Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Đến thế kỷ XI, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu bắt đầu phát triển dẫn tới sự ra đời của thành thị và một tầng lớp cư dân mới là thị dân. Do sự thúc đẩy của những điều kiện xã hội mới, nền văn hóa Tây Âu cũng bắt đầu khởi sắc. Sự phát triển bước đầu của văn hóa Tây Âu trong thời kỳ này biểu hiện ở các mặt như sự ra đời của các trường đại học, những thành tựu về triết học, văn học, kiến trúc.
1. Sự thành lập các trường đại học
Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự đòi hỏi con người về các loại tri thức cũng tăng lên, nhưng các trường học của giáo hội không đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy trường học của thành thị dần dần ra đời.
Đầu tiên, từ thế kỷ X, nhiều trường học không dính dáng gì đến giáo hội đã được thành lập ở các thành thị của Ý, tiếp đó là ở các thành phố khác ở Tây Âu. Những trường học thành thị này là cơ sở để phát triển thành các trường đại học sau này.
Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường đại học Bôlôna ở Ý được thành lập vào thế kỷ XI mà tiền thân của nó là trường Luật Bôlôna. Sang thế kỷ XII, XIII nhiều trường đại học khác đã lần lượt xuất hiện như Trường đại học Pari, Trường đại học Oóclêăng ở Pháp; Trường đại học Oxphớt (Oxford); Trường đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh; Trường đại học Xalamanca ở Tây Ban Nha; Trường đại học Palécmơ ở Ý v.v... Đến cuối thế kỷ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học.
Khi mới thành lập, các trường đại học này gọi là “trường phổ thông” (Etudia generalia), sau dần dần mới gọi là trường đại học (Universitas). Chữ “universitas” nghĩa đen là “liên hợp” vì trường đại học lúc đầu thực sự là một tổ chức liên hợp gồm các đoàn thể của sinh viên và giáo sư, những đoàn thể này được lập ra để bảo vệ quyền lợi của các thành viên giống như các phường hội của thợ thủ công.
Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ, điển hình nhất và cũng nổi tiếng nhất là Trường đại học Pari, ra đời từ nửa đầu thế kỷ XII. Sinh viên ở đây lập thành 4 hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh, Gôlơ và Picácđi. Các giáo sư cũng gia nhập những tổ chức mà về sau phát triển thành các khoa. Đến cuối thế kỷ XII, các tổ chức của sinh viên và giáo sư mới bắt đầu liên hợp lại, bầu ra Hiệu trưởng để điều hành việc giảng dạy và học tập. Năm 1200, quy chế do trường đặt ra được vua Philíp IIphê chuẩn, và như vậy, Trường đại học Pari được chính thức thành lập.
Trường đại học Pari có 4 khoa là Nghệ thuật, Y học, Luật học, và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là “bảy môn nghệ thuật tự do”. Tốt nghiệp bậc sơ cấp thì được cấp bằng Cử nhân. Các khoa Y học, Luật học và Thần học thuộc về bậc cao cấp. Chỉ những người đã có bằng Cử nhân mới được tiếp tục học. Tốt nghiệp bậc cao cấp thì được cấp bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ.
Những người có bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ mới được làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học.
Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong nhà trường là tiếng Latinh. Phương pháp học tập là lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận, trong đó thảo luận giữ vai trò rất quan trọng. Khi tốt nghiệp, sinh viên phải làm luận văn và phải bảo vệ luận văn.
Phương pháp tổ chức giảng dạy và học tập ở các trường đại học khác ở châu Âu cũng tương tự như thế. Như vậy, nội dung học tập trong các trường đại học ở châu Âu trong thời kỳ này không phải chỉ là thần học và các thầy giáo không phải là các giáo sĩ mà là những người thường. Thế là trường đại học đã thoát ly khỏi Giáo hội và phát triển một cách tự do, đó là điều giáo hội không thể chấp nhận được, nên giáo hội phải tìm cách nắm lấy trường đại học, loại trừ các giáo sư có tư tưởng chống lại giáo hội và ca ngợi lý trí con người. Đến giữa thế kỷ XIII, Trường đại học Pari bị giáo hội khống chế hoàn toàn. Nhiều giáo sư tiến bộ bị đuổi và thay thế bằng các giáo sĩ. Từ đó môn học chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường đại học là môn triết học kinh viện. Tuy nhiên Y học và Luật học là những môn học thực dụng nên vẫn được duy trì.
2. Triết học kinh viện
Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ scolasticus trong tiếng Latinh, nghĩa là triết học nhà trường, vì đó là một môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ.
Được hình thành vào khoảng thế kỷ XI, XII, môn học này gắn liền với tên tuổi của các học giả như Anxenmơ (1033-1109), Rốtxơlanh, Guyôm đơ Sămpô (1068-1122), Abêla (10791142)... Sang thế kỷ XIII, XIV, thuộc về đội ngũ các nhà triết học kinh viện còn có Anbe vĩ đại (1193-1280), Râugiơ Bâycơn (khoảng 1214-1292), Tômát Đacanh (1225-1274), Đoong Xcốt (1270-1308), Uyliêm Ôccam (1270-1347) v.v...
Cũng trong quá trình ấy, vào thế kỷ XII, tại cung đình vương quốc Noócmăng ở đảo Xixin và ở trường đại học Tôlêđô ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hy Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng Arập và các tác phẩm của các nhà khoa học Arập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp được bảo tồn ở Bidantium. Việc đó đã làm cho sự hiểu biết của người Tây Âu càng được mở rộng, nhưng các nhà triết học kinh viện muốn khai thác kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhất là của Arixtốt, người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe, một giáo sĩ người Đức. Ông đã chú thích toàn bộ các tác phẩm của Arixtốt thuộc các lĩnh vực Logic học, Siêu hình học, Luân lý học, Vật lý học, Thiên văn học, Địa lý học, Động vật học, Thực vật học, qua đó để chứng minh rằng giáo lý của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên. Chính vì sự hiểu biết của ông uyên bác như vậy, nên ông được gọi là Anbe vĩ đại.
Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kỳ rắc rối, rất chú trọng Logic hình thức. Nói chung các nhà triết học kinh viện cho rằng đối với các hiện tượng tự nhiên người ta không cần phải quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũng có thể đạt đến chân lý.
Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái là phái duy danh (nominalisme) và phái duy thực (réalisme). Phái duy danh cho rằng khái niệm chung do tư duy con người sáng tạo ra, là tên gọi của các vật thể riêng lẻ và các vật thể riêng lẻ có trước khái niệm chung. Còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó thì khái niệm về vật thể ấy đã tồn tại, đã có thực rồi. Như vậy, duy thực là chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn, còn duy danh là trường phái có nhân tố của chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những người duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biểu nhất là Tômát Ackinát (Thomas Acquinas), người ta quen gọi Tômát Đacanh (Thomas d'Aquin), một giáo sĩ người Ý, học trò của Anbe vĩ đại.
Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là “Thần học toàn thư” (Somme théologique). Tác phẩm này rất đồ sộ, chia làm bốn phần, gồm 100 chương, trong đó dùng quan điểm của giáo hội để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết. Ông cho rằng vũ trụ chia làm nhiều đẳng cấp, bắt đầu là phi sinh vật dần dần lên đến người tín đồ, thiên sứ rồi cao nhất là Chúa trời. Mỗi một đẳng cấp thấp đều muốn vươn lên đẳng cấp cao, vì vậy cả hệ thống ấy đều hướng về Chúa trời, Chúa là mục đích cuối cùng của vũ trụ.
Tác phẩm này được giáo hội thừa nhận là một sự tổng kết về giáo lý của đạo Thiên chúa. Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thế kỷ XIV ông được giáo hội phong Thánh.
Trong số các nhà triết học kinh viện có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Râugiơ Bâycơn (Roger Bacon), một giáo sĩ người Anh và là giáo sư Trường đại học Oxphớt (Oxford).
Trái với Tômát Đacanh, Râugiơ Bâycơn rất chú ý nghiên cứu vật lý học và hóa học, rất coi trọng phương pháp thí nghiệm và đã có nhiều cống hiến về mặt quang học. Chính ông là người đầu tiên giải thích hiện tượng cầu vồng, cũng là người biết chú ý đến từ tính của nam châm, rất đề cao toán học, coi đó là cơ sở không thể thiếu được của tất cả mọi tri thức.
Đi trước thời đại của mình, ông có nhiều dự kiến thiên tài như: người ta có thể chế tạo được những loại kính “để cự ly rất xa mà có thể đọc được những chữ rất nhỏ, phân biệt được những vật hết sức bé, quan sát các vì sao”; có thể chế tạo được những chiếc thuyền đi biển và đi sông rất lớn mà chỉ cần một người điều khiển chứ không cần mái chèo. Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh chạy rất nhanh mà không cần ngựa kéo, nghĩ đến máy bay, “người ngồi trong đó cánh đập không khí bay như chim”, nghĩ đến cần trục, đến cầu không có cột v.v...
Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là “nhà bác học đáng khâm phục”, nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thủy đề xướng dị đoan và bị bắt bỏ ngục. Mãi 14 năm sau ông mới được tha, nhưng lúc đó ông đã hết sức già yếu, nên được hai năm thì chết.
Sang thế kỷ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đây các nhà triết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lý của đạo Thiên chúa mà thôi, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
1. Sự thành lập các trường đại học
Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự đòi hỏi con người về các loại tri thức cũng tăng lên, nhưng các trường học của giáo hội không đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy trường học của thành thị dần dần ra đời.
Đầu tiên, từ thế kỷ X, nhiều trường học không dính dáng gì đến giáo hội đã được thành lập ở các thành thị của Ý, tiếp đó là ở các thành phố khác ở Tây Âu. Những trường học thành thị này là cơ sở để phát triển thành các trường đại học sau này.
Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường đại học Bôlôna ở Ý được thành lập vào thế kỷ XI mà tiền thân của nó là trường Luật Bôlôna. Sang thế kỷ XII, XIII nhiều trường đại học khác đã lần lượt xuất hiện như Trường đại học Pari, Trường đại học Oóclêăng ở Pháp; Trường đại học Oxphớt (Oxford); Trường đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh; Trường đại học Xalamanca ở Tây Ban Nha; Trường đại học Palécmơ ở Ý v.v... Đến cuối thế kỷ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học.
Khi mới thành lập, các trường đại học này gọi là “trường phổ thông” (Etudia generalia), sau dần dần mới gọi là trường đại học (Universitas). Chữ “universitas” nghĩa đen là “liên hợp” vì trường đại học lúc đầu thực sự là một tổ chức liên hợp gồm các đoàn thể của sinh viên và giáo sư, những đoàn thể này được lập ra để bảo vệ quyền lợi của các thành viên giống như các phường hội của thợ thủ công.
Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ, điển hình nhất và cũng nổi tiếng nhất là Trường đại học Pari, ra đời từ nửa đầu thế kỷ XII. Sinh viên ở đây lập thành 4 hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh, Gôlơ và Picácđi. Các giáo sư cũng gia nhập những tổ chức mà về sau phát triển thành các khoa. Đến cuối thế kỷ XII, các tổ chức của sinh viên và giáo sư mới bắt đầu liên hợp lại, bầu ra Hiệu trưởng để điều hành việc giảng dạy và học tập. Năm 1200, quy chế do trường đặt ra được vua Philíp IIphê chuẩn, và như vậy, Trường đại học Pari được chính thức thành lập.
Trường đại học Pari có 4 khoa là Nghệ thuật, Y học, Luật học, và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là “bảy môn nghệ thuật tự do”. Tốt nghiệp bậc sơ cấp thì được cấp bằng Cử nhân. Các khoa Y học, Luật học và Thần học thuộc về bậc cao cấp. Chỉ những người đã có bằng Cử nhân mới được tiếp tục học. Tốt nghiệp bậc cao cấp thì được cấp bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ.
Những người có bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ mới được làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học.
Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong nhà trường là tiếng Latinh. Phương pháp học tập là lên lớp nghe giảng, ghi chép và thảo luận, trong đó thảo luận giữ vai trò rất quan trọng. Khi tốt nghiệp, sinh viên phải làm luận văn và phải bảo vệ luận văn.
Phương pháp tổ chức giảng dạy và học tập ở các trường đại học khác ở châu Âu cũng tương tự như thế. Như vậy, nội dung học tập trong các trường đại học ở châu Âu trong thời kỳ này không phải chỉ là thần học và các thầy giáo không phải là các giáo sĩ mà là những người thường. Thế là trường đại học đã thoát ly khỏi Giáo hội và phát triển một cách tự do, đó là điều giáo hội không thể chấp nhận được, nên giáo hội phải tìm cách nắm lấy trường đại học, loại trừ các giáo sư có tư tưởng chống lại giáo hội và ca ngợi lý trí con người. Đến giữa thế kỷ XIII, Trường đại học Pari bị giáo hội khống chế hoàn toàn. Nhiều giáo sư tiến bộ bị đuổi và thay thế bằng các giáo sĩ. Từ đó môn học chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường đại học là môn triết học kinh viện. Tuy nhiên Y học và Luật học là những môn học thực dụng nên vẫn được duy trì.
2. Triết học kinh viện
Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ scolasticus trong tiếng Latinh, nghĩa là triết học nhà trường, vì đó là một môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ.
Được hình thành vào khoảng thế kỷ XI, XII, môn học này gắn liền với tên tuổi của các học giả như Anxenmơ (1033-1109), Rốtxơlanh, Guyôm đơ Sămpô (1068-1122), Abêla (10791142)... Sang thế kỷ XIII, XIV, thuộc về đội ngũ các nhà triết học kinh viện còn có Anbe vĩ đại (1193-1280), Râugiơ Bâycơn (khoảng 1214-1292), Tômát Đacanh (1225-1274), Đoong Xcốt (1270-1308), Uyliêm Ôccam (1270-1347) v.v...
Cũng trong quá trình ấy, vào thế kỷ XII, tại cung đình vương quốc Noócmăng ở đảo Xixin và ở trường đại học Tôlêđô ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hy Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng Arập và các tác phẩm của các nhà khoa học Arập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp được bảo tồn ở Bidantium. Việc đó đã làm cho sự hiểu biết của người Tây Âu càng được mở rộng, nhưng các nhà triết học kinh viện muốn khai thác kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại, nhất là của Arixtốt, người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe, một giáo sĩ người Đức. Ông đã chú thích toàn bộ các tác phẩm của Arixtốt thuộc các lĩnh vực Logic học, Siêu hình học, Luân lý học, Vật lý học, Thiên văn học, Địa lý học, Động vật học, Thực vật học, qua đó để chứng minh rằng giáo lý của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên. Chính vì sự hiểu biết của ông uyên bác như vậy, nên ông được gọi là Anbe vĩ đại.
Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kỳ rắc rối, rất chú trọng Logic hình thức. Nói chung các nhà triết học kinh viện cho rằng đối với các hiện tượng tự nhiên người ta không cần phải quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng cũng có thể đạt đến chân lý.
Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái là phái duy danh (nominalisme) và phái duy thực (réalisme). Phái duy danh cho rằng khái niệm chung do tư duy con người sáng tạo ra, là tên gọi của các vật thể riêng lẻ và các vật thể riêng lẻ có trước khái niệm chung. Còn phái duy thực thì cho rằng trước khi có một vật thể nào đó thì khái niệm về vật thể ấy đã tồn tại, đã có thực rồi. Như vậy, duy thực là chủ nghĩa duy tâm hoàn toàn, còn duy danh là trường phái có nhân tố của chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những người duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biểu nhất là Tômát Ackinát (Thomas Acquinas), người ta quen gọi Tômát Đacanh (Thomas d'Aquin), một giáo sĩ người Ý, học trò của Anbe vĩ đại.
Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là “Thần học toàn thư” (Somme théologique). Tác phẩm này rất đồ sộ, chia làm bốn phần, gồm 100 chương, trong đó dùng quan điểm của giáo hội để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết. Ông cho rằng vũ trụ chia làm nhiều đẳng cấp, bắt đầu là phi sinh vật dần dần lên đến người tín đồ, thiên sứ rồi cao nhất là Chúa trời. Mỗi một đẳng cấp thấp đều muốn vươn lên đẳng cấp cao, vì vậy cả hệ thống ấy đều hướng về Chúa trời, Chúa là mục đích cuối cùng của vũ trụ.
Tác phẩm này được giáo hội thừa nhận là một sự tổng kết về giáo lý của đạo Thiên chúa. Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thế kỷ XIV ông được giáo hội phong Thánh.
Trong số các nhà triết học kinh viện có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Râugiơ Bâycơn (Roger Bacon), một giáo sĩ người Anh và là giáo sư Trường đại học Oxphớt (Oxford).
Trái với Tômát Đacanh, Râugiơ Bâycơn rất chú ý nghiên cứu vật lý học và hóa học, rất coi trọng phương pháp thí nghiệm và đã có nhiều cống hiến về mặt quang học. Chính ông là người đầu tiên giải thích hiện tượng cầu vồng, cũng là người biết chú ý đến từ tính của nam châm, rất đề cao toán học, coi đó là cơ sở không thể thiếu được của tất cả mọi tri thức.
Đi trước thời đại của mình, ông có nhiều dự kiến thiên tài như: người ta có thể chế tạo được những loại kính “để cự ly rất xa mà có thể đọc được những chữ rất nhỏ, phân biệt được những vật hết sức bé, quan sát các vì sao”; có thể chế tạo được những chiếc thuyền đi biển và đi sông rất lớn mà chỉ cần một người điều khiển chứ không cần mái chèo. Ông cũng đã nghĩ đến chiếc xe bốn bánh chạy rất nhanh mà không cần ngựa kéo, nghĩ đến máy bay, “người ngồi trong đó cánh đập không khí bay như chim”, nghĩ đến cần trục, đến cầu không có cột v.v...
Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là “nhà bác học đáng khâm phục”, nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thủy đề xướng dị đoan và bị bắt bỏ ngục. Mãi 14 năm sau ông mới được tha, nhưng lúc đó ông đã hết sức già yếu, nên được hai năm thì chết.
Sang thế kỷ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đây các nhà triết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lý của đạo Thiên chúa mà thôi, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục