Từ rất sớm, người ta đã muốn tìm hiểu về nguồn gốc của loài người nhưng vì chưa có ánh sáng khoa học dọi vào nên chưa giải thích được một cách đúng đắn.
Đến thế kỷ XIX, nhà sinh vật học người Anh tên là Đác-uyn mới giải quyết được vấn đề đó. Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” (1871), Đác-uyn đã nêu ra rằng loài người bắt nguồn từ một giống vượn hình người gọi là Vượn người. Từ đó đến nay, giới khảo cổ học của nhiều nước đã phát hiện được xương hoá thạch của loài vượn người này ở nhiều nơi trên thế giới như ở Áo, Ấn Độ, Châu Phi…
Lịch sử 6 - Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
- Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh …
- Họ đi bằng hai chân
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
- Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
=> cuộc sống ổn định hơn.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
- Nhờ công cụ kim loại:
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
+ Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa. + Xã hội xuất hiện tư hữu.
+ Có sự phân hoá giàu nghèo.
+ Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung
=> xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
Đến thế kỷ XIX, nhà sinh vật học người Anh tên là Đác-uyn mới giải quyết được vấn đề đó. Trong tác phẩm “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính” (1871), Đác-uyn đã nêu ra rằng loài người bắt nguồn từ một giống vượn hình người gọi là Vượn người. Từ đó đến nay, giới khảo cổ học của nhiều nước đã phát hiện được xương hoá thạch của loài vượn người này ở nhiều nơi trên thế giới như ở Áo, Ấn Độ, Châu Phi…
Lịch sử 6 - Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
- Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh …
- Họ đi bằng hai chân
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
- Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Họ sống theo thị tộc.
- Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
=> cuộc sống ổn định hơn.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
- Nhờ công cụ kim loại:
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
+ Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa. + Xã hội xuất hiện tư hữu.
+ Có sự phân hoá giàu nghèo.
+ Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung
=> xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: