hoangphuong
New member
- Xu
- 110
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ VÀ Ý NGHĨA TÌNH HUỐNG TRUYỆN VỢ NHẶT
* Giải thích ý nghĩ nhan đề “ Vợ nhặt”
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
* Ý nghĩa tình huống truyện Vơ nhặt
Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết.
Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng. Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" . Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
(ST)
---
Xem thêm:
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện "Vợ nhặt"
- Phân tích điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân
- Kể chuyện về nhà văn đồng quê Kim Lân
- Chi tiết bốn bát bánh đúc trong truyện ngắn "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
- Tại sao truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân lại mở đầu bằng 1 khung cảnh buổi chiều ảm đạm và kết thúc là khung cảnh rực rỡ ánh nắng?
- Nhà văn Kim Lân và một số tác phẩm tiêu biểu
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ" và hành động Thịtheo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
- Chia Sẻ Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng và của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy trình bày cảm nhận về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện của Kim Lân.
- Những lời bình về nhà văn Kim Lân và tác phẩm "Vợ nhặt"
- Nhận định về tác phẩm Vợ nhặt và tác giả Kim Lân
- Dạng đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt " Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
- Chia Sẻ Phân tích tình huống độc đáo và hấp dẫn trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Tìm hiểu truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
- Bên bờ vực cái chết, người ta nghĩ đến hạnh phúc?
- Tóm tắt truyện Vợ nhặt (Kim Lân)