Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn "Bến quê"
Truyện ngắn "Bến Quê" của Nguyễn Minh Châu: bến quê đối với Nhĩ là những gì thân thiết, gần gũi nhất. Với anh,đó là những bông hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa có màu tím sẫm, là cái bờ dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày, là bãi bồi bên kia sông Hồng có: "màu vàng thau xen lẫn màu xanh non như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ"...
Không chỉ có thế, "bến quê" còn là người vợ tần tảo, chăm chút anh từng li từng tí khi anh đau ốm,là bầy trẻ với những:"bàn tay chua lòng mùi nước dưa"; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày. Như vậy, Nguyễn Minh Châu không dựng lên một bến quê chung nào đó,đây là "Bến Quê" như đầu đề tác phẩm. Nó là sự phát hiện tình đời, tình người của nhân vật (cũng như của tác giả) trước những gì thân quen nhất: hoa bằng lăng, cái bờ dốc đứng,bãi bồi bên kia sông ; thứ thương yêu nhất:người vợ; những gì hồn nhiên, gần gũi nhất: bầy trẻ, ông lão láng giềng. Tất cả là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phát, cổ sơ nhất của mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhắm mắt xuôi tay. Nhưng thật đau đớn, khi anh nhận ra giá trị bình dị, bền vững của bến quê thì cũng là lúc anh sắp từ giã cõi đời.
Những nhận thức đau đớn đó của Nhĩ có giá trị nhắc nhở chúng ta: hãy biết giữ gìn, trân trọng "bến quê" của mỗi người. Đó là ý nghĩa mà tác giả gửi gắm đến người đọc được cô đúc qua nhan đề truyện ngắn "Bến Quê".
Xem thêm: Văn 9
Truyện ngắn "Bến Quê" của Nguyễn Minh Châu: bến quê đối với Nhĩ là những gì thân thiết, gần gũi nhất. Với anh,đó là những bông hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa có màu tím sẫm, là cái bờ dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày, là bãi bồi bên kia sông Hồng có: "màu vàng thau xen lẫn màu xanh non như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ"...
Không chỉ có thế, "bến quê" còn là người vợ tần tảo, chăm chút anh từng li từng tí khi anh đau ốm,là bầy trẻ với những:"bàn tay chua lòng mùi nước dưa"; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày. Như vậy, Nguyễn Minh Châu không dựng lên một bến quê chung nào đó,đây là "Bến Quê" như đầu đề tác phẩm. Nó là sự phát hiện tình đời, tình người của nhân vật (cũng như của tác giả) trước những gì thân quen nhất: hoa bằng lăng, cái bờ dốc đứng,bãi bồi bên kia sông ; thứ thương yêu nhất:người vợ; những gì hồn nhiên, gần gũi nhất: bầy trẻ, ông lão láng giềng. Tất cả là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phát, cổ sơ nhất của mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhắm mắt xuôi tay. Nhưng thật đau đớn, khi anh nhận ra giá trị bình dị, bền vững của bến quê thì cũng là lúc anh sắp từ giã cõi đời.
Những nhận thức đau đớn đó của Nhĩ có giá trị nhắc nhở chúng ta: hãy biết giữ gìn, trân trọng "bến quê" của mỗi người. Đó là ý nghĩa mà tác giả gửi gắm đến người đọc được cô đúc qua nhan đề truyện ngắn "Bến Quê".
Xem thêm: Văn 9
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: