• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tuyển tập đề trắc nghiệm Sinh học 12

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12

1/ Số loại axit amin được phát hiện trong các phân tử prôtêin là

a 20 loại b 64 loại
c 60 loại d 21 loại

2/ Kết luận nào sau đây về ADN là đúng theo nguyên tắc bổ sung

a A + G có số lượng bằng T + X
b A + T có số lượng ít hơn G + X
c A + G có số lượng nhiều hơn T + X
d A = T = G = X

3/ Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là

a Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit
b Luôn chứa một loại đơn phân nhất định
c Có số cặp nuclêôtit khác nhau
d Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ

4/ Loại Bazơ nitơ nào sau đây không có trong ADN

a Ađênin b Timin
c Xitôzin d Uraxin

5/ Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau:

a Gen chỉ có thể tồn tại trong nhân tế bào
b Sản phẩm do gen mã hóa có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit
c Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định
d Gen qui định tính trạng của cơ thể sinh vật

6/ Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin

a Hoạt hoá axit amin
b Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
c Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm
d Tổng hợp mARN

7/ Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ trước phiên mã thực chất là

a Ổn định số lượng gen trong hệ gen
b Loại bỏ prôtêin chưa cần
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

8/ Đối với Operon Lac ở E.coli thì lactose có vai trò gì

a Chất bất hoạt b Chất ức chế
c Chất cảm ứng d Chất kích thích

9/ Khi thay thế một cặp nu này bằng cặp nu kia thì

a Toàn bộ các bộ 3 của gen bị thay đổi
b Chỉ có bộ 3 có nu bị thay thế mới thay đổi
c Các bộ 3 từ vị trí bị thay thế trở đi sẽ thay đổi
d Nhiều bộ 3 trong gen bị thay đổi

10/ Trường hợp nu thứ 10 là G-X bị thay bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong chuỗi polipeptit được tổng hợp là

a Thay thế 1 a.a
b Chuỗi polipeptit bị ngắn lại
c Trình tự a.a từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit bị thay đổi
d a.a thuộc bộ 3 thứ 4 có thể bị thay đổi

11/ Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen ?

a Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong QT
b Đột biến gen làm biến đổi 1 hoặc 1 số cặp nu trong cấu trúc gen.
c Đột biến gen làm biến đổi đột ngột 1 hoặc 1 số tính trạng nào đó trên cơ thế SV.
d Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

12/ Dạng đột biến gen cấu trúc nào làm biến đổi vật chất di truyền nhưng thành phần, số lượng và trình tự các axit amin của phân tử protein do gen đó quy định không thay đổi?

a Không thể xảy ra dạng Đột biến mà phân tử protein không có thay đổi nào.
b Do các dạng Đột biến dịch khung làm các mã bộ 3 được đọc muộn hoặc sớm hơn so với ban đầu.
c Do thay đổi 3 cặp nu trên cùng 1 mã bộ 3.
d Do các dạng Đột biến điểm tạo ra Đột biến đồng nghĩa

13/ Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm không có đặc điểm nào sau đây

a Đột biến mất 1 cặp nu
b Đột biến xảy ra ở bộ 3 thứ 6 trên gen
c Đột biến gen thay 1 cặp nu
d Thay thế axit glutamic thành axit amin valin


14/ Đột biến gen bao gồm những dạng nào

a Mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit
b Mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit
c Mất, thay, nhân và lặp cặp nuclêôtit
d Mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit

15/ Một NSTban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH. Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến

a Chuyển đoạn b Đảo đoạn
c Mất đoạn d Lặp đoạn

16/ Các cây tam bội thường cho quả không hạt. Điều này được giải thích ntn?

a Vẫn xảy ra hiện tượng thụ phấn và thụ tinh bình thường nhưng hợp tử được tạo ra bị thui chột nẹn không phát triển thành hạt
b Vì tế bào sinh dục 3n không có khả năng sinh giao tử bình thường
c Không thể xảy ra hiện tượng tự thụ phấn ở các cây 3n
d Vì cơ quan sinh trưởng phát triển manh, quả to nên không đủ chất để tạo hạt

17/ Tính chất của đột biến là

a Xác định, đồng loạt, đột ngột
b Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột
c Riêng lẻ, định hướng, đột ngột
d Đồng loạt, không định hướng, đột ngột

18/ Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền

a Đảo đoạn và chuyển đoạn
b Mất đoạn và lặp đoạn
c Lặp đoạn và chuyển đoạn
d Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

19/ Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST

a Đảo đoạn b Chuyển đoạn
c Mất đoạn d Lặp đoạn

20/ Cơ chế chung dẫn đến hình thành đột biến số lượng NST là

a Ở kì sau, NST không phân li
b Kết hợp các giao tử có số lượng NST khác thường
c Sự không phân li do mất tơ vô sắc
d NST phân li bất thường trong quá trình phân bào

21/ Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để

a Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn
b Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không
c Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng
d Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai

22/ Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

a Hoán vị gen
b Liên kết gen
c Hiện tượng các gen phân ly độc lập
d Tác động qua lại giữa các gen

23/ Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng tương phản, phân li độc lập, thì số loại kiểu hình lặn ở F2 là

a 2n b 3n
c 1n d 4n

24/ Tính trạng nào sau đây được di truyền do gen nằm trên NSTgiới tính

a Màu mắt ở ruồi giấm
b Chiều cao của thân cây đậu Hà Lan
c Màu sắc của thân ở ruồi giấm
d Độ dài cánh ở ruồi giấm

25/ Hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden

a Phương pháp lai xa và phương pháp lai gần
b Phương pháp lai phân tích và phương pháp lai xa
c Phương pháp lai gần và phương pháp lai phân tích
d Phương pháp lai phân tích và phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

26/ Mục đích của phương pháp lai phân tích của menden là

a Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể có kiểu hình trội để sử dụng
b Tạo ra ngày càng nhiều thế hệ của con cháu
c Dự đoán các đặc điểm của bố mẹ ở con lai
d Làm tăng các đặc điểm biến dị ở thế hệ con cháu

27/ Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là

a Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong nguyên phân và thụ tinh
b Cơ chế tự nhân đội của NST trong nguyên phân và giảm phân
c Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân
d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crọmatic trong giảm phân

28/ Kiểu hình được tạo thành do

a Sự tương tác giữa kiểu gen và sự chăm sóc
b Sự tương tác giữa nhiệt độ và sự chăm sóc
c Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ
d Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

29/ Có thể kết luận một tính trạng liên kết với giới tính khi nào

a Lúc biểu hiện ở giống này, lúc biểu hiện ở giống kia
b Chỉ ở giống này mà không thấy ở giống khác
c Biểu hiện phụ thuộc vào giới tính
d Hay gặp ở giống này và ít gặp ở giống kia

30/ Phép lai tạo ra tỷ lệ kiểu hình 3:1 là

a XAXa x XaY
b XAXa x XAY với tính trội không hoàn toàn
c XaXa x XAY với tính trội hoàn toàn
d XAXa x XAY với tính trội hoàn toàn

31/ Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên

a Kiểu gen của quần thể
b Kiểu hình của quần thể
c Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
d Vốn gen của quần thể

32/ Điều kiện để một quần thể từ chưa cân bằng trở thành quần thể cân bằng là:

a Cho các cá thể trong quần thể tự do giao phối
b Giảm cá thể dị hợp và tăng cá thể đồng hợp
c Tăng thêm số cá thể đồng hợp vào quần thể
d Tăng thêm các cá thể dị hợp và quần thể

33/ Khi nào quần thể chưa cân bằng đạt tới trạng thái cân bằng ?

a Sau 5 đến 7 thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
b Sau 1 thế hệ ngẫu phối
c Sau nhiều thế hệ giao phối tự do
d Sau 1 thế hệ tự phối

34/ Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là

a Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội
b Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
c Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
d Gây ra rối loạn phân li của các NSTtrong quá trình phân bào

35/ Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp:

a Phân tích tế bào học bộ NSTcủa người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể
b So sánh hình dạng của 2 tế bào dưới kính hiển vi
c Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
d Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen

36/ Những phương pháp nào được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người

a Nghiên cứu phả hệ, trẻ đồng sinh và phương pháp tế bào học
b Nghiên cứu tế bào, trẻ đồng sinh và di truyền chủng tộc
c Nghiên cứu tế bào, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ
d Nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ

37/ Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng

a Các cá thể trong quần thể mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng vẫn giữ được những tính trạng đặc trưng cho loài
b Những loài khác nhau nhưng có kiểu hình giống nhau do sống trong điều kiện môi trường giống nhau
c Các cá thể cùng loài thuộc các giống khác nhau vẫn giữ được các tính trạng đặc trưng cho loài
d Các quần thể bị cách li thời gian dài nhưng vẫn giữ được sự tương đồng về hình thái

38/ Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là

a Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa là do cách li địa lý
b Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau
c Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau
d Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau

39/ Tiến hóa hội tụ là gì

a Sinh vật sống trong điều kiện tự nhiên tương tự thì hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau
b Những loài khác nhau sống chung với nhau qua thời gian dài thì sẽ có nhiều điểm giống nhau
c Các loài sinh vật có xu hướng tập trung tại 1 khu địa lý nào đó
d Hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan trên cơ thể

40/ Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng

a Ngà voi và ngà voi biển
b Sự tiêu giảm chi sau của cá voi
c Cánh dơi và tay khỉ
d Vây cá và vây cá voi

41/ Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phát sinh loài người.

a Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người
b Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người
c Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người
d Vượn người và người ngày nay là hai nhánh có cùng một gốc chung

42/ Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ

a Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới động vật
b Có chung một nguồn gốc
c Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
d Có quan hệ họ hàng thân thuộc.

43/ Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở

a Khác nhau về tập quán giao phối
b Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản
c Khác nhau về thời gian giao phối
d Khác nhau về nơi sống hay môi trường

44/ Phấn hoa của loài này rơi trên nhụy hoa loài khác nhưng không thụ phấn được là biểu hiện

a Cách li mùa vụ b Cách li sinh cảnh
c Cách li cơ học d Cách li tập tính

45/ Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta không dựa vào :

a Cách li địa lí, sinh thái
b Cách li sinh sản
c Đặc điểm hình thái
d Tiêu chuẩn hóa -sinh

46/ Nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là

a Chọn lọc tự nhiên b Quá trình đột biến
c Quá trình giao phối d Cơ chế cách li
47/ Sự đồng qui tính trạng thể hiện ở hai loài nào sau

a Cá mập và cá heo b Cá mập và cá sấu
c Cá sấu và cá voi d Cá mập và ngư long

48/ Ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hóa là

a Góp phần làm thoái hóa kiểu gen không mong muốn
b Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể
c Tạo ra nhiều đặc điểm có hại cho sinh vật
d Làm phát sinh các đột biến trong quần thể

49/ Người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới là

a Hacđi b Lamac
c Kimura d Đacuyn

50/ Theo Dacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra sự phân hóa về

a Khả năng sinh sản của các cá thể trong QT
b Khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể
c Khả năng sống sót giữa các cá thể trong QT
d Khả năng phát sinh biến dị của các cá thể trong quần thể

51/ Thuyết tiến hoá hiện đại bao gồm

a Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá vĩ mô
b Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính và tiến hoá vi mô
c Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá vi mô
d Thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá trung tính

52/ Các thuyết tiến hóa giải thích quá trình tiến hóa của giai đoạn nào sau

a Tiến hóa tiền sinh học
b Tiến hóa hóa học và tiền sinh học
c Tiến hóa sinh học
d Tiến hóa hóa học

53/ Hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

a Axit nuclêic và gluxit
b Gluxit và prôtêin
c Lipit và axit nuclêic
d Prôtêin và axít nuclêic

54/ Yếu tố nào đóng vai trò chính khiến con người thoát khỏi trình độ động vật

a Dùng lửa
b Lao động
c Hệ thống tín hiệu thứ hai

d Biết sử dụng công cụ lao động

55/ Đặc trưng cơ bản của loài người mà vượn người không có là

a Khả năng biểu lộ tình cảm
b Lao động sáng tạo và ngôn ngữ
c Biết sử dụng công cụ
d Não bộ có kích thước lớn

56/ Ở các loài động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường là nhờ:

a Có các tế bào cảm quang.
b Có xúc giác phát triển.
c Có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hoá.
d Có khả năng phát sáng.

57/ Người ta chia thực vật thành nhiều nhóm cây thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau là:

a Cây ưa sáng, cây trung sinh, cây chịu hạn
b Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng.
c Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây chịu ẩm.
d Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây trung sinh.

58/ Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

a Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
b Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/ lần
c Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
d Gà rừng chết rét

59/ Quan hệ giữa cây gọng vó và con kiến là quan hệ

a Sinh vật ăn sinh vật khác
b Quan hệ hội sinh
c Quan hệ hỗ trợ
d Quan hệ ức chế cảm nhiễm

60/ Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất

a Trồng nhiều loại cây trên một diện tích
b Nuôi nhiều loại cá trong ao
c Tăng năng suất từng loại cây trồng
d Tiết kiệm không gian


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12

câu 1/ Kiểu hình được tạo thành do
a Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ
b Sự tương tác giữa nhiệt độ và sự chăm sóc
c Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
d Sự tương tác giữa kiểu gen và sự chăm sóc

câu 2/
Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,3AA:0,4Aa:0,3aa tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ thể dị hợp ở F2 là

a 0,1
b 0,9
c 0,5
d 0,2

câu 3/
Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp

a Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn
b Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ
c Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1
d Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng

câu 4/
Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã là

a Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
b Loại bỏ prôtêin chưa cần
c Ổn định số lượng gen trong hệ gen
d Điều khiển lượng mARN được tạo ra

câu 5/
Khi một gen nào đó bị đóng, không hoạt động, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động gen ở cấp độ

a Phiên mã
b Trước phiên mã
c Sau phiên mã
d Sau dịch mã

câu 6
/ Gen phân mảnh có đặc tính là

a Gồm các đoạn Nuclêotit không nối nhau liên tục
b Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi
c Do các đoạn Ôkazaki gắn lại
d Có những vùng mã hóa xen kẽ những đoạn không mã hóa

câu 7/
Kết quả nào sau đây không phải của đột biến thay thế 1 cặp nu

a Đột biến vô nghĩa
b Đột biến dịch khung
c Đột biến nhầm nghĩa
d Đột biến đồng nghĩa

câu 8/
Chất hóa học 5-brom uraxin có tác dụng gây đột biến gen dạng nào

a Thay thế T, biến đổi cặp A-T thành G-X
b Thay thế X, biến đổi cặp G-X thành A-T
c Thay thế A, biến đổi cặp A-T thành G-X
d Thay thế G, biến đổi cặp G-X thành A-T

câu 9
/ Cho đoạn gen có trình tự như sau: ...ATAXTXGTGAGAAXT... có bao nhiêu aa được qui định bởi đoạn gen trên

a 4
b 5
c 3
d 2

câu 10/
Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào

a Xúc tác phản ứng
b Điều hòa chuyển hóa
c Chứa mã di truyền
d Bảo vệ cơ thể

câu 11
/ Phân tử mARN có đặc điểm nào sau đây

a Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã
b Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc
c Chứa bản gốc của thông tin di truyền
d Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô

câu 12/
Một phương pháp để xây dựng bản đồ gen ở người là quan sát các tiêu bản bệnh di truyền gây ra do hiện tượng

a Mất đoạn
b Đảo đoạn
c Chuyển đoạn
d Lặp đoạn

câu 13
/ Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST

a Lặp đoạn
b Chuyển đoạn
c Mất đoạn
d Đảo đoạn

câu 14/
Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai dị tứ bội của chúng có bộ NST là

a 2n1+2n2
b 2n1+2n1
c 2n2+2n2
d n1+n2

câu 15/
Hội chứng Claiphentơ có những đặc điểm nào về mặt di truyền

a 47NST, XXY
b 45NST, XO
c 47NST, +21
d 47NST, XXX

câu 16/
Bộ NSTcủa chuối nhà là 3n = 27. Vậy số NSTđơn bội & mức bội thể là:

a n= 9 & là tam bội.
b n= 18 & là đa bội chẳn
c n= 17 & là đa bội lẻ
d n= 34 & là tứ bội

câu 17/
Rối loạn trong phân li toàn bộ bộ NSTtrong quá trình phân bào từ tế bào 2n = 14, làm xuất hiện thể

a 2n - 1 = 13 NST
b 3n = 21 NST
c 4n = 28 NST
d 2n + 1 = 15 NST

câu 18/
Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ (5n) bội có

a Bộ NSt lưỡng bội được tăng lên 5 lần
b Một cặp NT nào đó có 5 chiếc
c Tất cả các cặp NST đều có 5 chiếc
d Một hoặc một số cặp NST có 5 chiếc

câu 19/ Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt là do

a Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng
b Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3
c Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường
d Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh

câu 20/
Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, khi nào gen điều hòa hoạt động

a Khi môi trường không có lactose
b Cả khi có hoặc không có đường lactose trong môi trường
c Khi môi trường nhiều lactose
d Khi môi trường có lactose

câu 21/
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau

a Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
b Phản ánh ảnh hưởng của môi trừông sống
c Phản ánh sự tiến hoá phân li
d Phản ánh mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài

câu 22
/ Nghiên cứu về địa lí sinh học cung cấp cho ta những bằng chứng gì về sự tiến hoá của sinh giới

a Cung cấp cho ta bằng chứng về sự hình thành của các loài sinh vật.
b Cung cấp cho ta bằng chứng về sự phát triển của sinh vật từ tổ tiên chung.
c Cung cấp bằng chứng về sự phát tán của các sinh vật từ tổ tiên chung.

d Cung cấp cho ta bằng chứng về sự hình thành và phát tán của các loài tổ tiên chung được diễn ra như thế nào.

câu 23/
Hai cơ quan của 2 loài khác nhau được coi là tương đồng khi

a Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể
b Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đồng
c Khác nguồn gốc nhưng cùng chức năng
d Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong

câu 24
/ Các cơ quan tương đồng giống nhau chủ yếu về

a Vị trí tương tự nhau
b Cấu tạo bên ngoài
c Chức năng hoạt động
d Cấu trúc bên trong

câu 25/
Các thuyết tiến hóa giải thích quá trình tiến hóa của giai đoạn nào sau

a Tiến hóa tiền sinh học
b Tiến hóa hóa học và tiền sinh học
c Tiến hóa sinh học
d Tiến hóa hóa học

câu 26/
Quan niệm nào sau đây không phải của Lamac

a Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là biến dị và di truyền
b Ở sinh vật có sự tích lũy biến đổi từ nhỏ đến lớn
c Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi
d Tất cả các biến đổi ở sinh vật đều di truyền

câu 27/
Theo Dacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra sự phân hóa về

a Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
b Khả năng phát sinh biến dị của các cá thể trong QT
c Khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể
d Khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể

câu 28/ Darwin được người đời sau nhắc đến chủ yếu là nhờ công lao về

a Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới
b Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên
c Giải thích sự hình thành loài người từ động vật
d Giải thích thành công quá trình hình thành tính thích nghi

câu 29/ Mặt tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là

a Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của cá thể
b Tạo ra sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau
c Tạo ra sự khác nhau trong các phản xạ tập tính của động vật
d Tạo ra số cá thể ngày càng đông

câu 30/ Ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hóa là

a Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể
b Làm phát sinh các đột biến trong quần thể
c Tạo ra nhiều đặc điểm có hại cho sinh vật
d Góp phần làm thoái hóa kiểu gen không mong muốn

câu 31/ Cùng là Prôtêin ở hồng cầu, nhưng prôtêin của ếch miền Bắc chịu nhiệt kém hơn của ếch miến Nam, đó là khác biệt về

a Tiêu chuẩn hình thái
b Tiêu chuẩn sinh thái
c Tiêu chuẩn hóa sinh
d Tiêu chuẩn địa lý

câu 32/
Vai trò không thể thiếu của lipit trong việc tạo thành tế bào sơ khai nguyên thủy là

a Liên kết với Prôtêin với ADN
b Tạo thành màng bán thấm
c Làm tế bào nổi trong nước
d Cung cấp năng lượng

câu 33/
Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

a Đồng lúa
b Lá khô trên sàn rừng
c Cá rô phi
d Rừng mưa nhiệt đới

câu 34/ Nhận định nào không đúng?

a Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có kích thước cơ thể nhỏ hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới
b Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có kích thước cơ thể lớn hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới
c Động vật có lớp mỡ dày thì có khả năng chống rét tốt
d Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có các chi nhỏ hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới

câu 35/
Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể ?

a Các con cá chép sống trong một cái hồ.
b Các con voi sống trong rừng Tây nguyên.
c Các cây cọ sống trên một quả đồi.
d Các con chim sống trong một khu rừng.

câu 36/
Trong các dạng biến động số lượng cá thể sau, dạng nào biến động không theo chu kì ?

a Bò sát, chim nhỏ, thú gậm nhấm giảm mạnh sau những trận lụt
b 7 năm cá cơm ở vùng biển Pêru lại biến động 1 lần
c 3-4 năm số lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc lại tăng 1 lần
d 9-10 năm số lượng thỏ và mèo rừng Canada lại biến động 1 lần

câu 37/
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hay 3 lần, đó là do:

a Số lượng con đực chết nhiều hơn con cái.
b Đặc điểm sống bầy đàn ở sinh vật.
c Đặc điểm sinh sản & tập tính đa thê ở sinh vật.
d Tỉ lệ giới tính thay đổi khi môi trường sống bất lợi.

câu 38/
Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của hai loài đó, được gọi là

a Quan hệ cộng sinh
b Quan hệ đối địch
c Quan hệ hỗ trợ
d Quan hệ hợp tác

câu 39/ Sự biến động của quần xã là do

a Tác động của con người
b Môi trường biến đổi
c Sự phát triển quần xã
d Đặc tính của quần xã

câu 40/
ĐV đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới hạn chế toả nhiệt do:

a Tăng tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/ thể tích cơ thể
b Giảm tỉ lệ thể tích cơ thể/ diện tích bề mặt cơ thể
c Tăng tỉ lệ thể tích cơ thể/ diện tích bề mặt cơ thể
d Giảm tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/ thể tích cơ thể


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12

câu 1/
Polixôm là

a Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn
b Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào cùng 1 thời điểm
c Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ
d Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp prôtêin

câu2/
Đột biến thể đa bội là dạng đột biến

a NST bị thay đổi trong cấu trúc
b Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST
c Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥ 2n
d Bộ NST tăng lên theo bội số của n và > 2n

câu3/
Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành

a Thể 1 nhiễm
b Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm
c Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm
d Thể khuyết nhiễm

câu 4
/ Cơ chế chung dẫn đến hình thành đột biến số lượng NST là

a Sự không phân li do mất tơ vô sắc
b NST phân li bất thường trong quá trình phân bào
c Kết hợp các giao tử có số lượng NST khác thường
d Ở kì sau, NST không phân li

câu5/
Một loài sinh vật có bộ NST gồm 4 cặp tương đồng, dạng nào sau đây là thể một

a AA' b A
c AA'BB'CDD'
d AA'BB'CCC'

câu6/ Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST giới tính nào cả. Đây là dạng

a Thể một
b Thể không
c Thể bốn
d Thể ba

câu7/ Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ được gọi là

a Thể lượng bội với 18 NST
b Thể song nhị bội hay dị tứ bội
c Thể tứ bội có 4n=36 NST
d Thể đa bội chẵn với 36 NST

câu 8/ Kết quả nào sau đây không phải của đột biến thay thế 1 cặp nu

a Đột biến vô nghĩa
b Đột biến dịch khung
c Đột biến nhầm nghĩa
d Đột biến đồng nghĩa

câu 9
/ Một gen B sau đột biến đã làm cho protein tương ứng khác 1 axit amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên gen có thể là:

a Thêm 1 bộ 3 mã MĐ vào đầu gen
b Thêm 1 bộ 3 mã KT vào cuối gen
c Thay thế 1 cặp nu này = 1 cặp nu khác
d Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

câu 10/
Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?

a XAX
b TXA
c TTT
d AXT

câu 11/
Chất hóa học 5-BU gây đột biến gen dạng nào

a Thay thế T, biến đổi cặp A-T thành G-X
b Thay thế G, biến đổi cặp G-X thành A-T
c Thay thế A, biến đổi cặp A-T thành G-X
d Thay thế X, biến đổi cặp G-X thành A-T

câu 12/
Cho đoạn gen có trình tự như sau: ...ATAXTXGTGAGAAXT... có bao nhiêu aa được qui định bởi đoạn gen trên

a 4
b 2
c 3
d 5

câu 13/
Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt là do

a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3
b Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng
c Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh
d Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường

câu 14/
Lý do giải thích trong di truyền qua tế bào chất, kiểu hình của con luôn giống mẹ là

a Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hôn tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ mẹ
b Hợp tử phát triển chủ yếu trong tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng nhỏ, không đáng kể
c Sau khi thụ tinh, hợp tử chỉ chứa nguyên liệu di truyền của mẹ
d Gen trên NSTcủa bố bị gen trên NSTcủa mẹ lấn át

câu 15/
Cơ chế gây đột biến nào sau đây đứng với 5BU?

a 1 bazơ pyrimidin này được thay bằng 1 bazơ pyrimidin khác tại cùng 1 vị trí
b Thay cặp A-T bằng G-X
c 1 bazơ purin này được thay bằng 1 bazơ purin khác tại cùng 1 vị trí
d Thay cặp G-X bằng A-T

câu 16
/ Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên NSTgiới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kết quả kiểu hình ở F1 là

a 75% bị bệnh : 25% bình thường
b 75% bình thường : 25% bị bệnh
c 50% bị bệnh : 50% bình thường
d 100% bình thường

câu 17/ Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, khi nào gen điều hòa hoạt động

a Khi môi trường có lactose
b Cả khi có hoặc không có lactose trong môi trường
c Khi môi trường không có lactose
d Khi môi trường nhiều lactose

câu 18/
Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào

a Chứa mã di truyền
b Bảo vệ cơ thể
c Xúc tác phản ứng
d Điều hòa chuyển hóa

câu 19/
Phân tử mARN có đặc điểm nào sau đây

a Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã
b Chứa bản gốc của thông tin di truyền
c Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô
d Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc

câu 20/
Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là

a Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
b Loại bỏ prôtêin chưa cần
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Ổn định số lượng gen trong hệ gen

câu 21/
Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ

a Có chung một nguồn gốc
b Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới ĐV
c Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
d Có quan hệ họ hàng thân thuộc.

câu 22/
Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là

a Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa là do cách li địa lý
b Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau
c Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau
d Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau

câu 23/
Điểm thể hiện sự hạn chế trong thuyết tiến hóa của Dacuyn là

a Cho rằng động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu của con người
b Chọn lọc tự nhiên là con đường dẫn đến hình thành loài mới
c Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống
d Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị

câu 24/
Theo Lamarck, nguyên nhân trực tiếp tạo thành loài mới là

a Quá trình chọn lọc tự nhiên
b Sự thay đổi chậm và liên tục của ngoại cảnh
c Quá trình biến đổi cơ quan liên tục theo một hướng
d Xu hướng tự vươn lên thích nghi của sinh vật

câu 25/
Sự phát sinh sự sống trên trái đất thực chất là

a Quá trỉnh tương tác giữa các vật chất hữu cơ
b Sự tương tác giữa các điều kiện tự nhiên
c Quá trình phát sinh năng lượng
d Quá trình tiến hoá của các hợp chất chứa cácbon

câu 26/
Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh rằng

a Người và vượn người có chung một nguồn gốc
b Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần
c Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người
d Quan hệ nguồn gốc giữa người và Đv có xương sống

câu27/
Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau

a Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ qua lại
b Môi trường sống luôn luôn tác động đến sinh vật
c Sinh vật có thể tác động đến môi trường làm thay đổi các nhân tố sinh thái
d Quan hệ giữa SV với môi trường là 1 chiều

câu 28
/ Ổ sinh thái của sinh vật là

a Là nơi làm tổ, sinh sản cho các loài sinh vật
b Là môi trường chứa các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
c Là nơi các sinh vật cùng loài cùng sống và sinh hoạt
d Là tổ của một loài SV nào đó trong môi trường sống

câu 29/
Cạnh tranh khốc liệt giữa 2 loài diễn ra khi nào

a Nơi ở giống hệt nhau
b Ổ sinh thái như nhau
c Giới hạn sinh thái như nhau
d Vị trí sinh sản như nhau

câu 30/
Nhân tố sinh thái là gì?

a Là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến SV
b Là nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến SV
c Là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến SV
d Là nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí của môi trường

câu 31/
Nhóm SV nào sau đây không phải là một quần thể ?

a Các con cá chép sống trong một cái hồ.
b Các con chim sống trong một khu rừng.
c Các con voi sống trong rừng Tây nguyên.
d Các cây cọ sống trên một quả đồi.

câu 32/
Trong các dạng biến động số lượng cá thể sau, dạng nào biến động không theo chu kì ?

a Bò sát, chim nhỏ, thú gậm nhấm giảm mạnh sau những trận lụt
b 9-10 năm số lượng thỏ và mèo rừng Canada lại biến động 1 lần
c 3-4 năm cáo ở đồng rêu phương Bắc lại tăng 1 lần
d 7 năm cá cơm ở biển Pêru lại biến động 1 lần

câu 33/
Quan hê cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

a Đảm bảo thức ăn đủ cho các cá thể trong đàn
b Giúp khai thác tối ưu nguồn sống
c Duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
d Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định

câu 34/
Mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến yếu tố nào?

a Tỷ lệ tử vong của cá thể
b Sự phân bố cá thể của quần thể
c Khả năng sinh sản của cá thể
d Mức độ sử dụng nguồn sống của cá thể

câu 35/
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hay 3 lần, đó là do

a Số lượng con đực chết nhiều hơn con cái.
b Đặc điểm sống bầy đàn ở sinh vật.
c Tỉ lệ giới tính thay đổi khi môi trường bất lợi.
d Đặc điểm sinh sản & tập tính đa thê ở sinh vật.

câu 36/
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong QT có ý nghĩa

a Đảm bảo nguồn thức ăn cho các cá thể trong đàn
b Sự phân bố các cá thể hợp lý hơn
c Số lượng các cá thể trong QT duy trì ở mức độ phù hơp
d Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường

câu37/
Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của hai loài đó, được gọi là

a Quan hệ đối địch
b Quan hệ hợp tác
c Quan hệ cộng sinh
d Quan hệ hỗ trợ


câu38/
Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất
a Động vật ăn thực vật

b Sinh vật phân hủy
c Động vật ăn thịt
d Sinh vật sản xuất


câu39/ Trong một khu rừng, hiện tượng số lượng thú ăn cỏ tỉ lệ nghịch với số lượng thú ăn thịt là biểu hiện của

a Cạnh tranh khác loài
b Khống chế sinh học
c Cân bằng sinh học
d Cân bằng quần thể

câu40/ Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài
a Sinh vật sản xuất
b Sinh vật tiên phong
c Sinh vật ưu thế
d Sinh vật phân hủy


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12


câu 1/ Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào

a Điều hòa chuyển hóa
b Xúc tác phản ứng
c Chứa mã di truyền
d Bảo vệ cơ thể

câu 2/ Phân tử mARN có đặc điểm nào sau đây

a Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc
b Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô
c Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã
d Chứa bản gốc của thông tin di truyền

câu 3/ Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là
a 32
b 128
c 64
d 256

câu 4/ Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:

a Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm
b Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
c Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
d Thể hiện đặc điểm đa hình

câu 5/ Hệ số di truyền là

a Hiệu số giữa biến dị kiểu gen với biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân
b Là phần biến dị kiểu hình gây nên bởi sự sai khác về kiểu gen
c Là những biến dị của kiểu gen gây nên bởi sự sai khác về kiểu hình
d Tích số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân

câu 6/ Người ta dựa vào những hiểu biết về di truyền học phân tử, về cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị và các quy luật di truyền để áp dụng vào trong chọn giống mục đích gì?

a Tiến hành chọn lọc cá thể hay chọn lọc hàng loạt
b Xài phương pháp lai tạo giống mới
c Chuyển gen giữa các Sinh vật
d Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc

câu 7/ Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt là do

a Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3
b Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng
c Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh
d Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường

câu 8/ Giai đoạn tổng hợp ADN mới trong quá trình tái bản ADN chịu sự điều khiển của enzim nào

a ADN-ligaza
b ADN-polimeraza
c ADN-restrictaza
d ADN-Toipoisomeraza

câu 9/ Trong mỗi gen mã hoá prôtêin, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã là

a Vùng điều hoà và vùng mã hoá
b Vùng điều hoà
c Vùng mã hoá
d Vùng điều hòa, vùng mã hoá và vùng kết thúc

câu10/ Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở điểm

a 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba
b 1 bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
c Mọi loài sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã
d Được đọc liên tục 1 chiều không gối lên nhau

câu 11/ Một phương pháp để xây dựng bản đồ gen ở người là quan sát các tiêu bản bệnh di truyền gây ra do hiện tượng

a Chuyển đoạn
b Đảo đoạn
c Mất đoạn
d Lặp đoạn

câu 12/ Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ dịch mã chủ yếu là

a Điều hòa thời gian tồn tại của mARN
b Ổn định số lượng gen trong hệ gen
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Loại bỏ prôtêin chưa cần

câu 13/ Khi một gen nào đó bị đóng, không hoạt động, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động gen ở cấp độ

a Sau phiên mã
b Trước phiên mã
c Phiên mã
d Sau dịch mã

câu 14/ Khi prôtêin được tổng hợp nhưng lại bị enzim phân giải có chọn lọc, đó là điều hòa ở cấp độ

a Phiên mã
b Sau dịch mã
c Trước phiên mã
d Dịch mã

câu15/ Đột biến NST gồm các dạng

a Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
b Thêm đoạn và đảo đoạn
c Đa bội và dị bội
d Đột biến số lượng và cấu trúc NST

câu 16/ Đột biến thể đa bội là dạng đột biến

a Bộ NST tăng lên theo bội số của n và > 2n
b Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST
c Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥ 2n
d NST bị thay đổi trong cấu trúc

câu 17/ Bộ NSTcủa chuối nhà là 3n = 27. Vậy số NSTđơn bội & mức bội thể là:

a n= 18 & là đa bội chẳn
b n= 17 & là đa bội lẻ
c n= 9 & là tam bội.
d n= 34 & là tứ bội

câu 18/ Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ (5n) bội có

a Một cặp NT nào đó có 5 chiếc
b Tất cả các cặp NST đều có 5 chiếc
c Một hoặc một số cặp NST có 5 chiếc
d Bộ NSt lưỡng bội được tăng lên 5 lần

câu 19/ Một gen B sau đột biến đã gay hậu quả là làm cho protein tương ứng khác 1 axit amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên gen có thể là:

a Thay thế 1 cặp nu này = 1 cặp nu khác
b Thêm 1 bộ 3 mã MĐ vào đầu gen
c Thêm 1 bộ 3 mã KT vào cuối gen
d Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

câu 20/ Phát biểu nào không đúng về đột biến gen

a Làm biến đổi đột ngột 1 số tính trạng trên cơ thể
b Làm biến đổi một hoặc một số cặp nu trong gen
c Làm phát sinh alen mới trong quần thể
d Làm thay đổi vị trí gen trên NST

câu 21/ Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ

a Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
b Có quan hệ họ hàng thân thuộc.
c Có chung một nguồn gốc
d Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới động vật

câu 22/ Phương pháp lai phân tử là

a Lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.
b Là phương pháp lai giữa các dạng bố mẹ có bộ gen khác nhau.
c Tổ hợp vốn gen của 2 hay nhiều loài sinh vật với nhau.
d Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau.

câu 23/ Các cơ quan tương đồng giống nhau chủ yếu về

a Vị trí tương tự nhau
b Cấu trúc bên trong
c Chức năng hoạt động
d Cấu tạo bên ngoài

câu 24/ Darwin được người đời sau nhắc đến chủ yếu là nhờ công lao về

a Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên
b Giải thích thành công quá trình hình thành tính thích nghi
c Giải thích sự hình thành loài người từ động vật
d Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới

câu 25/ Động lực của chọn lọc tự nhiên là

a Các tác nhân của điều kiện sống trong tự nhiên
b Đấu tranh sinh tồn của cơ thể sống
c Sự tích lũy các biến dị có lợi
d Sự đào thải các biến dị không có lợi

câu26/ Ngày nay, loại biến dị cá thể của Darwin có thể gọi là

a Đột biến
b Thường biến
c Biến dị tổ hợp
d Biến dị di truyền

câu 27/ Con đường nào sau đây dẫn đến hình thành loài mới nhanh chóng ?

a Cách li tập tính
b Cách li địa lí
c Tự đa bội, lai xa và đa bội hóa
d Cách li sinh thái

câu28/ Vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa là

a Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen so với quần thể gốc
b Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định
c Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi
d Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể

câu 29/ Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

a Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc
b Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen
c Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ
d Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen

câu30/ Đơn giản hóa cấu tạo là hướng tiến hóa chủ yếu của

a Nấm và dương xỉ b Động vật bậc cao
c Đa bào kí sinh d Vi khuẩn

câu31/ Kết quả quan trọng của giai đoạn tiến hoá hoá học là

a Hấp thụ năng lượng tự nhiên
b Tổng hợp được các hợp chất vô cơ
c Hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
d Tạo ra các sinh vật đầu tiên

câu32/ Các nhà khoa học đã phân chia lịch sử của quả đất thành các đại căn cứ trên

a Những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình
b Sự phân bố lại đại lục và đại dương
c Đặc điểm của các di tích hoá thạch
d Các thời kỳ băng hà

câu 33/ Voi, gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi, gấu sống ở vùng nhiệt đới, đó là:

a Do đặc điểm của nhóm sinh vật đẳng nhiệt.
b Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.
c Quy tắc về kích thước cơ thể.
d Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.

câu 34/ Để thích nghi với sự trao đổi nhiệt của cơ thể, sinh vật sẽ có các đặc điểm;

a Có khả năng giữ cân bằng nhiệt,tỏa bớt nhiệt và chống mất nhiệt
b Có ít lông, kích thước cơ thể nhỏ
c Có nhiều khả năng di cư đến nơi có nhiệt độ ổn định
d có nhiều lông, kích thước cơ thể lớn

câu 35/ Khả năng thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là:

a Cơ quan xúc giác tiêu giảm
b Cơ quan thị giác phát triển mạnh
c Nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói
d Cơ quan thị giác tiêu giảm

câu 36/ Ổ sinh thái của sinh vật là

a Là tổ của một loài SV nào đó trong môi trường sống
b Là nơi các sinh vật cùng loài cùng sống và sinh hoạt
c Là môi trường chứa các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
d Là nơi làm tổ, sinh sản cho các loài sinh vật

câu 37/ Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một QT

a Các con voi sống trong rừng Tây nguyên.
b Các cây cọ sống trên một quả đồi.
c Các con cá chép sống trong một cái hồ.
d Các con chim sống trong một khu rừng.

câu 38/ Quan hê cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

a Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
b Duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
c Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
d Giúp khai thác tối ưu nguồn sống

Nguồn: sưu tầm*
câu 39/ Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của hai loài đó, được gọi là

a Quan hệ đối địch
b Quan hệ cộng sinh
c Quan hệ hợp tác
d Quan hệ hỗ trợ

câu 40/ Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã

a Làm giảm mối quan hệ giữa các loài
b Làm tăng mối quan hệ giữa các loài
c Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học
d Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12


câu 1/ Cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối có xu hướng

a Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
b Phân hoá thành các dòng thuần chủng khác nhau
c Đa dạng và phong phú về kiểu gen
d Luôn duy trì ở trạng thái cân bằng

câu 2/ Tần số tương đối của các alen trong một quần thể bất kì

a Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
b Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
c Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
d Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể

câu 3/ Tính trạng có mức phản ứng rộng là

a Tính trạng chỉ có ở động vật
b Tính trạng chất lượng
c Tính trạng không bị thay đổi bởi điều kiện môi trường
d Tính trạng bị thay đổi bởi điều kiện môi trường

câu 4/ Đột biến nhầm nghĩa (sai nghĩa) là dạng

a Biến đổi bộ ba quy định axit amin này thành mã kết thúc
b Khung đọc dịch chuyển đi 1 nucleotit trên mARN (đột biến dịch khung)
c Biến đổi bộ ba này thành codon khác cùng quy định một axit amin
d Biến đổi bộ ba quy định axit amin này thành bộ ba quy định axit amin khác

câu 5/ Trong một số quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra

a 4 tổ hợp kiểu gen
b 6 tổ hợp kiểu gen
c 8 tổ hợp kiểu gen
d 10 tổ hợp kiểu gen

câu 6/ Về mặt biểu hiện, hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn đến

a Làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng
b Gây chết ở động vật
c Gây chết
d Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền

câu 7/ Bệnh nào sau đây không hề liên quan đến giới tính

a Hội chứng Claiphentơ
b Hội chứng 3X
c Hội chứng Tơcnơ
d Bệnh bạch tạng

câu 8/ Ý nghĩa nào dưới nay không phải là của định luật Hacđi - Vanbec:

a Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể
b Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian
c Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
d Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa

câu 9/ Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không phải là nguyên nhân gây phát sinh đột biến gen

a ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN
b Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit
c Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN
d Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN

câu 10/ Tất cả các dạng đột biến đều có đặc điểm chung là

a Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột
b Đồng loạt, không định hướng, đột ngột
c Xác định, đồng loạt, đột ngột
d Riêng lẻ, cùng theo một hướng, đột ngột

câu 11/ Dạng đột biến nào dưới đây gây hậu quả lớn nhất là

a Mất 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen
b Thay 1 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen
c Thêm 1 cặp nuclêôtit vào trước cặp nuclêôtit đầu tiên của gen
d Mất 3 cặp nuclêôtit sau cùng của gen

câu 12/ Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là: A/ a= 0,5/ 0,5 . Tần số tương đối A : a ở thế hệ sau là:

a A : a = 0,7 : 0,3
b A : a = 0,5 : 0,5
c A : a = 0,8 : 0,2
d A : a = 0,75 : 0,25

câu 13/ Kiểu hình được tạo thành do

a Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
b Sự tương tác giữa kiểu gen và sự chăm sóc
c Sự tương tác giữa nhiệt độ và sự chăm sóc
d Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ

câu 14/ Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa nếu chỉ cần thay thế một cặp nu bất kì

a TTT
b XAX
c AXT
d TXA

câu 15/ Dạng đột biến đa bội được ứng dụng như thế nào trong nông nghiệp, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cho con ngưởi

a Gây đa bội ở thực vật để thu hoạch cơ quan sinh dưỡng và quả không hạt
b Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi
c Tạo nguồn biến dị cho chọn giống
d Làm tăng tính đa dạng của SV

câu 16/ Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất

a Hàm lượng protein trong thịt
b Sản lượng thịt
c Sản lượng trứng
d Trọng lượng trứng

câu 17/ Hoa Cẩm tú Cầu biểu hiện thành nhiều màu khác nhau khi

a Độ pH của đất thay đổi
b Gen bị đột biến
c Điều kiện sống ổn định
d Điều kiện sống thay đổi

câu 18/ Đột biến được ứng dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác là

a Đột biến lặp đọan nhiễm sắc thể
b Đột biến đảo đọan nhiễm sắc thể
c Đột biến mất đọan nhiễm sắc thể
d Đột biến chuyển đọan nhiễm sắc thể

câu 19/ Những giống cây trồng tam bội (3n) thường không có hạt là do

a Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính
b Quá trình giảm phân không tạo được giao tử bình thường
c Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng
d Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính

câu 20/ Hội chứng Tơcnơ ở người là dạng đột biến dị bội thuộc dạng

a 2n-1
b 2n-2
c 2n+1
d 2n+2

câu 21/ Trong những dạng sau đây, dạng nào có nguyên do đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể

a Thể mắt dẹt ở ruồi giấm
b Bệnh Đao ở người
c Ung thư máu ác tính
d Bệnh bạch cầu ác tính ở người

câu 22/ Định luật Hacdi - Vanbec có đặc điểm nào sau đây

a Áp dụng cho mọi quần thể tự phối
b Đúng cho tất cả các loại quần thể
c Áp dụng cho quần thể giao phối ở mọi điều kiện
d Không áp dụng được khi có chọn lọc tự nhiên trong quần thể

câu 23/ Điều kiện để một quần thể bất kì chưa cân bằng trở thành quần thể cân bằng là

a Tăng thêm các cá thể dị hợp và quần thể
b Tăng thêm số cá thể đồng hợp vào quần thể
c Giảm cá thể dị hợp và tăng cá thể đồng hợp
d Cho các cá thể trong quần thể tự do giao phối

câu 24/ Khi một quần thể xảy ra hiện tượng tự phối sẽ dẫn đến kết quả

a Tăng số kiểu gen dị hợp và giảm số kiểu gen đồng hợp
b Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
c Tăng số kiểu gen đồng hợp và giảm số kiểu gen dị hợp
d Xuất hiện thêm các alen mới

câu 25/ Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nu trên gen

a Thay thế hoặc thêm 1 cặp nu
b Mất hoặc thay thế 2 cặp nu
c Mất hoặc đảo vị trí 1 cặp nu
d Thay thế hoặc đảo vị trí 1 cặp nu

câu 26/ Loại đột biến không đi truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là:

a Đột biến đa bội
b Đột biến giao tử
c Đột biến phôi
d Đột biến tế bào sinh dưỡng

câu 27/ Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb, sau 5 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ dị hợp sẽ là

a 1-(1/2)4
b 1/4
c (1/2)5
d 1/8

câu 28/ Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về quần thể

a Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung
b Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và mang tính nhất thời
c Quần thể luôn có thành phần kiểu gen đặc trưng
d Về mặt di truyền học quần thể được phân làm hai loại: quần thể giao phối và quần thể tự phối

câu 29/ Mức phản ứng của 1 kiểu gen là

a Tập hợp vài kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường nhất định
b Tập hợp vài kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường khác nhau
c Tập hợp vài kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường nhất định
d Tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường khác nhau

câu 30/ Kiểu hình của cơ thể có thể thay đổi trước điều kiện môi trường ta gọi là

a Sự mềm dẻo của kiểu hình
b Sự co dãn của kiểu hình
c Sự thích nghi của kiểu hình
d Sự thay đổi của kiểu hình

câu 31/ Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen phải

a Tạo ra các môi trường sống khác nhau
b Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng kiểu gen
c Tạo ra các môi trường sống giống nhau
d Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng kiểu hình

câu 32/ Tập họp tất cả các tổ hợp gen của các cá thể trong quần thể được gọi là

a Kiểu hình của quần thể
b Vốn gen của quần thể
c Kiểu gen của quần thể
d Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài

câu 33/ Trường hợp tế bào hoặc cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n bị dư thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là

a Thể đa bội
b Thể dị bội
c Thể đa nhiễm
d Thể một nhiễm

câu 34/ Cho biết gen B: thân cao, gen b: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai BBB x Bbb là:

a 100% thân cao
b 11 thân cao : 1 thân thấp
c 35 thân cao : 1 thân thấp
d 75% thân cao : 25% thân thấp

câu 35/ Cho biết A - hoa vàng; a - hoa trắng, quá trình giảm phân bình thường xảy ra, phép lai nào không thể tạo ra cá thể hoa trắng

a AAaa x AAaa
b AAaa x Aaaa
c AAAa x aaaa
d Aaaa x Aaaa

câu 36/ Một gen B sau đột biến đã gây hậu quả là làm cho protein tương ứng khác 1 axit amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên gen có thể là:

a Thêm 1 bộ 3 mã KT vào cuối gen
b Thêm 1 bộ 3 mã MĐ vào đầu gen
c Thay thế 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác
d Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

câu 37/ Một protein bình thường có 200 axit amin. Protein đó bị biến đổi do có axit amin thứ 150 bị thay thế bằng 1 axit amin mới. Dạng đột biến gen sinh ra protein biến đổi trên là

a Thay thế hoặc đảo vị trí 1 cặp nu ở bộ 3 mã hóa a.a thứ 150
b Thêm nu ở bộ 3 mã hóa a.a 150
c Mất nu ở bộ 3 mã hóa a.a 150
d Đảo hoặc thêm nu ở bộ 3 mã hóa a.a 150

câu 38/ Thể tứ bội(4n) AAaa có thể tạo ra những loại giao tử nào

a AA:aa
b AA:Aa
c 1AA:4Aa:1aa
d 1AA:2Aa:1aa

câu 39/ Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn là

a Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội
b Sự thụ tinh của giao tử 2n và n
c Sự thụ tinh của nhiều giao tử n
d Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội

câu 40/ Khi người ta cho lai các thể tứ bội: P AAaa x AAaa Trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là

a 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
b 1 AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 18Aaaa : 1aaaa.
c 1aaaa : 18AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1AAAA.
d 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.

câu 41/ Một quần thể có 100% kiểu gen Aa, tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 của quần thể là

a 0.4375 AA : 0.125 Aa : 0.4375 aa
b 0.4 AA : 0.2 Aa : 0.4 aa
c 0.375 AA : 0.125 Aa : 0.375 aa
d 0.25 AA : 0.5 Aa : 0.25 aa

câu 42/ Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa Nếu cho các cá thể của P giao phối tự do thì ở F1 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là

a 9%AA : 42%Aa : 49%aa
b 42,25%AA : 45,5%Aa : 12,25%aa
c 12,25%AA : 45,5%Aa : 42,25%aa
d 49%AA : 42%Aa : 9%aa

câu 43/ Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn. Biết A: lông ngắn, a: lông dài. Tần số của A và a trong quần thể là

a Tần số của A = 0,75, của a = 0,25
b Tần số của A = 0,45, của a = 0,55
c Tần số của A = 0,25, của a = 0,75
d Tần số của A = 0,55, của a = 0,45

câu 44/ Cấu trúc di truyền của 1 quần thể : 0,49aa : 0,35Aa : 0,16AA . Tần số alen A và alen a là :

a o,665A và 0,335a
b 0,7A và 0,3a
c 0,335A và 0,665a
d 0,7a và 0,3A

câu 45/ Ở bò , tính trạng lông đen (B) là trội so với tính trạng lông vàng (b). 1 đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36% , cấu trúc di truyền của đàn bò trên là :

a 0,36BB : 0,64bb
b 0,16bb : 0,48Bb : 0,36BB
c 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb
d 0,16BB : 0,48Bb : 0,36bb

câu 46/ Cấu trúc di truyền 1 quần thể thực vật tự thụ phấn : 50% AA : 50% aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là

a 50% AA : 50% aa
b 25% AA : 50% aa : 25% Aa
c 25% AA : 50% Aa: 25% aa
d 50% AA : 50% Aa

câu 47/ Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là

a 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
b 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa
c 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
d 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12

1/ Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A Tỉ lệ nhóm tuổi

B Tỉ lệ đực cái

C Độ đa dạng

D Tỉ lệ tử vong

2/ Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất?

A Trồng nhiều loại cây trên một diện tích

B Nuôi nhiều loại cá trong ao

C Tiết kiệm không gian

D Tăng năng suất từng loại cây trồng

3/ Quan hệ đối địch trong quần xã biểu hiện ở các loại quan hệ nào?

A Cộng sinh, hội sinh, hợp tác

B Cạnh tranh con cái vào mùa sinh sản

C Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm

D Kí sinh, ăn loài khác, ức chế-cảm nhiễm

4/
Quan hệ nào được xem như là động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên?

A Cộng sinh

B Hội sinh

C Cạnh tranh

D Hợp tác

5/ Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?

A Sinh vật sản xuất

B Sinh vật ưu thế

C Sinh vật phân hủy

D Sinh vật tiên phong

6/ Phương pháp nào sau đây được gọi là phương pháp lai phân tử?

A Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau.

B Lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.

C Là phương pháp lai giữa các dạng bố mẹ có bộ gen khác nhau.

D Tổ hợp vốn gen của 2 hay nhiều loài sinh vật với nhau.

7/ Việc nghiên cứu các cơ quan thoái hoá cho phép ta đưa ra kết luận nào sau đây?

A Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.

B Phản ánh chức phận quy định cấu tạo.

C Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

D Phản ánh sự tiến hóa phân li.

8/ Bằng chứng giải phẩu so sánh dựa vào sự giống nhau và khác nhau của các loài về những đặc điểm nào?

A Cấu tạo pôlipeptit và pôlinuclêotit

B Giai đoạn phát triển phôi thai

C Sinh học và biến cố địa chất

D Cấu tạo cơ quan và cơ thể

9/
Đặc điểm cơ bản của các cơ quan tương đồng là gì?

A Cùng cấu tạo bên trong và hình thái bên ngoài

B Cùng chức năng nhưng có nguồn gốc khác nhau

C Cùng vị trí trên cơ thể và cùng chức năng

D Cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng

10/
Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi Hemôglobin giống nhau chứng tỏ 2 loài này có nguồn gốc chung; đây là bằng chứng gì?

A Bằng chứng giải phẫu so sánh

B Bằng chứng phôi sinh học

C Bằng chứng địa lý sinh học

D Bằng chứng sinh học phân tử

11/
Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X quy định, alen trội M quy định nhìn màu bình thường. Kiểu gen quy định nhìn màu bình thường có thể có ở người là

A XMXM; XMY

B XMXm; XmY

C XMXM; XMXm; XMY

D XMXm; XMY

12/ Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Gen A qui định máu đông bình thường Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kết quả kiểu hình ở con lai là

A 50% bị bệnh : 50% bình thường

B 100% bình thường

C 75% bị bệnh : 25% bình thường

D 75% bình thường : 25% bị bệnh

13/
Dạng vượn người nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A Vượn

B Đười ươi

C Tinh tinh

D Gôrila

14/ Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và ngôn ngữ thể hiện quá trình gì?

A Di truyền qua tế bào chất

B Di truyền học

C Di truyền tín hiệu

D Di truyền trung gian

15/
Đặc trưng cơ bản nào của loài người mà vượn người không có?

A Lao động sáng tạo và ngôn ngữ

B Não bộ có kích thước lớn

C Khả năng biểu lộ tình cảm

D Biết sử dụng công cụ

16/
Trong các động vật hiện nay, tinh tinh có nhiều đặc điểm giống người nhất. Điều này chứng tỏ

A Tinh tinh và người là tổ tiên của nhau

B Tinh tinh là do người cổ đại thoái hóa thành

C Tinh tinh cùng nguồn gốc gần với người

D Tinh tinh là tổ tiên trực tiếp của người

17/ Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1, tần số tương đối của các alen A : a là:

A A : a = 0,5 : 0,5

B A : a = 0,8 : 0,2

C A : a = 0,96 : 0,04

D A : a = 0,64 : 0,36

18/
Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

A 0.64 AA : 0.04 Aa : 0.32 aa

B 0.64 AA : 0.32 Aa : 0.04 aa

C 0.32 AA : 0.64 Aa : 0.04 aa

D 0.04 AA : 0.64 Aa : 0.32 aa

19/
Một quần thể bò có 400 lông vàng (BB):400 lông trắng (Bb):200 lông ðen (bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là

A B = 0.8 : b = 0.2

B B = 0.4 : b = 0.6

C B = 0.2 : b = 0.8

D B = 0.6 : b = 0.4

20/
Các nhân tố sinh thái của môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau, sự biến đổi của một nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của nhân tố khác, điều đó thể hiện mối quan hệ gì?

A Tác động của các nhân tố sinh thái vô sinh.

B Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

C Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

D Tác động của các nhân tố sinh thái hữu sinh.

21/
Tia hồng ngoại tác dụng như thế nào lên động vật?

A Làm chết sinh vật

B Gây đột biến

C Tổng hợp vitamin D

D Sinh ra nhiêt

22/ Nhận định nào đúng?

A Sinh vật trên cạn có giới hạn nhiệt hep hơn sinh vật sống dưới nước

B Sinh vật sống trong nước có giới hạn nhiệt rộng

C Sinh vật trên cạn có giới hạn nhiệt hẹp

D Sinh vật sống trong nước có giới hạn nhiệt hẹp

23/
Lá của cây ưa bóng có đặc điểm nào sau đây?

A Lá mỏng, nằm ngang, ít hoặc không có mô giậu

B Lá dày, nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu

C Lá to, nằm nghiêng, ít hoặc không có mô giậu

D Lá dày, nằm ngang, có nhiều tế bào mô giậu

24/
Ở cá, hươu, nai, khả năng sống sót của con non tuỳ thuộc vào:

A Số lượng kẻ thù ăn thịt.

B Cạnh tranh giành thức ăn, nơi ở.

C Thức ăn dồi dào vào mùa sinh sản.

D Cạnh tranh bảo vệ nguồn sống.

25/
Những loài nào tăng trưởng gần với mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A Vi khuẩn

B Thú

C Cây lâu năm

D Chim

26/
Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe doạ sự tồn tại của quần thể.

B Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

C Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

D Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

27/
Nhược điểm lớn nhất của học thuyết Lamarckrk là gì?

A Cho rằng sinh giới ngày nay có nguồn gốc từ bàn tay thượng đế

B Cho rằng sinh vật luôn chủ động biến đổi để thích nghi với ngoại cảnh

C Chưa hiểu được cơ chế tác động của ngoại cảnh

D Cho rằng sinh giới là kết quả của quá trình biến đổi theo quy luật khách quan

28/ Theo Darwin, quá trình đấu tranh sinh tồn ở sinh giới diễn ra mạnh và rõ rệt nhất khi nào?

A Sinh vật sản xuất nhiều

B Cá thể không thích nghi kịp

C Nguồn sống không đủ

D Động vật thuộc loại hung dữ

29/
Trong quần thể ngẫu phối, biến dị nào thường xuyên xuất hiện?

A Đột biến gen

B Biến dị tổ hợp

C Đột biến lệch bội

D Đột biến đa bội

30/ Tại sao có thể nói mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú?

A Tính có hại của đột biến đã được trung hòa

B Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối rất lớn

C Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn

D Chọn lọc tự nhiên diễn ra nhiều hướng khác nhau

31/
Trong lịch sử tiến hóa các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì:

A Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh , chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện

B Do sự hợp lý các đặc điểm thích nghi

C Kết quả của vốn gen đa hình , giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiến sống hơn

D Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất

32/ Nếu alen lặn là có hại, thì CLTN có thể loại bỏ chúng ra khỏi quần thể khi nào?

A Nó biểu hiện ra kiểu hình

B Nó đột biến thành trội

C Tồn tại ở trạng thái dị hợp

D Tồn tại ở bất kỳ trạng thái nào

33/ Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở sự khác biệt về đặc điểm nào?

A Khác nhau về thời gian giao phối

B Khác nhau về tập quán giao phối

C Khác nhau về nơi sống hay môi trường

D Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản

34/
Cỏ chăn nuôi (cỏ Spartina) ở Anh có 2n = 120 NST gồm 50 NST của cỏ Châu Mỹ và 70 NST của cỏ Châu Âu .Cỏ Spartina được hình thành bằng con đường :

A Lai xa và đa bội hóa

B Tự đa bội

C Cách li địa lí

D Cách li tập tính và cách li sinh thái

35/
Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả nào?

A Phân ly thành nhiều kiểu gen khác nhau

B Sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành

C Hình thành các nhóm phân loại trên loài

D Phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen

36/
Đơn giản hóa cấu tạo bằng cách tiêu giảm các cơ quan bộ phận là hướng tiến hóa chủ yếu của nhóm sinh vật nào?

A Đa bào kí sinh

B Vi khuẩn

C Động vật bậc cao

D Nấm và dương xỉ

37/ Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng mới khác nhau và khác với tổ tiên ban đầu gọi là:

A Chuyển hoá tính trạng

B Phát sinh tính trạng

C Biến đổi tình trạng

D Phân ly tính trạng

38/
Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?

A Giới thực vật

B Giới động vật

C Giới vi khuẩn

D Giới nấm

39/ Chuỗi thức ăn trong tự nhiên được quy ước chia thành mấy loại?

A Rất nhiều

B 2 Loại

C 4 Loại

D 3 Loại

40/
Người, sán, hươu, báo xét về quan hệ dinh dưỡng có thể xếp chung vào nhóm sinh vật nào?

A Sinh vật tự dưỡng

B Sinh vật sản xuất

C Sinh vật tiêu thụ

D Sinh vật ăn thịt


Nguồn: sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

liti

New member
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Đề thi có 03 trang)
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM THPT
Môn thi: Sinh học - Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thời gian làm bài: 60 phút
Số câu trắc nghiệm: 40
Mã đề thi 146
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...........................................................................



Câu 1:


Thành phần hóa học của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là
A. ADN và prôtêin dạng histôn. B. ADN và prôtêin không phải dạng histôn.
C. ADN, ARN và prôtêin dạng phi histôn. D. ADN, prôtêin dạng histôn và một lượng nhỏ ARN.

Câu 2:


Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. Kết quả phép lai bị chi phối bởi qui luật di truyền
A. tương tác gen. B. trội không hoàn toàn.
C. phân li. D. phân li độc lập.

Câu 3:

Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó đột biến có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng biến đổi gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là
A. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
B. đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
D. thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.

Câu 4:

Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho vật chất di truyền ít biến đổi nhất là
A. mất đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn.

Câu 5

: Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA.
B. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.
C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.

Câu 6:


Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu của họ đã nhận Xm từ

A. ông nội. B. bố. C. bà nội. D. mẹ.

Câu 7:

Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
B. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
C. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
D. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.

Câu 8

Lai cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng với cà chua tứ bội quả vàng thu được F1 toàn cà chua quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình quả vàng là

A. 1/8. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/36.

Câu 9:


Ở người gen M qui định máu đông bình thường, gen m qui định máu khó đông. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XMXm × XM Y. B. XMXM × Xm Y. C. XMXm × Xm Y. D. XMXM × XM Y.

Câu 10:

Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là

A. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
B. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.

Trang 1/3 - Mã đề thi 146

Câu 11:

Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỷ lệ:
A. ABD = ABd = aBD = aBd = 25%. B. ABD = ABd = 30%; aBD = aBd = 20%.
C. ABD = ABd = 45%; aBD = aBd = 5%. D. ABD = ABd = 20%; aBD = aBd = 30%.

Câu 12:

Thể đa bội thường gặp ở
A. động vật bậc cao. B. vi sinh vật.
C. thực vật và động vật. D. thực vật.

Câu 13:

Mục đích của phương pháp nghiên cứu tế bào học ở người là xác định
A. khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán, điều trị kịp thời.
B. gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính.
C. tính trạng do kiểu gen hay do điều kiện môi trường quyết định.
D. gen quy định tính trạng là trội hay lặn.

Câu 14:


Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
C. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.
D. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.

Câu 15:


Cơ thể có kiểu gen AABbCCDd có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là
A. 16. B. 2. C. 4. D. 8.

Câu 16:

Tác nhân thường dùng để gây đột biến đa bội là
A. tia tử ngoại. B. tia phóng xạ. C. dung dịch cônsixin. D. chất 5-BU.

Câu 17:


Chức năng của tARN là
A. truyền thông tin di truyền. B. cấu tạo riboxôm.
C. vận chuyển axit amin. D. lưu giữ thông tin di truyền.

Câu 18:

Người mắc hội chứng Đao, sẽ có 3 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số
A. 23. B. 20. C. 21. D. 22.

Câu 19:

Đặc điểm di truyền của tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là
A. di truyền chéo. B. chỉ biểu hiện ở giới cái.
C. di truyền thẳng. D. chỉ biểu hiện ở giới đực.

Câu 20:


Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hyđro thay đổi đi một liên kết. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.

Câu 21:

Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và qui định mã hóa axit amin metiônin là
A. AUX. B. AUU. C. AUA. D. AUG.

Câu 22:


Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là

A. thể tam nhiễm. B. thể đa bội. C. thể đa nhiễm. D. thể tam bội.

Câu 23:

Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và trội – lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình.
C. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.

Câu 24:

Loại đột biến gây ra các bệnh di truyền phân tử là đột biến
A. cấu trúc nhiễm sắc thể. B. dị bội.
C. đa bội. D. gen.

Câu 25:


Bệnh mù màu (không phân biệt màu đỏ, lục) ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong một quần thể người có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen biểu hiện tính trạng trên?


A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 26:

Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp hạt nhăn thu được F1 toàn đậu thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình là

A. 9:3:3:1. B. 3:3:1:1. C. 1:1:1:1. D. 3:1.

Trang 2/3 - Mã đề thi 146

Câu 27:

Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:

A. Gen → tính trạng → ARN → prôtêin. B. Gen → ARN → tính trạng → prôtêin.
C. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng. D. Gen → prôtêin → ARN → tính trạng.
Câu 28: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến
A. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. B. mất 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Câu 29:


Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có ở thể một nhiễm là
A. 9. B. 7. C. 4. D. 10.

Câu 30:


Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
A. 48. B. 36. C. 25. D. 27.

Câu 31:

Tia tử ngoại thường dùng để gây đột biến nhân tạo ở các đối tượng:
A. Thực vật, động vật, người. B. Động vật, thực vật, vi sinh vật.
C. Vi sinh vật, động vật, người. D. Vi sinh vật, bào tử, hạt phấn.

Câu 32:


Cây có kiểu gen AaBbCCDd tự thụ phấn sẽ tạo ra đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là
A. 364. B. 964. C. 2764. D. 164.

Câu 33:


Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh
A. Đao. B. tiểu đường. C. hồng cầu hình liềm. D. máu khó đông.

Câu 34:


Ở các loài sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình
A. thụ tinh. B. nguyên phân và giảm phân.
C. nguyên phân. D. giảm phân.

Câu 35:


Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả
A. giảm cường độ biểu hiện tính trạng. B. tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
C. giảm sức sống hoặc làm chết sinh vật. D. mất khả năng sinh sản của sinh vật.

Câu 36:


Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu:
A. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
B. Mất một cặp nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm1 cặp nuclêôtit.
D. Mất một cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hiđrô.

Câu 37:


Đột biến gen là những biến đổi
A. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
B. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
C. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường.
D. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

Câu 38:


Một đoạn ADN có chiều dài 5100Ao, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp
A. 3000 nuclêôtit. B. 2000 nuclêôtit. C. 15000 nuclêôtit. D. 2500 nuclêôtit.

Câu 39:

Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người?
A. Gây đột biến và lai tạo. B. Nghiên cứu tế bào.
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Nghiên cứu phả hệ.

Câu 40:

Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 nhiễm sắc thể là:
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn trên 1 nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể và mất đoạn nhiễm sắc thể.
-----------------------------------------------
----------------------------------------------------- HẾT ----------
Trang 3/3 - Mã đề thi 146


Nguồn: sưu tầm*[/right]​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

thuhelo

New member
Xu
0
cho hỏi ở cái đề đầu tiên
câu 12 đáp án A đúng không vậy ? câu 23 mình thấy đáp án làm sao í
ở câu 50 , mình thường thấy sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản đi liền với nhau trong kết quả của CLTN ? hay là ý của câu B đã "tổng hợp" cả A và C
thank nhiều
 

lazy

New member
Xu
0
cho hỏi ở cái đề đầu tiên
câu 12 đáp án A đúng không vậy ? -->12d
câu 23 mình thấy đáp án làm sao í -->hok hiểu đề, nhưng mình đoán là c
ở câu 50 , mình thường thấy sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản đi liền với nhau trong kết quả của CLTN ? hay là ý của câu B đã "tổng hợp" cả A và C
thank nhiều--> câu này mình chưa học, huhu
đây là ý kiến của mình
 

singaling

New member
Xu
0
cho hỏi ở cái đề đầu tiên
câu 12 đáp án A đúng không vậy ? câu 23 mình thấy đáp án làm sao í
ở câu 50 , mình thường thấy sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản đi liền với nhau trong kết quả của CLTN ? hay là ý của câu B đã "tổng hợp" cả A và C
thank nhiều

12/ Dạng đột biến gen cấu trúc nào làm biến đổi vật chất di truyền nhưng thành phần, số lượng và trình tự các axit amin của phân tử protein do gen đó quy định không thay đổi?

a Không thể xảy ra dạng Đột biến mà phân tử protein không có thay đổi nào.
b Do các dạng Đột biến dịch khung làm các mã bộ 3 được đọc muộn hoặc sớm hơn so với ban đầu.
c Do thay đổi 3 cặp nu trên cùng 1 mã bộ 3.
d Do các dạng Đột biến điểm tạo ra Đột biến đồng nghĩa
Đáp án: Câu d.
Giải thích: Do sự thoái hoá của mã di truyền. Ví dụ mã kết thúc có 3 bộ ba mã hoá: UAA, UAG, UGA. Trình tự nu trong gen gốc là UAA, nhưng do đột biến điểm trở thành UAG chẳng hạn, thì cũng không hề làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polypeptit đc tổng hợp, từ đó phân tử protein không bị thay đổi.


50/ Theo Dacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra sự phân hóa về

a. Khả năng sinh sản của các cá thể trong QT
b. Khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể
c. Khả năng sống sót giữa các cá thể trong QT
d. Khả năng phát sinh biến dị của các cá thể trong quần thể

Tác động của CLTN trước hết là lên khả năng sống sót của các cá thể mang các biến dị khác nhau trong quần thể.

Có điều chỉ những cá thể sống sót nào mang biến dị có thể di truyền được (qua quá trình sinh sản) thì biến dị đó mới có ý nghĩa trong tiến hoá. Vấn đề này Dacuyn chưa làm rõ.

Vậy bạn đã biết đáp án đúng là gì rồi đúng không? ;-)
 

doremi

New member
Xu
0
MÌNH LÀM ....CÁC BẠN XEM THỬ.....CÓ NHÌU CÂU MÌNH KO BIẾT LÀM ....NÊN BỎ TRỐNG
TUYỂN TẬP ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH 12

1/ Số loại axit amin được phát hiện trong các phân tử prôtêin là

a 20 loại b 64 loại
c 60 loại d 21 loại

2/ Kết luận nào sau đây về ADN là đúng theo nguyên tắc bổ sung

a A + G có số lượng bằng T + X
b A + T có số lượng ít hơn G + X
c A + G có số lượng nhiều hơn T + X
d A = T = G = X

3/ Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là

a Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit
b Luôn chứa một loại đơn phân nhất định
c Có số cặp nuclêôtit khác nhau
d Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ

4/ Loại Bazơ nitơ nào sau đây không có trong ADN

a Ađênin b Timin
c Xitôzin d Uraxin

5/ Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau:

a Gen chỉ có thể tồn tại trong nhân tế bào
b Sản phẩm do gen mã hóa có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit
c Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định
d Gen qui định tính trạng của cơ thể sinh vật

6/ Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin

a Hoạt hoá axit amin
b Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin
c Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm
d Tổng hợp mARN

7/ Điều hòa hoạt động gen ở cấp độ trước phiên mã thực chất là

a Ổn định số lượng gen trong hệ gen
b Loại bỏ prôtêin chưa cần
c Điều khiển lượng mARN được tạo ra
d Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

8/ Đối với Operon Lac ở E.coli thì lactose có vai trò gì

a Chất bất hoạt b Chất ức chế
c Chất cảm ứng d Chất kích thích

9/ Khi thay thế một cặp nu này bằng cặp nu kia thì

a Toàn bộ các bộ 3 của gen bị thay đổi
b Chỉ có bộ 3 có nu bị thay thế mới thay đổi
c Các bộ 3 từ vị trí bị thay thế trở đi sẽ thay đổi
d Nhiều bộ 3 trong gen bị thay đổi

10/ Trường hợp nu thứ 10 là G-X bị thay bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong chuỗi polipeptit được tổng hợp là

a Thay thế 1 a.a
b Chuỗi polipeptit bị ngắn lại
c Trình tự a.a từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit bị thay đổi
d a.a thuộc bộ 3 thứ 4 có thể bị thay đổi

11/ Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen ?

a Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong QT
b Đột biến gen làm biến đổi 1 hoặc 1 số cặp nu trong cấu trúc gen.
c Đột biến gen làm biến đổi đột ngột 1 hoặc 1 số tính trạng nào đó trên cơ thế SV.
d Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

12/ Dạng đột biến gen cấu trúc nào làm biến đổi vật chất di truyền nhưng thành phần, số lượng và trình tự các axit amin của phân tử protein do gen đó quy định không thay đổi?

a Không thể xảy ra dạng Đột biến mà phân tử protein không có thay đổi nào.
b Do các dạng Đột biến dịch khung làm các mã bộ 3 được đọc muộn hoặc sớm hơn so với ban đầu.
c Do thay đổi 3 cặp nu trên cùng 1 mã bộ 3.
d Do các dạng Đột biến điểm tạo ra Đột biến đồng nghĩa

13/ Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm không có đặc điểm nào sau đây

a Đột biến mất 1 cặp nu
b Đột biến xảy ra ở bộ 3 thứ 6 trên gen
c Đột biến gen thay 1 cặp nu
d Thay thế axit glutamic thành axit amin valin


14/ Đột biến gen bao gồm những dạng nào

a Mất, thay, đảo và chuyển cặp nuclêôtit
b Mất, nhân, thêm và đảo cặp nuclêôtit
c Mất, thay, nhân và lặp cặp nuclêôtit
d Mất, thay, thêm và đảo cặp nuclêôtit

15/ Một NSTban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH. Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến

a Chuyển đoạn b Đảo đoạn
c Mất đoạn d Lặp đoạn

16/ Các cây tam bội thường cho quả không hạt. Điều này được giải thích ntn?

a Vẫn xảy ra hiện tượng thụ phấn và thụ tinh bình thường nhưng hợp tử được tạo ra bị thui chột nẹn không phát triển thành hạt
b Vì tế bào sinh dục 3n không có khả năng sinh giao tử bình thường
c Không thể xảy ra hiện tượng tự thụ phấn ở các cây 3n
d Vì cơ quan sinh trưởng phát triển manh, quả to nên không đủ chất để tạo hạt

17/ Tính chất của đột biến là

a Xác định, đồng loạt, đột ngột
b Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột
c Riêng lẻ, định hướng, đột ngột
d Đồng loạt, không định hướng, đột ngột

18/ Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền
câu này chẳng hỉu j cả.....
a Đảo đoạn và chuyển đoạn
b Mất đoạn và lặp đoạn
c Lặp đoạn và chuyển đoạn
d Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

19/ Dạng đột biến nào có thể làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST

a Đảo đoạn b Chuyển đoạn
c Mất đoạn d Lặp đoạn

20/ Cơ chế chung dẫn đến hình thành đột biến số lượng NST là

a Ở kì sau, NST không phân li
b Kết hợp các giao tử có số lượng NST khác thường
c Sự không phân li do mất tơ vô sắc
d NST phân li bất thường trong quá trình phân bào

21/ Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để
câu nì ko hỉu...ko bik làm
a Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn
b Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không
c Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng
d Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai

22/ Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

a Hoán vị gen
b Liên kết gen
c Hiện tượng các gen phân ly độc lập
d Tác động qua lại giữa các gen

23/ Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng tương phản, phân li độc lập, thì số loại kiểu hình lặn ở F2 là

a 2n b 3n
c 1n d 4n

24/ Tính trạng nào sau đây được di truyền do gen nằm trên NSTgiới tính

a Màu mắt ở ruồi giấm
b Chiều cao của thân cây đậu Hà Lan
c Màu sắc của thân ở ruồi giấm
d Độ dài cánh ở ruồi giấm

25/ Hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden

a Phương pháp lai xa và phương pháp lai gần
b Phương pháp lai phân tích và phương pháp lai xa
c Phương pháp lai gần và phương pháp lai phân tích
d Phương pháp lai phân tích và phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

26/ Mục đích của phương pháp lai phân tích của menden là

a Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể có kiểu hình trội để sử dụng
b Tạo ra ngày càng nhiều thế hệ của con cháu
c Dự đoán các đặc điểm của bố mẹ ở con lai
d Làm tăng các đặc điểm biến dị ở thế hệ con cháu

27/ Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là

a Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong nguyên phân và thụ tinh
b Cơ chế tự nhân đội của NST trong nguyên phân và giảm phân
c Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân
d Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các crọmatic trong giảm phân

28/ Kiểu hình được tạo thành do

a Sự tương tác giữa kiểu gen và sự chăm sóc
b Sự tương tác giữa nhiệt độ và sự chăm sóc
c Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ
d Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

29/ Có thể kết luận một tính trạng liên kết với giới tính khi nào

a Lúc biểu hiện ở giống này, lúc biểu hiện ở giống kia
b Chỉ ở giống này mà không thấy ở giống khác
c Biểu hiện phụ thuộc vào giới tính
d Hay gặp ở giống này và ít gặp ở giống kia

30/ Phép lai tạo ra tỷ lệ kiểu hình 3:1 là

a XAXa x XaY
b XAXa x XAY với tính trội không hoàn toàn
c XaXa x XAY với tính trội hoàn toàn
d XAXa x XAY với tính trội hoàn toàn

31/ Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên

a Kiểu gen của quần thể
b Kiểu hình của quần thể
c Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
d Vốn gen của quần thể

32/ Điều kiện để một quần thể từ chưa cân bằng trở thành quần thể cân bằng là:

a Cho các cá thể trong quần thể tự do giao phối
b Giảm cá thể dị hợp và tăng cá thể đồng hợp
c Tăng thêm số cá thể đồng hợp vào quần thể
d Tăng thêm các cá thể dị hợp và quần thể

33/ Khi nào quần thể chưa cân bằng đạt tới trạng thái cân bằng ?

a Sau 5 đến 7 thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
b Sau 1 thế hệ ngẫu phối
c Sau nhiều thế hệ giao phối tự do
d Sau 1 thế hệ tự phối

34/ Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
NỎ BIẾT
a Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội
b Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
c Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc
d Gây ra rối loạn phân li của các NSTtrong quá trình phân bào

35/ Trong nghiên cứu di truyền người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp:

a Phân tích tế bào học bộ NSTcủa người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể
b So sánh hình dạng của 2 tế bào dưới kính hiển vi
c Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng
d Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen

36/ Những phương pháp nào được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người

a Nghiên cứu phả hệ, trẻ đồng sinh và phương pháp tế bào học
b Nghiên cứu tế bào, trẻ đồng sinh và di truyền chủng tộc
c Nghiên cứu tế bào, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ
d Nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu bệnh di truyền và phả hệ

37/ Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng

a Các cá thể trong quần thể mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng vẫn giữ được những tính trạng đặc trưng cho loài
b Những loài khác nhau nhưng có kiểu hình giống nhau do sống trong điều kiện môi trường giống nhau
c Các cá thể cùng loài thuộc các giống khác nhau vẫn giữ được các tính trạng đặc trưng cho loài
d Các quần thể bị cách li thời gian dài nhưng vẫn giữ được sự tương đồng về hình thái

38/ Bằng chứng địa lý sinh học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là

a Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa là do cách li địa lý
b Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau
c Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau
d Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau

39/ Tiến hóa hội tụ là gì

a Sinh vật sống trong điều kiện tự nhiên tương tự thì hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau
b Những loài khác nhau sống chung với nhau qua thời gian dài thì sẽ có nhiều điểm giống nhau
c Các loài sinh vật có xu hướng tập trung tại 1 khu địa lý nào đó
d Hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan trên cơ thể

40/ Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng

a Ngà voi và ngà voi biển
b Sự tiêu giảm chi sau của cá voi
c Cánh dơi và tay khỉ
d Vây cá và vây cá voi

41/ Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phát sinh loài người.

a Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người
b Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người
c Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người
d Vượn người và người ngày nay là hai nhánh có cùng một gốc chung

42/ Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ

a Có những đặc điểm sinh học đặc trưng cho thế giới động vật
b Có chung một nguồn gốc
c Chúng có họ hàng gần gũi với nhau và đều được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
d Có quan hệ họ hàng thân thuộc.

43/ Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở

a Khác nhau về tập quán giao phối
b Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản
c Khác nhau về thời gian giao phối
d Khác nhau về nơi sống hay môi trường

44/ Phấn hoa của loài này rơi trên nhụy hoa loài khác nhưng không thụ phấn được là biểu hiện

a Cách li mùa vụ b Cách li sinh cảnh
c Cách li cơ học d Cách li tập tính

45/ Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta không dựa vào :

a Cách li địa lí, sinh thái
b Cách li sinh sản
c Đặc điểm hình thái
d Tiêu chuẩn hóa -sinh

46/ Nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là

a Chọn lọc tự nhiên b Quá trình đột biến
c Quá trình giao phối d Cơ chế cách li
47/ Sự đồng qui tính trạng thể hiện ở hai loài nào sau

a Cá mập và cá heo b Cá mập và cá sấu
c Cá sấu và cá voi d Cá mập và ngư long

48/ Ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hóa là

a Góp phần làm thoái hóa kiểu gen không mong muốn
b Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể
c Tạo ra nhiều đặc điểm có hại cho sinh vật
d Làm phát sinh các đột biến trong quần thể

49/ Người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới là

a Hacđi b Lamac
c Kimura d Đacuyn

50/ Theo Dacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra sự phân hóa về

a Khả năng sinh sản của các cá thể trong QT
b Khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể
c Khả năng sống sót giữa các cá thể trong QT
d Khả năng phát sinh biến dị của các cá thể trong quần thể

51/ Thuyết tiến hoá hiện đại bao gồm

a Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá vĩ mô
b Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính và tiến hoá vi mô
c Thuyết tiến hoá tổng hợp và tiến hoá vi mô
d Thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá trung tính

52/ Các thuyết tiến hóa giải thích quá trình tiến hóa của giai đoạn nào sau

a Tiến hóa tiền sinh học
b Tiến hóa hóa học và tiền sinh học
c Tiến hóa sinh học
d Tiến hóa hóa học

53/ Hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

a Axit nuclêic và gluxit
b Gluxit và prôtêin
c Lipit và axit nuclêic
d Prôtêin và axít nuclêic

54/ Yếu tố nào đóng vai trò chính khiến con người thoát khỏi trình độ động vật

a Dùng lửa
b Lao động
c Hệ thống tín hiệu thứ hai

d Biết sử dụng công cụ lao động

55/ Đặc trưng cơ bản của loài người mà vượn người không có là

a Khả năng biểu lộ tình cảm
b Lao động sáng tạo và ngôn ngữ
c Biết sử dụng công cụ
d Não bộ có kích thước lớn

56/ Ở các loài động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường là nhờ:

a Có các tế bào cảm quang.
b Có xúc giác phát triển.
c Có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hoá.
d Có khả năng phát sáng.

57/ Người ta chia thực vật thành nhiều nhóm cây thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau là:

a Cây ưa sáng, cây trung sinh, cây chịu hạn
b Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng.
c Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây chịu ẩm.
d Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây trung sinh.

58/ Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

a Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
b Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/ lần
c Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
d Gà rừng chết rét

59/ Quan hệ giữa cây gọng vó và con kiến là quan hệ

a Sinh vật ăn sinh vật khác
b Quan hệ hội sinh
c Quan hệ hỗ trợ
d Quan hệ ức chế cảm nhiễm

60/ Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất

a Trồng nhiều loại cây trên một diện tích
b Nuôi nhiều loại cá trong ao
c Tăng năng suất từng loại cây trồng
d Tiết kiệm không gian
 

hoangcung_96

New member
Xu
0
câu 3:hình như là a chứ.Mình thấy a cũng đúng mà.:subdued:
còn câu 4 theo mình là d.Mình nghĩ có tổng hợp được ARN thì mới bước vào tổng hợp được protein
cau 34: hình như là c thì phải
cau 58:d
Đây là ý kiến của mình.Nếu sai mong các bạn sửa cho mình nha
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ngoc huọng

New member
Xu
0
3/ Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là

a Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit ( chỉ 10 cặp)
b Luôn chứa một loại đơn phân nhất định ( chưa chắc)
c Có số cặp nuclêôtit khác nhau ( k đúng)
d Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ
=> Thôi thì làm theo Việt Anh ^^


4/ Loại Bazơ nitơ nào sau đây không có trong ADN

a Ađênin b Timin
c Xitôzin d Uraxin


58/ Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

a Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa
b Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/ lần
c Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
d Gà rừng chết rét


34/ Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là

a Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội
b Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN

c Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc [ Cái này là chức năng của Côn si xin cơ ^^]
d Gây ra rối loạn phân li của các NSTtrong quá trình phân bào




Chị làm đó, em coi sao nha ^^
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top