1. Khẳng định về động cơ lựa chọn ngành kinh doanh
Sử dụng câu khẳng định này để đưa ra những lý do khiến bạn lựa chọn ngành kinh doanh sẽ theo đuổi.
Có thể bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp vì bạn thực sự là một chuyên gia và luôn tin tưởng bạn có nhiều ý tưởng mới có thể áp dụng vào thực tế.
2. Miêu tả và công việc kinh doanh
Hãy cung cấp một bản miêu tả chi tiết về mọi khía cạnh trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Bạn muốn kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm? Nếu đó là sản phẩm, hãy mô tả các tính chất cụ thể. Bạn lấy nguồn hàng của mình từ một đại lý bán lẻ hay tự mình sản xuất? Điều gì khiến cho việc kinh doanh của bạn khác biệt?
3. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Xác định mục tiêu kinh doanh của bạn trong khoảng thời gian từ 3-5 năm là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các yếu tố như kế hoạch marketing, phát triển những sản phẩm mới trong tương lai; mở thêm văn phòng hay cửa hàng, lập website...
Mục tiêu ngắn hạn có thể bao quát khoảng thời gian vài tháng đến 1 năm. Mục tiêu ngắn hạn bao gồm đăng ký giấy phép kinh doanh, đặt tên công ty, tìm địa điểm đặt văn phòng và bất cứ điều gì giúp công việc kinh doanh tiến triển.
4. Phân loại đối tượng khách hàng
Bạn cần phân loại những người bạn sẽ coi là đối tượng khách hàng của mình.
Ai sẽ muốn sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp? Tại sao họ nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Xác định rõ ràng vấn đề này sẽ giúp bạn tập trung vào các chiến lược marketing để thu hút đối tượng khách hàng.
5. Phân tích khả năng cạnh tranh
Để quyết định khả năng thành công cho công việc kinh doanh của bạn, điều quan trọng là phải nhận thức được năng lực cạnh tranh.
Nếu bạn quyết tâm theo đuổi lĩnh vực phát triển các trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bạn sẽ phải tìm ra những doanh nghiệp nhỏ có ngành kinh doanh tương tự ở địa phương và loại hình dịch vụ họ cung cấp.
Trong trường hợp hầu hết các trung tâm đó sử dụng máy móc là thiết bị hỗ trợ chính, bạn có thể thử một cách khác như phát triển hình thức tập yoga và ngồi thiền.
6. Phân tích khả năng tài chính của bạn
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trước khi bạn quyết định khởi sự kinh doanh. Bạn cần nắm rõ những chi phí hàng tháng của mình, đối với việc kinh doanh cũng như các nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xác định một cách thực tế khoản tiền có thể kiếm được mỗi tháng. Các chi phí như nâng cấp máy vi tính, tiền thuê văn phòng, tiền điện nước... cũng nên được tính đến.
Từ đó, bạn có thể nhận thấy mình có đủ khả năng tài chính để vừa đảm bảo công việc kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu bản thân. Bạn cũng sẽ phát hiện ra mình phải có một khoản vay nhỏ để chi tiêu trong thời gian đầu trước khi thực sự kiếm ra tiền.
Nếu không, bạn có thể tìm một công việc part-time để trang trải các loại chi phí cho đến lúc công việc kinh doanh của chính bạn vững vàng hơn.
7. Chiến lược marketing
Xác định cụ thể ở đâu và bằng cách nào bạn sẽ tiếp thị hay quảng cáo ngành kinh doanh của mình.
Bạn có thể tiến hành việc đó qua websites, viết bài báo để đăng trên các báo điện tử, thông qua thông cáo báo chí, báo giấy, bài giới thiệu tại hội nghị... Cố gắng thử thật nhiều cách. Bạn có thể sẽ kinh ngạc trước khả năng công ty bạn được biết tới bởi nhiều người chỉ sau một cuộc gặp mặt địa phương.
Để giữ công việc kinh doanh của bạn luôn đúng hướng, luôn kiểm tra lại kế hoạch kinh doanh của bạn theo từng thời kỳ. Bạn có thể thêm vào những thay đổi cần thiết.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trình bày một cách có hệ thống kế hoạch kinh doanh, hãy nghĩ tới việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia. Nhưng bất cứ việc gì bạn làm, hãy đơn giản là bắt tay vào việc!
Sử dụng câu khẳng định này để đưa ra những lý do khiến bạn lựa chọn ngành kinh doanh sẽ theo đuổi.
Có thể bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp vì bạn thực sự là một chuyên gia và luôn tin tưởng bạn có nhiều ý tưởng mới có thể áp dụng vào thực tế.
2. Miêu tả và công việc kinh doanh
Hãy cung cấp một bản miêu tả chi tiết về mọi khía cạnh trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Bạn muốn kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm? Nếu đó là sản phẩm, hãy mô tả các tính chất cụ thể. Bạn lấy nguồn hàng của mình từ một đại lý bán lẻ hay tự mình sản xuất? Điều gì khiến cho việc kinh doanh của bạn khác biệt?
3. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Xác định mục tiêu kinh doanh của bạn trong khoảng thời gian từ 3-5 năm là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các yếu tố như kế hoạch marketing, phát triển những sản phẩm mới trong tương lai; mở thêm văn phòng hay cửa hàng, lập website...
Mục tiêu ngắn hạn có thể bao quát khoảng thời gian vài tháng đến 1 năm. Mục tiêu ngắn hạn bao gồm đăng ký giấy phép kinh doanh, đặt tên công ty, tìm địa điểm đặt văn phòng và bất cứ điều gì giúp công việc kinh doanh tiến triển.
4. Phân loại đối tượng khách hàng
Bạn cần phân loại những người bạn sẽ coi là đối tượng khách hàng của mình.
Ai sẽ muốn sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp? Tại sao họ nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Xác định rõ ràng vấn đề này sẽ giúp bạn tập trung vào các chiến lược marketing để thu hút đối tượng khách hàng.
5. Phân tích khả năng cạnh tranh
Để quyết định khả năng thành công cho công việc kinh doanh của bạn, điều quan trọng là phải nhận thức được năng lực cạnh tranh.
Nếu bạn quyết tâm theo đuổi lĩnh vực phát triển các trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bạn sẽ phải tìm ra những doanh nghiệp nhỏ có ngành kinh doanh tương tự ở địa phương và loại hình dịch vụ họ cung cấp.
Trong trường hợp hầu hết các trung tâm đó sử dụng máy móc là thiết bị hỗ trợ chính, bạn có thể thử một cách khác như phát triển hình thức tập yoga và ngồi thiền.
6. Phân tích khả năng tài chính của bạn
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trước khi bạn quyết định khởi sự kinh doanh. Bạn cần nắm rõ những chi phí hàng tháng của mình, đối với việc kinh doanh cũng như các nhu cầu cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xác định một cách thực tế khoản tiền có thể kiếm được mỗi tháng. Các chi phí như nâng cấp máy vi tính, tiền thuê văn phòng, tiền điện nước... cũng nên được tính đến.
Từ đó, bạn có thể nhận thấy mình có đủ khả năng tài chính để vừa đảm bảo công việc kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu bản thân. Bạn cũng sẽ phát hiện ra mình phải có một khoản vay nhỏ để chi tiêu trong thời gian đầu trước khi thực sự kiếm ra tiền.
Nếu không, bạn có thể tìm một công việc part-time để trang trải các loại chi phí cho đến lúc công việc kinh doanh của chính bạn vững vàng hơn.
7. Chiến lược marketing
Xác định cụ thể ở đâu và bằng cách nào bạn sẽ tiếp thị hay quảng cáo ngành kinh doanh của mình.
Bạn có thể tiến hành việc đó qua websites, viết bài báo để đăng trên các báo điện tử, thông qua thông cáo báo chí, báo giấy, bài giới thiệu tại hội nghị... Cố gắng thử thật nhiều cách. Bạn có thể sẽ kinh ngạc trước khả năng công ty bạn được biết tới bởi nhiều người chỉ sau một cuộc gặp mặt địa phương.
Để giữ công việc kinh doanh của bạn luôn đúng hướng, luôn kiểm tra lại kế hoạch kinh doanh của bạn theo từng thời kỳ. Bạn có thể thêm vào những thay đổi cần thiết.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trình bày một cách có hệ thống kế hoạch kinh doanh, hãy nghĩ tới việc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia. Nhưng bất cứ việc gì bạn làm, hãy đơn giản là bắt tay vào việc!