi, đấu tranh với cơ trưởng mà không gặp bất cứ khó khăn nào, trừ khi bạn không chứng minh được.
Trong khi đợi thang máy, tôi đã chứng kiến một sinh viên nam bống dững cúi gập người, khoanh tay chào 4-5 người đang tiến đến. Đó là những tiền bối - lớp trên của cậu học sinh này. Và khi đứng trong thang máy, cậu học sinh đó vẫn khoanh tay và hơi cúi đầu. Tuy nhiên, sau đó một học sinh lớp trên đã gọi cậu ấy và bảo bỏ tay xuống, hãy ngẩng đầu lên. Ý là, không cần quá câu lệ. Đó là một sự trân trọng tốt đẹp.
So với các nước Âu, Mỹ thì qua tư liệu lưu truyền tôi thấy có rất nhiều khác biệt. Đó là văn hóa đậm chất Á Đông. Và có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam.