Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân vừa đưa ra ý tưởng đề xuất Đài Truyền hình Việt Nam dành 15 giây hàng ngày vào lúc 19h để phát trống khuyến học. Ý tưởng này đang nhận được những luồng dư luận khác nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh trống khai giảng năm học. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cách đây khoảng chục năm, học sinh cả nước có lệ ngồi vào bàn học sau chương trình thân thiết "Những bông hoa nhỏ" trên Đài Truyền hình. Nay, ngoài chương trình Thời sự, giờ vàng của Đài Truyền hình đã được dành cho quảng cáo và phim truyện.
Nhiều người tỏ ra hào hứng với ý tưởng "nhấp nháy này". Chị Hà Thanh ở Hà Nội thấy "rất đáng làm’ bởi "nhấp nháy một tý" mang ý nghĩa "đánh thức" sự quan tâm tới chuyện học của con.
Chị Hà Phương ở Bắc Ninh cũng ủng hộ với lý do, còn quá nhiều sự lãng phí trên VTV, thậm chí, có phim hoặc chương trình tác dụng ngược với việc làm của nhà trường, thầy cô. Ví như, VTV3 chiếu phim "Ván bài đen tối" vào giờ vàng được vài buổi thì các trường học ngập tràn các chiêu thức "xỉa bài", "xáo bài".
Anh Ngọc Hùng ở Thụy Điển còn đề xuất, trong 15 giây đó, bổ sung thêm lời nhắc nhở cho các em học sinh biết đất nước còn rất nghèo, tài nguyên cũng sắp hết, học tập là con đường ngắn nhất giúp chính các em và đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Tuy nhiên, anh Ngọc Quang ở Nha Trang (Khánh Hòa) và nhiều phụ huynh có con đang đi học không nghĩ vậy. Theo anh, Bộ GD-ĐT chỉ cần giảm tả thì tự khắc các em sẽ tự giác và hứng thú ngồi vào bàn học.
Anh Phạm Sâm ở Thanh Hóa còn thấy việc đánh trống trên ti-vi là "thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng phụ huynh". Đó còn là bệnh hình thức, trong khi chính ngành giáo dục, "dưới sức ép của dư luận xã hội, để giảm tải áp lực chuyện học hành thi cử cho học sinh, đã có một số động thái tích cực như bỏ bớt một số kì thi, không xem nặng việc đánh giá qua các con số, không thiên vị trường chuyên, lớp chọn...".
Những âm thanh đốc học ở làng quê
Khuyến học bằng tiếng trống là một hoạt động phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Cứ đến 19h30 sau tiếng trống, các gia đình có con em đang đi học ở xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lại chủ động vặn nhỏ thiết bị nghe nhìn. Khách đến chơi nhà cũng ý tứ đứng dậy ra về hoặc nói chuyện khẽ hơn cho trẻ học.
"Tùng, tùng, tùng, đã đến giờ tự học, các cháu nhanh chóng vào bàn học. Lưu ý xem lại thời khoá biểu ngày mai, học và làm bài đầy đủ. Đề nghị các bậc phụ huynh nhắc nhở và tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu thực hiện những quy định của chi hội khuyến học. Chúc các cháu ngoan ngoãn, học tập tiến bộ" - đây là câu hiệu lệnh sau tiếng trống mà ông Nguyễn Văn Phác, làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - cất công nghĩ và duy trì ở làng. Ảnh: Mạnh Quang
Ở Quỳnh Tân, xã miền núi nghèo của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), vào 19h mùa đông và 19h30 mùa hè, Ban văn hoá xã phát trống trên loa truyền thanh. Giáo viên thì đến từng gia đình tư vấn sắp xếp góc học tập và hướng dẫn phương pháp học ở nhà cho phụ huynh và học sinh.
Phổ biến nhất là những tiếng trống khuyến học ở đất khoa bảng Bắc Ninh.
Sau 18 năm khởi xướng, tiếng trống đốc học đã thành nếp và mang lại kết quả "ngày càng nhiều hơn HS đỗ ĐH" cho làng Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Tới năm 2006, UBND huyện "mở trống" tới toàn bộ các xã khác.
Ông Nguyễn Văn Phác , ở Phù Lưu (Từ Sơn), còn cất công nghĩ câu hiệu lệnh cho truyền cảm và khác biệt. Ông hì hụi mang máy ghi âm tới nhà thờ họ Lê Trần ở xã, ghi âm ở đó rồi mới mang đi phát.
"Tiếng trống khuyến học" đã lan tới Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, v.v... Ở Cam Lộ (Quảng Trị), đầu năm 2010 này cũng có làng đã lập kế hoạch "thay phiên nhau đánh trống" lúc 19h để giục trẻ học bài. Còn ở Ngọc Hồi (Kon Tum), tiếng trống được người dân biến thành "tiếng kẻng khuyến học".
"Tiếng trống Bắc Lý" nay đã khác xưa
Ông Nguyễn Văn Phác, người khởi xướng và duy trì "tiếng trống tự học" làng Phù Lưu cho biết, ý tưởng tạo ra tiếng trống khuyến học nhen nhóm khi tình cờ đọc báo về tiếng trống Bắc Lý (Hà Nam).
Điển hình "tiếng trống Bắc Lý" (Trường THCS Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) những năm 1960 đã có sức lan tỏa rất lớn trong phong trào thi đua “hai tốt” của ngành giáo dục cả nước.
Bác Hồ gặp giáo viên trường Bắc Lý tại đại hội thi đua "Hai tốt" năm 1966. Ảnh tư liệu. Nhà báo Trương Hữu Lợi, học sinh cũ của Trường THCS Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam), nay sống ở TP.HCM cho rằng: điển hình Bắc Lý đã giải quyết tất cả những vấn đề cơ bản nhất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đạo đức được coi trọng, được cụ thể hóa và sinh động, gần gũi. Người dân "góp tay" với giáo dục hào hứng, nhiệt thành.
Thế nhưng, sau nửa thế kỷ, "tiếng trống Bắc Lý” đã không còn mạnh mẽ như xưa".
Gặp phóng viên vào dịp khai giảng năm học 2009 - 2010, ông Ngô Văn Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Ngày nay, học sinh của trường vẫn hiếu học, thông minh và ham hiểu biết. Những bài học của mô hình "hai tốt" không hề cũ trong giai đoạn mới. Thế nhưng, "b ây giờ, không phải cứ có phong trào, có vận động là được".
"Người dân phải nhìn ra được lợi ích từ việc học thì họ mới cho con em đi học, mới đầu tư. Đó là cái khó của mô hình giáo dục Bắc Lý hiện nay. Nó cũng chính là nguyên nhân làm tiếng trống Bắc Lý kém sắc" - ông Hằng thẳng thắn.
Gắn bó với ngành giáo dục hơn chục năm, nhà báo Ngô Thiệu Phong ở Đài Tiếng nói Việt Nam quan sát thấy, "cải cách giáo dục" bằng những phong trào là cách làm của tư duy "thời chiến" mà giải pháp đặt ra nhằm ứng phó cho những tình huống cấp thời, chưa gắn với chiến lược dài hạn.
Tối tối, kèm con, anh vẫn thầm mong giá thời gian phải trả bài của con ít hơn và không còn phải gặ những "thắc mắc khó hiểu" trong các bài tập ở sách giáo khoa, hay sách tham khảo. Hàng ngày đi làm, ít còn phải nghe những tâm sự chưa hài lòng nhưng không dễ nói ra...khi tiếp xúc với những giáo viên thân tình.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh trống khai giảng năm học. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong buổi họp tổng kết của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" sáng 5/2, Phó Thủ tướng giải thích, cần có giờ học tập của cả nước dành cho học sinh. Trong 15 giây "nhấp nháy vì sự nghiệp giáo dục", ngoài việc thông báo đến giờ học, sẽ "nháy" một vài hình ảnh hoạt động học tập của các địa phương. Ý tưởng này đang trên đà thành hiện thực bởi việc thiết kế sẽ hoàn tất vào dịp 26/3 - kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM - để khai trương.
Nhiều người tỏ ra hào hứng với ý tưởng "nhấp nháy này". Chị Hà Thanh ở Hà Nội thấy "rất đáng làm’ bởi "nhấp nháy một tý" mang ý nghĩa "đánh thức" sự quan tâm tới chuyện học của con.
Chị Hà Phương ở Bắc Ninh cũng ủng hộ với lý do, còn quá nhiều sự lãng phí trên VTV, thậm chí, có phim hoặc chương trình tác dụng ngược với việc làm của nhà trường, thầy cô. Ví như, VTV3 chiếu phim "Ván bài đen tối" vào giờ vàng được vài buổi thì các trường học ngập tràn các chiêu thức "xỉa bài", "xáo bài".
Anh Ngọc Hùng ở Thụy Điển còn đề xuất, trong 15 giây đó, bổ sung thêm lời nhắc nhở cho các em học sinh biết đất nước còn rất nghèo, tài nguyên cũng sắp hết, học tập là con đường ngắn nhất giúp chính các em và đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Tuy nhiên, anh Ngọc Quang ở Nha Trang (Khánh Hòa) và nhiều phụ huynh có con đang đi học không nghĩ vậy. Theo anh, Bộ GD-ĐT chỉ cần giảm tả thì tự khắc các em sẽ tự giác và hứng thú ngồi vào bàn học.
Anh Phạm Sâm ở Thanh Hóa còn thấy việc đánh trống trên ti-vi là "thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng phụ huynh". Đó còn là bệnh hình thức, trong khi chính ngành giáo dục, "dưới sức ép của dư luận xã hội, để giảm tải áp lực chuyện học hành thi cử cho học sinh, đã có một số động thái tích cực như bỏ bớt một số kì thi, không xem nặng việc đánh giá qua các con số, không thiên vị trường chuyên, lớp chọn...".
Những âm thanh đốc học ở làng quê
Khuyến học bằng tiếng trống là một hoạt động phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam.
Cứ đến 19h30 sau tiếng trống, các gia đình có con em đang đi học ở xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc lại chủ động vặn nhỏ thiết bị nghe nhìn. Khách đến chơi nhà cũng ý tứ đứng dậy ra về hoặc nói chuyện khẽ hơn cho trẻ học.
"Tùng, tùng, tùng, đã đến giờ tự học, các cháu nhanh chóng vào bàn học. Lưu ý xem lại thời khoá biểu ngày mai, học và làm bài đầy đủ. Đề nghị các bậc phụ huynh nhắc nhở và tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu thực hiện những quy định của chi hội khuyến học. Chúc các cháu ngoan ngoãn, học tập tiến bộ" - đây là câu hiệu lệnh sau tiếng trống mà ông Nguyễn Văn Phác, làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - cất công nghĩ và duy trì ở làng. Ảnh: Mạnh Quang
Ở Quỳnh Tân, xã miền núi nghèo của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), vào 19h mùa đông và 19h30 mùa hè, Ban văn hoá xã phát trống trên loa truyền thanh. Giáo viên thì đến từng gia đình tư vấn sắp xếp góc học tập và hướng dẫn phương pháp học ở nhà cho phụ huynh và học sinh.
Phổ biến nhất là những tiếng trống khuyến học ở đất khoa bảng Bắc Ninh.
Sau 18 năm khởi xướng, tiếng trống đốc học đã thành nếp và mang lại kết quả "ngày càng nhiều hơn HS đỗ ĐH" cho làng Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Tới năm 2006, UBND huyện "mở trống" tới toàn bộ các xã khác.
Ông Nguyễn Văn Phác , ở Phù Lưu (Từ Sơn), còn cất công nghĩ câu hiệu lệnh cho truyền cảm và khác biệt. Ông hì hụi mang máy ghi âm tới nhà thờ họ Lê Trần ở xã, ghi âm ở đó rồi mới mang đi phát.
"Tiếng trống khuyến học" đã lan tới Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, v.v... Ở Cam Lộ (Quảng Trị), đầu năm 2010 này cũng có làng đã lập kế hoạch "thay phiên nhau đánh trống" lúc 19h để giục trẻ học bài. Còn ở Ngọc Hồi (Kon Tum), tiếng trống được người dân biến thành "tiếng kẻng khuyến học".
"Tiếng trống Bắc Lý" nay đã khác xưa
Ông Nguyễn Văn Phác, người khởi xướng và duy trì "tiếng trống tự học" làng Phù Lưu cho biết, ý tưởng tạo ra tiếng trống khuyến học nhen nhóm khi tình cờ đọc báo về tiếng trống Bắc Lý (Hà Nam).
Điển hình "tiếng trống Bắc Lý" (Trường THCS Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) những năm 1960 đã có sức lan tỏa rất lớn trong phong trào thi đua “hai tốt” của ngành giáo dục cả nước.
Bác Hồ gặp giáo viên trường Bắc Lý tại đại hội thi đua "Hai tốt" năm 1966. Ảnh tư liệu. Nhà báo Trương Hữu Lợi, học sinh cũ của Trường THCS Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam), nay sống ở TP.HCM cho rằng: điển hình Bắc Lý đã giải quyết tất cả những vấn đề cơ bản nhất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đạo đức được coi trọng, được cụ thể hóa và sinh động, gần gũi. Người dân "góp tay" với giáo dục hào hứng, nhiệt thành.
Thế nhưng, sau nửa thế kỷ, "tiếng trống Bắc Lý” đã không còn mạnh mẽ như xưa".
Gặp phóng viên vào dịp khai giảng năm học 2009 - 2010, ông Ngô Văn Hằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Ngày nay, học sinh của trường vẫn hiếu học, thông minh và ham hiểu biết. Những bài học của mô hình "hai tốt" không hề cũ trong giai đoạn mới. Thế nhưng, "b ây giờ, không phải cứ có phong trào, có vận động là được".
"Người dân phải nhìn ra được lợi ích từ việc học thì họ mới cho con em đi học, mới đầu tư. Đó là cái khó của mô hình giáo dục Bắc Lý hiện nay. Nó cũng chính là nguyên nhân làm tiếng trống Bắc Lý kém sắc" - ông Hằng thẳng thắn.
Gắn bó với ngành giáo dục hơn chục năm, nhà báo Ngô Thiệu Phong ở Đài Tiếng nói Việt Nam quan sát thấy, "cải cách giáo dục" bằng những phong trào là cách làm của tư duy "thời chiến" mà giải pháp đặt ra nhằm ứng phó cho những tình huống cấp thời, chưa gắn với chiến lược dài hạn.
Tối tối, kèm con, anh vẫn thầm mong giá thời gian phải trả bài của con ít hơn và không còn phải gặ những "thắc mắc khó hiểu" trong các bài tập ở sách giáo khoa, hay sách tham khảo. Hàng ngày đi làm, ít còn phải nghe những tâm sự chưa hài lòng nhưng không dễ nói ra...khi tiếp xúc với những giáo viên thân tình.
- Hạ Anh
- VNN