Vấn đề then chốt của việc marketing

Chien Tong

New member
Xu
33
Nhiều nhà quản lý cho rằng một chương trình tiếp thị được kiến tạo tốt, triển khai tốt, tài trợ tốt sẽ thành công. Không nhất thiết là như vậy. Và các bạn không phải tìm kiếm các ví dụ xa xôi, mà chính là các công ty như IBM,General Motors.

marketing-plan.jpg

Digital Marketing DC.
Các nhà quản trị điều hành chương trình của hãng GM phải là những ng¬ười giỏi nhất và sáng giá nhất. Đương nhiên là những người giỏi nhất và sáng giá nhất đã hấp dẫn các công ty lớn và tốt nhất như GM và IBM. Nhưng các chương trình này tự nó đã dựa trên những giả thuyết thiếu cơ sở.

Khi được hỏi ông tin tưởng gì vào cảm nghĩ của nước Mỹ đối với các đại công ty, John Keneth Galbraith đã nói rằng chúng ta sợ quyền lực của các công ty. Ngày nay, phải nói chúng ta sợ sự bất lực của các công ty. Tất cả Tất cả các công ty đều gặp rắc rối, đặc biệt là các công ty lớn. General Motors chính là một ví dụ điển hình. Thập kỷ vừa qua, công ty đã trả một cái giá khủng khiếp cho sự hủy hoại nhãn hiệu của họ (nó làm công ty tốn kém hệt như đã từng tốn kém khi tạo ra nhãn hiệu). Cổ phần đã mất đi 10 điểm tức là mất đi 10 tỉ đô-la doanh số một năm.

Ngày nay, khi một công ty phạm một lỗi lầm, dấu lỗi lầm hiện ra ngay sau lưng họ, đó là sự cạnh tranh với công việc kinh doanh của họ. Để lấy lại phong độ kinh doanh, công ty đó phải đợi các công ty khác phạm sai lầm và tìm cách khai thác tình huống đó.

Câu trả lời là chương trình tiếp thị của bạn phải phù hợp với các điều luật tiếp thị (mặc dù chúng tôi định nghĩa ý tưởng và khái niệm của chúng tôi dưới bảng hiệu "tiếp thị", nó cũng hữu ích dù bạn ở cương vị nào trong công ty, hay dù sản phẩm và dịch vụ của bạn đang bán là gì).

Theo Trần Hà
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Then chốt cuộc chơi Maketing là gì nhỉ? là không phải là người làm Maketing giỏi hay kiệt xuất mà là người tạo ra nhiều người cùng làm Maketing giỏi thành một hệ thống = > hướng tới sản phẩm hý hý...
 
33 kiến thức căn bản về Marketing & Kinh doanh

1. Đừng bao giờ viết ra một mẫu quảng cáo mà bạn không muốn người trong gia đình bạn đọc. Trong nhà máy, bạn có thể sản xuất son môi; còn khi quảng cáo, hãy bán ra hy vọng về cái đẹp.

2. Mục đích quảng cáo chính là bán ra một giải pháp - ước mơ - mong đợi.

3. Yêu cầu hàng đầu của một thương hiệu là phải tượng trưng cho một điều gì đó. Có thể là chất lượng, sự sáng tạo, tính thân thiện,...

4. Chọn được tên thương hiệu hay quả thực sẽ rất có lợi.

5. Và xuất sắc là khi bạn có thể đem lại màu sắc và âm hưởng cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

6. Có 4 loại công ty thường gặp.
- Công ty tạo ra sự việc.
- Công ty nhìn thấy sự việc và đáp ứng.
- Công ty nhìn thấy sự việc và không đáp ứng.
- Công ty không để ý thấy sự việc đã xảy ra.

7. Làm cách nào bạn quyết định được nên bán cái gì? Có bốn hướng đi:
- Bán thứ gì có sẵn.
- Tạo ra thứ mà người ta đòi hỏi.
- Đoán trước thứ gì mà người ta sẽ yêu cầu.
- Sản xuất ra thứ mà không ai đỏi hỏi nhưng sẽ làm cho người mua thích thú.

8. Người ta sống được là nhờ bán một thứ gì đó (sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, ý tưởng, thông tin, mối quan hệ, chính bản thân ta,…). Đừng chỉ bán đặc trưng sản phẩm, hãy bán lợi ích, kết quả và giá trị của nó.

9. Những khách hàng kêu ca là những người bạn tốt của công ty.

10. Nếu bạn thỏa mãn được khách hàng khó tính nhất thì sẽ dễ dàng chiều được những khách hàng còn lại.

11. Truyền đạt, quảng bá chỉ hiệu quả khi nó nắm bắt được sự chú ý của khách hàng.

12. Cần phải tạo ra tính nhất quán trong truyền đạt bằng lời và phi lời (ánh mắt, nụ cười, trang phục nhân viên, bảng giá sản phẩm, cơ sở vật chất,…)

13. Khi già đi, người ta muốn cảm thấy và được trông trẻ hơn. Điều này dẫn đến việc mua xe hơi dạng thể thao, phẫu thuật thẩm mỹ và dùng máy tập thể dục. Cần phân biệt rõ những nhu cầu khách hàng hiện thời và nhu cầu tiềm ẩn.

14. Điều cơ bản nhất là biết được khách hàng mục tiêu là ai.

15. Một sản phẩm được thiết kế đẹp, tăng tính hấp dẫn cần đạt được các tiêu chuẩn: dễ mở bao bì, dễ lắp ráp, dễ học cách sử dụng, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, dễ xử lý khi bỏ đi.

16. Đôi khi, nhà tư vấn chính là người mượn chiếc đồng hồ của bạn và nói cho bạn biết mấy giờ rồi ra đi với chiếc đồng hồ đó. Hãy cẩn trọng xem xét và phân biệt họ.

17. Làm sao để khác biệt? Có thể thử: khác biệt lý tính (kích cỡ, hình dạng, màu sắc, mùi vị, giá cả,…), khác biệt quan hệ (trả lời inbox nhanh hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn,…).

18. Có thể phát triển lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau như ưu việt về phẩm chất, tốc độ, an toàn, dịch vụ, mẫu mã, độ tin cậy, chi phí thấp, giá rẻ,…
Nếu bạn không phải là một phần của chiếc xe lu, thì bạn là một phần của con đường để bị cán bẹp.

19. Nhân viên của bạn là sự nghiệp của bạn. Người bạn thuê hôm nay sẽ tạo ra tương lai ngày mai của bạn.

20. Trong ngành kinh doanh dịch vụ: khách hàng xếp thứ hai, nhân viên xếp thứ nhất.

21. Nếu bạn trả cho nhân viên bằng đậu phộng thì bạn sẽ có những con khỉ. Hãy tạo ra một động cơ, chứ không phải một công việc; đối xử với họ bằng phẩm giá và sự tôn trọng.

22. Công ty phải chắc chắn rằng nhân viên hiểu được là họ không phải đang làm việc cho công ty, họ làm việc cho khách hàng.

23. Mục tiêu của tiếp thị trải nghiệm là cho thêm kịch tính và trò vui vào những sản phẩm mà nếu để nguyên thì người ta sẽ chỉ xem như những món cũ rích.

24. Doanh nhân cũng giống như người tiên phong khai phá những biên cương mới. Khi thành công, bạn tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người khác. Chẳng phải đây là điều vô cùng ý nghĩa bạn có thể làm được cho một người hay sao.

25. Những công ty khôn ngoan luôn biết tập trung. Người xưa nói nếu bạn cùng một lúc đuổi theo hai con thỏ thì sẽ chẳng bắt được con nào cả.

26. Khách hàng đem đến tiền lương cho bạn và là người duy nhất có thể sa thải tất cả chúng ta.

27. Tập trung vào chăm sóc khách hàng trung thành, tìm hiểu họ tốt hơn, tìm thêm hàng hóa dịch vụ mà họ có thể cần hay muốn có.

28. Thị trường lớn được hình thành từ rất nhiều thị trường ngách. Sự lựa chọn của bạn hoặc là làm “con khỉ đột” hoặc làm “người lính du kích” - bị nhắm tới hoặc là người nhắm tới.

29. Nên và cần tính được mức doanh thu tạo ra trên mỗi đồng vốn (vòng quay vốn). Nếu bạn không biết mình đang đi về đâu, bạn sẽ bị cùng đường ở một xó nào đó.

30. Công ty của bạn đối mặt với vô số tương lai và phải tự quyết định nó muốn có tương lai nào. Ai sống bằng quả cầu pha lê thì chỉ ăn được kính vụn. Cách tốt nhất để dự báo tương lai là hãy phát minh ra nó.

31. Nguy hiểm nhất chính là kẻ làm giống với bạn nhiều nhất.

32. Để đánh bại đối thủ, bạn phải tự tấn công mình trước: Làm việc cật lực để sản phẩm của bạn trở thành lỗi thời trước khi đối thủ làm điều đó.

33. Và cuối cùng, lập ra doanh nghiệp riêng tức là phải làm việc 80 giờ một tuần để khỏi phải làm việc 40 giờ một tuần cho người khác.

Trong cuộc sống, thiết nghĩ mọi thứ đều có giá của nó. Khi bạn đứng ra kinh doanh làm chủ, điều tuyệt vời nhất không hẳn là có thêm tiền bạc, danh tiếng, mối quan hệ, thành công - thất bại,… Điều đáng trân trọng nhất chính là con người mà bạn đã trở thành trên hành trình đó.

Tong hop
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top