Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
trong năm 2018 này, khi nhà bán lẻ phát triển các chiến lược nhắm vào khách hàng, mức độ cạnh tranh càng thêm quyết liệt.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự giao thoa giữa thương mại điện tử và bán lẻ truyền thống, cũng như xu hướng đa kênh hóa trên thị trường hiện nay đã tạo cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Người mua hàng có thể quét mã QR (QR Code) để chi trả cho sản phẩm, dịch vụ trên trang web, nhưng cũng có thể ra cửa hàng mua đồ và trả tiền bằng các loại thẻ thanh toán hay ví điện tử. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, các cơ quan nhà nước cũng đang thí điểm các hình thức thanh toán hiện đại.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thương mại điện tử (VECOM), khâu thanh toán lại chính là một trong những mắt xích yếu nhất của bán lẻ hiện đại. Cuộc thống kê của đơn vị này cho thấy 90% số lượt thanh toán trong các giao dịch trực tuyến vẫn dùng hình thức trả tiền mặt khi nhận hàng (COD).
Các chuyên gia dự báo trong tương lai, khi người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn các kênh thanh toán số, các cửa hàng truyền thống lẫn cửa hàng trực tuyến buộc phải hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình. Chính vì vậy, hai công nghệ có thể trở thành nền tảng thanh toán trực tuyến trong thời gian tới là QR Code và Blockchain.
Việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của nhà bán lẻ.
Và khi sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, không chỉ giữa các nhà bán lẻ nước ngoài và nội địa mà còn giữa các nhà bán lẻ nước ngoài với nhau hoặc nội địa với nhau, yêu cầu cấp thiết đối với nhà kinh doanh là phát triển các chiến lược nhắm vào khách hàng. Trong đó, việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của nhà bán lẻ. Không chỉ là thái độ phục vụ thân thiện, tôn trọng và quan tâm của người bán đối với người mua mà dịch vụ khách hàng còn thể hiện ở việc nhà kinh doanh giải quyết những nỗi lo âu hay xoa dịu sự mệt nhọc để người tiêu dùng an tâm, thoải mái mua sắm.
Sự gắn bó giữa hoạt động bán lẻ và hoạt động chăm sóc khách hàng cũng đòi hỏi một quy trình quản lý chặt chẽ và kiểm soát liên tục các vấn đề như chi phí cũng như sự hiểu biết về thị trường.
Trong một sự diễn tiến khác, bản báo cáo mới đây của McKinsey cũng cho thấy, cá nhân hóa sẽ là xu hướng hàng đầu trong hoạt động bán lẻ của thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong năm 2018 này.
Bản báo cáo này cũng xác định nhóm người tiêu dùng đang nổi lên chính là thế hệ Y, những người sinh ra từ năm 1981 đến 2000, được McKinsey mô tả bằng cụm từ “làm việc rất vất vả, nhưng chơi cũng quần quật”. Họ muốn trải nghiệm cái mới và có nhu cầu với sản phẩm có chất lượng, có uy tín. Thế hệ Y, vốn được dự báo sẽ chiếm tới 75% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2025, sẽ chi phối mạnh mẽ tương lai của ngành bán lẻ. Và theo McKinsey, họ luôn mong muốn nhà bán lẻ “hiểu” mình, nhưng lại không thích bị “tọc mạch”.
* Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự giao thoa giữa thương mại điện tử và bán lẻ truyền thống, cũng như xu hướng đa kênh hóa trên thị trường hiện nay đã tạo cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Người mua hàng có thể quét mã QR (QR Code) để chi trả cho sản phẩm, dịch vụ trên trang web, nhưng cũng có thể ra cửa hàng mua đồ và trả tiền bằng các loại thẻ thanh toán hay ví điện tử. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công, các cơ quan nhà nước cũng đang thí điểm các hình thức thanh toán hiện đại.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thương mại điện tử (VECOM), khâu thanh toán lại chính là một trong những mắt xích yếu nhất của bán lẻ hiện đại. Cuộc thống kê của đơn vị này cho thấy 90% số lượt thanh toán trong các giao dịch trực tuyến vẫn dùng hình thức trả tiền mặt khi nhận hàng (COD).
Các chuyên gia dự báo trong tương lai, khi người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn các kênh thanh toán số, các cửa hàng truyền thống lẫn cửa hàng trực tuyến buộc phải hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình. Chính vì vậy, hai công nghệ có thể trở thành nền tảng thanh toán trực tuyến trong thời gian tới là QR Code và Blockchain.
Việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của nhà bán lẻ.
Và khi sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, không chỉ giữa các nhà bán lẻ nước ngoài và nội địa mà còn giữa các nhà bán lẻ nước ngoài với nhau hoặc nội địa với nhau, yêu cầu cấp thiết đối với nhà kinh doanh là phát triển các chiến lược nhắm vào khách hàng. Trong đó, việc nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của nhà bán lẻ. Không chỉ là thái độ phục vụ thân thiện, tôn trọng và quan tâm của người bán đối với người mua mà dịch vụ khách hàng còn thể hiện ở việc nhà kinh doanh giải quyết những nỗi lo âu hay xoa dịu sự mệt nhọc để người tiêu dùng an tâm, thoải mái mua sắm.
Sự gắn bó giữa hoạt động bán lẻ và hoạt động chăm sóc khách hàng cũng đòi hỏi một quy trình quản lý chặt chẽ và kiểm soát liên tục các vấn đề như chi phí cũng như sự hiểu biết về thị trường.
Trong một sự diễn tiến khác, bản báo cáo mới đây của McKinsey cũng cho thấy, cá nhân hóa sẽ là xu hướng hàng đầu trong hoạt động bán lẻ của thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong năm 2018 này.
Bản báo cáo này cũng xác định nhóm người tiêu dùng đang nổi lên chính là thế hệ Y, những người sinh ra từ năm 1981 đến 2000, được McKinsey mô tả bằng cụm từ “làm việc rất vất vả, nhưng chơi cũng quần quật”. Họ muốn trải nghiệm cái mới và có nhu cầu với sản phẩm có chất lượng, có uy tín. Thế hệ Y, vốn được dự báo sẽ chiếm tới 75% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2025, sẽ chi phối mạnh mẽ tương lai của ngành bán lẻ. Và theo McKinsey, họ luôn mong muốn nhà bán lẻ “hiểu” mình, nhưng lại không thích bị “tọc mạch”.
* Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn