Bùi Khánh Thu
Member
- Xu
- 25,443
Cảm ứng là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích của môi trường. Cảm ứng ở thực vật có những đặc điểm khác biệt nhất định so với cảm ứng ở động vật. Có thể chia cảm ứng ở thực vật thành hai kiểu khác nhau đó là: hướng động và ứng động. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó? Chúng ta cùng giải đáp thắc mắc này qua hai câu hỏi sau đây nhé
Câu1: a) Ứng động là gì? Trình bày các kiểu ứng động?
b) Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ?
Trả lời
a) - Ứng động là hình thức vận động của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng
- Có hai kiểu:
+ Ứng động không sinh trưởng: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan
+ Ứng động sinh trưởng: Là các vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học
b) Phân biệt
Câu 2: Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động?
Trả lời
- Nguyên nhân gây ra hướng đông là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn sẽ kích thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn.
- Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan (thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
Tóm lại, qua hai câu hỏi trên chúng ta có thể giải thích được nguyên nhân gây hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Từ đó chúng ta có thể áp dụng vào thực tiễn
Chúc các bạn một ngày tốt lành
GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG
Câu1: a) Ứng động là gì? Trình bày các kiểu ứng động?
b) Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ?
Trả lời
a) - Ứng động là hình thức vận động của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng
- Có hai kiểu:
+ Ứng động không sinh trưởng: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan
+ Ứng động sinh trưởng: Là các vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học
b) Phân biệt
Điểm phân biệt | Vận động kép lá - xòe lá ở cây trinh nữ | Vận động kép lá - xòe lá ở cây phượng |
Bản chất | Vận động không sinh trưởng | |
Tác nhân kích thích | Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên quan đến sự sinh trưởng | Do tác động của auxin nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của lá |
Tính chất biểu hiện | Nhanh hơn Không có tính chu kì | Chậm hơn Có tính chu kì |
Ý nghĩa | Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học | giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước |
Câu 2: Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động?
Trả lời
- Nguyên nhân gây ra hướng đông là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn sẽ kích thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn.
- Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan (thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
Tóm lại, qua hai câu hỏi trên chúng ta có thể giải thích được nguyên nhân gây hiện tượng cảm ứng ở thực vật. Từ đó chúng ta có thể áp dụng vào thực tiễn
Chúc các bạn một ngày tốt lành