Vì sao quá trình phát xít kéo dài ở Nhật Bản và nhanh chóng ở Đức ?

Có tài liệu được tóm tắt như sau, lụm mang về chia sẻ với mọi người.

Tại sao Nhật Bản theo phe Phát xít?

fighting-bushi.jpg


Để hiểu được “Đạo luật ba bên” (Tripartite Act) năm 1940 – thứ đã tạo nên quyền lực cho các nước phe Trục, chúng ta cần phải đào sâu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đức. Trước tiên, bạn cần biết rằng Nhật Bản và Đức hiện đại tương đối giống nhau.

Phải mãi đến năm 1871 thì Đức mới trở thành một đất nước đúng nghĩa. Trước thời điểm đó, nơi đây chỉ là một tập hợp của nhiều quốc gia nhỏ và các thành bang. Sau khi đánh bại Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, nước Phổ đã thống nhất toàn bộ khu vực này và lập nên Đế chế Đức. Từ một quốc gia yếu thế, nước Đức giờ đây đã trở thành một trong những cường quốc trên thế giới với tầm ảnh hưởng vô cùng lớn ở Châu Âu.

Nhật Bản cũng phát triển theo chiều hướng tương tự. Khi Nhật Bản bị buộc phải dừng việc cách ly với thế giới vào năm 1854, đất nước mặt trời mọc bắt đầu quá trình Tây phương hóa thần tốc. Để rồi sau đó, lịch sử nhân loại ghi nhận một cuộc chiến tranh mang tính bản ngã nhưng ít được nhắc đến, đó là Cuộc chiến Nga – Nhật. Cả Đức và Nhật từng là quốc gia có vị thế thấp kém, bị cô lập trong quá khứ và từng chiến tranh với gã khổng lồ Nga, thì ngày nay cả hai đều tự bước trên đôi chân mình và tạo được tầm vóc không hề nhỏ trên trường quốc tế.

Những mối quan hệ sơ khởi

Sau khi dừng việc bế quan tỏa cảng, Nhật Bản đã nhanh chóng có một mối giao hảo với nước Phổ (mà sau này trở thành Đức). Nước Phổ tại thời điểm đó đang trong quá trình hiện đại hóa với tốc độ và hiệu quả cao như những gì chúng ta có thể thấy ở một người Đức điển hình. Người Nhật đã nhìn ra sự tiến bộ của người Phổ và quyết định học hỏi trực tiếp từ nước bạn với hy vọng bản thân nước Nhật cũng có thể phát triển tương tự.

Để thực hiện kế hoạch này, Nhật Bản đã thuê và đưa nhiều chuyên gia người Phổ (sau này là người Đức) đến Nhật để làm công tác cố vấn và hỗ trợ việc hiện đại hóa đất nước. Những người này được gọi là “oyatoi gaikokujin”. Vai diễn của Tom Cruise trong bộ phim “Samurai cuối cùng” (The Last Samurai) có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về những “oyatoi gaikokujin” này.

Ngày nay, các trường học ở Nhật Bản vẫn còn lưu giữ một vài nét đặc trưng của đất nước người Phổ, điển hình là tạo hình của các bộ đồng phục học sinh. Phần lớn nam sinh Nhật Bản mặc đồng phục quân đội còn nữ sinh mặc đồng phục thủy thủ. Mọi thứ từng tồn tại trong xã hội nước Phổ trước đây đều hướng đến một mục đích duy nhất là tạo ra một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất Châu Âu – điều mà họ đã làm rất tốt trong quá khứ.

Các biện pháp quân phiệt này giúp hợp lý hóa mọi thứ nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Những cố vấn người Phổ, tổ tiên của người Đức nói trên đã giúp Nhật Bản tạo ra hiến pháp và thành lập quân đội. Nhật Bản giống như một người em trai của Đức vậy, dù rằng đây là một tình huynh đệ vô cùng chua chát.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Có một cách giải thích dễ hiểu cho mối quan hệ giữa Nhật và Đức. Hãy so sánh tình thế của hai quốc gia với tình bạn của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson và Paul McCartney – người sáng lập ra ban nhạc lừng danh The Beatles. Họ là những nhạc sĩ với phong cách rất khác nhau, nhưng cả hai đều nằm trong số những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Họ đến từ hai sắc tộc khác nhau, nhưng cả hai đều nhận ra mình cần phải học hỏi rất nhiều từ người kia. Hai người thực sự đã truyền cảm hứng cho nhau, thế nhưng tình bạn của họ đã tan vỡ vì chuyện kinh doanh.

Khi bản quyền những bài hát của The Beatles được rao bán, Paul McCartney đã rất sốt sắng chuẩn bị tiền để ông có thể đường hoàng nắm quyền sở hữu chính những sáng tác mà mình viết ra. Thế nhưng trong lúc Paul tưởng chừng như mọi thứ đã nằm trong tầm kiểm soát và ông sắp sửa đạt được mục đích của mình thì ông lại bị hớt tay trên bởi không ai khác mà chính là Michael Jackson – anh bạn tuyệt vời của Paul. Khi Paul McCartney đối chất bạn mình về hành động đâm sau lưng này, Michael Jackson chỉ nhún vai và bảo: “Thế mới là kinh doanh chứ!”

Đó cũng chính là những gì đã xảy ra giữa Đức và Nhật. Là một đế quốc mới nổi, Đức biết rằng họ cần phải làm những gì mà các nước đế quốc khác vẫn làm: xâm lăng và đô hộ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Đức còn nằm ở một vị trí rất éo le trên đất Châu Âu khi có ít tài nguyên thiên nhiên nhưng lại bị bao quanh bởi những quốc gia láng giềng hùng mạnh. Vì vậy nên việc sở hữu các thuộc địa ở nước ngoài sẽ giúp Đức ổn định được mọi thứ ở quê nhà.

Thế nhưng người Đức tới nơi khi “bữa tiệc” mang tên Thời đại Xâm lăng sắp tàn. Toàn bộ những địa chế được coi là “miếng ngon” của thế giới đều đã bị giành mất, và chỉ còn sót lại Châu Á là khu vực duy nhất chưa bị đánh chiếm hoàn toàn bởi những thế lực đến từ Châu Âu. Do đó, Đức bắt đầu công cuộc thâu tóm nhiều khu vực khác nhau ở châu Á.

Đế quốc Nhật có cách suy nghĩ rất giống với các nước đế quốc Châu Âu, thế nên họ cũng muốn có trong tay các thuộc địa của riêng mình. Họ nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình lên phần lớn khu vực Đông Á. Vì vậy nên khi người Đức đến và đòi chiếm cái này cái kia, đối với người Nhật, nó giống như việc có một gã ất ơ nào đấy nhảy bổ vào sân sau nhà bạn và gào lên rằng phần sân này là của hắn ta.

Thế là người Nhật bắt đầu làm bạn với người Anh, khiến cho tình bằng hữu bấy lâu giữa Nhật Bản với Đức nhanh chóng trở nên nguội lạnh. Cuối cùng, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Nhật Bản đã sát cánh với Anh cùng các nước Đồng minh và nhanh chóng chiếm lại những vùng đất ở Châu Á mà Đức lúc bấy giờ đang nắm giữ. “Thế mới là kinh doanh chứ!”
 
tiếp, kẻ thù chung

Tình bạn nảy sinh nhờ kẻ thù chung

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Đức lâm vào thế bất lợi. Phe Đồng minh cùng Hội Quốc Liên (mới được thành lập) ép Đức phải kí một bản thỏa thuận vô cùng khắc nghiệt, gây tổn thất nặng nề đến chính phủ và nền kinh tế Đức. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự trỗi dậy của Hitler và phe Phát xít.

Nhật Bản lúc đó lại cũng không ưa gì Hội Quốc Liên. Bởi thật lòng mà nói, Hội đối xử quá bất công với nước Nhật. Hội trừng phạt Nhật Bản vì Nhật Bản đã đối xử với các nước láng giềng theo cách mà những quốc gia lãnh đạo Hội Quốc Liên (tức là Anh và Pháp) đã liên tục làm với các nước thuộc địa của mình. Người Anh có sát hại hàng nghìn dân cư của các bộ lạc bản địa ở Châu Phi cũng chỉ được xem là chuyện vặt thôi, trong khi việc người Nhật chiếm đóng và lập ra Mãn Châu Quốc lại là một tội ác tày trời và hoàn toàn không thể chấp nhận được! Nhật Bản không thể nào nghe theo lý lẽ đạo đức giả trắng trợn của Hội Quốc Liên và đã nhanh chóng rút khỏi tổ chức này.

Đức Quốc Xã ban đầu có mối quan hệ bền chặt với chính phủ Trung Quốc, nhưng Hitler đã sớm thấy được rằng Nhật Bản mới chính là đối tác chiến lược tiềm năng nhất của Đức ở Châu Á. Nhiều người cho rằng Hitler giống như một kẻ phản diện trong phim James Bond với dã tâm thôn tính toàn bộ thế giới. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Quan điểm của Hitler là thế giới này nên được kiểm soát bởi “Những Kẻ Mạnh” (Great Powers). Mỹ nên kiểm soát toàn bộ Châu Mỹ, Anh thâu tóm Châu Phi và khu vực Trung Đông, thì Đức cần nắm trong tay Trung và Đông Âu, sau cùng Châu Á nên nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản.

Về phần Nhật Bản, lúc bấy giờ, vẫn nuôi tham vọng bành trướng. Bằng chứng là Nhật đã tạo ra Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Nhưng cả Nhật Bản và Đức đều có chung một cái gai trong mắt trên con đường thực hiện kế hoạch bành trướng của mình, đó chính là Liên Xô. Cùng mục tiêu, cùng kẻ thù, lại còn từng có những giai đoạn hợp tác lâu dài trong lịch sử, việc hai quốc gia Nhật – Đức liên minh lại với nhau là điều dễ hiểu. Nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng cảm thấy rằng việc đứng chung chiến tuyến với Đức có thể ngăn cản sự xâm lược đến từ Mỹ, mặc dù thực tế mọi chuyện sẽ diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó

Khi cuộc chiến nổ ra giữa Đức và những lực lượng liên minh Châu Âu vào năm 1939, cả hai bên đều nghĩ đây sẽ chỉ là một cuộc đoản chiến mà thôi. Trước năm 1941, có thể nói Hoa Kì đứng ở ví trí trung lập còn Nhật Bản thì không can dự quân sự vào cuộc chiến, mặc dù rất ủng hộ Đức Quốc Xã.

Tại thời điểm này, Đức và Nhật giữ một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhưng hai nước không thực sự kề vai sát cánh với nhau. Quả nhiên, Nhật Bản lúc bấy giờ quan tâm nhiều hơn đến việc nâng tầm ảnh hưởng của mình ở Đông Á và tuyệt đối không đi xa hơn.

Tuy nhiên, Nhật Bản bỗng dưng nhảy vào giữa cuộc xung đột bằng việc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, kéo theo cả Mỹ và chính mình vào trận đại chiến. Người ta nói rằng Hitler đã đặc biệt vui vì điều này và càng tin rằng anh bạn Nhật Bản là một đồng minh mạnh và đáng tin cậy.

Kể từ lúc đó, Nhật Bản cùng với Đức, Ý và các quốc gia nhỏ lẻ khác liên kết lại với nhau để tạo ra một lực lượng hùng hậu. Mối quan hệ giữa hai nước càng được thắt chặt khi Đức tuyên bố chiến tranh với Mỹ sau khi Mỹ tuyên chiến với Nhật.

Theo dòng cuộc chiến, Đức và Nhật bắt đầu mất đi những thành trì quan trọng trên toàn thế giới, việc giao thương và liên lạc giữa hai nước lại càng trở nên gắn bó vì cả hai giờ đây phải phụ thuộc vào những nguồn lực quý giá của nhau.

Khi Đức Quốc Xã đầu hàng Phe Đồng minh vào tháng 5 năm 1945, Nhật Bản xem việc này là một hành động phản bội và tạo khoảng cách với Đức cũng như những lãnh đạo của quốc gia này. Chính Nhật Bản cũng đầu hàng không lâu sau đó khi chiến thắng của Phe Đồng minh là không thể bàn cãi.

Sau cuộc chiến, mối quan hệ giữa Nhật và Đức lại một lần nữa nảy nở, lần này tập trung chủ yếu vào phương diện kinh tế với những đàm phán kinh doanh cũng như giao dịch thương mại. Ngày nay, hai quốc gia đã xây dựng được mối quan hệ hữu hảo và có những ý tưởng rất giống nhau trong định hướng phát triển đất nước. Cả Nhật và Đức đều được xem là những quốc gia đi đầu về phát triển tiến bộ công nghệ, thiết bị điện tử chất lượng cao và tiêu chuẩn công nghiệp. Hai quốc gia đều được kì vọng sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới.

Kết

Việc Nhật Bản tham gia vào Thỏa thuận Ba bên có lẽ là một trong những sai lầm lớn nhất lịch sử của cả Nhật và Đức. Về phần Nhật Bản, đây chính là nguyên nhân khiến mối thù hằn hơn giữa quốc gia này và Mỹ càng thêm sâu sắc, dẫn đến sự kiện thảm khốc Trân Châu Cảng.

Bởi vì hiệp ước quy định rằng các bên tham gia phải thể hiện tình đoàn kết với nhau, do đó Đức đã buộc phải tuyên chiến với Mỹ, gần như tương đương với việc đặt dấu chấm hết cho ảo vọng “Bá chủ Nghìn năm” (Thousand Year Reich) của Đức Quốc Xã cũng như Đế chế Nhật Bản.
 
quá trình phát xít kéo dài ở Nhật Bản

1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.
Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thị hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, luôn luôn là đối tượng mà nước Nhật muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.
Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi-vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc-lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản, nước Nhật trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
 
quá trình phát xít ở Đức lại diễn ra nhanh chóng
1.Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn năng nề vào nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.

Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến, đăc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít-le, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Trong khi giới đại tư bản ngày càng ủng hộ lực lượng phát xít, Đảng Cộng sản Đức đã kêu gọi quần chúng đấu tranh để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, Đảng Xã hội dân chủ-đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động-đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

2.Nước Đức trong những năm 1933-1939

Về chính trị: Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức.

Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản.

Năm 1934, Tổng thống Hin-đne-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

Về kinh tế, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường sá được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

Về đối ngoại, chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935, Hít-le ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, với đội quân 1 500 000 người cùng 30 000 xe tăng và khoảng 4 000 máy bay, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

tổng hợp
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top