Chia Sẻ Văn hoá cổ đại - sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương tây đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học : Văn hóa cổ đại.

Lịch sử 6 - Bài 6: Văn hoá cổ đại
1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
-
Thiên văn học và lịch ra đời thuận lợi để làm ruộng .
-Làm đồng hồ đo thời gian .
-Chữ tượng hình là hình vẽ theo qui ước , mô phỏng vật thật .
-Người Ai Cập viết trên giấy Pa- pi -rút ; người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre ; người Lưỡng Hà viết trên đất sét đem nung khô .
-Sáng tạo ra chữ số : số 1 đến 9 và số 0 là công của ngươi Ấn Độ cổ đại .
-Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10, Pi=3,16. và giỏi về hình học .
-Người Lưỡng Hà giỏi về số học .
-Kiến trúc : Kim Tự Tháp ở Ai Cập , thành Ba- bi -lon ở Lưỡng Hà .


chu_so_an_do_picture17_500.png

Chữ số 1 đến 9 và số 0 (Ấn Độ cổ đại)


tu_1_den_10_cua_nguoi_ai_cap_picture16_500.png

Người Ai Cập cổ đại nghĩ ra phép đếm từ 1 đến 10


2. Người Hi Lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
-
Người Hy Lạp và Rô Ma làm ra lịch dựa theo sự di chuyển của Trái đất quanh mặt trời ( 1 năm là 365 ngày 6 giờ chia thành 12 tháng .
-Người Hy Lạp và
Rô ma sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c….. do đó ý nghĩ của con người được ghi chép lại .

* Các nhà khoa học nổi danh:
-Tóan học : Ta -lét , Pi- ta -go, Ơ -cơ -lít . Ứng dụng vào việc đo đạc ruộng đất , xây dựng, tính toán buôn bán , quân sự .
-Vật lý : Ac- si - mét .
-Triết học : Pla tôn,A ri x tốt .
-Sử học: Hê- rô -đốt , Tu- xi -đít .
-Địa lý : Stơ- ra -bôn .


* Văn học Hy Lạp :
-Sử thi I –li- át , Ô- đi- xê của Hô -me .
-Kịch thơ Ô -re -xti của Et- xin, Ơ -đép .
* Kiến trúc và điêu khắc :
-Pac –tê- nông –Hy Lạp.
-Đấu trường Cô- li -dê – Rô ma .
-Tượng lực sĩ ném đĩa .
-Tượng thần vệ nữ Mi -lô .


Chữ viết ,lịch và một số thành tựu khoa học cơ bản thời cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay .

giay_papyrus_picture11.jpg

Giấy papyrus


chu_viet_tren_mai_rua.jpg

Chữ viết trên mai rùa


chu_cai_a_b__c_cua_nguoi_hy_lap_500.jpg

Người Hy Lạp và Rô ma sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c


ST

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em biết gì về kim tự tháp Kê - ốp ở Ai Cập?
Trả lời:


- Kim tự tháp Khê - ốp cao 146,6m (hiện nay còn 137,7m), tương đương tòa nhà 40-50 tầng. Để xây dựng Kim tự tháp này, người ta ước tính phải dùng 2,6 triệu tảng đá, trong đó có những tảng đá nặng tới 55 tấn.

- Đây là một công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Để có những tảng đá này, người ta phải lấy đá cứng ở núi, mài thành những phiến nhẵn rồi chuyên chở qua sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao xếp thành hình tháp.

- Việc xây dựng các kim tự tháp vào thời điểm cách chúng ta 5.000 đến 6.000 năm, trong điều kiện kĩ thuật hết sức thô sơ đã cho thấy sự vĩ đại về sức sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại. Để xây dựng các kim tự tháp, hàng chục vạn nô lệ đã chết ở đây.

- Theo khảo sát của các nhà khoa học, phải leo lên cao khoảng 12m mới thấy được cửa vào Kim tự tháp. Muốn đi vào sâu bên trong phải thắp đuốc soi đường. Trên đường đi, có những ngách dẫn tới các phòng trống, có lẽ là hầm mộ để xác vua. Việc khảo sát Kim tự tháp đem lại những hiểu biết kì thú về xây dựng, kiến trúc và những nguồn sử liệu vô cùng quý giá để đưa chúng ta về thế giới Ai Cập cổ xưa.

- Như C.Mác đã từng nói, Kim tự tháp là "kết quả vĩ đại" sinh ra từ những "hợp tác đơn giản". Một mặt nó là sự kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp, sự hi sinh của hàng chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản anh hùng ca, ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của họ và "Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim tự tháp".

Em biết gì về Vườn treo Ba-bi-lon?
Trả lời:


- Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng sau vài năm vua Na-bu-cô-đô-nô-rô xây dựng trong cung điện chính của mình (khoản nửa sau thế kỉ III TCN), là món quà ông tặng người vợ yêu quý của mình - nàng A-mi-tơ-sơ.

- Vườn treo hình vuông, có bậc dẫn lên lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ lên sân kia thành một quần thể kiến trúc độc đáo theo nền dốt bậc. Các hiên phẳng được đỡ bởi các cột nâng lên, chịu được tất cả sức nặng của cây cối. Cột cao nhất 23,1m, tường được xây vững chắc, rất tốn kém. Chiều dày của tường là 6,8m, khoảng cách giữa các bậc sân là 3,08m, dài 4,95m, rộng 1,23m.

- Các khối đã được phủ bằng một lớp lau sậy trộn nhựa đường, bên trên là hai lớp gạch nung tráng nhựa đường, giữa các lớp gạch lại được che phủ bởi những tấm chì lá để chống thấm. Trên mỗi tầng trồng nhiều loại cây cổ thụ khác nhau. Để đưa nước tưới cho cây cối, người ta phải dùng một loại máy có chuỗi gần quay liên tục do người điều khiển.

- Vườn treo Ba-bi-lon là một công trình kiến trúc có một không hai trong lịch sử và sau này nó được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Dân tộc nào ở phương Đông xuất hiện chữ viết sớm? Vào khoảng thời gian nào? Họ viết chữ vào đâu?
Trả lời:


- Các dân tộc phương Đông xuất hiện chữ viết sớm đó là: Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc.

- Vào khoảng thời gian:

+ Lưỡng Hà, Ai Cập: 3500 năm TCN

+ Trung Quốc: 2000 năm TCN

- Họ viết chữ vào:

+ Người Ai Cập viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút (một loại cây sậy)

+ Người Lưỡng Hà viết trên phiến đất sét ướt rồi đem nung khô

+ Người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trên mảng lụa trắng


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀI 6 : VĂN HÓA CỔ ĐẠI



Câu 1: Thời cổ đại, các dân tộc phương Đông đã đạt được những thành tựu văn hóa gì?

a> Thiên văn học, sáng tạo ra lịch sử, làm ra đồng hồ đo thời gian.
b> Sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ số, những tri thức toán học ( hình học, số học).
c> Những công trình kiến trúc hùng vĩ ( Kim Tự Tháp).
d> Tất cả những thành tựu trên.

Câu 2:Người phương Đông cổ đại đã phát minh ra chữ viết đầu tiên của mình đó là loại chữ nào?

a> Chữ tượng ý.
b> Chữ la tinh.
c> Chữ tượng hình.
d> Chữ tượng hình và tượng ý.

Câu 3: Vì sao lịch sớm xuất hiện ở các quốc gia phương Đông cổ đại?

a> Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
b> Để làm vật trang trí trong nhà cho đẹp.
c> Để phục vụ yêu cầu học tập.
d> Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.

Câu 4: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

a> Trung Quốc, vì phải tính toán các công trình kiến trúc.
b> Ai Cập,vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
c> Lưỡng Hà, vì phải đi buôn bán xa.
d> Ấn độ, vì phải tính thuế.

Câu 5: Vì sao người Ai Cập thời cổ đại lại thạo về hình học?

a> Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.
b> Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
c> Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
d> Phải tính toán các công trình kiến trúc.

Câu 6: Kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng thời gian nào?

a> Khoảng 2000 – 1500 năm TCN
b> Khoảng 2500 – 3000 năm TCN.
c> Khoảng 3500 – 4000 năm TCN.
d> Khoảng 3000 – 2500 năm TCN.

Câu 7: Người phương Đông cổ đại đều sử dụng loại chữ nào sau đây?

a> Chữ Nôm.
b> Chữ Hán.
c> Chữ tượng hình.
d> Hệ thống chữ cái a, b,c.

Câu 8: Người nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả số 0 mà hiện nay ta đang dùng.

a> Người Ai Cập.
b> Người Ấn độ.
c> Người Hy Lạp.
d> Người Trung Quốc.

Câu 9: Vường treo Ba – bi – lon là thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại nào?.

a> Quốc gia cổ đại Ai Cập.
b> Quốc gia cổ đại Hy Lạp.
c> Quốc gia cổ đại Lưỡng Hà.
d> Quốc gia cổ đại Rôma.

Câu 10: Kim tự tháp là thành tựu văn hóa tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?

a> Quốc gia cổ đại Trung Quốc.
b> Quốc gia cổ đại Lưỡng Hà.
c> Quốc gia cổ đại Rôma.
d> Quốc gia cổ đại Ai Cập.

Câu 11: Tác giả bộ sử thi nổi tiếng I – li – at, Ô – đi – xê là ai?

a> Hô –me.
b> Et –zin.
c> Xô – phô – clơ.
d> Ơ – đíp.

Câu 12: Nhờ đâu người Hy Lạp hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời?

a> Nhờ canh tác nông nghiệp.
b> Nhờ đi biển.
c> Nhờ buôn bán giữa các thị quốc.
d> Nhờ khoa học, kỹ thuật phát triển.

Câu 13: Hệ thống chữ cái A, B, C là hệ thống chữ cái của nước nào?

a> Ai Cập.
b> Lưỡng Hà.
c> Hy Lạp, Rôma.
d> Ai Cập, Ấn độ.

Câu 14: Ai là tác giả cuốn “ Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp Ba Tư”?.

a> Tu – xi –đit.
b> Hê – rô – đôt.
c> Xtra – bôn.
d> Ê – xin.

Câu 15: I – li – at và Ô – đi – xê là bản anh hùng ca nổi tiếnh của nước nào thời cổ đại?

a> Hy Lạp cổ đại.
b> Ai Cập cổ đại.
c> Rôma cổ đại.
d> Trung Quốc cổ đại.


Đáp án: câu 1d, câu 2c, câu 3a, câu 4c, câu 5a, câu 6d, câu 7c, câu 8b, câu 9c, câu 10d, câu 11d, câu 12b, câu 13c, câu 14b, câu 15a
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 16: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng phương hai cạnh góc vuông” đó là định lý của nhà toán học nào?

a> Nhà toán học Pi – ta – go.
b> Nhà toán học Ơ – clit.
c> Nhà toán học Ta – let.
d> Nhà toán học Ac – si – met.

Câu 17: Một công trình kiến trúc khiến đời sau vô cùng than phục, được xây dựng trên đồi A – crô – pôn ở A –ten ( Hy Lạp) đó là:

a> Ngọn hải đăng A – lêch – xan – đri.
b> Đền Pác – tê –nông.
c> Tượng lực sĩ ném đĩa.
d> Thần tượng vệ nữ.

Câu 18: Tượng lực sĩ ném đĩa là thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại nào?


a> Quốc gia cổ đại Ai Cập.
b> Quốc gia cổ đại Lưỡng Hà.
c> Quốc gia cổ đại Hy Lạp.
d> Quốc gia cổ đại La Mã.

Câu 19: Đấu trường Cô – li – dê là thành tựu văn hóa của quốc gia cổ đại nào?


a> Quốc gia cổ đại Ai Cập.
b> Quốc gia cổ đại Hy Lạp.
c> Quốc gia cổ đại Trung Quốc.
d> Quốc gia cổ đại Rôma.

Câu 20: Ngọn hải đăng A – lêch – xan – đri là thành tựu văn hóa của .


a> Ai Cập.
b> Lưỡng Hà.
c> Hy Lạp.
d> Rôma.

Câu 21: Theo em, những thành tựu văn hóa nào thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?

a> Lịch, chữ viết a,b,c.
b> Chữ tượng hình.
c> Một số thành tựu văn hóa cơ bản ( hình học, số học).
d> A,b đúng.

Câu 22: Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa gì?

a> Là một phát minh lớn của con người.
b> Là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
c> Là nhu cầu không thể thiếu khi xã hội phát triển.
d> Cả ba câu trên đúng.



Đáp án: câu 16a, câu 17b, câu 18c, câu 19d, câu 20a, câu 21d, câu 22d
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vì sao các dân tộc phương Đông cổ đại sớm làm ra lịch?
Trả lời:


Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp, cày cấy cho đúng thời vụ, người phương Đông phải thường xuyên theo dõi bầu trời, trăng, sao, mặt trời....để tính toán cho đúng thời gian, gieo trồng cho hợp thời vụ => Từ đó lịch ra đời

2. Người nông dân dựa vào đâu để làm ra lịch?
Trả lời:


Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân phải: "Trông trời, trông đất". Dần dần họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời và các hành tinh khác ảnh hưởng tới việc "mưa thuận gió hòa" hàng năm. Từ đó họ sáng tạo ra lịch (Lịch người phương Đông chủ yếu là âm lịch)

3. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông?
Trả lời:


- Biết làm ra lịch và dùng âm lịch: 1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, biết làm đồng hồ đo thời thời gian bằng bóng nắng mặt trời.

- Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình (vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người); viết lên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre, trên các phiến đất sét...

- Toán học: Phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3.16

- Kiến trúc: Các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà

4. Thành tựu trong lĩnh vực toán học là của dân tộc nào?
Trả lời:


- Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học.

- Người Ấn Độ phát minh ra các chữ số, kể cả số 0

5. Dân tộc nào ở phương Đông xuất hiện chữ viết sớm? Vào khoảng thời gian nào? Họ viết chữ vào đâu?
Trả lời:


- Các dân tộc phương Đông xuất hiện chữ viết sớm đó là: Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc.

- Vào khoảng thời gian:

+ Lưỡng Hà, Ai Cập: 3500 năm TCN

+ Trung Quốc: 2000 năm TCN

- Họ viết chữ vào:

+ Người Ai Cập viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút (một loại cây sậy)

+ Người Lưỡng Hà viết trên phiến đất sét ướt rồi đem nung khô

+ Người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trên mảng lụa trắng

6. Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựu nào? Vì sao?
Trả lời:


Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh. Nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác.

7. Em biết gì về kim tự tháp Kê - ốp ở Ai Cập?
Trả lời:


- Kim tự tháp Khê - ốp cao 146,6m (hiện nay còn 137,7m), tương đương tòa nhà 40-50 tầng. Để xây dựng Kim tự tháp này, người ta ước tính phải dùng 2,6 triệu tảng đá, trong đó có những tảng đá nặng tới 55 tấn.

- Đây là một công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Để có những tảng đá này, người ta phải lấy đá cứng ở núi, mài thành những phiến nhẵn rồi chuyên chở qua sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao xếp thành hình tháp.

- Việc xây dựng các kim tự tháp vào thời điểm cách chúng ta 5.000 đến 6.000 năm, trong điều kiện kĩ thuật hết sức thô sơ đã cho thấy sự vĩ đại về sức sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại. Để xây dựng các kim tự tháp, hàng chục vạn nô lệ đã chết ở đây.

- Theo khảo sát của các nhà khoa học, phải leo lên cao khoảng 12m mới thấy được cửa vào Kim tự tháp. Muốn đi vào sâu bên trong phải thắp đuốc soi đường. Trên đường đi, có những ngách dẫn tới các phòng trống, có lẽ là hầm mộ để xác vua. Việc khảo sát Kim tự tháp đem lại những hiểu biết kì thú về xây dựng, kiến trúc và những nguồn sử liệu vô cùng quý giá để đưa chúng ta về thế giới Ai Cập cổ xưa.

- Như C.Mác đã từng nói, Kim tự tháp là "kết quả vĩ đại" sinh ra từ những "hợp tác đơn giản". Một mặt nó là sự kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp, sự hi sinh của hàng chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản anh hùng ca, ca ngợi thành quả lao động sáng tạo của họ và "Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim tự tháp".

8. Em biết gì về Vườn treo Ba-bi-lon?
Trả lời:


- Vườn treo Ba-bi-lon được xây dựng sau vài năm vua Na-bu-cô-đô-nô-rô xây dựng trong cung điện chính của mình (khoản nửa sau thế kỉ III TCN), là món quà ông tặng người vợ yêu quý của mình - nàng A-mi-tơ-sơ.

- Vườn treo hình vuông, có bậc dẫn lên lối vào cửa tiếp theo, đặt sân nọ lên sân kia thành một quần thể kiến trúc độc đáo theo nền dốt bậc. Các hiên phẳng được đỡ bởi các cột nâng lên, chịu được tất cả sức nặng của cây cối. Cột cao nhất 23,1m, tường được xây vững chắc, rất tốn kém. Chiều dày của tường là 6,8m, khoảng cách giữa các bậc sân là 3,08m, dài 4,95m, rộng 1,23m.

- Các khối đã được phủ bằng một lớp lau sậy trộn nhựa đường, bên trên là hai lớp gạch nung tráng nhựa đường, giữa các lớp gạch lại được che phủ bởi những tấm chì lá để chống thấm. Trên mỗi tầng trồng nhiều loại cây cổ thụ khác nhau. Để đưa nước tưới cho cây cối, người ta phải dùng một loại máy có chuỗi gần quay liên tục do người điều khiển.

- Vườn treo Ba-bi-lon là một công trình kiến trúc có một không hai trong lịch sử và sau này nó được coi là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.

9. Quan sát và miêu tả những hình ảnh trên chiếc Bình gốm Hy Lạp (hình 14 SGK trang 19)
Trả lời
:

- Đây là chiếc bình gốm Hy Lạp, được làm ra từ thế kỉ V TCN. Trên nền men đen bóng, người ta vẽ tranh mô tả những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại, những cảnh sinh hoạt đời thường của người Hy Lạp.

- Bình có hình dáng hài hòa, cân xứng, thân phình rộng, cổ eo thắt lại, miệng và đáy tròn có đường gờ nổi rõ, hai bên có hai quai dùng để cầm, đồng thời cũng để trang trí. Bình được trang trí bằng những đường hoa văn sinh động, nhã nhặn.

- Ở giữa thân bình là hình ảnh miêu tả cảnh hai người ngồi ghế đang nói chuyện gì đó, bỗng người hầu ở phía sau chỉ tay lên bầu trời và kêu lên "Ôi, con chim nhạn!". Người đàn ông có râu ngoái lại và cả hai người cùng nhìn lên con chim tỏ vẻ vui mừng vì chim nhạn là biểu hiện của mùa xuân đã về.

10. Người Hy Lạp và Rô-ma cổ đại dựa vào đâu để sáng tạo ra lịch?
Trả lời:


Người Hy Lạp và Rô-ma cổ đại dựa vào sự di chuyển của trái đất quay xung quanh Mặt Trời để làm ra lịch. Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là dương lịch.

11. Nêu những thành tựu văn hóa của người Hy Lạp và Rô - ma?
Trả lời:


- Biết làm lịch và dùng lịch dương, chính xác hơn: 1 năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng

- Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ....có 26 chữ cái gọi là hệ chữ cái la tinh, đang được dùng phổ biến hiện nay.

- Các ngành khoa học:

+ Phát triển cao đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

+ Một số nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít (Toán học), Ac-si-mét (Vật lí), Pla-tôn, A-ri-xtốt (Triết học), Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít (Sử học), Xtơ-ra-bôn (Địa lí),..

- Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như: Đền Pác-tê-nông (A-ten), đấu trường Cô-li-đê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần vệ nữ ở Mi-lô,....

12. Hãy kể tên những công trình kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp và Rô-ma thời cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến nay?
Trả lời:


Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Hy Lạp và Rô-ma thời cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến nay như: đền Pác-tê-nông (A-ten), đấu trường Cô-li-đê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần vệ nữ ở Mi-lô,....

13. Nền văn học Hy Lạp được cả thế giới biết đến với những tác phẩm nào?
Trả lời:


Nền văn học Hy Lạp được cả thế giới biết đến với những tác phẩm:

- Bộ sử thi nổi tiếng I-li-át, Ô-đi-xê của Hô-me

- Những vở kịch thơ độc đáo của Ô-re-xt của Et-sin, Ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clo .v.v...

14. Tại sao ở thời cổ đại Hy Lạp và Rô-ma, văn hóa có thể phát triển được như thế?
Trả lời:


- Văn hóa Hy Lạp và Rô-ma được hình thành dựa trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp vừa là cơ sở vật chất vừa là sự thúc đẩy văn hóa phát triển)

- Chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại dựa trên sự bóc lột về sức lao động của nô lệ, vừa tạo ra nguồn của cải vật chất nuôi sống xã hội, vừa tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ thuật.

- Sự tiến bộ của xã hội - chính trị, nhất là thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho nội dung văn hóa.

- Kế thừa, tiếp thu thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại.

15. Vì sao ngành thiên văn học sớm phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Trả lời:


- Do xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của người phương Đông (kết quả của mùa màng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của tự nhiên) nên họ phải thường xuyên "trông trời, trông đất"... để gieo trồng đúng thời vụ. Thiên văn học và lịch ra đời xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Qua kinh nghiệm từ quan sát thiên nhiên, người phương Đông cổ đại đã có sự hiểu biết về thiên văn rất sớm.

16. Cho biết những thành tựu văn hóa nào của người cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
Trả lời:


Những thành tựu văn hóa nào của người cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay đó là:

- Chữ viết la tinh: a, b, c..

- Một số thành tựu cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các chữ số, kể cả số 0, các định lí như Ta-lét, Pi-ta-go, định luật Ac-si-met,...

- Những công trình kiến trúc điêu khắc: Kim tự tháp, đền Pác-tê-nông (A-ten), đấu trường Cô-li-đê (Rô-ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần vệ nữ ở Mi-lô... là những kiệt tác có giá trị đến ngày nay thu hút khách du lịch gần xa, những thành tựu về thiên văn học, y học, toán học,...

17. Em hãy kể tên 7 kì quan của thế giới cổ đại.
Trả lời:


- Tượng thần Dớt

- Lăng mộ Ha-li-các-dớt

- Ngọn hải đăng A-lếch-xan-đri

- Tượng khổng lồ trên đảo Rô-dơ (tượng thần mặt trời Hê-li-ốt)

- Kim tự tháp Ai Cập

- Đến Ac-tê-mi (Hy Lạp)

- Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top