• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Bài toán tam giác

  • Thread starter Thread starter lyna
  • Ngày gửi Ngày gửi

lyna

New member
Xu
0
CMR: Nếu 1 tam giác có 2 đường phân giác = nhau thì tam giác đó cân.-thanks you

CMR: Nếu 1 tam giác có 2 đường phân giác = nhau thì tam giác đó cân.
Tương truyền thì bài này có tới 14 cách lận và cũng có thể là nhiều hơn thế. nhưng tớ lại chẳng làm được cách nào cả.

[you] giúp tớ với nhá! thanks [you] nhìu!
 
ban lyna a`, bạn vẽ hình ra gọi o la` giao điểm của 2 dg phân giác BO và CO
theo định lý thì=> khoảng cách từ O đến các cạnh AB ,AC, BC bằng nhau
nếu 2 duong phân giác = nhau=>OB=OC
xét tam giác OBC có OB=OC=> OBC cân =>góc BCO=góc CBO
ta có: góc BcO =OCA và CBO=OBA=> BCO +OCA=OBC+OBA=> điều phải chứng minh , nhan tk ho nha
 
Mình giải thích đoạn này nhé !
Gọi BM và CM là hai đường phân giác của tam giác ABC . ( BM=CM)
O là giao điểm của BM và CM
Theo tính chất của ba đường phân giác của tam giác , ta có :
OB=2/3 BM
OC=2/3 CM
mà BM =CM (gt) => OB = OC
Đó , mình giải thích xong chỗ này rồi !
 
Mình giải thích đoạn này nhé !
Gọi BM và CM là hai đường phân giác của tam giác ABC . ( BM=CM)
O là giao điểm của BM và CM
Theo tính chất của ba đường phân giác của tam giác , ta có :
OB=2/3 BM
OC=2/3 CM
mà BM =CM (gt) => OB = OC
Đó , mình giải thích xong chỗ này rồi !
nhưng bạn ơi
hình như làm gì có thính chất này
đây là tính chất của 3 đường trung tuyến chứ
 
ban lyna noi dung do, tinh chat 2/3 chi co trong duong trung tuyen thoi
ban ve~ hinh ra
minh goi BH va CM la` duong phan giac
BH va CM giao nhau tai O
theo tinh chat 3 DUONG phan giac thi` OM=OH
ma` BH=CM (gt)
-> BO=CO
duk chua ban lyna , ko hieu nua~ thi` goi cho minh ,01667326209
 
Đúng vậy nhưng nếu hạ đường vuông góc xuống 3 cạnh thì 3 đoạn đó mới bằng nhau. Còn OH và OM là cái gì mà bằng nhau?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ac ,hạ đường vuông góc là giao điểm của 3 đường cao thì sao ma` bang được, vừa ở đầu câu nói :"đúng vậy " nghe duk thì cuối câu lại tự phản bác ý kiến của chính mình

ko tranh luận với ông nữa , mệt bỏ xừ, bạn lyna hiểu được vấn đề nên đâu không thèm tranh luận với ông nữa đó
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi nói là hạ đường vuông góc từ điểm O (giao của 3 phân giác như bạn đặt tên) xuống 3 cạnh thì 3 đoạn đó mới bàng nhau vì O là tâm đường tròn nội tiếp tg ABC.
CM của bạn có sự ngộ nhận rồi, xem lại hình dưới đây. OE=OF còn OH và OM chưa thể kết luận được
4904d1303865989-cmr-neu-1-tam-giac-co-2-duong-phan-giac-nhau-thi-tam-giac-do-can-thanks-you-hinh7.bmp
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
lyna có ý kiến này!
mọi người thử giải bài này theo cách lượng giác thử xem. chắc đó cũng là 1 trong 14 cách nhỉ?!
 
Bài toán Steiner - Leimus

1. Bắt đầu từ một bức thư

Năm 1840, nhà toán học người Pháp D.Ch.L, Leimus (1780 - 1863) gửi cho nhà hình học nổi tiếng người Thụy Điển J. Steiner (1769 - 1863) một bài toán hay với yêu cầu đưa ra một cách chứng minh thuần túy hình học : “Cho tam giác ABC có các đường phân giác trong BE, CF bằng nhau. Chứng minh rằng tam giác ABC cân” (Bài toán 1) Để giải quyết bài toán này, J. Steiner đã chứng minh bổ đề : “Trong tam giác ABC, với BC = a ; CA = b ; AB = c ; đường phân giác trong AD của tam giác được tính bởi công thức (*)
1danhcho1.gif
Chỉ cần kiến thức hình học lớp 8, các bạn có thể tự chứng minh điều này. áp dụng công thức (*) ta chứng minh bài toán 1 : Ta có BE = CF
1danhcho3.gif

2. Khát khao vươn tới cái đẹp

Cách chứng minh trên của J. Steiner đúng nhưng ... chưa đẹp vì chưa thực sự “thuần túy hình học”. Bởi thế, sau khi phép chứng minh trên được công bố, rất nhiều người đã lao vào để cố công tìm kiếm một phép chứng minh mới, hay hơn cho bài toán 1. Hơn 150 năm trôi qua ... nhiều phép chứng minh mới đã nối tiếp nhau ra đời. Trong các chứng minh đó, người ta đặc biệt quan tâm tới hai phép chứng minh sau : 1. Phép chứng minh của R. W. Hegy Năm 1983, R. W. Hegy công bố phép chứng minh này trên tạp chí “The mathematical gazette” của Anh, chỉ cần dùng kiến thức hình học lớp 7. Nếu Đ A > Đ B thì ta dựng hình bình hành BEDF như hình bên. Kí hiệu các góc như trên hình vẽ, ta thấy : Nếu Đ B > Đ C => Đ B2 > Đ C2 => Đ D1 > Đ C2 (1) Mặt khác, vì BE = CF nên DF = CF
=> Đ D1 + Đ D2 > Đ C2 + Đ C3 (2) Từ (1) và (2) => Đ D2 < Đ C3 Xét các tam giác BCE và CBF, ta thấy : BC chung, BE = CF, BF > CF nên Đ C1 > Đ B1 => Đ C > Đ B. Mâu thuẫn. Nếu Đ B < Đ C , hoàn toàn tương tự cũng dẫn đến mâu thuẫn. Chứng tỏ : Đ B = Đ C => cân đỉnh A (đpcm). 2. Phép chứng minh của G. Julbert và D. Mac. Donnell Năm 1963, phép chứng minh được công bố trên tạp chí “American Mathematical Monthey” của Mỹ. Phép chứng minh này giải quyết bài toán khác mà bài toán 1 chỉ là hệ quả của nó. Đó là bài toán : “Cho tam giác ABC có các đường phân giác trong BE, CF. Chứng minh rằng : Nếu Đ B ≥ Đ C thì BE ≤ CF” (Bài toán 2).

1danhcho2.gif

Nào! Các nhà toán học nhỏ hãy giải quyết bài toán 2 để thử sức mình và gửi gấp về TTT2 nhé ! Vấn đề chưa dừng lại đâu ... Các bạn thử trăn trở xem có đề xuất được điều gì mới không ? Hẹn gặp lại các bạn ở số tạp chí sau.

Nguyễn Minh Hà


(ĐHSP I Hà Nội)

(Theo toantuoitho.vn)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top