• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Bạn có ước mơ du học Hàn Quốc ư ?

Hide Nguyễn

Du mục số
Bạn có ước mơ du học Hàn Quốc như thế nào ? Bạn đang suy nghĩ như thế nào về nó ? Bạn đang hành động như thế nào để đạt được ước muốn đó ?

Bạn có thực sự thích - mong chờ điều đó đến với mình không ? Tại sao vậy ?

Nếu có cơ hội, bạn sẵn sàng thử thách bản thân và thỏa mãn ước mơ của mình chứ ?

Hãy nói thật lòng mình để cơ hội đến gần hơn!:beguiled:


Danh_sach_cac_trng_Cao_ng_va_i_hc_ti_Han_Quc.jpg

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Văn Sử Địa

Cộng tác viên
Xu
0
Bạn có ước mơ du học Hàn Quốc như thế nào ? Bạn đang suy nghĩ như thế nào về nó ? Bạn đang hành động như thế nào để đạt được ước muốn đó ?

Bạn có thực sự thích - mong chờ điều đó đến với mình không ? Tại sao vậy ?

Nếu có cơ hội, bạn sẵn sàng thử thách bản thân và thỏa mãn ước mơ của mình chứ ?

Hãy nói thật lòng mình để cơ hội đến gần hơn!:beguiled:


Oh, vậy anh HIDE có thể cho mọi người biết là ở Hàn Quốc mọi người học hỏi được điều gì, và điều gì nên tránh ? Ở Hàn Quốc có cái gì mà các nước phát triển khác không có (Mỹ, Âu Châu, ...) ?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Tôi cũng có ước mơ đi Hàn Quốc ... chơi ^^, nhưng cuộc sống không phải cứ ai ước mơ là có thể đi được. Còn là khả năng kinh tế, khả năng học tập của bản thân mình. Đi du học cũng có rất nhiều cái tốt, nhưng không hẳn là cần thiết đối với những bạn trẻ và những người không có nhiều tiền hoặc không có khả năng học quá suất xắc.

"Hãy nói thật lòng mình để cơ hội đến gần hơn?" - Có thật sự đến mức như thế không? Đâu phải ai cũng có may mắn và có khả năng chứ ^^. Thấy chủ top có vẻ chém quá mức, hihi
 

Hide Nguyễn

Du mục số
"Hãy nói thật lòng mình để cơ hội đến gần hơn?" - Có thật sự đến mức như thế không? Đâu phải ai cũng có may mắn và có khả năng chứ ^^. Thấy chủ top có vẻ chém quá mức, hihi .

Nếu không thật với tôi thì có thể tối, HOẶC một ai đó sẽ cung cấp thông tin sai thì khi ấy, có thể sẽ có hậu quả không tốt. Và bên cạnh đó, nếu không thật lòng với chính bản thân thì bạn chỉ là một đứa bé không lớn. Bởi ước mơ làm con người ta lớn lên, nhưng luôn đẹp trong giấc mộng thơ ấu.

Tôi cũng có ước mơ đi Hàn Quốc ... chơi ^^, nhưng cuộc sống không phải cứ ai ước mơ là có thể đi được. Còn là khả năng kinh tế, khả năng học tập của bản thân mình. Đi du học cũng có rất nhiều cái tốt, nhưng không hẳn là cần thiết đối với những bạn trẻ và những người không có nhiều tiền hoặc không có khả năng học quá suất xắc.



Về khía cạnh này, tùy vào ước mơ, quan điểm và khả năng tận dụng cơ hội đối với mỗi người. Vấn đề của tôi muốn được bạn luận, mở mang và lắng nghe nhiều hơn ở phạm vi " tìm hiểu và tận dụng cơ hội". Còn những thứ khác, tôi có muốn đi chăng nữa cũng không thể giúp được. Ví dụ, tiền bạc, kiến thức, lòng can đảm,...

Đối với Thandieu2 thì, ước mơ đi chơi chỉ là ước mơ lòng vòng thôi. ƯỚC MƠ ĐỂ CHƠI CHO CÓ ƯỚC MƠ !

Hihi
 

Hide Nguyễn

Du mục số
저 너머에’ 뭔가가 있다 – Có điều gì ở phía bên kia


1236069_554833994569866_1703633915_n.jpg



‘저 너머에’ 뭔가가 있다.
인식이 가능한 일상의 경계를 넘어선
그곳에, 어떤 실재가, 어떤 힘이 있다.
그것은 신비로우며 우리에게 위안을 준다.
이제 그것에 대해 이야기해보자.
우리는 그것을 느낀다.

Có điều gì ở phía bên kia
Khi nhận thức của ta vượt qua ranh giới của cuộc sống thường ngày
Tại nơi đó sẽ có những hiện thực mới, nguồn sức mạnh mới
Điều đó thật kì bí và đem lại cho chúng ta sự an ủi.
Bây giờ hãy nói về điều đó.
Chúng ta sẽ cảm nhận được về những điều “ở phía bên kia”
*

산을 넘으면
그 너머의 또 다른 세계가 있습니다.
지금은 보이지 않는 그 너머의 세계를 볼 수
있어야 합니다. 산을 보면서 산너머를 보고,
사람을 보면서 그의 내면을 깊이 보고,
한 사람의 꿈을 보면서 꿈너머꿈을
바라 보십시오. 1차원을 넘어선
‘그 너머에’ 뭔가가 있습니다.


Khi vượt qua một ngọn núi
Sẽ có một thế giới mới ở phía bên kia
Ta sẽ phải nhìn được thế giới ở “phía bên kia”-
Thế giới mà bây giờ ta chưa nhìn thấy.
Nhìn núi, ta nhìn sang phía bên kia ngọn núi,
Nhìn người, ta nhìn vào nội tâm sâu thẳm của người đó,
Nhìn vào giấc mơ của một người, ta nhìn vào “những giấc mơ nối tiếp giấc mơ”.
Khi ta vượt qua một nấc mới
Sẽ “có điều gì ở phía bên kia”.
-


그렉 브레이든의《잃어버린 기도의 비밀》중에서 -
Trong <Bí mật của lời cầu nguyện đã mất> của Gregg Braden


TTHQ
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Hê hê, xem chừng như bạn Hide có ước mơ đi Hàn Quốc rất là lớn lao. Chúc bạn thực hiện được ước mơ đi Hàn của bạn nhé! Sớm úp cho tôi hình ảnh của bạn khi du học bên Hàn. Để tôi biết ước mơ của bạn cháy bỏng biết dường nào. Còn với tôi, hê hê. Tôi chỉ thực hiện những gì trong khả năng của mình thôi. Không quá mơ mộng hão ^^
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Vì lí do nhiều bạn cứ hỏi đi hỏi lại một vài câu hỏi ( Hide luôn gặp trường hợp này) nên thêm 2 - 3 câu hỏi "chất lượng" nữa Hide sẽ trả lời cùng các bạn!

Ai quan tâm mau mau đặt câu hỏi nhé!
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Sau nhiều ngày và chỉ có một câu hỏi được đặt ra. Tôi không biết bạn ấy là ai, từ đâu đến, bạn hỏi với mục đích là gì nhưng tôi rất hào hứng với câu hỏi của bạn ấy.

Và nhiều ngày qua tôi đã bị ám ảnh về chủ đề mà mình tạo ra này. Đây là vấn đề lớn thì rất lớn, nhưng nhỏ nhặt bé tẹo thì cũng có thể. Tôi luôn mở nó lên, thử xem có ai hỏi nữa không ? Có câu hỏi khó nào nữa không ? Có vấn đề hóc búa nào mình cần phải tìm kiếm, liên hệ để hiểu thấu đáo, đưa ra các khả năng có thể xảy ra hay không ??

Nhưng vô vọng. Tôi không biết buồn hay vui nữa khi chỉ có một câu hỏi của bạn ấy mà thôi. Tôi nghĩ rằng, em ấy nghiêm túc và tôi tạm mãn nguyện với điều đó. Tuy nhiên, sau khi viết bài này, nỗi ám ảnh trong tôi vơi đi nhưng những sự hụt hẫng tăng lên và niềm háo hức sẽ mất dần. Tôi sợ mình sẽ vô cảm với những câu hỏi, suy nghĩ, tranh cãi phía sau này.

Thật là một điều chẳng hay ho.

Nào, hãy đến với câu hỏi duy nhất.
Oh, vậy anh HIDE có thể cho mọi người biết là ở Hàn Quốc mọi người học hỏi được điều gì, và điều gì nên tránh ? Ở Hàn Quốc có cái gì mà các nước phát triển khác không có (Mỹ, Âu Châu, ...) ? .

Một câu hỏi rất khéo khi bạn ấy không bộc lộ rõ chủ ngữ là bạn ấy, mà là "mọi người". Một câu hỏi khá chung. Vậy nên, tôi sẽ hướng đến câu trả lời chung ( tôi mong chờ câu hỏi có mục đích hướng vào cá nhân người hỏi hơn).

A - Ở Hàn Quốc mọi người học hỏi được điều gì và điều gì nên tránh.

Ở Hàn Quốc ( HQ) chúng ta học hỏi được rất nhiều. Nếu bạn cần nghiên cứu đến mức độ tỉ mỉ, bạn có thể tìm đọc các bài nghiên cứu văn hóa, tính cách con người, kinh tế HQ Ở ĐÂY ,...

Ngoài ra: điểm chung là:


  • Một xã hội văn hóa tổng thể văn minh hơn hẳn Việt Nam.
  • Một xã hội - văn hóa - kinh tế đều ở trình độ chuyên nghiệp cao hơn nhiều bậc so với Việt Nam.
  • Một xã hội mà học tập, lao động, vui chơi giải trí đều có hiệu suất rất cao. Qui củ.

Đó là bức tranh tổng thể ta sẽ học hỏi được. Tuy nhiên, trong mỗi khía cạnh của nó, có những nội dung không bằng Việt Nam chúng ta, hoặc là, có những nội dung không thể dung nạp - thích hợp với tính cách và xã hội VN ta hiện tại. Điều này hết sức lưu ý khi so sánh chi tiết, và dung nạp nó.

Đặc điểm riêng:

1. Về giáo dục: HQ là đất nước có trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ nâng tầm mình lên vượt bậc, nhanh, đốt cháy nhiều giai đoạn. Bởi họ mua bằng sáng chế, thuê nhân lực trình độ cao nghiên cứu để sở hữu trí tuệ bằng sáng chế, quản lí.

Nền giáo dục của họ vì vậy được hoạch đình ở tầm nhìn và đầu tư tiến bộ. Triết lí giáo dục và quản lí giáo dục của họ gắn liền với thực tế ở tầm cao hơn VN rất nhiều. Ví dụ, sinh viên nước ngoài đến học bạn chỉ việc mất ( khoảng) 820 $ cho một học kì 4 tháng, với 2 bữa ăn/ ngày từ t2-t6. Phòng ở có điều hòa, giường tầng trên ngủ nệm dầy, dưới bàn học, internet, vệ sinh rộng~5m2. Cửa khóa công nghệ số... Ngoài ra bạn không phải trả thêm bất kì chi phí nào khác. Xung quanh bạn không có người dân ồn ào chợ búa, không có các cửa hàng nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng...vv
Hoặc thêm nừa là, bạn có đăng kí học ntn đi nữa thì thời gian học hàng ngày của tất cả mọi người, GV - SV là 9h sáng bắt đầu - 18h kết thúc. 1h30p một tiết học. Ăn sáng và tối là bữa chính. Kéo dài hết các ngày trong tháng. Tuyệt nhiên không có nghỉ học vô tội va, va thay đổi lịch học liên tục. Và cảng không có cái giờ học ĐH là 6h30 bắt đầu vào lớp như ĐH Công nghiệp TP HCM.

Với nền giáo dục (gần) ngang ngửa với các nước châu Âu, Mỹ nhưng học phí của họ thấp hơn nhiều. Ví dụ, nếu vào Mỹ bạn cần phải có tiền tỉ ( nói chung) thì ở HQ, bạn chỉ cần ~200 triệu/ năm là có thể theo học ung dung được rồi. Bằng chứng là tại HQ, các tập đoàn lớn thuê - sử dụng các viện nghiên cứu và đầu tư vào đó rất nhiều tiền để sở hữu, sử dụng các bằng sáng chế khoa học, công nghệ cao. Như Samsung, Hyundai, Lotteria.. với KAI, KIST...

2. Về Luật pháp: HQ là đất nước có luật pháp nghiêm minh. Đây là nền tảng để người dân, doanh nghiệp HQ yên tâm làm việc và học tập.

Tuy những năm gần đây sự tham nhũng đang gia tăng, nhưng môi trường sống văn minh của HQ có sự đóng góp tích cực của sự nghiêm minh pháp luật. Ví dụ, nếu bạn bỏ quên điện thoại ở nơi công cộng thì 1-2 ngày sau bạn có thể nhận lại ở một cơ quan hoặc cá nhân nào đó mà không gặp phiền phức gì cả. Hoặc nếu bạn qua đường không đúng luật, bạn có thể bị thương tích rất nặng nhưng vấn phải bồi thường cho chiếc xe đã đâm phải bạn.

3. Về kinh tế. Kinh tế HQ để có ngày hôm nay là do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nền kinh tế hiện đại dựa trên nhân lực trình độ cao, chuyên nghiệp. Bằng chứng các bạn nhìn thấy qua phim ảnh, văn hóa HQ là sự chuyên nghiệp, kỉ luật lao động cao. Họ làm việc như điên, như trâu bò ...chỉ để hài lòng cấp trên và để guồng máy của công ty không bị lỡ nhịp.

Và tất nhiên, nó có những mặt trái tất xảy ra, đang hiện hữu là: thời gian cho gia đình hạn chế, phụ thuộc vào công nghệ, mối quan hệ trong cty coi trọng cao hơn...

4. Về văn hóa: HQ là đất nước hòa trộn giữa cái mới và cái cũ điển hình. Văn hóa "cũ" - truyền thống của họ vẫn được coi trọng và nhìn nhận một cách trân trọng. Kể cả trong giới trẻ. Những món ăn mang đặc trưng truyền thống vẫn được bảo toàn. Các lễ hội, đặc biệt lễ hội Trung Thu là quốc lễ của họ. Đây là lễ lớn nhất trong năm của người HQ khi tất cả các doanh nghiệp, cơ quan đều nghỉ ít nhất 3 ngày để vui chơi, thăm họ hàng, về quê, du lịch,...

Văn hóa hiện đại, vừa do học tiếp thu vừa do họ "sáng tạo' ra. Đó là làn sóng Hanlyun như phim ảnh, trời trang, âm nhạc...

Trên đây là phác họa vài dòng về HQ. Những cái hay cái dở tùy vào quan niệm của từng người, tùy lúc mà áp dụng học hỏi thì tất nó sẽ thành tốt hay xấu, tiếp nhận hay bài trừ.

Điều mà không nên học ở HQ là thái độ cực đoan của họ + quan niệm tôn ti quá cứng nhắc. Nếu trong một nhóm làm việc, bạn là cấp dưới thì nhất nhất bạn phải tuân thủ cấp trên, tiền bối. Ví dụ, trong khoang máy bay, nếu bạn là phi công và thấy cơ trưởng, cấp trên - tiền bối thì bạn phải phục tùng cho dù bạn nhìn thấy sai sót trong khâu điều hành của cơ trưởng. Cái này khác với Mỹ, Âu. Nếu có sai sót, phi công có thể trực diện tranh cãi, đấu tranh với cơ trưởng mà không gặp bất cứ khó khăn nào, trừ khi bạn không chứng minh được.

Trong khi đợi thang máy, tôi đã chứng kiến một sinh viên nam bống dững cúi gập người, khoanh tay chào 4-5 người đang tiến đến. Đó là những tiền bối - lớp trên của cậu học sinh này. Và khi đứng trong thang máy, cậu học sinh đó vẫn khoanh tay và hơi cúi đầu. Tuy nhiên, sau đó một học sinh lớp trên đã gọi cậu ấy và bảo bỏ tay xuống, hãy ngẩng đầu lên. Ý là, không cần quá câu lệ. Đó là một sự trân trọng tốt đẹp.

So với các nước Âu, Mỹ thì qua tư liệu lưu truyền tôi thấy có rất nhiều khác biệt. Đó là văn hóa đậm chất Á Đông. Và có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn.

Nếu bạn có hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu HQ - Vùng Đông Bắc Á thì hãy hướng đến con đường học chuyên nghành này. Rất nhiều cơ hội học tập đã trải ra trước mắt bạn, chỉ là, bạn có quyết tâm và chịu khó siêng năng tìm tòi hay không. Bạn có lòng dũng cảm để từ bỏ cái cũ, không phù hợp đến với nó hay không.

Và bạn có sẵn sàng để cống hiến hay không ?
 
H

HuyNam

Guest
Bạn đã từng học tiếng Hàn tại Việt Nam, và giờ thì học tiếng Hàn tại Hàn Quốc, bạn có thể cho biết có sự khác nhau nào giữa hai hệ thống đào tạo này hay không?

Tại sao bạn lại chọn đi du học Hàn Quốc, lại là ngành Hàn Quốc học?
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Bạn đã từng học tiếng Hàn tại Việt Nam, và giờ thì học tiếng Hàn tại Hàn Quốc, bạn có thể cho biết có sự khác nhau nào giữa hai hệ thống đào tạo này hay không?

Tại sao bạn lại chọn đi du học Hàn Quốc, lại là ngành Hàn Quốc học?

Hết hứng thú rồi Smod :))

Điểm khác biệt lớn nhất là: sản phẩm quà ở làng truyền thống thường ngon hơn sản phẩm đó khi được sản xuất, phân phối đại trà.

Đối với sản phẩm giáo dục như tiếng Hàn, hoặc tiếng Anh, ... thì không nơi đâu hơn chính bản thể của nó. Một đứa bé 2-3 tuổi qua Mỹ, Anh tiếng sẽ tốt hơn rất nhiều so với một đứa bé 2-3 tuổi học ở ngoài nước Mỹ, Anh khi chúng tròn 20, chẳng hạn.

Du học là con đường để lấy hiệu suất sử dụng thời gian hơn hẳn ở nước - quê hương bạn không có về sản phẩm giáo dục lựa chọn. Đây là khác biệt.

Tôi chọn HQ vì hiệu suất kể trên và nó phù hợp với tài chính, sức khỏe, văn hóa của tôi. Và lựa chọn sản phẩm giáo dục của tôi là ngành HQH. Và tại sao chọn ngành HQH là bởi vì, trước đây là ngành học mới mẻ tại Việt Nam. Thêm nữa, đây là ngành chuẩn bị nhân lực cho nguồn vốn đầu tư HQ vào Việt Nam. Một công việc trong môi trường quốc tế với mức lương hấp dẫn không hấp dẫn những đứa trẻ sao ?

À, CÁC BẠN HÃY QUAN TÂM ĐẾN NỘI DUNG CỐT TÔI MUỐN HỎI LÀ: BẠN CÓ ƯỚC MƠ ĐI DU HỌC HAY KHÔNG ? BẠN SẼ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH SỰ THỰC chứ không phải hỏi xoáy nha. Tôi sẽ đáp xoay đấy :))
 
H

HuyNam

Guest
Nếu bạn thật sự có ước mơ du học Hàn Quốc thì trước hết bạn phải đánh giá chất lượng đào tạo các trường ĐH tại HQ. vậy Bạn đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của các trường đại học Hàn Quốc?
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Nếu bạn thật sự có ước mơ du học Hàn Quốc thì trước hết bạn phải đánh giá chất lượng đào tạo các trường ĐH tại HQ. vậy Bạn đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của các trường đại học Hàn Quốc?

Để đánh giá được thì trong quá trình phân tích cần phải so sánh. Mà so sánh thì rất khập khiễng, nhất là với "tay ngang" như anh em mình. Nhân đây nhờ Mr.google làm giúp cho vài động tác.

Trước tiên, tôi xin được trình bày về nền giáo dục của Hàn Quốc, “Giáo dục thay đổi số phận” - đây chính là triết học của tôi. Giáo dục thay đổi số phận của cá nhân, số phận của gia đình, số phận của doanh nghiệp và số phận của quốc gia. Giáo dục quyết định tính sản xuất, năng lực cạnh tranh, luân lý và chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình chứng minh số phận thay đổi thông qua giáo dục. “Một đất nước từng nghèo hơn cả Kenya - quê hương của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nước phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của Hàn Quốc”, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã từng phát biểu công khai nhiều lần như vậy.

Từ cách đây 1.200 năm, Hàn Quốc đã có văn hóa trọng thị giáo dục như tuyển chọn quan lại thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai mà chúng tôi vẫn gọi là khoa cử. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 19, Hàn Quốc không thể tiếp nhận nền văn minh mới với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây mà bị chìm sâu vào những phong tục truyền thống và chìm nghỉm dưới ách thống trị của thực dân Nhật. Một quốc gia từng đi trước Nhật lại không thể sớm tiếp nhận nền văn minh mới mà trở thành thuộc địa của Nhật, điều này khiến người dân Hàn Quốc sâu sắc tự kiểm điểm mình và tìm kiếm cách giải quyết mới. “Biết nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được”. Điều này đã trở thành tiêu ngữ chung của toàn thể người dân Hàn Quốc thời kỳ bị thực dân Nhật xâm lược. Sau khi giải phóng và tuyên bố độc lập vào năm 1945, Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi mới, trở thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Rất nhiều trường đại học được thành lập và người dân dù phải bán cả đất đai và gia súc cũng phải lo cho con em mình được đến trường. Dù có phải giảm bớt tiển ăn, tiền mặc, người Hàn Quốc cũng không tiếc chi tiêu cho tiền học phí.

Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lee Sung Man nguyên là một nhà giáo dục xuất thân là tiến sĩ chuyên ngành triết học tại Đại học Princeton của Mỹ. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh liên Triều, ông vẫn hết lòng vì giáo dục. Vào năm 1961, cuộc cách mạng ngày 16/5 do tướng quân Park Jeong Hee lãnh đạo nổ ra. Vào thời bấy giờ, tại nhiều khu vực như Trung Đông, Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á cũng diễn ra các cuộc cách mạng quân sự, đảo chính quân sự. Các cuộc cách mạng quân sự này cuối cùng cũng bị sụp đổ bởi chế độ độc tài hoặc sự suy tàn của quốc gia và sự thất bại chính sách. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền Park Jung Hee đã thay đổi ý thức của người dân với trọng tâm là “Phong trào làng mới” thay đổi diện mạo của Hàn Quốc từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nước công nghiệp nặng hóa học và đạt được những thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục. Tổng thống Park Jung Hee bị phê phán rất nhiều bởi khuynh hướng độc tài vào giai đoạn sau của nhiệm kỳ cầm quyền, tuy nhiên cũng rất nhiều ý kiến nhất trí rằng sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Hàn Quốc ngày nay chính là nhờ có công lớn nhất của ông.

Đa phần các nhà cầm quyền quân sự của các nước khác đã thất bại, vậy tại sao Tổng thống Park Jung Hee lại thành công? Tôi cho rằng đó là nhờ ADN nhà giáo dục của ông. Trước khi đi nghĩa vụ quân sự, Tổng thống Park Jung Hee đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và từng làm giáo viên. Ông mang trong mình ADN của một người lính và ADN của một nhà giáo dục. Tôi cho rằng đây chính là điều quyết định sự khác biệt giữa ông và những nhà lãnh đạo xuất thân từ quân nhân. Phong trào “Xây dựng làng mới” mà các bạn đều biết đó chính là giáo dục thay đổi ý thức của người dân và giáo dục cải thiện cuộc sống của người dân. Ông đã liên tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục theo đúng tinh thần của một nhà giáo dục và luôn ưu đãi tất cả những ai làm giáo dục. Tôi nghĩ ông chính là “Tổng thống giáo dục”. Nhờ có nguồn nhân lực được đào tạo nên mục tiêu công nghiệp hóa cũng đã thành công và nhờ có những người dân được giáo dục đầy đủ nên sau đó quá trình dân chủ hóa cũng được thực hiện. Dân chủ hóa không chỉ được thực hiện bằng cuộc cách mạng dân chủ. Khi có nền tảng kinh tế và người dân được giáo dục thì dân chủ hóa mới được thành công rực rỡ.

Vào thời Tổng thống Kim Dae Jung, cuộc cách mạng giáo dục một lần nữa đã nổ ra. “Công nghiệp hóa dù muộn thì thông tin hóa vẫn phải đi trước một bước”, đây chính là tiêu ngữ toàn dân thời bấy giờ. “Dòng chảy thứ 2” được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp do tiếp nhận muộn nên người dân đã phải chịu nỗi thống khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật, nhưng tất cả người dân đều đồng tình rằng cần phải chuẩn bị đối phó trước với “dòng chảy thứ 3”. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt chính sách những hoạt động như “Phong trào văn hóa thông tin”, “Giáo dục thông tin hóa”… và hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin khởi nghiệp. Đây chính là nền tảng thúc đẩy Hàn Quốc vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ thông tin trên thế giới và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đi trước một bước đã dẫn dắt sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia của Hàn Quốc.
Ngày nay, tỉ lệ đỗ đại học của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc là 85%. Đây là tỉ lệ cao nhất thế giới và giáo dục trọn đời của Hàn Quốc cũng đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Thậm chí tại các trung tâm thương mại còn tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng dành cho khách hàng. Số du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ cũng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tương lai, hệ thống giáo dục của Hàn Quốc sẽ được phát triển theo hình thức học tập thông minh, giúp cho bất kỳ ai cũng có thể thoải mái học vào bất kỳ thời gian nào, tại bất kỳ đâu trong môi trường kỹ thuật số. Hiện nay, Đại học Truyền hình và Viễn thông Hàn Quốc đã đào tạo 520.000 sinh viên hoặc Đài truyền hình giáo dục EBS đều đang tăng cường giáo dục mở và giáo dục trọn đời.

“Giáo dục thay đổi số phận” nếu đào tạo cán bộ thay đổi số phận thì số phận quốc gia cũng được thay đổi. Bản thân tôi với tư cách Giám đốc phụ trách Viện Đào tạo cán bộ Trung ương Hàn Quốc nên tôi vừa cảm thấy tinh thần trách nhiệm lớn lao, vừa cảm nhận được sự hữu ích từ công việc này. Viện chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ với Việt Nam. Kể từ sau khi đảm nhận Giám đốc COTI vào năm ngoái, tôi luôn tâm niệm khẩu hiện giáo dục này và nó phản ánh quan niệm về giáo dục của tôi.
“Giáo dục là chúc phúc
Giáo dục là lễ hội
Giáo dục thay đổi số phận”.

Bên cạnh đó là các đánh giá khác:
- Giaó dục Hàn Quốc tốt hơn Anh, Mỹ
- Hàn Quốc, nền giáo dục tốt chứ 2 thế giới
- Hệ thống giáo dục Hàn Quốc
- Giaó dục Hàn Quốc


  1. “Văn hóa nhanh nhanh”
Tiếp theo, tôi sẽ trình bày về sức mạnh tốc độ của “văn hóa nhanh nhanh”. Ngày nay, Hàn Quốc là nước nhanh nhất trên thế giới. Tôi sẽ lấy sân bay quốc tế Incheon làm ví dụ. Sân bay này được đưa vào hoạt động năm 2001 và trong 7 năm liên tiếp được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Năm nay, sân bay Incheon còn được nhận giải thưởng danh dự về thẻ điểm cân bằng thế giới (BSC Hall of Fame). Cơ sở vật chất tốt và nhân viên rất thân thiện. Tuy nhiên, then chốt của sức cạnh tranh nằm ở “tốc độ”. Thời gian thực hiện thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế là 60 phút. Tuy nhiên, ở sân bay Incheon chỉ mất 16 phút. Thời gian thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn quốc tế là 45 phút nhưng thời gian trung bình thực hiện ở sân bay Incheon chỉ mất 12 phút. Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng như vậy là nhờ hệ thống máy tính hàng đầu giúp dự báo trước sự tăng, giảm của số lượng hành khách và hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình làm thủ tục. Đương nhiên hệ thống này có thể áp dụng tại các sân bay khác nhưng nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản thì rất khó để thực hiện.

Bên cạnh đó, đặc thù về văn hóa thời gian cũng được phản ánh, khi được hỏi làm thế nào mà dịch vụ của sân bay Incheon lại nhanh nhất thế giới, Tổng Giám đốc Tổng công ty sân bay quốc tế Incheon đã trả lời rằng không chỉ nhờ hệ thống điện tử hàng đầu và nguồn nhân lực chất lượng cao mà chính thái độ của hành khách cũng đóng góp một phần không nhỏ. Tại các sân bay như John F Kenedy của Mỹ hay sân bay Chicago, khi có loa thông báo “Xin quý hành khách hãy chờ đợi” thì hành khách hãy chờ đợi, nhưng ở sân bay của Hàn Quốc, hành khách sẽ không nghiễm nhiên ngồi đợi như vậy mà sẽ tập trung lại để kháng nghị. Chính áp lực từ những hành khách không thể chịu đựng được sự chờ đợi và luôn mong muốn được hưởng dịch vụ nhanh chóng đã giúp tạo ra dịch vụ nhanh nhất thế giới.

Tại Hàn Quốc, cứ 5 năm bầu cử Tổng thống một lần và 4 năm bầu cử Nghị sĩ Quốc hội một lần. Dù cuộc bầu cử diễn ra trên quy mô toàn quốc nhưng quyết định đắc cử cuối cùng sẽ được xác nhận ngay trong buổi tối diễn ra bầu cử. Bởi vì hệ thống quản lý bầu cử, chương trình kiểm phiếu và hệ thống truyền hình kê khai phiếu rất phát triển. Ngay cả ở Mỹ cũng không thể đạt đến tốc độ kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử nhanh đến như vậy. Có những quốc gia phải mất vài ngày mới xác nhận được kết quả bầu cử.

Tính cách của người Hàn Quốc rất vội vàng. Nhiều người Hàn Quốc bị bỏng tay khi mua cà phê ở máy bán cà phê tự động do tính cách vội vàng đã đưa tay vào lấy cốc cà phê khi cà phê chưa được đổ đầy. Cách đây không lâu, một CEO người Pháp từng làm việc tại Hàn Quốc khi quay trở về Pháp đã từng nói rằng: Nếu việc điều hành doanh nghiệp ở Châu Âu giống như lái một chiếc ô tô thông thường thì việc điều hành doanh nghiệp ở Hàn Quốc giống như lái một chiếc xe đua”. Tại sao Hàn Quốc lại trở thành một quốc gia nhanh đến như vậy? Có rất nhiều nguyên do:

Nguyên nhân đầu tiên là nhờ công nghệ thông tin làm nền tảng cho cuộc sống sinh hoạt và hoạt động hành chính. Theo các báo cáo của Tổ chức OECD, tính đến tháng 12/2011, Hàn Quốc là nước đầu tiên đạt 100% tỉ lệ phổ cập internet tốc độ cao. Đây là tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Tỷ lệ phổ cập điện thoại di động đạt 103,9% với 52 triệu chiếc. Hệ thống chính phủ điện tử được UN đánh giá đứng đầu thế giới. Đa số hồ sơ khiếu nại của người dân có thể được giao đến tận nhà, thậm chí người dân có thể nhận những giấy tờ này tại các máy phát hồ sơ thủ tục hành chính được lắp đặt tại các trung tâm thương mại. Công nghệ thông tin cũng được thay đổi từ thời gian analog sang thời gian kỹ thuật số.

Nguyên nhân thứ hai là bởi hiệu quả học tập sinh ra từ quá trình bắt kịp các nước phát triển. Để đuổi kịp Mỹ và Châu Âu, những quốc gia đã đi trước một bước trong cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời gian qua Hàn Quốc đã tiến hành hai cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt là “cuộc chiến theo đuổi” và “cuộc chiến tốc độ”. Có thể nói hai cuộc chiến này đã phần nào thành công và qua đó người Hàn Quốc cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ.

Nguyên nhân thứ 3 là nhờ sản vật lịch sử, Hàn Quốc đã trải qua một thời gian dài chịu ách thống trị của thế lực ngoại xâm và đặc biệt là cuộc chiến tranh liên Triều nổ ra ngày 25/6/1950. Để có thể sinh tồn, người Hàn Quốc không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đi sơ tán và nhiều người khẳng định quá trình đó đã giúp tăng tính tốc độ của người Hàn Quốc.

Lý do thứ tư là bởi kinh nghiệm thành công của việc kinh doanh tốc độ. Ngày nay, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Poso, Hyundai… có thể tăng cường năng lực cạnh tranh trên toàn thế giới cũng là nhờ tốc độ. Việc nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, thay đổi thiết kế, nhanh chóng quyết định ý tưởng, dịch vụ… đã giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ làm hài lòng khách hàng, qua đó dần dần nâng cao năng lực tốc độ. Việc Hàn Quốc trở thành nước nhanh nhất trên thế giới như vậy có thể nói là sản phẩm phức hợp bởi nhiều yếu tố như công nghệ thông tin, giáo dục, hiệu quả học tập, yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố lịch sử…

Ngày nay, Hàn Quốc đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng tốc độ với nền tảng là công nghệ thông tin và tất cả các doanh nghiệp đều đang thực hiện kinh doanh tốc độ, dịch vụ nhanh chóng. Khách du lịch và các thương gia đến từ khắp nơi trên thế giới đều cho biết cú sốc văn hóa đầu tiên họ cảm nhận khi đặt chân đến Hàn Quốc là “nhanh nhanh”. Và đây cũng là từ tiếng Hàn đầu tiên họ học. Học giả tương lai nổi tiếng thế giới là Alvin Topler từng khẳng định thời đại thế giới chia thành nước mạnh, nước yếu; nước lớn, nước nhỏ đã qua và nay là thời đại thế giới chia thành nước nhanh và nước chậm. Nước nhanh và nước chậm, doanh nghiệp nhanh và doanh nghiệp chậm, giao thông nhanh và giao thông chậm, vũ khí nhanh và vũ khí chậm, người nhanh và người chậm… Sự nhanh và chậm sẽ quyết định năng lực cạnh tranh.

Hàn Quốc là nước nhanh nhất thế giới. Việc Hàn Quốc gia nhập các nước phát triển trong vòng vài chục năm không phải là một việc ngẫu nhiên mà vì Hàn Quốc đã biết cách hoàn hợp với hệ thống giá trị mới của thế giới. Trong giai đoạn những năm 70 - 80, Hàn Quốc đã phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo quy mô” với trọng tâm là các công ty tài phiệt. Từ sau năm 1990, Hàn Quốc phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo tốc độ”. Bước vào thế kỷ 21, Hàn Quốc đã và đang phát triển theo mô hình độc đáo của Chính phủ điện tử và chủ nghĩa dân chủ kỹ thuật số. Kể từ khi nhậm chức Giám đốc COTI, tôi luôn tâm niệm slogan: “Giáo dục thay đổi khung suy nghĩ” và nỗ lực để đào tạo “cán bộ suy nghĩ rộng lớn hơn”, “cán bộ suy nghĩ nhanh hơn”, “cán bộ suy nghĩ công bằng hơn”. Tôi luôn mưu cầu một sự cải cách giáo dục sẽ hợp nhất sức mạnh giáo dục và sức mạnh của tốc độ.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều khó khăn và chu kỳ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đang dần ngắn lại. Nếu trước đây chu kỳ này là 10 năm thì đến nay rút ngắn xuống chỉ còn 5 năm, 3 năm. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngắn nghĩa là khủng hoảng sẽ đến nhanh hơn nhưng tốc độ khắc phục khủng hoảng cũng nhanh hơn. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng lúc sẽ cho chúng ta cả khủng hoảng và cơ hội. Chỉ những ai nhanh mới kịp ngăn chặn khủng hoảng và tạo ra cơ hội. Trong tương lai, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ còn diễn ra rất nhiều nhưng tôi tin rằng Hàn Quốc sẽ khắc phục tốt. Bởi chỉ cần có sức mạnh giáo dục và sức mạnh tốc độ thì dù là gì cũng có thể đối phó được.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hide Nguyễn

Du mục số
Thực sự thì việc học ở đâu không quan trọng bằng việc bạn học được gì và học để làm gì.

Bạn nói như vậy rất đúng. Nhưng theo tôi thì chưa đủ.

Như trên tôi có nói, vấn đề cần đạt được là trong 4 năm chúng ta đạt được hiệu suất học tập ra sao kia ? Nó không hẳn chỉ phản ánh ở điểm số, bằng cấp ( vì chúng đánh giá quá trình học tập của bạn. Còn có thực chất hay không là việc khác) mà ĐẶC BIỆT là KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM bạn tích lũy được. Kiến thức thì rõ rồi, nhưng kinh nghiệm thì tùy từng ngành mà chúng ta chọn học.

Kiến thức có thể sao chép và học hỏi một cách không quá khó khăn. Nhưng cái KINH NGHIỆM thì lại khác. Khác rất nhiều !

Với số tiền trung bình 60 triệu/năm của 1 VS Việt chúng ta, chúng ta hấp thụ được những kiến thức gì ? Giaó dục đã dạy dỗ và huấn luyện chúng ta như thế nào ? Nếu chúng ta cố gắng bằng cách nào đó tăng gấp 2 hoặc 3 lần số 60 triệu đó và du học ở một nước có chi phí vừa phải như Thái Lan, Hàn Quốc, ...chúng ta sẽ được những gì ? Cái này tôi nghĩ chắc không ai khó đánh giá.

Điều bạn nói đến là chúng ta phải nỗ lực hết sức,từ chính nội lực của nội tại - bản thân chúng ta. Nhưng người xưa đã dạy rằng:

- Học thầy không tày học bạn.

- Không thầy đố mày làm lên.
 

Hide Nguyễn

Du mục số
Sau đây tôi giới thiệu một số hình ảnh về một số trường ĐH của HQ. Và cũng xin nói trước là, tôi không phải là người cuồng sự hào nhoáng của họ, tôi chỉ đang rất khó hiểu, tại sao VN có rất nhiều cơ hội về vật chất - kinh phí và sự ủng hộ của Nhân Dân mà nền giáo dục cực kì có vấn đề như hiện nay. Trường ĐH lớn nhất VN hiện nay như BK HN, BK HCM, ĐH QG HN & HCM chỉ tương đương ĐH tầm trung của HQ, có khi không thể bằng được. Còn nhiều trường DH của ta thì như vài trường THPT của họ mà thôi...

Các bạn đã và đang du học sẽ thất rõ rệt sự khác biệt này.

IMG_4527%7E1%281%29.png



yonsei.jpg


672988image21-700924-1372552804_500x0.jpg


truong-dai-hoc-cua-cac-ngoi-sao-han-quoc_1.png


Tiếp theo là ĐH Busan

20121016064850_PNU005.jpg


benbu1.jpg



Một góc trường ĐH YOUNGSANG

san-bong-tai-campus-Busan-truong-dai-hoc-Youngsan1.jpg


Các bạn có thể tìm kiếm qua google, hoặc nhờ các bạn SV đang theo học ở mỗi trường, hoặc website của trường để tham khảo. Mỗi trường ĐH ở HQ gần như đều có SV VN theo học, có ít có nhiều. Và đều có website chi hội riêng, nằm trong VSAK.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HuyNam

Guest
Bạn theo học ở Hàn Quốc, thuận lợi cũng như khó khăn mà bạn gặp phải là gì? :applause: những ngày đầu bên xứ sở KIM CHI cảm nhận bạn là gì?
 

Hide Nguyễn

Du mục số
ĐẾN BAO GIỜ MỚI CÓ AI HỎI, EM ...BÂY GIỜ MUỐN ĐI HQ DU THÌ NÊN/PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO ???????????

Bạn theo học ở Hàn Quốc, thuận lợi cũng như khó khăn mà bạn gặp phải là gì? :applause: những ngày đầu bên xứ sở KIM CHI cảm nhận bạn là gì? .

Nguồn: https://diendankienthuc.net/diendan...uoc-mo-du-hoc-han-quoc-u-2.html#ixzz2f3xIYxeu
Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời




Dưới đây là tâm sự của một du học sinh Hàn Quốc, những lời tâm sự rất chân thật và dễ thương.


“…Là mỗi khi bước ra ngoài đường, nhìn thấy gái Hàn thì lại mỉm cười vì hạnh phúc, khi biết rằng con gái Việt Nam mình xinh hơn, dịu dàng hơn nhiều lắm…”

★ Là những ngày tuyết rơi phủ trắng mọi thứ bên ngoài khung cửa sổ thì nhớ đến cái nắng ấm phương nam.
★ Là khi cơn mưa đầu thu rơi, lại tự hỏi sao nơi đây mưa không mát lạnh như cơn mưa ở nhà mình.
★ Là lòng lại quặn thêm một khúc ruột khi nghe chị bảo ở nhà mưa to, quê mình ngập lụt.
★ Là mỗi khi bước ra ngoài đường, nhìn thấy gái Hàn thì lại mỉm cười vì hạnh phúc, khi biết rằng con gái Việt Nam mình xinh hơn, dịu dàng hơn nhiều lắm.
★ Là luôn nghĩ rằng, tiếng Hàn là thứ tiếng dân tộc, còn tiếng Việt mình là thứ ngôn ngữ hay ho nhất, đẹp nhất mà mình được nghe.
★ Là mỗi khi rảnh rỗi, nhìn đồng hồ rồi lại trừ đi hai tiếng và tưởng tượng nếu giờ này mình ở Việt Nam thì sẽ làm gì.
★ Là mỗi lần ăn, lại chỉ thèm một bữa ăn với một chén nước mắm, một đĩa rau muống luộc, một khúc thịt ba chỉ và hai chén cơm thơm thơm.
★ Là sẽ đếm ngược từng con số 211,210,209,.. để đợi đến ngày được về nhà, được gặp những đứa bạn yêu yêu, ghét ghét kia.

★ Là vui,
★ Là buồn,
★ Là nhớ,
★ Là chán chường
★ Là thương,
★ Là ghét
★ Là hạnh phúc


★ Là tủi thân của bao nhiêu du học sinh xa nhà…
★ Là buồn rười rượi khi đọc status của một người bạn trên Facebook: “Đêm hôm lạnh lẽo, không có gì ấm lòng bằng một bát phở tái~Hehe”
★ Là những khi không cho phép bản thân nản lòng mà phải cố sống sao cho một lúc nào đó, sẽ tự hào kể với mọi người rằng: Mình đã từng đi du học như thế đấy.
★ Là sẽ cười trừ khi đứa bạn cấp ba nói bâng quơ,”giờ này, có mày ở đây, chắc vui lắm nhỉ”
★ Là những ngày tự nhủ với bản thân, đã đi du học nghĩa là đi để học, học nhiều, học nhiều hơn, học nhiều hơn nữa.
★ Là mỗi ngày sẽ nghe một chút nhạc tiếng Việt để nguôi ngoai đi cái thèm được gọi tên Việt Nam.
★ Là câu nói nhẹ của mẹ ”Cố gắng lên nghe con” mà nhiều lúc tự cảm thấy hổ thẹn với bản thân
★ Là không mất đi thói quen hét lên vui sướng tột cùng khi xem đội tuyển Việt Nam ghi được bàn thắng vào lưới đối phương mỗi mùa bóng đá.

★ Là học hành vất vả,
★ Là nụ cười mạn nguyện
★ Là những đêm thức trắng,
★ Là cái tát của đường đời,
★ Là những phút giây nghỉ ngơi thảnh thơi.
★ Là lúc tự thành thật với bản thân rằng: “Đi du học, nào có dễ đâu”.

★ Và là học ở Hàn, sống ở Hàn, nhưng vẫn luôn nghĩ về Việt Nam như thế đấy.

St: Internet - Cover by Hoàng Kim
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top