Văn minh Ấn Độ cổ đại
I – Tổng quan về Ân độ cổ trung đại
1. Địa lý và cư dân
2. Sơ lược lịch sử Cổ Trung đại Ân độ
Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN
Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII
Ấn Độ từ thế kỷ XIII – XIX
II – Những thành tựu chính của văn minh Ân độ
1. Chữ viết
2. Văn học
Vêđa
Sử thi
Mahabharata Ramayan
Những tác phẩm của Caliđaxa
Các tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ
3. Nghệ thuật
4. Khoa học Tự nhiên
Thiên văn Toán học Vật lý Y dược học
5. Tôn giáo
Đạo Bàlamôn – Đạo Hinđu
Đạo Bàlamôn Đạo Hinđu
Đạo Phật
Học thuyết Phật giáo Sự phát triển của đạo Phật ở ấn Độ
Đạo Jain (Jainisme, Kỳna)
Đạo Xích (Sikh)
I – Tổng quan về Ấn Độ cổ trung đại
1. Địa lý và cư dân
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc, gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ yếu cư chú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư chú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập… Họ dần dần đồng hóa với các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là một vấn đề hết sức phức tạp.Thời cổ trung đại, phạm vi địa lý của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay.
2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Ấn Độ
Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kỳ lớn sau đây:
·Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN)
Từ khoảng đầu thiên kỷ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả giai đoạn từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỷ II TCN, trước đây chưa được biết đến. Mãi đến năm 1920 và 1921, nhờ việc phát hiện ra hai thành phố Harappa và Môhenjô Đarô cũng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi dưới đất ở vùng lưu vực sông Ấn, người ta mới biết được thời kỳ lịch sử này. Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình hình phát triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể suy ra đây là thời kỳ đã có nhà nước, chứ chưa biết được lịch sử cụ thể, vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ văn hóa Harappa hoặc thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn.Về đầu trang
·Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Thời kỳ này, lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập Vêđa nên gọi là thời Vêđa. Vêđa vốn là những tác phẩm văn học, gồm có 4 tập là: Rich Vêđa, Xama Vêđa, Atácva Vêđa và Yagiva Vêđa, trong đó Rich Vêđa được sáng tác vào khoảng giữa thiên kỷ II đến cuối thiên kỷ II TCN, còn 3 tập Vêđa khác thì được sáng tác vào khoảng đầu thiên kỷ I TCN.Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là “Người cao quý”) mới di cư từ Trung á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời Vêđa, người Arya đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và đạo Bàlamôn.Về đầu trang
. Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII
Các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alêchxăngđrơ MakêđôniaBắt đầu từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về tình hình chính trị của đất nước mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nước, trong đó mạnh nhất là nước Magađa hạ lưu sông Hằng. Trong số các nước như ở Tây Bắc Ấn Độ, chỉ có nước Po là tương đối lớn. Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chỉ huy đã tấn công Ấn Độ. Quân đội của nước họ đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại. Alêchxăngđrơ định tiến sang phía Đông tấn công nước Magađa nhưng quân sĩ đã quá mệt mỏi sau một cuộc trường trinh nhiều năm nên phải rút lui, chỉ để lại một lực lượng chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm được mà thôi.Vương triều Môrya (321 – 187 TCN)Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải phóng chống lại sự chiếm đóng của quân Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này là Sanđragupta, biệt hiệu là Môrya (chim công). Quân Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn Độ, Sanđragupta làm chủ được cả vùng Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía Đông giành được ngôi vua ở Magađa; lập nên một triều đại mới gọi là vương triều Môrya, triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại.Đến thời Axôca (273-236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất. Đạo Phật ra đời từ khoảng thế kỷ V TCN, đến thời kỳ này được phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca chết, vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong.Nước CusanTrong khi tình hình chia cắt ở Ấn Độ đang diễn ra trầm trọng thì vào thế kỷ I, tộc Cusan (cùng một huyết thống với người Tuốc) từ Trung á tràn vào chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canixca (78-123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên thời kỳ này Phật giáo cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỷ V thì diệt vong.Vương triều Gupta và vương triều HacsaTrong thế kỷ III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương triều Gupta được thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ tạm thời thống nhất một thời gian. Từ năm 500-528, phần lớn miền Bắc Ấn Độ bị người Eptalil xâm chiếm và thống trị, đến năm 535, triều Gupta diệt vong.Năm 606, vua Hácsa lại dựn lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ. Chính trong thời kỳ này nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc đã sang Ấn Độ để tìm kinh Phật. Năm 648, Hácsa chết, quốc gia hùng mạnh do ông dựng lên cũng tan rã.Từ đó cho đến thế kỷ XII, Ấn Độ bị chia cắt càng trầm trọng và nhiều lần bị ngoại tộc xâm nhập. Đặc biệt từ đầu thế kỷ XI, Ấn Độ thường bị các vương triều hồi giáo ở Ápganixtan tấn công và đến năm 1200 toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào ápganixtan.
·Ấn Độ từ thế kỷ XIII – XIX
Thời kỳ Xuntan Đêli (1206-1526)Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xutan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli, nên thời kỳ này gọi là thời kỳ Xuntan Đêli.Thời kỳ Môgôn (1526-1857)Nước Mông Cổ do thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỷ XIII, người Mông Cổ ở Trung á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli, thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong.
II – Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ
1. Chữ viết
Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa. Tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn đã phát hiện được hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa. Suốt nửa thế kỷ từ khi phát hiện lần đầu tiên vào năm 1921, nhiều tác giả của nhiều nước đã nghiên cứu cách đọc loại chữ này nhưng chưa thành công. Mãi đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học Ấn Độ là tiến sĩ S.R. Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này.Theo ông Rao, đây là một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm, ghi vần. Trong số hơn 3000 con dấu ấy có 22 dấu cơ bản. Loại chữ này chủ yếu viết từ phải sang trái. Những con dấu đã phát hiện được là những con dấu dùng để đóng trên các kiện hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của những hàng hóa đó.Đến khoảng thế kỷ V TCN. ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi. Đây là một loại chữ phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Sau đó lại xuất hiện chữ Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi. Các văn bia của Axôca đều viết bằng loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuật tiện hơn. Đó là thứ chữ mới để viết tiếng Xanxcrit. Đến nay ở Ấn Độ và Nêpan vẫn dùng loại chữ này.
2. Văn học
Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi.
· Vêđa
Vêđa vốn nghĩa là hiểu biết. Vêđa có 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa, và Atácva Vêđa.Ba tập Vêđa trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Trong đó, Rích Vêđa với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất.Còn Atácva Vêđa chủ yếu bao gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến gồm các mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa.Ca ngợi thần sét inđra, Rích Vêđa viết:Tôi muốn ca ngợi sự tích anh hùng của thần Inđra,Những chiến công của vị thần Thiên Lôi ấy,Ngài đã chém con ác long cho nước mưa tuôn chảy,Và mở toang các hang động trên non cao.Nói về uy quyền của đẳng cấp Bàlamôn khi họ làm cố vấn tôn giáo cho nhà vua, Atácva Vêđa viết:Sắc hơn lưỡi búa,Sáng hơn ngọn lửa,Vang hơn tiếng sét của Inđra.Cố vấn của người như thế chính là ta.Trong Atácva Vêđa cũng có những bài thơ tỏ tình:Như gió lay ngọn cỏ,Anh lay chuyển lòng emRồi em sẽ yêu anhVà không rời anh nữa.Kế tiếp theo 4 tập Vêđa và có liên quan với Vêđa còn có các tác phẩm Bramana (Phạn thư), Araniaca (sách rừng rậm) Ypannisát (sách nghĩa sâu) v.v… Những sách này đều viết bằng văn xuôi, nội dung bao gồm những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết lý trong kinh Vêđa chứ về văn học thì không có giá trị gì đáng kể.
·Sử thi
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayan. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thiên kỷ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỷ đầu công nguyên thì được dịch ra tiếng Xanxcrit.
A. Mahabharata
Mahabharata có 18 chương và 1 chương bổ sung tài liệu, gồm 220.000 câu. Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới, so với cả hai bộ Iliat và Ôđixê của Hy Lạp cổ đại gộp lại còn dài hơn 8 lần.
Tương truyền rằng người soạn lại bộ sử thi này là Viasa. Chủ đề của tác phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Bởi vậy tập thơ lấy tên là Mahabharata nghĩa là “Cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata”.Cốt chuyện như sau: Ở thành phố Haxtinapua có một dòng họ vua chúa gọi là Curu vốn là con cháu của vua Bharata. Dòng họ này có hai anh em là Đritarattơra và Panđu. Vì người anh bị mù nên Panđu được làm vua, Đritarattơra có 100 con trai, gọi chung là anh em Curu; còn Panđu có 5 con trai, gọi chung là anh em Panđu.Sau khi Panđu chết, anh em Curu và anh em Panđu chia đôi vương quốc. Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ đất nước, anh em Curu đã thách anh em Pađu đánh bạc. Nhờ gian lận, anh em Curu thắng liên tiếp. Bị mất hết mọi của cải, anh em Panđu đặt phần đất nước của mình vào canh bạc nhưng cũng bị thua nốt. Theo lời giao hẹn, anh em Panđu bị trục xuất và phải trốn tránh trong 13 năm, không được để phía anh em Curu phát hiện.Hết kỳ hạn, anh em Panđu trở về yêu cầu anh em Curu trả lại đất đai cho họ, nhưng bị từ chối, do đó một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bên bùng nổ. Sau 18 ngày đánh nhau dữ dội, hàng trăm triệu người đã bị tử trận, phe Curu chỉ có 3 người sống sót, cả 100 anh em Curu đều chết. Phe Panđu tuy thắng lợi nhưng cũng chỉ còn lại 6 người, trong đó có 5 anh em Panđu.Xoáy vào cốt chuyện ấy, bộ sử thi này đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau với những chi tiết ly kỳ như cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc tình duyên éo le nhưng chung thủy, những cảnh sinh hoạt trong xã hội lúc bấy giờ và đậm nét nhất là cảnh chiến đấu anh dũng nhưng vô cùng thảm khốc. Hơn nữa, cùng với thời gian, những câu chuyện như vậy không ngừng được bổ sung vào làm cho tác phẩm càng thêm phong phú.
B. Ramayana
Ramayana có VII chương, trong đó chương I và chương VII về sau mới thêm vào, gồm 48000 câu. Tương truyền rằng tác giả là Vanmiki. Chủ đề của tác phẩm này là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.Cốt chuyện như sau: Trong thời Vêđa, vương quốc Côxala được sống trong cảnh thanh bình dưới sự trị vì của vua Đaxarađa. Người con trưởng của vua là Rama, một thanh niên thông minh dũng cảm và có đạo đức được vua chọn làm thái tử nối ngôi.Gần đó có một vương quốc khác, là Viđêha, dân chúng cũng được an cư lạc nghiệp dưới quyền thống trị của vua Gianắc. Bản thân vua cũng cầm cày cày ruộng. Một hôm nhà vua đang cày, bỗng thấy từ luống cày hiện lên một thiếu nữ xinh đẹp. Nhà vua đêm về nuôi, đặt tên là Sita và coi như con. Khi Sita đến tuổi lấy chồng, nhà vua tổ chức một cuộc thi bắn cung để kén phò mã. Nhiều thanh niên tham dự cuộc thi, nhưng chỉ có Rama giương nổi cây cung của nhà vua. Rama được kết hôn với công chúa Sita.Nhưng một ái phi của vua Đaxarata vì ghen với hoàng hậu có con trai là Rama được làm thái tử nối ngôi nên yêu cầu vua đày Rama ra khỏi đất nước 14 năm.Rama cùng Sita đến sống ở trong rừng. Một công chúa góa chồng một hôm dạo chơi trong rừng gặp Rama rồi đêm lòng yêu chàng. Bị từ chối quyết liệt, nàng công chúa ấy tức giận nên bảo em trai mình là Ravan, vua nước Qủy ở đảo Lanca bắt cóc Sita.Nhờ sự giúp đỡ của vua nước Vượn là Xugriva, Rama tổ chức được một đội quân gồm toàn vượn và gấu. Theo lệnh của Rama, một cái cầu được xây dựng nối liền lục địa với đảo Lanca. Ngày nay, giữa Ấn Độ và Xri Lanca có những hòn đảo mà theo truyền thuyết của cư dân địa phương, đó chính là dấu vết của cái cầu ấy. Với đội quân vượn và gấu đó, Rama đánh bại vua nước Qủy và cứu được Sita. Thời gian đi đày cũng hết, Rama trở về đất nước của mình và lên làm vua.Chương cuối do người đời sau thêm vào kế tiếp rằng mặc dầu Sita đã thắng được cuộc thử lửa, Rama vẫn nghĩ nàng không giữ được trinh tiết với mình trong thời gian ở cung điện của Ravan, nên Rama đã đày vợ vào rừng. Tại đây, Sita sinh được 2 đứa con trai và gặp Vanmiki mà về sau trở thành tác giả của tập thơ. Lớn lên hai đứa con ấy trở thành người đi hát rong và một hôm chúng đã hát cho Rama nghe bản trường ca Ramayana. Rama nhận ra con mình, sai sứ giả vào rừng đón Sita về cung. Sita được minh oan nhưng vẫn đau khổ vì đã bị chồng nghi ngờ nên biến vào lòng đất, người mẹ trước đây đã sinh ra nàng từ luống cày. Rama tiếp tục trị vì trong nhiều năm nữa, nhân đân được sống yên vui, nhưng bản thân ông phải sống trong cảnh buồn rầu và cô độc “.Hai bô sử thi Mahabharata và Ramayana là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay. Cho đến nay, các nhà văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các ngành thơ, kịch, họa, điêu khắc…. vẫn tìm được ở trong hai tác phẩm vĩ đại ấy nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác.Ngoài văn học tiếng Xanxcrít ra, còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ khác, trong đó trước hết cần phải kể đến những tác phẩm viết bằng tiếng Pali về chủ đề Phật giáo.
·Những tác phẩm của Caliđaxa
Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (thế kỷ V). Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Sơcuntla.Vở kịch Sơcuntla vốn phỏng theo một câu chuyện dân gian chép trong sử thi Mahabharata, nhưng đã được tác giả cải biên và thêm nhiều tình tiết. Nội dung của vở kịch miêu tả câu chuyện tình duyên giữa nàng Sơcuntla và vua Đusơnta, trải qua nhiều éo le trắc trở, cuối cùng hai người được đoàn tụ và được hạnh phúc đời đời.Tuy là một nhà soạn kịch cung đình, lại chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, nhưng Caliđaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị và trên chừng mực nhất định đã chống quan niệm về đẳng cấp.Sơcuntla và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ. Suốt 15 thế kỷ nay, Sơcuntla đã trở thành nguồn cảm hứng, nguồn đề tài của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau của Ấn Độ như kịch, điện ảnh, họa, nhạc, vũ v.v… Không những ở Ấn Độ mà đối với thế giới, tác phẩm Sơcuntla cũng có một tiếng vang rất lớn.Gớt nhà đại văn hào Đức đã không tiếc lời ca ngợi:”Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu,Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn.Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,Thì tôi gọi: Sơcuntla.Tiếng đó nói lên tất cả.Ngày nay Caliđaxa được xếp vào loại các nhà văn lớn của thế giới và năm 1957 ông đã được Hội đồng hòa bình thế giới tổ chức kỷ niệm.
·Các tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ
Từ cuối thế kỷ X về sau, ngoài văn học tiếng Xanxcrít đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau.Vào thế kỷ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển càng được phổ cập rộng rãi.Đến thế kỷ XVI, XVII, dưới triều Môgôn, có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng Ba Tư. Tuy nhiên phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa phương khác. Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích..Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một loại phương ngữ khác trong tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cũng là một tác phẩm có giá trị.Những bài ca du dương, gợi cảm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca sĩ kiêm nhà thơ Tanxen cũng rất nổi tiếng. Ngoài ra, trong thời kỳ này còn có nhiều nhà thơ khác.Đặc trưng chung của nền thi ca giai đoạn này là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngôn ngữ cung đình, đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích thú.
3. Nghệ thuật
Thời cổ chung đại, Ấn Độ đã có một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là các ngành kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến thời vương triều Môrya, nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa, tháp, trụ đá…Axôca đã xây cho mình một tòa hoàng cung rất lộng lẫy. Cung điện chính là một tòa nhà ba tầng và được trang sức bằng những tác phẩm điêu khắc rất đẹp.Tháp, tiếng Xanxcrít là stupa, tiếng Pali và thupo, là công trình kiến trúc dùng để bảo tồn các i vật của Phật. Trong số các tháp còn dữ đến ngày nay, điển hình nhất là tháp Xansi (Sanchi) ở Trung Ấn, xây từ thế kỷ III TCN. Tháp này xây bằng gạch, hình nửa quả cầu, cao hơn 16m, xung quanh có lan can và bốn cửa lớn. Lan can và cửa đều làm bằng đá và được trạm trổ rất đẹp.Trụ đá cũng là một loại công trình kiến trúc dùng để thờ Phật. Những trụ đá này trung bình cao 15m nặng 50 tấn, trên đó trạm một hoặc nhiều con sư tử và các hình trang trí khác. Các sắc lệnh của Axôca thường được khắc trên các trụ đá đó. Trong số các trụ đá còn lại, nổi tiếng nhất là trụ đá ở Xácna (Sarnath). Trên đỉnh trụ đá này có chạm hình 4 con sư tử chụm đuôi vào nhau, mặt nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ. Dưới sư tử, có hình bánh xe luân hồi. Hình tượng này nay được vẽ thành quốc huy của nước Ấn Độ.Trong số các chùa đền của các tôn giáo như Bàlamôn, đạo phật, đạo Jain, chùa hay là một loại công trình đặc biệt của Ấn Độ thời cổ trung đại, thường là những công trình nghệ thuật kết hợp kiến trúc với điêu khắc, hội họa. Tiêu biểu cho loại công trình này là những gian chùa hang ở Ajanta được kiến tạo từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ VIII sau CN. Phương pháp kiến tạo chùa này là khoét sâu vào vách núi đá, có nhiều cột chống và được trang trí bằng nhiều bức trạm tinh vi và những tranh bích họa rất đẹp. Dãy chùa hang Ajanta gồm tất cả 29 gian (trong đó có gian hình vuông, mỗi chiều 20m) dùng để làm nơi thờ Phật, nơi giảng kinh và nơi ở của các nhà sư.Ngoài chùa Ajanta, dãy chùa hang Enlôra ở Trung Ấn kiến tạo vào thế kỷ VIII cũng là một công trình tuyệt mỹ.Dãy chùa này dài khoảng 2km, bao gồm chùa Phật giáo, chùa đạo Hinđu và chùa đạo Jain.Ở Ấn Độ còn có những ngôi chùa lớn xây bằng gạch và đá. Đặc biệt, ở chùa Tanjo có một ngọn tháp xây hình Kim tự tháp, gồm 14 tầng, cao 61m, xây dựng từ thế kỷ XI. Đó cũng là một công trình kiến trúc nổi tiếng.Đến thời Xuntan Đêli và thời Môngôn, cùng với việc đạo Hồi trở thành quốc giáo, ở Ấn Độ đã xuất hiện những công kiến trúc mới xây dựng theo kiểu Trung á và Tây á. Đó là những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm chung của lối kiến trúc này là mái tròn cửa vòm, có tháp nhọn. Có khi các công trình này còn kết hợp với phong cách truyền thống của Ấn Độ như xây theo lối có bao lơn lộ thiên, có cột chống thanh thoát…Công trình tiêu biểu nhất của thời Môgôn là lăng TajMahan được xây dựng vào thế kỷ XVII. Lăng này là kết tinh tài nghệ của các kiến trúc sư và thợ thủ công nhiều nước: Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, v,.v… Toàn bộ ngôi lăng xây bằng đá cẩm thạch trắng. Chính điện, gác chuông, tháp, sân đều bố trí rất hài hòa, bên trong bên ngoài đều trạm trổ. Nhìn từ xa, tất cả cảnh vật của lăng in lung linh trên mặt nước hồ xanh biếc, trông lại càng kỳ diệu.Về nghệ thuật tạo hình, vì đạo Phật, trong thời kỳ đầu phản đối việc thờ thần tượng và hình ảnh nên nghệ thuật tạc tượng bị hạn chế trong một thời gian dài. Mãi đến khi phái Phật giáo Đại thừa ra đời, chủ trương đó mới thay đổi, do vậy, từ thế kỷ I về sau, tượng Phật mới được tạo nên ngày một nhiều, trong đó tiêu biểu nhất là pho tượng bằng đá ở Ganđara.Ngoài tượng Phật còn có các tượng thần đạo Hinđu như tượng thần Visnu, thần Siva v.v… Các tượng thần đạo Hinđu thường được thể hiện dưới hình tượng nhiều đầu nhiều mặt nhiều tay và nhiều khi có hình thù rất đáng sợ.Nói chung nghệ thuật tạo hình Ấn Độ phần lớn nhằm vào chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ cuộc sống thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt, ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền chùa và cung đình.
4. Khoa học tự nhiên
Mặc dầu áp lực của tôn giáo rất mạnh nhưng do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, nhân dân Ấn Độ đã có nhiều phát minh quan trọng về một số môn khoa học tự nhiên như thiên văn, toán học, vật lý, y dược học…
·Thiên văn
Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, cứ năm năm thì thêm 1 tháng nhuận. Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết được quả đất và mặt trăng đều hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết. Họ còn phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chòm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính.Tác phẩm thiên văn học cổ nhất của Ấn Độ là quyển Xitđanta (Siddhantas) ra đời vào khoảng thế kỷ V TCN.
·Toán học
Người Ấn Độ có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kỳ thực là một phát minh vô cùng quan trọng, đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới.Vào thế kỷ VIII, người Arập nhờ dịch tác phẩm Sidd hantas mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ Arập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số này thường bị gọi lầm là chữ số Arập.Tư liệu sớm nhất về các chữ số này là các bia đá của Axôca khắc từ thế kỷ III TCN. Tuy nhiên con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Arập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dầu vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo.Nhận được về tầm quan trọng của hệ thống chữ số này, cũng như tính chất vĩ đại việc phát minh ra hệ thống chữ số, nhà bác học Pháp Laplaxơ (Laplace, 1749-1827) viết:”Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được phương pháp tài tình chỉ dùng có mười chữ mà viết được đủ các số, mỗi chữ vừa có một trị số tuyệt đối, vừa có một trị số tùy theo vị trí của nó. ý đó tế nhị mà quan trọng, ngày nay chúng ta cho là đơn giản quá nên không thấy được công lao của người Ấn Độ. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán mới hóa ra hết sức dễ dàng và hệ thống số học đáng được kể là sáng kiến ích lợi nhất. Nếu có nghĩ rằng hai vị thiên tài bậc nhất thời cổ đại là Acsimét và Apôlôniốt (Apollonios) mà cũng không phát minh được hệ thống đó thì mới nhận định nổi sáng kiến của người Ấn Độ tài tình đến như thế nào”.Đến thế kỷ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số là 3,1416; đồng thời còn phát minh ra đại số học và về sau cũng đã truyền sang Arập.Về hình học, người Ấn Độ cổ đại đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác và hình đa giác. Người Ấn Độ cũng đã biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông.
·Vật lý học
Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử. Người sáng lập trường phái triết học Vaisêsica là Canađa cho rằng vạn vật do các nguyên tử tạo nên, nhưng vật chất sở dĩ khác nhau là do mỗi loại có một thứ nguyên tử khác với loại khác. Còn các nhà triết học đạo Giainơ (Jain) thì cho rằng nguyên tử nào cũng như nhau, chỉ có các tổ hợp khác nhau mà thôi.Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất. Sách Siddhantas viết vào thế kỷ V TCN đã ghi rằng: ” Quả đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về nó”.
·Y dược học
Ấn Độ cổ đại có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác. Trong các tập Vêđa đã kể ra rất nhiều thứ bệnh và ngay từ thời bấy giờ, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Từ thế kỷ VI, V TCN, người Ấn Độ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận v.v…Những thày thuốc nổi tiếng trong thời cổ đại là Xusruta (Sushruta), Saraca.Xusruta sống vào thế kỷ V TCN. Ông vừa là thày thuốc vừa là thày giáo dạy ở trường Y khoa Bênarét. Ông viết một quyển sách bằng tiếng Xanxcrít về phương pháp khám bệnh và chữa bệnh, trong đó mô tả rất kỹ về các môn giải phẫu, sản khoa, cách nuôi trẻ… Mặc dầu bị các tu sĩ Bàlamôn phản đối, ông chủ trương phải mổ tử thi để nghiên cứu và thực tập. Chính ông là người đầu tiên đã lột một miếng da trên thân thể để đắp vào vành tai bị cắt đứt.Saraca sống vào thế kỷ II, là ngự y của vua Canisca thuộc vương triều Cusan. Tác phẩm của ông có nhan đề là Xamhita (Samhita) là một quyển sách y học từ sớm đã được dịch ra tiếng Arập, sau đó còn được dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên thế giới và đến nay vẫn còn giá trị tham khảo. Trong tác phẩm ấy, ông xác định bổn phận của người thầy thuốc là trị bệnh thì đừng nghĩ đến mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế.Các tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, trong đó đã nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo mộc. Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã biết chế thuốc tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ.Ngoài các ngành nói trê, người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, Sinh học, Nông học… do đó đã phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da v.v…
5. Tôn giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.
· Đạo Bàlamôn – Đạo Hinđu
A. Đạo Bàlamôn
Trong thời kỳ đầu của thời Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang nhiều dấu vết của thời nguyên thủy. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn nên họ sùng bái rất nhiều thư, sùng bái các hiện tượng tự nhiên, người chết và nhiều loại động vật….Đến những thế kỷ đầu của thiên kỷ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một tôn giáo lớn gọi là đạo Bàlamôn.
Như vậy, đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama. Đó là vị thần sáng tạo thế giới. Tuy vậy, có nơi cho thần Siva, vị thần phá hoại là thần cao nhất; có nơi lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thần làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm cho mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt là vị thần cao nhất. Do vậy, đến những thế kỷ đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia thành hai phái là phái thờ thần Siva và phái thờ thần Visnu. Để thống nhất các phái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo Brama, thần phá hoại Siva và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là một.Ngoài ra, nhiều loại động vật như voi, khỉ, và nhất là bò cũng là những đối tượng sùng bái của đạo Bàlamôn.
Trong giáo lý của đạo Bàlamôn có một nội dung rất quan trọng, đó là thuyết luân hồi. Đạo Bàlamôn giải thích rằng linh hồn của con người là một bộ phận của Brama mà Brama là một tồn tại vĩnh hằng, cho nên con người tuy có sống có chết, nhưng linh hồn thì còn mãi mãi và sẽ luân hồi thì còn mãi mãi và sẽ luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau. Những người giữ đúng luật lệ của tôn giáo và các quy tắc mà thần đã định sẵn cho mình thì kiếp sau sẽ được đầu thai thành người cao quý, trái lại thì sẽ càng khổ cực, thậm chí sẽ bị đầu thai làm chó lợn và những động vật bẩn thỉu.Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
Trước khi đạo Bàlamôn ra đời, trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy của người Arya, chế độ đẳng cấp đã xuất hiện rồi. Đó là chế độ chia cư dân tự do thành 4 đẳng cấp: Braman, Ksatơrya, Vaisya, Suđra.Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo.Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ.Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, một số nghề thủ công.Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận, không có tư liệu sản xuất.Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp là do sự phân hóa giai cấp, sự phân công về nghề nghiệp và sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng uy lực của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Ví dụ, luật Manu, một bộ luật về tập quán được hoàn thành vào khoảng đầu công nguyên chép:”Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài (thần Brama) đã tạo nên Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra”.Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa, Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy”.Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai đẳng cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của đạo Bàlamôn và cả ba đẳng cấp trên được quan niệm là những người sinh hai lần; còn Suđra không được dự các buổi lễ tôn giáo và được quan niệm là những người sinh một lần.
Đạo Bàlamôn đã truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Đến khoảng thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật. Đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.
B. Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo)
Sau một thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỷ VII, đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó đạo Bàlamôn dần dần được phục hưng, đến khoảng thế kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ… Từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu, trước đây ta hay gọi là Ấn Độ giáo.
Đối tượng sùng bái của đạo chủ yếu của đạo Hinđu vẫn là ba thần Brama, Siva và Visnu.Thần Brama được thể hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng tỏ thần có thể nhìn thấu mọi nơi. Bốn tập kinh Vêđa chính là được phát minh ra từ 4 cái miệng của thần Brama.Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ ba ở trên trán, luôn luôn cầm một cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc ngồi trên tấm da hổ, có những con rắn hổ mang quấn quanh cổ. Thần Siva là thần phá hoại những thứ mà thần Brama sáng tạo ra, nhưng Siva cũng có mặt sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được thể hiện qua hình tượng linga – yoni mà nhân dân Ấn Độ sùng bái.Liên quan đến thần Siva có nữ thần Kali (còn gọi là nữ thần Pácvati), vợ của thần Siva và thần Ganêxa, con trai của thần.Nữ thần Kali (Pavacti) được thể hiện thành hình tượng một phụ nữ mặt đen, miệng há hoác, lưỡi lè ra. Nữ thần cũng trang sức bằng những con rắn, đeo hoa tai bằng xác đàn ông, chuỗi hạt là những sọ người, mặt và ngực bôi đầy máu. Thần có 4 tay, một tay cầm gươm, một tay cầm một đầu người, còn hai tay nữa thì đưa ra để ban phúc lành. Trước kia có khi phải giết người để tế thần Kali, về sau chỉ cúng bằng dê cái.Thần Ganêxa tuy có hình thù kỳ dị đầu voi mình người nhưng đó là thần trí tuệ và thịnh vượng.Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Trong sáu lần đầu, thần xuất hiện dưới dạng các động vật như cá, lợn rừng… Đến lần thứ 7, thần Visnu chính là Rama, nhân vật chính trong sử thi Ramayana. Lần thứ 8, thần Visnu giáng thế thành thần Krisna. Thần Krisna thường bênh vực kẻ nghèo, chữa bệnh cho người mù, người điếc và làm cho người chết sống lại. Lần thứ 9, thần Visnu biến thành Phật Thích ca. Đây là một biểu tượng chứng tỏ đạo Hinđu có tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật, đồng thời đây cũng là một thủ đoạn để đạo Hinđu thu hút các tín đồ đạo Phật cải giáo theo đạo Hinđu. Đến kiếp thứ 10 tức là lần giáng sinh cuối cùng, thần Visnu sẽ biến thành thần Kali. Đó là vị thần sẽ hủy diệt thế giới cũ tội lỗi, tạo dựng thế giới mới với đạo đức trong sáng.
Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột v.v… cũng là các thần đạo Hinđu, trong đó được tôn sùng hơn cả là thần khỉ và thần bò.Thần khỉ Hanuman sở dĩ được tôn thờ vì có công giúp Rama (tức là Visnu) giết được quỷ Ravan để đưa Sita trở về quê hương. Vì vậy thần Hanuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung thành. Để cúng thần Hanuman người theo đạo Hinđu ăn chay vào ngày thứ ba hàng tuần. Hình thức ăn chay là ban ngày chỉ uống nước, tối mới được ăn.Thần bò Kamđênu được thần Krisna (kiếp thứ 8 của Visnu) chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna. Thần Kamđênu được quan niệm là do thần Brama tạo ra đồng thời với đẳng cấp Bàlamôn và được coi là mẹ của hầu hết các thần. Vì vậy, cho đến nay, bò được coi là một con vật thiêng liêng. Tín đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng những đồ dùng làm bằng da bò.Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva.Mỗi buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền.
Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc vào những việc làm của kiếp trước tức là quả báo (Karma).Kinh thánh của đạo Hinđu, ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.Mahabharata, Bhagavad Gita và Ramayana là những tập trường ca, còn Purana là tập truyện cổ nói về sự sáng tạo, sự biến chuyển và sự hủy diệt của thế giới.Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công Ấn Độ hết sức ủng hộ, do đó đã xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp cho rất nhiều ruộng đất, có khi lên đến hàng nghìn làng.Trong các chùa ấy đã tạc rất nhiều tượng thần để thờ. Các tượng thần đạo Hinđu thường có hình thù kỳ dị đáng sợ như nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều tay…. Trong các chùa lớn có tới hàng nghìn tu sĩ Bàlamôn và hàng nghìn vũ nữ.Khi tế lễ, các tu sĩ thường xoa dầu, xức nước hoa cho tượng, dùng thịt dê cùng các thức ăn uống khác để cúng thần. Trong khi cử hành lễ cúng, các thầy tu đọc kinh, còn các vũ nữ thì múa những điệu múa tôn giáo.
Về tục lệ, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Đến thời kỳ này, do sự phát triển của các ngành nghề, trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ (varna) đã xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati.Những đẳng cấp nhỏ này cũng có sự phân biệt về địa vị xã hội rất khắt khe, đóng kín về mọi mặt và đời đời cha truyền con nối. Đặc biệt đạo Hinđu hết sức khinh bỉ và ghê tởm tầng lớp lao động nghèo khổ phải làm các nghề bị coi là hèn hạ như quét rác, đồ tể, đao phủ, đốt than, đánh cá v.v… Những người làm các nghề đó bị coi là những người ô uế, không thể tiếp xúc được. Nếu những người sạch sẽ nhỡ đụng chạm vào họ thì phải tẩy uế. Nếu nhiễm uế nhẹ thì chỉ cần vẩy nước thánh là được; nếu nặng thì phải rửa bằng nước tiểu bò, thậm chí phải uống một thứ nước gồm 5 chất của bò cái: sữa lỏng, sữa đặc, bơ, nước tiểu và phân.Đạo Hinđu còn
( Sưu tầm )