Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nếu như hiện nay người ta còn bàn cải ở phương đông cổ đại đã từng trải qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ hay phương thức sản xuất châu Á, thì đã từ lâu, sự tồn tại của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã đều đã được các nhà sử học Mác-Xít thừa nhận và đưọc coi đó là những xã hội chiếm hữu nô lệ có tính chất diển hình.
Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại Hy Lạp và La Mã cần phải làm sáng tỏ tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội đó, làm sáng tỏ điều đó sẽ góp phần chứng minh qui luật của sự phát triển lịch sử xã hội loài người.
Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy-La có tính chất điển hình không phải vì ở đây kinh tế hàng hóa-tiền tệ phát triển mạnh. Tính chất điển hình của xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã thể hiện ở số lượng đông đảo của nô lệ trong xã hội và nhất là vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành sản xuất kinh tế nông nghiệp và mậu dịch hàng hải. Ơí đây, sự bóc lộc lao động của nô lệ trở thành quan hệ bóc lộc chủ đạo.
Trong xã hội cổ đại Hy-La, sự phân chia ranh giới giữa hai giai cấp chủ nô và nô lệ rất rỏ rệt và giai cấp chủ nô đã bóc lộc nô lệ hết sức tàn nhẩn. Ơí đây, đã từng tồn tại nhiều kiểu, nhiều hình thức nhà nước khác nhau: Các kiểu nhà nước đó đều có đảm bảo quyền dân chủ cho người dân tự do ở những mức độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để duy trì sự thống trị, sự áp bức bóc lộc của quần chúng nô lệ đông đảo.
Mâu thuẩn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ hết sức sâu sắc trong xã hội cổ đại Hy-La. Ðiều này đã quyết định phạm vi rộng rải, hình thức phong phú và mức độ ác liệt của các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo chống lại giai cấp chủ nô thống trị. Cuộc đấu tranh này là yếu tố quyết định dẫn tới sự suy vong của Tây bộ đế quốc chiếm hữu nô lệ La Mã ở thế kỷ thứ V, đưa xã hội Tây Âu sang một thời đại mới: thời đại phong kiến.
Tóm lại, tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã biểu hiện ở số lượng đông đảo và ở vai trò chủ đạo của nô lệ trong nền sản xuất kinh tế, ở mối quan hệ bóc lột, chủ yếu giữa chủ nô và và nô lệ, ở tính chất chuyên chính của bộ máy nhà nước chủ nô, ở cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn giữa chủ nô và nô lệ...
1. sự tan rả của xã hội thị tộc ở Hy Lạp: thời Hô-me (thế kỷ XI-IX trước công nguyên).
Ðất đai của người Hy Lạp ngày xưa so với đất đai của người Hy-Lạp ngày nay rộng hơn nhiều. Nó bao gồm miền nam bán đảo Ban-Kan, các đảo ở biển Ê-giê và ven biển phía tây của Tiểu Á. Miền nam bá đảo Ban Kan tức là miền lục địa của Hy Lạp. Về mặt địa hình có thể chia làm ba khu vực khác nhau: Trung bộ, Bắc bộ và Nam bộ. Người Co-ret có một đội chiến thuyền và thương thuyền mạnh, nhờ đó họ đã chiếm được nhièu đảo trên biển Ê-giê và mở rộng ảnh hưởng của họ đến miền ven biển phía nam của bán đảo Hy Lạp, nhiều di tích của sung điện, đền đài, công trường, kho tàng trong đó có nhiều di vật mỹ nghệ và đủ các loại đồ dùng của tần lớp vương công quí tộc, chứng tỏ trình độ khá cao của nền văn minh ở đảo Cơ-ret.
Trạng thía sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hy-Lạp ở những thế kỹ XI-Ĩ t.c.n., được phản ánh trên những nét lớn trong hai tác phẩm thơ ca I-li-at và Ô-đi-xê, tục truyền của một nhà thơ tên là Hô me, sinh ra ở Tiểu Á.
Tập I-li-at là một bản anh hùng ca chiến trận gồm có khỏang 15.000 câu thơ, thuật lại cuộc chiến tranh ở Hy-Lạp và người ở thành Tơ-roa, một thành nằm ở bờ biển phía tây của Tiểu Á. Tập thơ chủ yếu kể lại những câu chuyện xãy ra trong năm cuối cùng, năm thứ 10 của chiến
Qua hai tập anh hùng ca nói trên, người ta biết rằng ở thời đại Hô-me (thế kỷ XI-IX t. c. n.), mặc dù đồ đồng thau còn được dùng rộng rãi, song đồ sắt, chủ yếu là vũ khí bằng sắt, đã xuất hiện.
Xã hội Hy-Lạp ở thời đại Hô-me sống dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Ngành kinh tế chủ yếu là chăn nuôi; súc vật được dùng làm đơn vị đo giá trị, nông nghiệp còn giử vai trò thứ yếu Xã hội hy lạp lúc này chưa phân chia giai cấp và chưa có nhà nước; những cơ quan hành chính và tư pháp chưa tách ra hỏi quần chúng và nhân dân. Quyền lực công cộng đang dần dần tập trung trong tay các tù trưởng hay thủ lỉnh (basileus), nhưng quần chúng thành viên công xã vẫn còn giử quyền bình đẳng và dân chủ của mình. Tầng lớp quí tộc không thể xem nhẹ quần chúng nhân dân, không thể không tôn trọng ý chí của quần chúng binh sĩ, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, vì quí tộc buộc phải triệu tập đại hội nhân dân vũ trang mới có thể ra những quyết định quan trọng. C. Mác và F. Ăng-ghen gọi đó là chế độ dân chủ quân sự. Chính chế độ dân chủ quân sự đó là chế độ tồn tại trong thời kỳ quá độ từ xã hội thị tộc chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy-Lạp.
2. Những chuyển biến lớn trong xã hội Hy Lạp trong thời đại Hô-me và công cuộc di thực của người Hy Lạp (thế kỷ VIII-VI tr. C. n).
Cuối thời đại Hô-me, xã hội Hy Lạp đã trải qua những biến đổi quan trọng trong chế độ kinh tế và xã hội của mình. Lúc này đã xuất hiện chế độ tư hữu. Những gia đình giàu có tách ra khỏi thị tộc ngày càng nhiều và dựa vào ưu thế kinh tế của mình, đã dần chiếm đoạt về mình nhiều nô lệvà hầu hết các tư liệu sản xuất của công xã thị tộc, như ruộng đất và gia súc. Nông dân tự do của công xã ngày càng bị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hóa, mắc nợ nần, nên ngày càng bị rơi vào tình trạng lệ thuộc, trước hết là lệ thuộc quí tộc, thị tộc.
Lúc này ngoài nông nghiệp và chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển phát triển nhanh chóng. Một số người kinh doanh thương nghiệp đã làm giàu và đã có khả năng đem tiền lậu ruộng đất mới. Ruộng đát từ nay không chỉ có quí tộc thị tộc mới chiếm hữu được ; ruộng đất từ nay cũng thuộc về bất cứ ai có tiền tậu lấy.
Trong sự phân hóa của xã hội Hy Lạp lúc này, vai trò của mậu dịch hàng hải và của công cuộc di thực là vô cùng trọng yếu. Thế kỷ XIII tr. c. n., người Hy Lạp bắt đầu vượt biển đi tìm đất thực dân ở ở các miền ven bờ biển Hắc hải và Ðịa trung hải. Phong trào người Hy Lạp đi tìm đất thực dân là do những nguyên nhân trong nội bộ xã hội Hy Lạp thúc đẩy. Sự tan rã của quan hệ thị tộc và sự phân hóa giai cấp kịch liệt giữa giàu và nghèo làm cho quần chúng nông dân lao động bị bần cùng hóa, không có tấc đất cấm vùi. Muốn tránh khỏi thân phận nô lệ, họ đã rời bỏ quê hương, lũ lượt kéo nhau ra nước ngoài tìm kế sinh nhai, sự đi lại buôn bán, kích thích thêm công cuộc di thực.
3. Sự xuất hiện các quốc gia-thành thị chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp.
Trong quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước, xã hội Hy Lạp hầu như hoàn toàn không bị quấy nhiễu bởi bạo lực ngoại lai hoặc nội bộ. Nhà nước của người Hy Lạp đã trực tiếp thoát thai dần dần từ chế độ công xã thị tộc. Sự phát triển kinh tế chính trị của các quốc gia-thành thị Hy Lạp là một thí dụ điển hình chứng tỏ tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước.
Ðến thế kỷ VIII-VII tr. C. n., nhà nước của Hy Lạp đã ra đời, như trên đã nói, sự tích lũy tài sản tư hữu, sự xuất hiện và trao đổi hàng hoá và tiền tệ, sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giai cấp giữa giàu và nghèo trong xã hội, sự thôn tính đất đai, việc sử dụng lao động của người nô lệ,.... những điều đó khiến cho chế độ thị tộc là một chế độ lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, phải đi đến chổ tan rã.
4. Nhà nước Xpac.
Xpac nằm ở vùng đồng bằng thuộc bán đảo Pê-lô-pô-ne, tạo nên bởi con sông Eurotas, xung quanh có nhiều dãy núi bao bọc. Ðất đai thuạn tiện cho phát triển nông nghiệp.
Tổ chức nhà nước Xpac rất đặc biệt. Bọn quí tộc quân sự Xpac cử ra hai vua có quyền thế tập, quyền lực ngang nhau, mục đích để kìm chế lẫn nhau. Thời bình vua giữ việc tế lể, xét xử những vụ kiện tụng, tham gia hội đồng trưởng lảo. Thời chiến, vua thống trị quân đội và được giao quyền hạn rất lớn. Vua được tôn kính rất mực, nhưng quyền hành thì rất ít. Ðại hội nhân dân gồm toàn thể những thành viên trai tráng người Xpac từ 30 tuổi trở lên, là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền phê chuẩn những nghị quyết quan trọng của hội đồng trưởng lảo về các vấn đề tuyên chiến và nghị hòa. Hội đồng trưởng lảo, gồm 30 vị bô lảo ngoài 60 tuổi có danh vọng nhất trong xã hội người xpac, là cơ quan lập pháp.
Quí tộc quân sự Xpac là những bọn xâm lược rất dã man. Chúng thường dùng chính sách vũ lực kết hợp với thủ đoạn lôi kéo, dể biến thành bang lân cận thành những nước đồng minh chư hầu của chúng. Cuối thế kỷ VI tr. c. n., hầu hết các thành bang Pê-lô-pô-ne và các đảo lân cận đều chịu khuất phục Xpac và đèu chịu sự lảnh đạo của Xpac về quân sự, chính trị ngoại giao. Bởi vậy, trong lịch sử, đồng minh các nước thành lập năm 530 tr. c. n., do Xpac cầm đầu được gọi là đồng minh Pê-lô-pô-ne (bao gồm cả Cô-rinh, Mê-ga, Ê-gin... trừ Ac-gôt). Mục đích của đồng minh này là nhằm tranh giành quyền bá chủ với các thành bang khác ở Hy Lạp do A-ten cầm đầu (đồng minh A-ten), đồng thời nhằm trấn áp các cuộc bạo động của nô lệ và dân nghèo. Mặc dù, mọi vấn đề quan trọng đều phải được bàn bạc giữa các đồng minh, nhà nước Xpac thường tự quyết đóan lấy một mình, bất chấp ý kiến của đồng minh.
Trong tất cả các thành bang Hy Lạp, Xpac là một thành bang lạc hậu nhất về kinh tế, bảo thủ và phản động nhất về chính trị. tính chất lạc hậu và phản động đó của nhà nước Xpac không phải là không có tác dụng kìm hảm một phần nào sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của xứ Pê-lô-pô-ne nói riêng và của tòan bộ Hy Lạp nói chung.
Nhà nước Xpac là dinh lũy các thế lực quí tộc phản động trên tòan bán đảo Hy Lạp và là kẻ thù nguy hiểm nhất của phong trào khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo, cũng như của phong trào dân chủ ngày càng phát triển ở khắp các thành bang Hy Lạp.ư
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC A-TEN (Thế kỷ VII-Vi tr. c. n.,)
1. sự phát sinh nhà nước A-ten và sự thiết lập chế độ cộng hòa quí tộc.
A-ten là một quốc gia-thành thị xuất hiện vùng bán đảo At-tic, thuộc trung bộ Hy Lạp. Nhà nước A-ten ra đời trên cơ sở thống nhất tòan bộ dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất, thay thế cho cơ quan quản lý dân chủ riêng rẻ của các bộ lạc. Ðồng thời, hội nghị quí tộc của mỗi bộ lạc cũng bị xóa bỏ và thay thế bằng đại hội của toàn thể công dân A-ten công cuộc thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, theo truyền thuyết là do một vị anh hùng thành A-ten lúc bấy giờ là (Thésée) thực hiện một cách hòa bình.
Tê-dê chia toàn thể dân tự do A-ten thành 3 đẳng cấp giàu nghèo khác nhau, không phân biệt là thuộc thị tộc hay bộ lạc nào: quí tộc, nông dân và thợ thủ công.
Như vậy là tổ chức thị tộc của người A-ten đã bị tan rã và nhường chổ cho một xã hội có giai cấp; nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc củ đã nhường chổ cho nền chuyên chính của gia cấp quí tộc thị tộc. Ðại hội nhân dân cẫn tiếp tục tồn tại nhưng nó đã biến thành một cơ quan tư vấn. Tất cả mọi quyền bính đều do hội đồng trưởng lão gồm đại biểu của giai cấp quí tộc thị tộc nắm lấy. Lúc ấy vua (tức là <<ba-di-lơt>>) cũng bị phê truất. Chín vị chấp chính quan, chọn trong hàng ngũ quí tộc, được cử giữ những chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước A-ten.
2. Những cải cách của Sô-lôn.
Ông tuyên bố xóa bỏ những nợ nần, nhổ hết những thẻ cầm cố ruộng đất khắp đồng bằng A-tic. Ông giải phóng cho những người nô lệ vì nợ nần và cấm chỉ từ đấy không ai được gán mình hoặc vợ con mình làm nô lệ cho kẻ khác để chuộc nợ. Cấm không cho ký kết những văn tự lấy bản thân con nợ làm bảo đảm.
Cải cách trên đây đã hy sinh quyền lợi của giai cấp quí tộc thị tộc để giành lại quyền sở hữu ruộng đất về cho nông dân, chủ nợ phải bị thiệt hại để làm lợi cho chế độ sở hữu của những con nợ. Về phương diện đó mà nói thì cải cách đó có một ý nghĩa cách mạng lớn lao; nó <<mở đầu cho một loạt những cái mà người ta gọi là cách mạng chính trị và mở đầu bằng cách xâm phạm chế độ sở hữu>>.
Cải cách quan trọng nhất của Sô-lôn là cuộc cải cách nhầm thủ tiêu những đặc quyền của giai cấp quí tộc thị tộc và xác định địa vị xã hội của người công dân theo mức tài sản tư hữu của họ. Theo cải cách đó thì tất cả công dân A-ten không phân biệt thành phần quí, tiện, đều chia thành 4 đẳng cấp căn cứ theo mức thu nhập hàng năm của mỗi người cao hay thấp.
Cải cách trên của Sô-lôn đã thay đổi hẳn cơ cấu chính trị của nhà nước A-ten. Trên cơ sở 4 bộ lạc củ, Sô-lôn thiết lập cơ quan quyền lực mới-Hội đồng bốn trăm-mỗi bộ lạc cử ra 100 đại biểu của mình. Hội đồng bốn trăm này song song tồn tại với hội đồng quí tộc nhưng khác hẳn về thành phần với hội đồng này. Ðại hội nhân dân trong thời kỳ quí tộc thị tộc nắm chính quyền, đã gần hết vai trò chính trị của nó thì nay được khôi phục lại quyền lực củ.
Như vậy là những cuộc cải cách trên đây của Sô-lôn đều có một ý nghĩa tiến bộ rỏ rệt. Nó thay đổi hẳn về chế độ chính trị xã hội củ của A-ten, đánh một đòn nặng nề về những tàn tích của chế dộ thị tộc và sự thống trị của giai cấp quí tộc thị tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ tư hữu, đặt cơ sở cho nền dân chủ chủ nô A-ten.
3. Chế độ chuyên quyền của Pisistrate.
Cải cách của Sô-lôn không triệt để. Ông không đoạn tuyệt hẳn Với giai cấp quí tộc thị tộc, mà cũng không hoàn tòan thỏa mãn những yêu sách của quần chúng nhân dân.
Năm 560 tr. c. n., một cuộc đảo chính xãy ra ở A-ten. Pisistrate, lảnh tụ của đảng miền núi, chỉ huy một nhóm đồng đảng dùng vũ lực chiếm đồi A-cơ-rô-pôn làm chủ A-ten, thực hiện chế độ chuyên quyền.
Những cố gắng của Pisistrate chẳng bao lâu đã đưa A-ten lên địa vị hàng đầu so với các quốc gia-thành thị khác của Hy Lạp.
Năm 527 tr. c. n., Pisistrate chết liên minh hai đảng Miền núi và Duyên hải, đã đưa thủ lỉnh đảng Duyên hải là Clisthènes, lên sung chức đệ nhất chấp chính quan.
4. Những cải cách của Clisthènes.
Clisthènes thực hiện một cuộc cải cách chính trị trong những năm 508-506 tr. c. n., nhằm dân chủ hóa trình độ cao hơn một chế độ chính trị và xã hội ở A-ten. Cải cách quan trọng nhất của Clisthènes là việc phân chia tất cả những người công dân A-ten theo khu vực hành chính, căn cứ theo địa vực cư trú của họ, chứ không còn đếm xỉa đến sự phân biệt giữa bốn bộ lạc cũ dựa trên quan hệ huyết tộc như trước nữa.
Tòan bộ đất đai A-tic, được chia thành 10 liên khu thay thế cho 4 khu vực cư trú cũ của 4 bộ lạc ngày trước. Mỗi liên khu là một đơn vị tổ chức hành chính tự trị, đồng thời cũng là một tổ chức quân sự liên khu bầu ra thủ lỉnh của mình và bầu ra cả tư lệnh quân đội của liên khu.
Cải cách hành chính trên đây của Clisthènes là hòan tòan thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của xã hội thị tộc, xóa bỏ hẳn ảnh hưởng chính trị mà chúng còn duy trì trong các khu vực bộ lạc củ.
Hệ thống tổ chức hành chánh mới theo địa vị tất nhiên dẫn đến sự cải tổ lại các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước A-ten. Hội đồng bốn trăm do Sô-lôn đặt ra nay bải bỏ thay thế bằng hội đồng năm trăm đại biểu.
Ðể ngăn ngừa mọi âm mưu đảo chính nhằm lật đổ nền dân chủ A-ten và thiết lập chế độ chuyên quyền cá nhân như đã có lần xãy ra dưới thời pisistrate trước đây, Clisthènes đã ban hành đạo luật về <<chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò>>.
Cải cách của Clisthènes đã chấm dứt cuộc đấu tranh trường kỳ và ác liệt kéo dài hơn một thế kỷ giữa quí tộc thị tộc và quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên với tư cách là kẻ đại diện cho quyền lợi của giới chủ nô công thương gia, Clisthènes không ban hành một đạo luật nào nhằm cải thiện đời sống khổ cực của dân nghèo. Tất cả những cải cách của ông chỉ nhằm thay đổi chế độ chính trị và bộ máy nhà nước A-ten mà thôi.
5. Chiến tranh Hy Lạp-Ba tư (500-449 tr. c. n.,).
Nguyên nhân của cuộc chính trị đó là âm mưu của bọn thống trị đế quốc Ba Tư muốn bành trướng không ngừng thế lực của họ sang phương tây, uy hiép nghiêm trọng nền độc lập của các quốc gia-thành thị Hy Lạp ở miền Tiểu Á.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chính trị Hy-Ba la cuộc khởi nhĩa của nhân dân các quốc gia-thành thị Hy Lạp ở Tiểu Á, đứng đầu là thành Mi lê, chống lại ách thống trị tàn bạo của người Ba tư.
Thắng lợi của Hy Lạp trong chính trị Hy-Ba là thắng lợi của tinh thần yêu nước nồng nàn, sự mưu trí và lòng dũng cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng của người Hy Lạp đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và tự do của đất nước mình.
III. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TÒAN THỊNH CỦA CHẾ ÐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Ở HY LẠP (thế kỷ V-IV tr. c. n.,)
TOP
1. Sự phát triển của nền kinh tế chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp sau cuộc chiến tranh Hy-Ba.
Trong thời kỳ này, thế kỷ V-IV tr. c. n., tại những quốc gia-thành thị tiên tiến nhất như A-ten, Ê-gin, Mê-ga, Cô-rinh, Mi-lê,... phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã đạt đến mức hòan chỉnh nhất và cao nhất của nó ở Hy Lạp.
Sự phát triển thủ công nghiệp đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá và sự mở rộng quan hệ thương mại ở Hy Lạp đặc biệt là ở A-ten trong những thế kỷ V-IV tr. c. n. Hải cảng Pi-rê của A-ten đã trở thành trung tâm lớn nhất của của thế giới cổ đại.
2. chế độ nô lệ ở Hy Lạp trong những thế kỷ V-IV tr. c. n.
Tại các thành bang Hy Lạp thời bấy giờ, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã đạt tới đỉnh cao nhất của nó. Nếu trong thế kỷ trước, thế kỷ VI tr. c. n.,tại các thành bang phát triển nhất, nô lệ chưa đông lắm, thì đến bây giờ số nô lệ tăng rất nhanh, và sang thế kỷ IV tr. c. n., dân số nô lệ đạt tới mức tối đa của nó, số nô lệ đông hơn nhiều so với dân tự do: 400.000 nô lệ so với 21.000 công dân A-ten. Theo Ăng-ghen, thì ở thời kỳ hòan thịnh của A-ten nô lệ có đến 365.000 người so với chừng 90.000 dân cư tự do. Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các thành bang Hy Lạp ở những thế kỷ V-IV tr. c. n., và lao động của họ được sử dụng một cách rộng rãi trong mọi ngành sản xuất kinh tế, đặc biệt trong các ngành thủ công nghiệp.
Ki-ôt, Ðê-lôt, Sa-môt, Ê-phe-dơ và đặc biệt là hải cảng Pi-rê của A-ten là những chợ buôn bán nô lệ lớn nhất ở Hy Lạp cổ đại, hồi thế kỷ V-IV tr. c. n. Mỗi buổi sáng bọn lái buôn dắt hàng nghìn nô lệ ra chợ, tập trung họ ở một bải đất rộng có hàng rào vây bọc chung quanh, rồi bắt nô lệ lần lượt bước lên cái bục caođể quảng cáo, rao hàng. Giá cả nô lệ cao, thấp, đắt rẻ tùy theo luật cung cầu trên thị trường, tùy theo lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp.
3. Phong trào dân chủ ở Hy Lạp-cải cách của Ephialtés và của Périclés.
Cuộc chiến thắng vẻ vang của người Hy Lạp chống quân Ba tư xâm lược đã nâng cao niềm tin tưởng, phấn khởi và lòng tự hào dân tộc của họ. Ðó là một nhân tố kích thích họ tiến lên một bước
Sau chiến tranh, làm cho cuộc đấu tranh giai cấp ở Hy Lạp vô cùng gay gắt.
Nhưng không nơi nào phong trào dân chủ phát triển mạnh mẻ bằng ở A-ten, cuộc đấu tranh đó nổ ra trong nội bộ giai cấp chủ nô, giữa hai đảng: một bên là đảng bảo thủ của bọn quí tộc địa chủ và một bên là đảng dân chủ của tầng lớp quí tộc thương nhân, tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủ công và dân nghèo thành thị, kể cả thủy thủ và công nhân khuân vác bến tàu.
Chính quyền ở A-ten lúc bấy giờ về tay những phần tử cấp tiến nhất, đứng đầu là Ephialtés.
Ephialtés bắt đầu thực hành cải cách dân chủ. Trước hết ông tìm cách đánh đổ thế lực của hội đồng trưởng lão A-rê-rô-pa-giơ.
Chương trình cải cách của Ephialtés chắc chắn phải chỉ có thể, nhưng ông không thể thực hiện được tòan bộ chương trình cải cách của ông, vì bọn quí tộc phản động thù địch đã ám sát ông một cách hèn nhát (461 tr. c. n.,).
Cau cái chết của Ephialtés đảng dân chủ vẫn tiếp tục nắm chính quyền ở A-ten. Lảnh đạo nhà nước A-ten lúc này là Périclés. Ông là nhà chính trị và nhà hùng biện có biệt tài và cũng là nhà quân sự lỗi lạc, cầm đầu đảng dân chủ ở A-ten lúc này.
Trong thời kỳ nắm chính quyền ở A-ten, Périclés và đảng của ông đã thực hành nhiều chính sách tiến bộ có thể thỏa mãn được phần nào những nguyện vọng và yêu cầu của tầng lớp dân tự do bên dưới của xã hội A-ten. Ông đã mạnh dạng hòan thành chương trình cải cách của Ephialtés đưa nền chính trị dân chủ chủ nô ở A-ten phát triển đến mức hòan hảo nhất.
4. cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô ở Hy Lạp.
Như phần trên dã nói, chế độ cộng hoà dân chủ phát triển rất hoàn hảo đó, chỉ là việc trong nội bộ tầng lớp dân tự do thuộc giai cấp chủ nô. Ðứng về phía đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân mà nói, thì thứ <<dân chủ>> chủ đó thực chất chỉ là một nền chuyên chính tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi. Ðiều đó là lẻ tất nhiên, vì trong xã hội có giai cấp, bất cú một thứ <<dân chủ>> nào cũng là <<dân chủ>> của một giai cấp. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp là cái đặc trưng cơ bản nhất của xã hội có giai cấp nói chung và của xã hội chiếm hữu nô lệ nói riêng. Xã hội chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ, giữa người giàu và người nghèo ngày càng gay gắt.
Hình thức đấu tranh thông thường của nô lệ là hủy hoại công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản của quí tộc, chủ nô. Ðôi khi họ cũng tìm cách bỏ trốn, mong thoát khỏi ách áp bức của chủ nô.
Về sau, do sự áp bức bóc lột của bọn chủ nô ngày càng tàn bạo, nô lệ khắp nơi đã chuyển hình thức đấu tranh tiêu cực sang hình thức đấu tranh tích cực và quyết liệt hơn, tức là tổ chức các cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa vũ trang.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ, giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa giai cấp thống trị và bị trị là mâu thuẩn chủ yếu của xã hội cổ đại, là cái đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ Hy Lạp. Nó là nhân tố chủ yếu thúc đẩy các quốc gia-thành thị Hy Lạp bước nhanh trên con đường suy vong.
5. Sự suy tàn của các thành ban Hy Lạp và sự thống trị của nước Macédoine.
Ðồng minh Pélonnés do Xpac cầm đầu và đồng minh Ðê-lôt do A-ten cầm đầu là hai phe đối địch với nhau. Xpac và A-ten tranh giành quyền bá chủ ở bán đảo Hy Lạp, cuối cùng cuộc tranh chấp về chính trị và kinh tế diển biến thành cuộc đấu tranh quyết kiệt về quân sự. Hai thành bang hùng mạnh và thù địch này đánh nhau ác liệt trong suốt 27 năm. Cuộc chính trị ấy trong lịch sử gọi là chiến tranh Pélonnés (431-404 tr. C. n.,).
Chiến tranh Pélonnés kéo dài đã làm cho Hy Lạp sức cùng, lực kiệt. Trải qua một thời kỳ binh đao, khói lửa lâu dài, lực lượng sản xuất trong xã hội Hy Lạp bị tàn phá khóc liệt ruộng đồng hoang phế, công trường đình đốn, đâu đâu cũng thấy những kẻ lưu vong thất sở.
Giữa thế kỷ IV tr. C. n., các thành bang Hy Lạp đều bước dần đến chổ tàn tạ. Những mâu thuẩn trong nội bộ xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp đưa toàn bộ nước đó đến cuộc khủng hoảng trầm trọng. Vừa lúc đó thì ở phương bắc, nước Macédoine mới hưng thịnh lên, thừa cơ hội quật khởi, chinh phục toàn bộ bán đảo Ban-kan, kết thúc thời kỳ độc lập của các thành bang Hy Lạp
6. Cuộc đông chinh củ Alexandre nước Macédoine và thời kỳ Hy lạp hóa.
Khi đã củng cố nền thống trị của Macédoine ở Hy Lạp rồi thì còn của Philippe là Alexandre kế ngôi của Philippe, chuẩn bị đi đánh đế quốc Ba Tư để xâm chiếm đất đai và cướp đoạt của cải ở các nước phương Ðông.
Cuộc diễn chinh của Alexandre mang tính chất xâm lược, cướp bóc cực kỳ dã man. Y đã từng hạ lệnh thiêu hủy nhiều thành thị, đem haòng trăm, hàng nghìn vạn người bán làm nô lệ và cướp sạch của cải ở các miền bị chinh phục. Tuy vậy, về khách quan, cuộc diễn chinh ấy đã có tác dụng xúc tiến sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Hy Lạp và các nước phương Ðông. Alexandre tự cho mình là kẻ có công truyền bá nền văn minh Hy Lạp đi khắp nơi.
Alexandre lại còn có tham vọng chinh phục cả miền Tây Ðịa Trung Hải. Nhưng năm 323 trước công nguyên, y chết vì bệnh tại thành Ba-li-lon.
Ðế quốc do Alexandre thành lập, phía tây bắt đầu từ Ma-xê-đô-ni và bán đảo Hy Lạp, phía đông đến tận lưu vực sông Ấn, phía nam đến Ai Cập, Li-Bi, phía bắc đến Cap-ca-dơ và miền Trung Á.
Nhưng đế quốc Alexandre cũng chỉ là một đế quốc xây dựng trên sự chinh phục bằng vũ lực, thiếu cơ sở để thực hiện sự thống nhất về kinh tế và văn hóa.
Bởi vậy, sau khi Alexandre chết, thì đế quốc rộng lớn của y bị chia cắt thành nhiều nước.
Nhìn chung, các quốc gia Hy lạp hóa trên đây hình thành trên sự đổ nát của đế quốc Alexandre, một mặt có những đặc điểm của xã hội cổ đại phương Ðông, mặt khác cũng có những đặc điểm của nền văn minh cổ điển Hy Lạp. Lúc bấy giờ, các thành bang trên đất nước Hy Lạp,... đã lùi xuống địa vị thứ yếu, còn như các thành thị mới xây dựng thì đã trở nên những trung tâm mới của nền văn minh Hy Lạp hóa.
Thời kỳ Hy Lạp hóa bắt đầu từ khi Alexandre cất quân đông chinh (năm 334 trước công nguyên) đến khi quốc gia Hy Lạp hóa Ai Cập bị đế quốc La Mã xâm chiếm và biến thành một "tỉnh" của nó (năm 30 trước công nguyên).
Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, do hậu quả của chiến tranh, của cải cướp bóc được và nô lệ chiến tù được mang về Hy Lạp rất nhiều, làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây vẫn tiếp tục phát triển trong một thời gian nữa. Mặt khác chế độ nô lệ cổ điển do người Hy Lạp du nhập sang phương Ðông cũng được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia Hy Lạp hóa.
Thời hy Lạp hóa cũng là thời kỳ xúc tiến mạnh mẽ nhất sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Ðông và Tây.
Việc nghiên cứu lịch sử cổ đại Hy Lạp và La Mã cần phải làm sáng tỏ tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội đó, làm sáng tỏ điều đó sẽ góp phần chứng minh qui luật của sự phát triển lịch sử xã hội loài người.
Chế độ chiếm hữu nô lệ Hy-La có tính chất điển hình không phải vì ở đây kinh tế hàng hóa-tiền tệ phát triển mạnh. Tính chất điển hình của xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã thể hiện ở số lượng đông đảo của nô lệ trong xã hội và nhất là vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành sản xuất kinh tế nông nghiệp và mậu dịch hàng hải. Ơí đây, sự bóc lộc lao động của nô lệ trở thành quan hệ bóc lộc chủ đạo.
Trong xã hội cổ đại Hy-La, sự phân chia ranh giới giữa hai giai cấp chủ nô và nô lệ rất rỏ rệt và giai cấp chủ nô đã bóc lộc nô lệ hết sức tàn nhẩn. Ơí đây, đã từng tồn tại nhiều kiểu, nhiều hình thức nhà nước khác nhau: Các kiểu nhà nước đó đều có đảm bảo quyền dân chủ cho người dân tự do ở những mức độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để duy trì sự thống trị, sự áp bức bóc lộc của quần chúng nô lệ đông đảo.
Mâu thuẩn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ hết sức sâu sắc trong xã hội cổ đại Hy-La. Ðiều này đã quyết định phạm vi rộng rải, hình thức phong phú và mức độ ác liệt của các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo chống lại giai cấp chủ nô thống trị. Cuộc đấu tranh này là yếu tố quyết định dẫn tới sự suy vong của Tây bộ đế quốc chiếm hữu nô lệ La Mã ở thế kỷ thứ V, đưa xã hội Tây Âu sang một thời đại mới: thời đại phong kiến.
Tóm lại, tính chất điển hình của hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã biểu hiện ở số lượng đông đảo và ở vai trò chủ đạo của nô lệ trong nền sản xuất kinh tế, ở mối quan hệ bóc lột, chủ yếu giữa chủ nô và và nô lệ, ở tính chất chuyên chính của bộ máy nhà nước chủ nô, ở cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn giữa chủ nô và nô lệ...
1. sự tan rả của xã hội thị tộc ở Hy Lạp: thời Hô-me (thế kỷ XI-IX trước công nguyên).
Ðất đai của người Hy Lạp ngày xưa so với đất đai của người Hy-Lạp ngày nay rộng hơn nhiều. Nó bao gồm miền nam bán đảo Ban-Kan, các đảo ở biển Ê-giê và ven biển phía tây của Tiểu Á. Miền nam bá đảo Ban Kan tức là miền lục địa của Hy Lạp. Về mặt địa hình có thể chia làm ba khu vực khác nhau: Trung bộ, Bắc bộ và Nam bộ. Người Co-ret có một đội chiến thuyền và thương thuyền mạnh, nhờ đó họ đã chiếm được nhièu đảo trên biển Ê-giê và mở rộng ảnh hưởng của họ đến miền ven biển phía nam của bán đảo Hy Lạp, nhiều di tích của sung điện, đền đài, công trường, kho tàng trong đó có nhiều di vật mỹ nghệ và đủ các loại đồ dùng của tần lớp vương công quí tộc, chứng tỏ trình độ khá cao của nền văn minh ở đảo Cơ-ret.
Trạng thía sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hy-Lạp ở những thế kỹ XI-Ĩ t.c.n., được phản ánh trên những nét lớn trong hai tác phẩm thơ ca I-li-at và Ô-đi-xê, tục truyền của một nhà thơ tên là Hô me, sinh ra ở Tiểu Á.
Tập I-li-at là một bản anh hùng ca chiến trận gồm có khỏang 15.000 câu thơ, thuật lại cuộc chiến tranh ở Hy-Lạp và người ở thành Tơ-roa, một thành nằm ở bờ biển phía tây của Tiểu Á. Tập thơ chủ yếu kể lại những câu chuyện xãy ra trong năm cuối cùng, năm thứ 10 của chiến
Qua hai tập anh hùng ca nói trên, người ta biết rằng ở thời đại Hô-me (thế kỷ XI-IX t. c. n.), mặc dù đồ đồng thau còn được dùng rộng rãi, song đồ sắt, chủ yếu là vũ khí bằng sắt, đã xuất hiện.
Xã hội Hy-Lạp ở thời đại Hô-me sống dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Ngành kinh tế chủ yếu là chăn nuôi; súc vật được dùng làm đơn vị đo giá trị, nông nghiệp còn giử vai trò thứ yếu Xã hội hy lạp lúc này chưa phân chia giai cấp và chưa có nhà nước; những cơ quan hành chính và tư pháp chưa tách ra hỏi quần chúng và nhân dân. Quyền lực công cộng đang dần dần tập trung trong tay các tù trưởng hay thủ lỉnh (basileus), nhưng quần chúng thành viên công xã vẫn còn giử quyền bình đẳng và dân chủ của mình. Tầng lớp quí tộc không thể xem nhẹ quần chúng nhân dân, không thể không tôn trọng ý chí của quần chúng binh sĩ, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, vì quí tộc buộc phải triệu tập đại hội nhân dân vũ trang mới có thể ra những quyết định quan trọng. C. Mác và F. Ăng-ghen gọi đó là chế độ dân chủ quân sự. Chính chế độ dân chủ quân sự đó là chế độ tồn tại trong thời kỳ quá độ từ xã hội thị tộc chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy-Lạp.
2. Những chuyển biến lớn trong xã hội Hy Lạp trong thời đại Hô-me và công cuộc di thực của người Hy Lạp (thế kỷ VIII-VI tr. C. n).
Cuối thời đại Hô-me, xã hội Hy Lạp đã trải qua những biến đổi quan trọng trong chế độ kinh tế và xã hội của mình. Lúc này đã xuất hiện chế độ tư hữu. Những gia đình giàu có tách ra khỏi thị tộc ngày càng nhiều và dựa vào ưu thế kinh tế của mình, đã dần chiếm đoạt về mình nhiều nô lệvà hầu hết các tư liệu sản xuất của công xã thị tộc, như ruộng đất và gia súc. Nông dân tự do của công xã ngày càng bị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hóa, mắc nợ nần, nên ngày càng bị rơi vào tình trạng lệ thuộc, trước hết là lệ thuộc quí tộc, thị tộc.
Lúc này ngoài nông nghiệp và chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển phát triển nhanh chóng. Một số người kinh doanh thương nghiệp đã làm giàu và đã có khả năng đem tiền lậu ruộng đất mới. Ruộng đát từ nay không chỉ có quí tộc thị tộc mới chiếm hữu được ; ruộng đất từ nay cũng thuộc về bất cứ ai có tiền tậu lấy.
Trong sự phân hóa của xã hội Hy Lạp lúc này, vai trò của mậu dịch hàng hải và của công cuộc di thực là vô cùng trọng yếu. Thế kỷ XIII tr. c. n., người Hy Lạp bắt đầu vượt biển đi tìm đất thực dân ở ở các miền ven bờ biển Hắc hải và Ðịa trung hải. Phong trào người Hy Lạp đi tìm đất thực dân là do những nguyên nhân trong nội bộ xã hội Hy Lạp thúc đẩy. Sự tan rã của quan hệ thị tộc và sự phân hóa giai cấp kịch liệt giữa giàu và nghèo làm cho quần chúng nông dân lao động bị bần cùng hóa, không có tấc đất cấm vùi. Muốn tránh khỏi thân phận nô lệ, họ đã rời bỏ quê hương, lũ lượt kéo nhau ra nước ngoài tìm kế sinh nhai, sự đi lại buôn bán, kích thích thêm công cuộc di thực.
3. Sự xuất hiện các quốc gia-thành thị chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp.
Trong quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước, xã hội Hy Lạp hầu như hoàn toàn không bị quấy nhiễu bởi bạo lực ngoại lai hoặc nội bộ. Nhà nước của người Hy Lạp đã trực tiếp thoát thai dần dần từ chế độ công xã thị tộc. Sự phát triển kinh tế chính trị của các quốc gia-thành thị Hy Lạp là một thí dụ điển hình chứng tỏ tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước.
Ðến thế kỷ VIII-VII tr. C. n., nhà nước của Hy Lạp đã ra đời, như trên đã nói, sự tích lũy tài sản tư hữu, sự xuất hiện và trao đổi hàng hoá và tiền tệ, sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giai cấp giữa giàu và nghèo trong xã hội, sự thôn tính đất đai, việc sử dụng lao động của người nô lệ,.... những điều đó khiến cho chế độ thị tộc là một chế độ lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, phải đi đến chổ tan rã.
4. Nhà nước Xpac.
Xpac nằm ở vùng đồng bằng thuộc bán đảo Pê-lô-pô-ne, tạo nên bởi con sông Eurotas, xung quanh có nhiều dãy núi bao bọc. Ðất đai thuạn tiện cho phát triển nông nghiệp.
Tổ chức nhà nước Xpac rất đặc biệt. Bọn quí tộc quân sự Xpac cử ra hai vua có quyền thế tập, quyền lực ngang nhau, mục đích để kìm chế lẫn nhau. Thời bình vua giữ việc tế lể, xét xử những vụ kiện tụng, tham gia hội đồng trưởng lảo. Thời chiến, vua thống trị quân đội và được giao quyền hạn rất lớn. Vua được tôn kính rất mực, nhưng quyền hành thì rất ít. Ðại hội nhân dân gồm toàn thể những thành viên trai tráng người Xpac từ 30 tuổi trở lên, là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền phê chuẩn những nghị quyết quan trọng của hội đồng trưởng lảo về các vấn đề tuyên chiến và nghị hòa. Hội đồng trưởng lảo, gồm 30 vị bô lảo ngoài 60 tuổi có danh vọng nhất trong xã hội người xpac, là cơ quan lập pháp.
Quí tộc quân sự Xpac là những bọn xâm lược rất dã man. Chúng thường dùng chính sách vũ lực kết hợp với thủ đoạn lôi kéo, dể biến thành bang lân cận thành những nước đồng minh chư hầu của chúng. Cuối thế kỷ VI tr. c. n., hầu hết các thành bang Pê-lô-pô-ne và các đảo lân cận đều chịu khuất phục Xpac và đèu chịu sự lảnh đạo của Xpac về quân sự, chính trị ngoại giao. Bởi vậy, trong lịch sử, đồng minh các nước thành lập năm 530 tr. c. n., do Xpac cầm đầu được gọi là đồng minh Pê-lô-pô-ne (bao gồm cả Cô-rinh, Mê-ga, Ê-gin... trừ Ac-gôt). Mục đích của đồng minh này là nhằm tranh giành quyền bá chủ với các thành bang khác ở Hy Lạp do A-ten cầm đầu (đồng minh A-ten), đồng thời nhằm trấn áp các cuộc bạo động của nô lệ và dân nghèo. Mặc dù, mọi vấn đề quan trọng đều phải được bàn bạc giữa các đồng minh, nhà nước Xpac thường tự quyết đóan lấy một mình, bất chấp ý kiến của đồng minh.
Trong tất cả các thành bang Hy Lạp, Xpac là một thành bang lạc hậu nhất về kinh tế, bảo thủ và phản động nhất về chính trị. tính chất lạc hậu và phản động đó của nhà nước Xpac không phải là không có tác dụng kìm hảm một phần nào sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của xứ Pê-lô-pô-ne nói riêng và của tòan bộ Hy Lạp nói chung.
Nhà nước Xpac là dinh lũy các thế lực quí tộc phản động trên tòan bán đảo Hy Lạp và là kẻ thù nguy hiểm nhất của phong trào khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo, cũng như của phong trào dân chủ ngày càng phát triển ở khắp các thành bang Hy Lạp.ư
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC A-TEN (Thế kỷ VII-Vi tr. c. n.,)
1. sự phát sinh nhà nước A-ten và sự thiết lập chế độ cộng hòa quí tộc.
A-ten là một quốc gia-thành thị xuất hiện vùng bán đảo At-tic, thuộc trung bộ Hy Lạp. Nhà nước A-ten ra đời trên cơ sở thống nhất tòan bộ dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất, thay thế cho cơ quan quản lý dân chủ riêng rẻ của các bộ lạc. Ðồng thời, hội nghị quí tộc của mỗi bộ lạc cũng bị xóa bỏ và thay thế bằng đại hội của toàn thể công dân A-ten công cuộc thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, theo truyền thuyết là do một vị anh hùng thành A-ten lúc bấy giờ là (Thésée) thực hiện một cách hòa bình.
Tê-dê chia toàn thể dân tự do A-ten thành 3 đẳng cấp giàu nghèo khác nhau, không phân biệt là thuộc thị tộc hay bộ lạc nào: quí tộc, nông dân và thợ thủ công.
Như vậy là tổ chức thị tộc của người A-ten đã bị tan rã và nhường chổ cho một xã hội có giai cấp; nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc củ đã nhường chổ cho nền chuyên chính của gia cấp quí tộc thị tộc. Ðại hội nhân dân cẫn tiếp tục tồn tại nhưng nó đã biến thành một cơ quan tư vấn. Tất cả mọi quyền bính đều do hội đồng trưởng lão gồm đại biểu của giai cấp quí tộc thị tộc nắm lấy. Lúc ấy vua (tức là <<ba-di-lơt>>) cũng bị phê truất. Chín vị chấp chính quan, chọn trong hàng ngũ quí tộc, được cử giữ những chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước A-ten.
2. Những cải cách của Sô-lôn.
Ông tuyên bố xóa bỏ những nợ nần, nhổ hết những thẻ cầm cố ruộng đất khắp đồng bằng A-tic. Ông giải phóng cho những người nô lệ vì nợ nần và cấm chỉ từ đấy không ai được gán mình hoặc vợ con mình làm nô lệ cho kẻ khác để chuộc nợ. Cấm không cho ký kết những văn tự lấy bản thân con nợ làm bảo đảm.
Cải cách trên đây đã hy sinh quyền lợi của giai cấp quí tộc thị tộc để giành lại quyền sở hữu ruộng đất về cho nông dân, chủ nợ phải bị thiệt hại để làm lợi cho chế độ sở hữu của những con nợ. Về phương diện đó mà nói thì cải cách đó có một ý nghĩa cách mạng lớn lao; nó <<mở đầu cho một loạt những cái mà người ta gọi là cách mạng chính trị và mở đầu bằng cách xâm phạm chế độ sở hữu>>.
Cải cách quan trọng nhất của Sô-lôn là cuộc cải cách nhầm thủ tiêu những đặc quyền của giai cấp quí tộc thị tộc và xác định địa vị xã hội của người công dân theo mức tài sản tư hữu của họ. Theo cải cách đó thì tất cả công dân A-ten không phân biệt thành phần quí, tiện, đều chia thành 4 đẳng cấp căn cứ theo mức thu nhập hàng năm của mỗi người cao hay thấp.
Cải cách trên của Sô-lôn đã thay đổi hẳn cơ cấu chính trị của nhà nước A-ten. Trên cơ sở 4 bộ lạc củ, Sô-lôn thiết lập cơ quan quyền lực mới-Hội đồng bốn trăm-mỗi bộ lạc cử ra 100 đại biểu của mình. Hội đồng bốn trăm này song song tồn tại với hội đồng quí tộc nhưng khác hẳn về thành phần với hội đồng này. Ðại hội nhân dân trong thời kỳ quí tộc thị tộc nắm chính quyền, đã gần hết vai trò chính trị của nó thì nay được khôi phục lại quyền lực củ.
Như vậy là những cuộc cải cách trên đây của Sô-lôn đều có một ý nghĩa tiến bộ rỏ rệt. Nó thay đổi hẳn về chế độ chính trị xã hội củ của A-ten, đánh một đòn nặng nề về những tàn tích của chế dộ thị tộc và sự thống trị của giai cấp quí tộc thị tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ tư hữu, đặt cơ sở cho nền dân chủ chủ nô A-ten.
3. Chế độ chuyên quyền của Pisistrate.
Cải cách của Sô-lôn không triệt để. Ông không đoạn tuyệt hẳn Với giai cấp quí tộc thị tộc, mà cũng không hoàn tòan thỏa mãn những yêu sách của quần chúng nhân dân.
Năm 560 tr. c. n., một cuộc đảo chính xãy ra ở A-ten. Pisistrate, lảnh tụ của đảng miền núi, chỉ huy một nhóm đồng đảng dùng vũ lực chiếm đồi A-cơ-rô-pôn làm chủ A-ten, thực hiện chế độ chuyên quyền.
Những cố gắng của Pisistrate chẳng bao lâu đã đưa A-ten lên địa vị hàng đầu so với các quốc gia-thành thị khác của Hy Lạp.
Năm 527 tr. c. n., Pisistrate chết liên minh hai đảng Miền núi và Duyên hải, đã đưa thủ lỉnh đảng Duyên hải là Clisthènes, lên sung chức đệ nhất chấp chính quan.
4. Những cải cách của Clisthènes.
Clisthènes thực hiện một cuộc cải cách chính trị trong những năm 508-506 tr. c. n., nhằm dân chủ hóa trình độ cao hơn một chế độ chính trị và xã hội ở A-ten. Cải cách quan trọng nhất của Clisthènes là việc phân chia tất cả những người công dân A-ten theo khu vực hành chính, căn cứ theo địa vực cư trú của họ, chứ không còn đếm xỉa đến sự phân biệt giữa bốn bộ lạc cũ dựa trên quan hệ huyết tộc như trước nữa.
Tòan bộ đất đai A-tic, được chia thành 10 liên khu thay thế cho 4 khu vực cư trú cũ của 4 bộ lạc ngày trước. Mỗi liên khu là một đơn vị tổ chức hành chính tự trị, đồng thời cũng là một tổ chức quân sự liên khu bầu ra thủ lỉnh của mình và bầu ra cả tư lệnh quân đội của liên khu.
Cải cách hành chính trên đây của Clisthènes là hòan tòan thủ tiêu những tàn tích cuối cùng của xã hội thị tộc, xóa bỏ hẳn ảnh hưởng chính trị mà chúng còn duy trì trong các khu vực bộ lạc củ.
Hệ thống tổ chức hành chánh mới theo địa vị tất nhiên dẫn đến sự cải tổ lại các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước A-ten. Hội đồng bốn trăm do Sô-lôn đặt ra nay bải bỏ thay thế bằng hội đồng năm trăm đại biểu.
Ðể ngăn ngừa mọi âm mưu đảo chính nhằm lật đổ nền dân chủ A-ten và thiết lập chế độ chuyên quyền cá nhân như đã có lần xãy ra dưới thời pisistrate trước đây, Clisthènes đã ban hành đạo luật về <<chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò>>.
Cải cách của Clisthènes đã chấm dứt cuộc đấu tranh trường kỳ và ác liệt kéo dài hơn một thế kỷ giữa quí tộc thị tộc và quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên với tư cách là kẻ đại diện cho quyền lợi của giới chủ nô công thương gia, Clisthènes không ban hành một đạo luật nào nhằm cải thiện đời sống khổ cực của dân nghèo. Tất cả những cải cách của ông chỉ nhằm thay đổi chế độ chính trị và bộ máy nhà nước A-ten mà thôi.
5. Chiến tranh Hy Lạp-Ba tư (500-449 tr. c. n.,).
Nguyên nhân của cuộc chính trị đó là âm mưu của bọn thống trị đế quốc Ba Tư muốn bành trướng không ngừng thế lực của họ sang phương tây, uy hiép nghiêm trọng nền độc lập của các quốc gia-thành thị Hy Lạp ở miền Tiểu Á.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chính trị Hy-Ba la cuộc khởi nhĩa của nhân dân các quốc gia-thành thị Hy Lạp ở Tiểu Á, đứng đầu là thành Mi lê, chống lại ách thống trị tàn bạo của người Ba tư.
Thắng lợi của Hy Lạp trong chính trị Hy-Ba là thắng lợi của tinh thần yêu nước nồng nàn, sự mưu trí và lòng dũng cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng của người Hy Lạp đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và tự do của đất nước mình.
III. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TÒAN THỊNH CỦA CHẾ ÐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ Ở HY LẠP (thế kỷ V-IV tr. c. n.,)
TOP
1. Sự phát triển của nền kinh tế chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp sau cuộc chiến tranh Hy-Ba.
Trong thời kỳ này, thế kỷ V-IV tr. c. n., tại những quốc gia-thành thị tiên tiến nhất như A-ten, Ê-gin, Mê-ga, Cô-rinh, Mi-lê,... phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã đạt đến mức hòan chỉnh nhất và cao nhất của nó ở Hy Lạp.
Sự phát triển thủ công nghiệp đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá và sự mở rộng quan hệ thương mại ở Hy Lạp đặc biệt là ở A-ten trong những thế kỷ V-IV tr. c. n. Hải cảng Pi-rê của A-ten đã trở thành trung tâm lớn nhất của của thế giới cổ đại.
2. chế độ nô lệ ở Hy Lạp trong những thế kỷ V-IV tr. c. n.
Tại các thành bang Hy Lạp thời bấy giờ, phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ đã đạt tới đỉnh cao nhất của nó. Nếu trong thế kỷ trước, thế kỷ VI tr. c. n.,tại các thành bang phát triển nhất, nô lệ chưa đông lắm, thì đến bây giờ số nô lệ tăng rất nhanh, và sang thế kỷ IV tr. c. n., dân số nô lệ đạt tới mức tối đa của nó, số nô lệ đông hơn nhiều so với dân tự do: 400.000 nô lệ so với 21.000 công dân A-ten. Theo Ăng-ghen, thì ở thời kỳ hòan thịnh của A-ten nô lệ có đến 365.000 người so với chừng 90.000 dân cư tự do. Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các thành bang Hy Lạp ở những thế kỷ V-IV tr. c. n., và lao động của họ được sử dụng một cách rộng rãi trong mọi ngành sản xuất kinh tế, đặc biệt trong các ngành thủ công nghiệp.
Ki-ôt, Ðê-lôt, Sa-môt, Ê-phe-dơ và đặc biệt là hải cảng Pi-rê của A-ten là những chợ buôn bán nô lệ lớn nhất ở Hy Lạp cổ đại, hồi thế kỷ V-IV tr. c. n. Mỗi buổi sáng bọn lái buôn dắt hàng nghìn nô lệ ra chợ, tập trung họ ở một bải đất rộng có hàng rào vây bọc chung quanh, rồi bắt nô lệ lần lượt bước lên cái bục caođể quảng cáo, rao hàng. Giá cả nô lệ cao, thấp, đắt rẻ tùy theo luật cung cầu trên thị trường, tùy theo lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp.
3. Phong trào dân chủ ở Hy Lạp-cải cách của Ephialtés và của Périclés.
Cuộc chiến thắng vẻ vang của người Hy Lạp chống quân Ba tư xâm lược đã nâng cao niềm tin tưởng, phấn khởi và lòng tự hào dân tộc của họ. Ðó là một nhân tố kích thích họ tiến lên một bước
Sau chiến tranh, làm cho cuộc đấu tranh giai cấp ở Hy Lạp vô cùng gay gắt.
Nhưng không nơi nào phong trào dân chủ phát triển mạnh mẻ bằng ở A-ten, cuộc đấu tranh đó nổ ra trong nội bộ giai cấp chủ nô, giữa hai đảng: một bên là đảng bảo thủ của bọn quí tộc địa chủ và một bên là đảng dân chủ của tầng lớp quí tộc thương nhân, tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủ công và dân nghèo thành thị, kể cả thủy thủ và công nhân khuân vác bến tàu.
Chính quyền ở A-ten lúc bấy giờ về tay những phần tử cấp tiến nhất, đứng đầu là Ephialtés.
Ephialtés bắt đầu thực hành cải cách dân chủ. Trước hết ông tìm cách đánh đổ thế lực của hội đồng trưởng lão A-rê-rô-pa-giơ.
Chương trình cải cách của Ephialtés chắc chắn phải chỉ có thể, nhưng ông không thể thực hiện được tòan bộ chương trình cải cách của ông, vì bọn quí tộc phản động thù địch đã ám sát ông một cách hèn nhát (461 tr. c. n.,).
Cau cái chết của Ephialtés đảng dân chủ vẫn tiếp tục nắm chính quyền ở A-ten. Lảnh đạo nhà nước A-ten lúc này là Périclés. Ông là nhà chính trị và nhà hùng biện có biệt tài và cũng là nhà quân sự lỗi lạc, cầm đầu đảng dân chủ ở A-ten lúc này.
Trong thời kỳ nắm chính quyền ở A-ten, Périclés và đảng của ông đã thực hành nhiều chính sách tiến bộ có thể thỏa mãn được phần nào những nguyện vọng và yêu cầu của tầng lớp dân tự do bên dưới của xã hội A-ten. Ông đã mạnh dạng hòan thành chương trình cải cách của Ephialtés đưa nền chính trị dân chủ chủ nô ở A-ten phát triển đến mức hòan hảo nhất.
4. cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô ở Hy Lạp.
Như phần trên dã nói, chế độ cộng hoà dân chủ phát triển rất hoàn hảo đó, chỉ là việc trong nội bộ tầng lớp dân tự do thuộc giai cấp chủ nô. Ðứng về phía đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân mà nói, thì thứ <<dân chủ>> chủ đó thực chất chỉ là một nền chuyên chính tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi. Ðiều đó là lẻ tất nhiên, vì trong xã hội có giai cấp, bất cú một thứ <<dân chủ>> nào cũng là <<dân chủ>> của một giai cấp. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp là cái đặc trưng cơ bản nhất của xã hội có giai cấp nói chung và của xã hội chiếm hữu nô lệ nói riêng. Xã hội chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ, giữa người giàu và người nghèo ngày càng gay gắt.
Hình thức đấu tranh thông thường của nô lệ là hủy hoại công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản của quí tộc, chủ nô. Ðôi khi họ cũng tìm cách bỏ trốn, mong thoát khỏi ách áp bức của chủ nô.
Về sau, do sự áp bức bóc lột của bọn chủ nô ngày càng tàn bạo, nô lệ khắp nơi đã chuyển hình thức đấu tranh tiêu cực sang hình thức đấu tranh tích cực và quyết liệt hơn, tức là tổ chức các cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa vũ trang.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ, giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa giai cấp thống trị và bị trị là mâu thuẩn chủ yếu của xã hội cổ đại, là cái đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ Hy Lạp. Nó là nhân tố chủ yếu thúc đẩy các quốc gia-thành thị Hy Lạp bước nhanh trên con đường suy vong.
5. Sự suy tàn của các thành ban Hy Lạp và sự thống trị của nước Macédoine.
Ðồng minh Pélonnés do Xpac cầm đầu và đồng minh Ðê-lôt do A-ten cầm đầu là hai phe đối địch với nhau. Xpac và A-ten tranh giành quyền bá chủ ở bán đảo Hy Lạp, cuối cùng cuộc tranh chấp về chính trị và kinh tế diển biến thành cuộc đấu tranh quyết kiệt về quân sự. Hai thành bang hùng mạnh và thù địch này đánh nhau ác liệt trong suốt 27 năm. Cuộc chính trị ấy trong lịch sử gọi là chiến tranh Pélonnés (431-404 tr. C. n.,).
Chiến tranh Pélonnés kéo dài đã làm cho Hy Lạp sức cùng, lực kiệt. Trải qua một thời kỳ binh đao, khói lửa lâu dài, lực lượng sản xuất trong xã hội Hy Lạp bị tàn phá khóc liệt ruộng đồng hoang phế, công trường đình đốn, đâu đâu cũng thấy những kẻ lưu vong thất sở.
Giữa thế kỷ IV tr. C. n., các thành bang Hy Lạp đều bước dần đến chổ tàn tạ. Những mâu thuẩn trong nội bộ xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp đưa toàn bộ nước đó đến cuộc khủng hoảng trầm trọng. Vừa lúc đó thì ở phương bắc, nước Macédoine mới hưng thịnh lên, thừa cơ hội quật khởi, chinh phục toàn bộ bán đảo Ban-kan, kết thúc thời kỳ độc lập của các thành bang Hy Lạp
6. Cuộc đông chinh củ Alexandre nước Macédoine và thời kỳ Hy lạp hóa.
Khi đã củng cố nền thống trị của Macédoine ở Hy Lạp rồi thì còn của Philippe là Alexandre kế ngôi của Philippe, chuẩn bị đi đánh đế quốc Ba Tư để xâm chiếm đất đai và cướp đoạt của cải ở các nước phương Ðông.
Cuộc diễn chinh của Alexandre mang tính chất xâm lược, cướp bóc cực kỳ dã man. Y đã từng hạ lệnh thiêu hủy nhiều thành thị, đem haòng trăm, hàng nghìn vạn người bán làm nô lệ và cướp sạch của cải ở các miền bị chinh phục. Tuy vậy, về khách quan, cuộc diễn chinh ấy đã có tác dụng xúc tiến sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Hy Lạp và các nước phương Ðông. Alexandre tự cho mình là kẻ có công truyền bá nền văn minh Hy Lạp đi khắp nơi.
Alexandre lại còn có tham vọng chinh phục cả miền Tây Ðịa Trung Hải. Nhưng năm 323 trước công nguyên, y chết vì bệnh tại thành Ba-li-lon.
Ðế quốc do Alexandre thành lập, phía tây bắt đầu từ Ma-xê-đô-ni và bán đảo Hy Lạp, phía đông đến tận lưu vực sông Ấn, phía nam đến Ai Cập, Li-Bi, phía bắc đến Cap-ca-dơ và miền Trung Á.
Nhưng đế quốc Alexandre cũng chỉ là một đế quốc xây dựng trên sự chinh phục bằng vũ lực, thiếu cơ sở để thực hiện sự thống nhất về kinh tế và văn hóa.
Bởi vậy, sau khi Alexandre chết, thì đế quốc rộng lớn của y bị chia cắt thành nhiều nước.
Nhìn chung, các quốc gia Hy lạp hóa trên đây hình thành trên sự đổ nát của đế quốc Alexandre, một mặt có những đặc điểm của xã hội cổ đại phương Ðông, mặt khác cũng có những đặc điểm của nền văn minh cổ điển Hy Lạp. Lúc bấy giờ, các thành bang trên đất nước Hy Lạp,... đã lùi xuống địa vị thứ yếu, còn như các thành thị mới xây dựng thì đã trở nên những trung tâm mới của nền văn minh Hy Lạp hóa.
Thời kỳ Hy Lạp hóa bắt đầu từ khi Alexandre cất quân đông chinh (năm 334 trước công nguyên) đến khi quốc gia Hy Lạp hóa Ai Cập bị đế quốc La Mã xâm chiếm và biến thành một "tỉnh" của nó (năm 30 trước công nguyên).
Trong thời kỳ Hy Lạp hóa, do hậu quả của chiến tranh, của cải cướp bóc được và nô lệ chiến tù được mang về Hy Lạp rất nhiều, làm cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây vẫn tiếp tục phát triển trong một thời gian nữa. Mặt khác chế độ nô lệ cổ điển do người Hy Lạp du nhập sang phương Ðông cũng được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia Hy Lạp hóa.
Thời hy Lạp hóa cũng là thời kỳ xúc tiến mạnh mẽ nhất sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Ðông và Tây.
Sửa lần cuối: