Tớ nhớ cậu
New member
- Xu
- 0
Đại cách mạng Pháp năm 1789 thành công đưa nước Pháp tiến lên một bước vĩ đại trong việc thay đổi hình thái kinh tế - xã hội, chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa – một chế độ xã hội cao hơn, tiến bộ hơn, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người. Giai cấp tư sản Pháp trở thành giai cấp lãnh đạo tiên phong và duy nhất thực hiện sứ mệnh cao cả ấy.
1. Yêu cầu lịch sử của nước Pháp cuối thế kỷ XVIII và sự trưởng thành của giai cấp tư sản Pháp
Muốn hiểu được cách mạng Pháp cũng như vai trò của giai cấp tư sản trong suốt diễn biến của cách mạng trước tiên phải biết được tình hình của nước Pháp trước năm 1789: sự phát triển kinh tế, tổ chức chính trị, trạng thái xã hội và trào lưu tư tưởng dọn đường cho cách mạng bùng nổ và phát triển.
1.1 Bối cảnh lịch sử quy định nước Pháp chỉ có thể tiến lên bằng con đường duy nhất là tiến hành cuộc cách mạng tư sản
Đến cuối thế kỷ XVIII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trong công nhiệp và thương nghiệp nhưng lại bị kìm hãm bởi nền kinh tế lạc hậu và bị chi phối bởi những chính sách phong kiến như thuế quan, đo lường, mẫu mã sản phẩm…
Kinh tế nông nghiệp là lĩnh vực chịu sự thống trị vững chắc của chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Do năng suốt lao động thấp, chủ yếu duy trì việc trồng cây lương thực, do đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với mô hình đồng cỏ và đàn cừu giống như nước Anh không có cơ hội xâm nhập .
Mặt khác khi lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ trao đổi buôn bán ngày càng được mở rộng thì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại càng chịu sự kìm hãm của cách chính sách phong kiến như các quy định khắt khe của phường hội, trong mỗi địa phương lại duy trì một chế độ thuế quan, đo lường khác nhau.
Như vậy về kinh tế: sự nảy sinh giửa lực lượng sản xuất mới, tiến bộ với quan hệ sản xuất phong kiên lạu hậu lỗi thời, yêu cầu lịch sử đặt ra phải xóa bỏ những rào cản của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Cũng xuất phát từ những đặc điểm về kinh tế mà xã hội nước Pháp hình thành chế độ đẳng cấp hết sức khắt khe. Nếu như đảng cấp quý tộc và tăng lữ được hưởng mọi đặc quyền về kinh tế, chính trị thì đẳng cấp thứ 3 (tư sản, nông dân và bình dân thành thị) lại không được hưởng những quyền lợi về chính tri, phải đóng hàng trăm nghìn thứ thuế cho hai đẳng cấp trên và nhà vua. Xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII là xã hội của những mâu thuẫn sâu sắc được quy định bởi chế độ đẳng cấp khắt khe.
Trong khi đó: “những vĩ nhân ở Pháp như Mongteskio, Vonte, Rutxo đã soi sáng đầu óc cho mọi người để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sắp bùng nổ, chính họ là những người hết sức cách mạng. Họ không thừa nhận bất cứ một thứ uy quyền nào bên ngoài. Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước, tất cả đều bị phê phán hết sức nghiêm khắc”.
Trong khi những mâu thuẫn kinh tế - xã hội đang diễn ra gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Những chính sách đối nội, đối ngoại phản động đã làm tăng thêm mâu thuẫn và sự căm phẫn của đẳng cấp tứ 3. Tình thế cách mạng đã thực sự chín muồi váo cuối thế kỷ XVIII, cách mạng nổ ra là một tất yếu của lịch sử, nhưng giai cấp nào sẽ đứng lên thực hiện sứ mệnh lãnh đạo ấy?
Việc tìm hiểu về sự trưởng thành và khả năng cách mạng của giai cấp tư sản sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn về vai trò lịch sử to lớn của giai cấp này.
1.2. Sự trưởng thành của giai cấp tư sản đưa giai cấp này chiếm giữ vị trí lãnh đạo tuyệt đối trong cuộc cách mạng.
Ở Pháp trong thế kỷ XVII – XVIII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cả trong công nghiệp và thương nhiệp nhưng ngoại thương chiếm ưu thế hơn, hình thành nên chủ nghĩa trọng thương.Thomas Mun đã khẳng định vai trogf của ngoại thương “ngoại thương là sự giàu có cảu vương quốc, là danh dự của vương quốc, là sứ mệnh cao quý của thương nhân…”. Giữa thế kỷ XVII ở Pháp cặp đôi chuyên chế - chủ nghĩa trọng thương xuất hiện rõ nhất, nó phù hợp với sự liên minh giữa một tư sản còn yếu ớt và một nhà vua chuyên chế là vua Louis XIV. Vào thời kỳ đó, nhà vua thi hành những chính sách có lợi cho giai cấp tư sản về kinh tế và những chức trách quan trọng trong triều đình còn giai cấp tư sản thì đem những nguồn tiền khổng lồ cho nhà vua.
Chính điều kiện thuận lợi ấy giúp cho giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng. Michel Beaud viết trong cuốn lịch sử chủ nghĩa tư bản cũng đã khẳng định: …chính nhờ hoạt động của nhà nước mà những cơ sở vững chắc của chủ nghĩa tư bản công trường thủ công và thuộc địa được thiết lập ở Pháp. Nhà nước hoàng gia, nhà nước chuyên chế đã ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực phát triển của sản xuất công trường thủ công và thương mại thế giới, chính dưới sự bảo hộ của nó mà mà giai cấp tư sản pháp đã hình thành.
Tuy nhiên sự liên minh ấy không tồn tại được bao lâu, sau cái chết của vua Louis XIV giới quý tộc nhanh chóng nắm lại quyền lực chính trị, nhà vua tuyển chọn các cố vấn của mình chủ yếu trong giới quý tộc chứ không phải là lực lượng tư sản như trước nữa.
Như vậy nước Pháp xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên giai cấp quý tộc siết chặt hàng ngũ lại chung quanh nhà vua và triều đình, giành cho mình chiếm giữ những chức vụ quan trọng và chăm lo cho những đặc quyền và quyền hành của mình; một bên khác giai cấp tư sản làm giàu bằng thương mại thuộc địa và bành trướng sản xuất chế biến đã mạnh lên nhưng vẫn bị gạt khỏi công việc của nhà nước.
Loại bỏ rào cản phong kiến là nhiệm vụ tất yếu của giai cấp tư sản. Nhưng sức mạnh và khả năng của họ tới đâu?
Nước Pháp là một trong những quốc gia điển hình của sự phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nhờ những thuận lợi trong thời kỳ đầu đã không ngừng phát triển mạnh mẽ về thế lực kinh tế. Trong thời kỳ này không ở đâu mà giai cấp tư sản như ở nước Pháp lại có sự trưởng thành vượt bậc thể hiện trong sự phân hóa thành nhiều tầng lớp (đại tư sản, tư sản công thương, tư sản vừa và nhỏ…) tuy có quyền lợi và thái độ chính trị khác nhau nhưng các tần lớp tư sản đều thống nhất nhau ở chỗ chống phong kiến chuyên chế, chống đặc quyền giáo hội. Đại diện cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản là một giai cấp cách mạng, một giai cấp đang lên có ý thức về vai trò lãnh đạo của mình. Điều đó quy định giai cấp tư sản Pháp có thể độc chiếm vai trò lãnh đạo cách mạng mà không cần đến sự liên minh của giai cấp quý tộc phong kiến tư sản hóa. Đây cũng là cuộc cách mạng đầu tiên mà ở đó giai cấp lãnh đạo ý thức rõ ràng về sức mạnh của quần cúng nhân dân, do đó tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ của quần chúng cho sự nghiệp đấu tranh trong khuôn khổ của cuộc cách mạng tư sản.
Cùng với đó trong khi chế độ phong kiến càng thắt chặt những đặc quyền, đặc lợi thì giai cấp tư sản thượng lưu, chủ ngân hàng , thương nhân lớn ở các cảng biển, chủ xưởng doanh gia tuy còn yếu trong địa vị chính trị nhưng đã tìm được những người bạn đồng minh hiếu động và ồn ào ở các luật sư, các luật gia, các nhà tư tưởng, những bạn bè văn chương có phòng tiếp khách, các nhà kinh tế… nhiều người trong số họ phát hiện ra những tư tưởng tuyệt vời dẫn dắt con đường lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản.
2. Vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII
Như vậy với tất cả các yếu tố như lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển mạnh mẽ trong nước Pháp – nơi được coi là thành trì của chế độ phong kiến châu Âu, sự trưởng thành của giai cấp tư sản, sự ra đời của hệ tư tưởng dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới… đã khẳng định cuộc cách mạng Pháp nổ ra sẽ mang màu sắc khác với các cuộc cách mạng tư sản trước đó.
Và trên thực tế, giai cấp tư sản với vai trò lãnh đạo tuyệt đối của mình đã đưa cuộc cách mạng tư sản Pháp đi tới đỉnh cao, đi tử việc đánh đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, sau đó là chế độ cộng hòa và đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Giacobanh.
Tuy nhiên như phần đầu đã phân tích, giai cấp tư sản Pháp phân hóa thành nhiều giai cấp khác nhau, mỗi tầng lớp có những quyền lợi và thái độ chính trị khác nhau đã kế tiếp nhau đứng lên nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Việc đánh giá từng vai trò của từng tầng lớp sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao cách mạng có thể phát triển tới đỉnh cao và trở thành cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại.
2.1 Vai trò của giai cấp đại tư sản
Thứ nhất: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Cuối thế kỷ XVIII chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, để giải quyết khó khăn về tài chính, vua Louis XVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp vào ngày 5-5-1789. Trong hội nghị diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba và hai đẳng cấp trên.
Ngày 17-6 đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố thành lập Hiệp hội dân tộc. Tới ngày 9-7 Hiệp hội dân tộc tự tuyên bố thành lập quốc hội lập Pháp, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến trên lý thuyết. Ngày 14-7, chiến thắng ngục Baxti đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ cũ. Chính quyến giành được thuộc về phe đại tư sản hay còn gọi là tư sản lập hiến.
Thứ hai: Bộ phận này nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý cho sự hình thành nhà nước lập hiến.
Cuộc cách mạng năm 1789 lật đổ chế độ phong kiến nhưng chính quyền của một chế độ mới vẫn chưa được định hình, trong khi đó triều đình và các quý tộc di cư đang nuôi âm mưu bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó đòi hỏi giai cấp tư sản phải nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý và hợp pháp hóa địa vị thống trị của mình.
Ngày 26-8-1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền xác định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người là “tự do, bình đẳng, bắc ái” đồng thời khẳng định quyền sở hữu tư sản tư nhân là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng. Trên thực tế bản tuyên ngôn chủ yếu đề cập đến quyền lợi của con người cá nhân – con người tư sản. Đặc biệt đến ngày mùng 3-9-1791, hiến pháp được quốc hội lập hiến thông qua, xác định chế độ quân chủ lập hiến với 3 cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp có mối liên hệ hỗ trợ nhưng đồng thời kiểm soát lấn nhau. Với bản hiến pháp trên nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng quyền hành bị hạn chế, quyền lực chủ yếu nằm trong tay quốc hội.
Thứ ba: chính phủ lập hiến thi hành những chính sách nhằm mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ
Cùng với việc xây dựng cơ sở pháp lý giai cấp đại tư sản cũng tích cực tiến hành các chính sách nhằm xóa bỏ những rào cản còn lại của chế độ phong kiến như việc ban hành sắc lệnh ngày 2-11-1789 quyết định quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của giáo hội, chủ yếu là ruộng đất. Ngày 12-7-1789 Quốc hội lập hiến ban hành “hiến pháp thường dân của giáo hội” buộc giáo hội phải phục tùng quốc gia, không phụ thuộc vào giáo hội Roma về mặt hành chính, các giáo hội và cha xứ sẽ được lựa chọn thông qua bầu cử.
Những chính sách trên mở đường cho giai cấp tư sản thi hành những chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Về hành chính: cả nước chia thành 83 quận và thành lập các tổ chức có nhiệm vụ phân bổ thuế khóa và thu thuế, hưỡng dẫn việc chấp hành luật pháp và an ninh, trật tự…điều này góp phần vào việc đảm bảo sự thống nhất quốc gia và sự thống nhất hành chính, góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường dân tộc thống nhất.
Về kinh tế : để tạo bước đà cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, Quốc hội bãi bỏ quy chế phường hội , cho phép tự do buôn bán lúa mì, ra lệnh cấm nhập cảng sợi lanh và các vật liệu khác nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Đánh giá chung: Giai cấp tư sản lập hiến đánh giá vai trò của mình trong cuộc cách mạng tư sản Pháp đúng như trong tuyên bố bế mạc của Hội nghị lập hiến (30-9-1791) : “nhiệm vụ của mình đã hoàn thành”. Nhưng thực sự nhiệm vụ đó hoàn thành tới đâu? Bàn bạc tới vấn đề này sẽ giúp ta đánh giá đúng đắn về vai trò của giai cấp đại tư sản.
Trong việc giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu: giai cấp tư sản đã hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình theo đúng bản chất của một cuộc cách mạng tư sản đó là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ quân chủ lập hiến, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp đại tư sản là những chủ ngân hàng, tài chính lớn, những nhà thầu thuế ... là tầng lớp phục vụ chủ yếu cho bộ máy nhà nước, đồng thời là những người được hưởng đặc quyền nhiều nhất dưới thời kỳ liên minh giữa chế độ quân chủ và chủ nghĩa trọng thương trong thời gian cầm quyền của vua Louis XIV, họ thu được những nguồn lời khổng lồ từ việc cho nhà vua và cung đình vay lãi.
Như vậy quyền lợi của họ gắn chặt với những đặc quyền phong kiến, điều đó lý giải vì sao sau khi cách mạng giành thắng lợi , tư sản lập hiến chủ chương thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, duy trì hình ảnh của vị vua mang tính biểu tượng. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến giúp tư sản lập hiến một mặt bảo vệ vững chắc được quyền lợi của giai cấp tư sản, một mặt kìm hãm phong trào cách của quần chúng đang lên cao.
Sự ra đời của chế độ quân chủ lập hiến phản ánh một cuộc cách mạng theo đúng bản chất của 1 cuộc cách mạng tư sản.
Tuy nhiên cuộc cách mạng mà giai cấp đại tư sản tiến hành chỉ nhằm phục vụ cho giai cấp mình trong khi đó quần chúng nhân dân có vai trò to lớn lại không được đáp ứng nguyện vọng. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “tự do – bình đẳng – bắc ái” lại chỉ chú trọng đến con người tư sản, gạt bỏ quần chúng nhân dân ra khỏi khẩu hiệu trên, đặc biệt trong bản hiến pháp của Quốc hội lập hiến năm 1791 đã chia công dân thành công dân tích cực và tiêu cực dựa trên tiêu chí về sự sở hữu của cải trong xã hội. Sự phân chia này vô hình chung gạt những người nông dân và bình dân thành thị ra khỏi đời sống chính trị. Và tất nhiên vấn đế cơ bản nhất là vấn đề ruộng đất, người nông dân cũng chưa được hưởng xứng đáng với những gì mà mình đã hi sinh cho cách mạng.
Tóm lại những ảo tưởng trong những ngày đầu cách mạng về bắc ái và hòa hợp dân tộc chẳng được bền. Toàn bộ đẳng cấp thứ ba kết thành một khối thống nhất đứng lên chống chế độ chuyên chế xong thành quả cách mạng không phải thuộc về tất cả mọi người. Chỉ có giai cấp tư sản được và cũng không phải toàn bộ giai cấp tư sản ma chỉ có số giàu nhất tức là đại tư sản chiếm giữu cương vị lãnh đạo.
Như vậy tình hình nổi bật sau cách mạng 1789 là nông dân chua có ruộng đất, quần chúng chua có quyền dân chủ, đại bộ phận giai cấp tư sản chưa có được những gi mình muốn, điều đó tạo nên động lực đưa cách mạng Pháp tiếp tục phát triển.
2.2 Vai trò của tư sản công – thương xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập nền cộng hòa
Sau cách mạng năm 1789, nhà vua vẫn chưa có ý định từ bỏ quyền lực của mình. Triều đình phong kiến trở thành nơi tập
trung của các lực lượng phản cách mạng. Trong khi đó quốc hội lập hiến lo sợ sự phát triển đi lên của quần chúng nhân dân tìm mọi cách bí mật hoặc công khai để bảo vệ nhà vua phong kiến.
Trước tình hình đó, vua và hoàng hậu âm mưu dùng các lực lượng phong kiến đê lật đổ cách mạng trong nước. Được sự hỗ trợ trong nước, các nước Anh, Áo, Phổ tuyên chiến với nước Pháp. Trong tuyên cáo của nước Áo, Phổ có nhiệm vụ chấm dứt sự hỗn loạn ở Pháp và “trả lại cho vua những quyền hợp Pháp, dọa xử tử những kẻ phản nghịch. Nước Pháp lâm vào tình trạng nguy kịch. Mọi căm phẫn của nhân dân đổ lên đầu chế độ quân chủ.
Đêm ngày mùng 9 rạng sáng ngày mùng 10 tháng 8 năm 1792 , lực lượng quân đội tình nguyện tấn công cung điện Tuylori – nơi ở của vua và hoàng hậu Mari Angtoannet, nhà vua hoang hậu bị bắt giam. Nền quân chủ - chế độ tồn tại ở Pháp gần 1000 năm bị sụp đổ. Theo đề nghị của công xã, Quốc hội lập pháp quyết định triệu tập một quốc hội mới. Quốc hội chỉ định việc thành lập “ hội đồng chấp chính lâm thời” trong đó phái Griongdanh chiếm đa số trong số này.Ngày 20-9-1792, Quốc hội lập pháp tuyên bố tự giải tán nhường chỗ cho hoạt động của Quốc hội mới (Hiệp hội dân tộc). Ngày 21-9, Hiệp hội dân tộc tuyên bố bãi bỏ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa dưới sự cầm quyền của phái Girongdanh.
Phái Girongdanh – đại diện quyền lợi của tư sản ở các tỉnh về thương nghiệp, công nghiệp và đất đai, đã thu lợi từ trong cách mạng và chính vì lẽ đó đã mạnh dạn đứng lên chống các lực lượng quân chủ. Tuy không tham gia vai trò lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa ngày mùng 8-10-1792 nhưng trong thời kỳ tồn tại chế độ quân chủ lập hiên phái Girongdanh đã giữ vai trò quan trọng là phe cánh tả trong quốc hội, hơn nữa khi quốc hội lập hiến giải tán, quốc hội mới được thành lập phái Girongdanh có tới 200 đại biểu trong khi đó phái Giacobanh chỉ có 100 đại biểu, điều đó đưa phái Girongdanh lên nắm chính quyền cộng hòa.
Đánh giá chung: việc thiết lập chế độ cộng hòa đã thể hiện bước phát triển vượt bậc và tiến bộ hơn hẳn của cách mạng Pháp so vởi các cuộc cách mạng trước đó và chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp tư sản Pháp.
Tuy nhiên khi lên nắm chính quyền nhờ cuộc khởi nghĩa ngày 8-10 mà họ không tham gia, phái Girongdanh cũng giống như giai cấp đại tư sản tìm mọi cách kìm hãm cách mạng, trở thành một lực lượng bảo thủ rồi chống cách mạng, logic của cuộc đấu tranh cuối cùng dẫn họ đến lập trường phản cách mạng.
Ngay cả khi nước Pháp lâm vào nguy cơ xâm lược của liên minh châu Âu thì những khẩu hiệu rêu rao của phái Girongdanh nhằm tiến hành chiến tranh bảo vệ nước Pháp thực chất chỉ là luận điệu lừa bịp nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và âm mưu làm giàu tư cuộc chiến tranh.
Như vậy đến cả khi chế độ cộng hòa được thiết lập ở Pháp thì những quyền lợi cơ bản nhất của quần chúng nhân dân nói
chung và giai cấp nông dân nói riêng vẫn chưa được đáp ứng. Họ vẫn phải tiếp tục đứng lên đấu tranh. Trong khi đó ngay trong thời kỳ mà phái Girongdanh chưa bộc lộ bộ mặt phản cách mạng thì phải Giacobanh đã có những hành động tích cực được quần chúng nhân dân ủng hộ. Điều đó dự báo sự xuất hiện của một vai trò cực kỳ to lớn mà ở đó giai cấp lãnh đạo nghiêng về quyền lợi của quần chúng nhân dân.
2.3 Vai trò của phái Giacobanh đưa cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ cách mạng.
Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân trong những ngày tháng 10 năm 1789 buộc vua Louis XVI phải tiến hành phê chuẩn bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền, đồng thời đập tan kế hoạch phản cách mạng của lực lượng triều đình.
Từ nay nhân dân ngày càng có vai trò tích cực trong tiến trình cách mạng. Câu lạc bộ brotong chuyển về Pari rồi trở thành “Hội của những người bạn của hiến pháp”, còn gọi là câu lạc bộ Gicobanh đại diện cho bộ phận tư sản vừa và nhỏ, nông dân và bình dân thành thị. Có thể thấy đây là tổ chức chính trị đầu tiên trong cách mạng Pháp có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Nó báo hiệu đây sẽ là một tổ chức mang tính cách mạng hướng đến quyền lợi của quần chúng nhân dân. Đồng thời nó mở ra thời kỳ mới với vai trò ngày càng tăng cảu phái Gicobanh.
Thứ nhất: phái Giacobanh có vai trò quan trọng trong việc lật đổ nền quân chủ mở đường cho sự thiết lập của chế độ cộng hòa.
Đứng trước âm mưu phản trắc của nhà vua và hoàng hậu, sự căm phẫn của nhân dân đổ lên đầu chế độ quân chủ, ngày càng có nhiều người hưởng ứng tư tưởng bãi bỏ nền quân chủ. Lo sợ trước sức mạnh của phong trào, phái Girongdanh kêu gọi nhân dân tuân thủ theo hiến pháp nhưng Đô Roobexpie đứng đầu phái Giacobanh đã chống lại ý đồ trên, vạch rõ ràng phải cứu đất nước bằng bất cứ giá nào và chỉ có cái gì làm cho đất nước sụp đổ mới là không hợp hiến pháp. Phải làm cho nhân dân can thiệp vào tiến trình các sự kiện mới cứu được nhân dân. Phái giacobanh kịp thời hành động.
Đêm ngày mùng 9 rạng sáng ngày mùng 10 tháng 8 năm 1792 những người Mongtanha trong phái Gicobanh thành lập các công xã khởi nghĩa tiến công vào cung điện Tuylori – nơi ở của nhà vua Louis XVI và hoàng hậu Mari Angtoannet. Chế độ quân chủ bị sụp đổ đánh dấu bước đi quan trọng trong vai trò của phái Gicobanh. Tuy chính quyền giành được thuộc về tay phái Girongdanh – những người không tham gia cuộc khởi nghĩa nhưng việc thành lập công xã nhân dân với quyền lãnh đạo chính trị thuộc về tay những người Mongtanha thuộc phái Giacobanh đã chúng tỏ tính nhân dân càng tính dân chủ ngày càng rõ nét.Đây nền tảng chính trị thuận lợi cho những bước đị tiếp theo của phái Gicobanh.
Thứ hai: phái Giacobanh trực tiếp lật đổ chế độ cộng hòa thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng
Cuộc khởi nghĩa ngày mùng 10-8-1792 của quần chúng nhân dân đi quá xa vượt khỏi tầm kiểm soát của phái Girongdanh, do đó sau khi nắm chính quyền phái này tiếp tục công khai hoặc bó mật bảo vệ nhà vua, ngăn cản ý muốn của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cuối năm 1792 việc phát hiện ra tủ sắt giấu trong bức tường cung điện Tuylori chứa những là chứng cứ liên quan đến sự thông đồng của nhà vua và bọn phong kiến nước ngoài và quý tộc di cư. Chúng cứ này đã quyết định số phận của nhà vua, ngày 14-1-1792 vua Louis XVI bị xử tử. Cũng từ đây quần chúng nhân hoàn toàn ủng hộ phái Giacobanh.
Sau cái chết của nhà vua, các nước phong kiến như Anh, Phổ, Áo, Nga,Tây Ban Nha thành lập liên minh trục tiếp đe dọa nước pháp. Đứng trước tình thế hiểm nghèo trên, phái Giacobanh chủ trường thực hiện các yêu sách nhằm tập hợp quần chúng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Nhưng những chính sách trên gặp phải sự phản đối gay gắt của phải Girongdanh đi kèm là hàng loạt các hành động chống phá các công xã nhân dân.
Trước tình thế vô cùng nguy ngập, phái Giacobanh cần nắm giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối, lật đổ phái Girongdanh là yêu cầu tất yếu để có thể đưa cách mạng tiến lên.
Ngày 29-5-1793 ủy ban khởi nghĩa được thành lập kêu gọi nhân dân hành động. Ngày 31-5-1793 cuộc khởi nghĩa buộc hiệp hội dân tộc phải giải tán “ủy ban mười hai ngươi”. Ngày 2-6-1793 hiệp hội dân tộc buộc phải bắt giam 29 đại biểu và 2 bộ trưởng Girongdanh đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Girongdanh, chính quyền thuộc về tay phái Giacobanh, thiết lập sự thống trị của tư sản hạng vừa và nhỏ. Giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng bắt đầu. cách mạng chuyển sang giai đoạn cao nhất của nó, giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng.
Nền chuyên chính dân chủ Giacobanh ra đời trong bối cảnh đất nước lâm vào tình cảnh nguy ngập bởi những hành động của bọn ngoại xâm. Đứng trước tình thê đó, để đưa cách mạng tiến lên, chính quyền Gicobanh đã thi hành những chính sách hết sức tiến bộ:
Về việc xây dựng cơ sở pháp lý cho chính quyền:
ngày 24-6-1793 bản hiến pháp của chính quyền gicobanh được thông qua khẳng định nội dung của bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 với tư tưởng “tự do-bình đẳng-bắc ái”. Nội dung của bản hiến pháp tuyên bố hủy bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và công dân tiêu cực. hiến pháp quy định tất cả các nam công dân từ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Mặc dù hiến pháp năm 1793 chưa được thi hành trên thực tế nhưng nó là bản hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại.
Về vấn đề ruộng đất:
ruộng đất là yêu cầu cơ bản và lâu dài của người nông dân, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy họ đấu tranh. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền đã chú ý đến vấn đề quan trọng này. Ngày 3-6-1793 phái Giacobanh quyết định chia lại ruộng đất của bọn di cư thành nhiều mảnh nhỏ và bán lại cho nông dân theo phương thức trả dần trong 10 năm, tạo điều kiện cho dân nghèo có thể mua đất. Đạo luật ngày 17-7 quy định thủ tiêu hoàn toàn các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi thứ đóng góp mà không phải bồi thường. Tất cả các khuế ước, văn tự đều bị thủ tiêu, nghiêm cấm tang trữ các loại giấy tờ.
Ngoài những biện pháp về ruộng đất chính quyền còn thi hành những biện pháp có lợi cho người nông dân. Ngày 11-9, Hiệp hội dân tộc thông qua đạo luật giá tối đa về ngũ cốc và bột mìtrong toàn quốc. Ngày 29-10 một đạo luật về mức tối đa phổ biến được thông qua.
Những đạo luật về ruộng đất của phái Giacobanh là những biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cach mạng tư sản. Nó phá hủy tận gốc chế độ phong kiến dưới góc độ kinh tế, biến người nông dân bị lệ thuộc trước kia trở thành tiểu tư hữu tự do và thiết lập chế độ kinh tế tiểu nông, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản chủ nghĩa.Từ đây chính quyền có chỗ dựa vững chắc nhất để bảo vệ tổ quốc, đó chính là quần chúng nhân dân.
Thứ ba: dưới sự lãnh đạo của phái Giacobanh cuộc cách mạng tư sản phát triển thành cuộc chiến tranh cách mạng để bảo vệ tổ quốc
Nước pháp trước cách mạng được coi là thành trì của chế độ phong kiến phản động. Do đó cách mạng bùng nổ đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế. Điều này tác động mạnh mẽ đến chế độ phong kiến ở các nước. Nhằm tranh nguy cơ lan rộng của cách mạng tư sản, các nước Anh, Áo, Phổ, Tây Ban Nha.. thành lập liên minh chống lại nước pháp cách mạng. Trong các bộ phận của giai cấp tư sản, phái Gicobanh trở thành lực lượng duy nhât hướng mục tiêu chống ngoại xâm với mục đích bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quần chúng nhân dân và cũng là phái duy nhất có khả năng thực hiện điều đó.
Sau cuộc khởi nghĩa ngày mung 10-8 chế độ quân chủ sụp đổ, nước Pháp đồng thời đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước liên minh. Đứng trước tình hình nguy kịch ấy, phái Girongdanh chỉ tỏ ra do dự và khiếp nhược nhưng dưới sự lãnh đạo của phái Giacobanh các đội quân cách mạng được thành lập và làm nên chiến thắng Vanmy (20-9-1792).Vanmy không phải là trận giao tranh lớn nhưng lần đầu tiên nước Pháp cách mạng chống lại liên minh phản cách mạng. Sau chiến thắng Vanmy quân đội cách mạng chuyển sang thế tiến công giải phóng Vecdoong và Longvi sau đó tiến sâu vào đất Bỉ và Áo. Nước Pháp được thoát nạn.
Sau khi lật đổ nền thống trị của phái Girongdanh, chính quyền chuyên chính dân chủ Giacobanh đã thi hành những biện pháp cấp bách nhằm xây dựng thực lực cho cách mạng. Vào tháng 9, thang 10 năm 1793 quân đội Pháp đã thắng lớn ở hai miền đông bắc nước Pháp, có tác dụng làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh. Đến đầu năm 1794 quân Áo bị tan rã, quân Anh và các tiểu vương Đức buộc phải rút lui. Miền đông nước Pháp được giải phóng. Liên minh châu Âu bị đánh đuổi ra khỏi biên giới nước Pháp. Phái Giacobanh giánh thắng lợi hoàn toàn.
Đánh giá chung:
phái Giacobanh trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất đưa cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cáo, thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn chuyên chính dân chủ Gicobanh những nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản, điều mà những giai đoạn trước đó không làm được. Phái Giacobanh đã tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến, xóa bỏ những tàn dư của nó cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, giái phóng toàn bộ lực lượng sản xuất tạo đà cho bước phát triển cho quan hệ sản xuất mới.Lần đầu tiên giai cấp lãnh đạo chú ý đến quyền lợi của đông đảo quân chúng nhân dân như ban hành hiến pháp nhằm thực thi các quần dân chủ tối thiểu, ban hành các sắc lệch ruộng đất nhằm đem lại ruộng đất cho quần chúng nhân dân.Tất cả những việc làm ấy đã khiến phái Gicobanh tập hợp được khối đại đoàn kết liên kết thành sức mạnh tổng hợp tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh cách mạng bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên về cơ bản các chính sách tiến bộ của phái Giacobanh lại không được thực thi trên thực tế bởi lẽ lúc đó chính quyền chuyên chế cùng toàn thể dân tộc phải đương đầu với kẻ thù ngoại xâm và tới khi nước Pháp giải phóng thì nền chuyên chính dân chủ cũng nhanh chóng bộc lộ hạn chế và sụp đổ. Một chính quyền cách mạng nhất thời cận đại nhưng thời gian tốn tại quá ít, điều đó thể hiện những hạn chế của phái Giacobanh:
Khi cách mạng thắng lợi thì nến dân chủ cách mạng do phải Gicobanh lập nên lại trở thành vật cản đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Những chính sách kinh tế và xã hội do cách, mạng đề ra xuất phát từ nhu cầu cuộc chiến tranh và phần nào đó do lợi ích cuộc của những người bình dân mà phái Giacobanh cần phải dựa vào để đưa cách mạng đi tới thắng lợi. Nhưng những chính sách như thiết lập chế độ khủng bố và tập trung, thi hành giá tối đa và trưng thu… đã kìm hãm sự làm giàu của giai cấp tư sản. Sau khi cách mạng kết thúc, tư tưởng chống đổi của giia cấp tư sản đối với chính quyền càng bộc lộ mạnh mẽ.
Đối với quần chúng nhân những chính sách về luật giá tối đa và những biện pháp trừng trị đầu cơ ít nhiều có lợi cho họ nhưng xét chung toàn bộ chính sách kinh tế, xã hội của phái Giacobanh lại không làm thay đổi tình cảnh của tầng lớp bình dân.
Do đó chính phủ Giacobanh không có và không thể có 1 đường lối làm thỏa mãn mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội,sâu xa hơn nữa trên thục tế chính phủ Giacobanh không thể tạo dựng cho mình một cơ sở xã hội vũng chắc.
Tuy nhiên nhưng hạn chế trên của phái Giacobanh xuất phát từ điều kiện của nước Pháp lúc bấy giờ khi mà giai cấp tư sản Pháp lớn mạnh trong khi đó giai cấp vô sản lại chưa ra đời, ngoài hệ tư tưởng dân chủ tư sản chua thể có một hệ tư tưởng nàm khác.Nhũng chính sách tiến bộ của Phái Giacobanh không thể đi xa hơn.
2.4 Vai trò của tư sản Tecmido
Những mâu thuẫn không thể giải quyết của chính quyền Giacobanh đã làm cho nội bộ của phái Giacobanh nhanh chống lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu và cô lập.
Trước tình thế đó ngáy 9 tháng tecmido (17-7-1794) bọn tư sản Tecmido tiến hành cuộc chính biến bắt Ropexpie và những người than cận của ông. Chính quyền thuộc về tay tư sản Tecmido – bộ phận tư sản mới giàu lên nhờ chiến tranh. Chế độ Đốc chính được thiết lập, xóa bỏ những chính sách tiến bộ của chính phủ Giacoanh như bãi bỏ luật giá tối đa, hạn chế các quyền tự do dân chủ, tiến hành khủng bố những người cách mạng.
Sự ra đời của chế độ Đốc chính và các chính sách của chúng so với thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Giacobanh thì đó là một bước thụt lùi vì chính quyền này đã loại bỏ quyền lợi của quần chúng nhân dân ra khỏi đời sống chính trị, mọi chính sách đều nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản. Tuy nhiên nếu xét góc độ cảu một cuộc cách mạng tư sản thì cuộc chính biến của tư sản Tecmido có vai trò quan trọng trong việc đưa cách mạng Pháp quay trở lại đúng quỹ đạo của một cuộc cách mạng tư sản.
Sự tham gia của giai cấp tư sản với vai trò là giai cấp lãnh đạo duy nhất chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp tư sản được xem như một nét điển hình của cách mạng tư sản Pháp.Các bộ phận khác nhau của giai cấp tư sản với quyền lợi, thái độ chính trị và khă năng cách mạng khác nhau đã đưa cách mạng Pháp trở thành cuộc cách mậng tư sản triệt để nhất thời cận đại.
(Nhóm sinh viên thực hiện)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: