Cô gái Bh.Nong
https://x.com/BhnongFood
- Xu
- 229
Dàn ý đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù
- Mở đoạn: Giới thiệu và dẫn dắt vào yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù: nghệ thuật đối lập giữa 2 nhân vật: viên quản ngục và Huấn Cao.
- Thân đoạn:
Khái quát về yếu tố nghệ thuật: viên quản ngục là người có địa vị cao chốn ngục tù - nơi giam giữ những người phạm tội. Huấn Cao là một người cương nghị, chính trực, dám đứng lên chống lại cái ác và bị nhốt vào tù chờ ngày lĩnh mức án cao nhất. Ở đó, tuy vai vế của viên quản ngục được coi trọng hơn nhưng ông lại khiêm nhường vì ngưỡng mộ nét chữ, tài năng của tên tử tù dẫn đến việc kính cẩn thiết đãi cực hậu hĩnh dành cho Huấn Cao. Ở cảnh cho chữ cuối câu chuyện, dù mình là người có địa vị nhưng viên quản ngục vẫn cúi đầu lĩnh giáo những điều Huấn Cao chỉ dạy và làm theo.
Phân tích yếu tố nghệ thuật: sự đối lập vai vế giữa hai nhân vật này làm cho tình tiết của câu chuyện thêm thú vị hơn khi người vai vế cao hơn lại kính cẩn, ngưỡng mộ một tên tử tù sắp đến ngày lĩnh án. Chính sự đối lập này đã làm cho nét đẹp của thiên lương được tỏa sáng, rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, cái tốt cũng được ca ngợi, nhận được hào quang mà nó xứng đáng có. Cũng chính sự thiên lương xóa bỏ đi khoảng cách của con người, đưa con người đến gần nhau hơn vượt mọi rào cản của hoàn cảnh.
Ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật: nghệ thuật đối lập này làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn và tạo nên thành công vang dội cho tác phẩm cũng như khẳng định tên tuổi, phong cách văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Kết đoạn: khái quát vẻ đẹp của nghệ thuật đó.
-----
Bài làm tham khảo
Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.
- Mở đoạn: Giới thiệu và dẫn dắt vào yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù: nghệ thuật đối lập giữa 2 nhân vật: viên quản ngục và Huấn Cao.
- Thân đoạn:
Khái quát về yếu tố nghệ thuật: viên quản ngục là người có địa vị cao chốn ngục tù - nơi giam giữ những người phạm tội. Huấn Cao là một người cương nghị, chính trực, dám đứng lên chống lại cái ác và bị nhốt vào tù chờ ngày lĩnh mức án cao nhất. Ở đó, tuy vai vế của viên quản ngục được coi trọng hơn nhưng ông lại khiêm nhường vì ngưỡng mộ nét chữ, tài năng của tên tử tù dẫn đến việc kính cẩn thiết đãi cực hậu hĩnh dành cho Huấn Cao. Ở cảnh cho chữ cuối câu chuyện, dù mình là người có địa vị nhưng viên quản ngục vẫn cúi đầu lĩnh giáo những điều Huấn Cao chỉ dạy và làm theo.
Phân tích yếu tố nghệ thuật: sự đối lập vai vế giữa hai nhân vật này làm cho tình tiết của câu chuyện thêm thú vị hơn khi người vai vế cao hơn lại kính cẩn, ngưỡng mộ một tên tử tù sắp đến ngày lĩnh án. Chính sự đối lập này đã làm cho nét đẹp của thiên lương được tỏa sáng, rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, cái tốt cũng được ca ngợi, nhận được hào quang mà nó xứng đáng có. Cũng chính sự thiên lương xóa bỏ đi khoảng cách của con người, đưa con người đến gần nhau hơn vượt mọi rào cản của hoàn cảnh.
Ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật: nghệ thuật đối lập này làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn và tạo nên thành công vang dội cho tác phẩm cũng như khẳng định tên tuổi, phong cách văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Kết đoạn: khái quát vẻ đẹp của nghệ thuật đó.
-----
Bài làm tham khảo
Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.