ĐẠI SỐ 8. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
BÀI 1: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Phương trình một ẩn
- Giả sử A(x) là một biểu thức chứa một biến x. Nếu thay x bởi một giá trj x = x[SUB]0[/SUB] rồi thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị A(x[SUB]0[/SUB]) được gọi là giá trị của biểu thức A(x) tại x = x[SUB]0[/SUB], kí hiệu là A(x[SUB]0[/SUB]).
- Giả sử A(x) và B(x) là hai biểu thức chứa một biến x.
Khi đó phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x)
Ví dụhương trình 3x + 7 = 12a + 4 là phương trình với ẩn x
Phương trình 2(t+6) = 5t - 13 là phương trình với ẩn t.
Chú ý:
a) Hệ thức x = m (với m là một số nào đó), cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó
b) Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, ... nhưng cũng có phương trình có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm gọi là "Phương trình vô nghiệm"
2. Giải phương trình
- Cho phương trình A(x) = B(x)
- Giải phương trình là đi tìm tất cả các giá trị của x để các giá trị tương ứng của hai biểu thức bằng nhau. Giá trị tìm được goi là nghiệm của phương trình.
- Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là Tập hợp nghiệm của phương trình đó và thường được kí hiệu là S
3. Phương trình tương đương
Cho hai phương trình A(x) = B(x) và C(x) = D(x). Ta gọi hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm là hai phương trình tương đương
Kí hiệu: