Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
1.2.TÌM HIỂU CSVH THÔNG QUA THỂ CHẾ TỤC - LỆ
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Tục, phong tục, phong hoá
(Hãy kể một vài tục mà em biết - từ đó đề cập đến khái niệm)
- Tục hay tập tục là những thói quen trong lối sống của cộng đồng dân cư đã được lập đi lập lại, trở thành nếp, mang ý nghĩa xã hội, tồn tại như một biểu tượng về chuẩn giá trị.
- Những thói quen được lập đi lập lại ở đây có thể là một việc lớn như tục cưới xin, cũng có thể chỉ một việc nhỏ như tục buộc chỉ cổ tay, tục không quét nhà vào đầu năm mới...
- Cộng đồng dân cư được nói đến ở đây không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Có thể trong một khu vực địa lý có nhiều nếp sống khác nhau, ngược lại có thể có nếp sống phong tục nào đó mà ở nhiều nơi đều thực hiện. Địa giới hành chính ngay cả biên giới quốc gia cũng thể khoanh định được các tập tục.
- Trong tục có tục tốt đẹp có tác động thúc đẩy cuộc sống đi lên gọi là mỹ tục, chẳng hạn giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn... bên cạnh mỹ tục còn có tục xấu - đó là hủ tục. Hủ tục thường là các tục phản khoa học, ví dụ người ốm không chữa bằng thuốc mà chỉ cúng bái...Tiêu chí khoa học lại vận động theo sự tiến bộ của nhận thức, vì vậy sự đánh giá tập tục luôn được bàn luận như một quá trình và không bao giờ có thể gọi là hoàn thiện.
Khái niệm phong tục: Một hệ thống các tập tục chuẩn được gọi là phong tục. Phong tục mang ý nghĩa các tập tục ổn định của một khu vực dân cư xác định.
1.2.1.2. Lệ (hương ước)
* K/niệm
- Là những quy ước của một cộng đồng dân cư làng xã buộc các thành viên trong đó phải theo. Lệ làng được xác định phạm vi hiệu lực trên những lãnh thổ nhất định - đó là đơn vị hành chính cơ sở (có thể là một làng, một thôn, một xã, hoặc vài ba xã)
- Lệ làng có nội dung liên quan đến các vấn đề thiết thân của đời sống người dân trong địa bàn. Lệ làng là "pháp luật" của làng xã, là mối dây liên hệ nối giữa làng và nước.
Lệ làng có thể có nhiều cách gọi khác nhau như: lệ, khoán, ước, biên...Mỗi cách gọi tuy sắc thái có đôi chút khác nhau, nhưng nội hàm chủ yếu vẫn là những thoả ước mà một cộng đồng tự đặt ra, buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo.
các tập tục - vị trí vai trò
NỘI DUNG CỦA CÁC TẬP TỤC
* Các tập tục khẳng định vị trí, nhân cách của con người
- Tục chôn "nhau": Ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ đã có tục chôn nhau, bằng cách dùng một cây cung bằng cành dâu (tang) bắn mũi tên bằng cỏ bồng. Mũi tên rơi ở đâu thì đào đất nơi ấy chôn "nhau". Tục này khẳng định, con người - nhất là người đàn ông sinh ra phải tung hoành ra cuộc đời, phải cống hiến cho xã hội. (thoả chí tang bồng)
- Đặt tên:Là một việc hệ trọng trong đời sống con người. Theo quan niệm của người Việt Nam xưa, tên gọi của một người gắn liền với niềm hy vọng mong mỏi sự thành đạt, tương lai tốt đẹp. Vì vậy khi đặt tên người ta thường nghiên cứu để tên của con mình có ý nghĩa. (tuy nhiên dân gian cũng hay chọn các tên xấu để dặt. vì sao?).
- Tục làm lễ nhập tràng cho con: Trong gia đình VN, nhất là các gia đình có truyền thống hiếu học thì công việc này rất thiêng liêng, trang trọng. Khi con đến tuổi đi học, cả nhà dọn dẹp sách sẽ, ăn mặc tươm tất. Buổi đầu con đi học, cả nhà đến trước bàn thờ tổ tiên, cúng lễ rồi mới đến trường.
- Tục làm lễ trưởng thành:Tuỳ từng địa phương, có nơi lấy tuổi 18 làm mốc, có nơi lấy tuổi 13 làm mốc. Trong ngày này, điều quan trọng là phải trình làng. Mâm cỗ trình làng tuy không to nhưng nhất thiết phải có để báo cho Thành hoàng làng biết có thêm thành viên mới, báo cho bà con biết đã có thêm một người có trách nhiệm trước mọi người trong làng.
Ở một số dân tộc ít người, người ta tổ chức lễ này bằng cuộc thử sức: đi săn, chạy, nhẩy...Gần đây tục mừng bước ngoặt trưởng thành được phát triển lên bằng các cuộc liên hoan cho con vào đại học, mừng sinh nhật.,..
Những hình thức leễ nghi này cần phải được coi trọng nhất là các mốc như sinh con, đặt tên, vào lớp 1, đi đại học, 18 tuổi...Những lễ nghi này có tác dụng nhắc nhở người trong cuộc phải xứng đáng với với vị trí của mình.
- Các tập tục về cưới xin, dựng vợ gả chồng...
Nguồn :Internet/
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Tục, phong tục, phong hoá
(Hãy kể một vài tục mà em biết - từ đó đề cập đến khái niệm)
- Tục hay tập tục là những thói quen trong lối sống của cộng đồng dân cư đã được lập đi lập lại, trở thành nếp, mang ý nghĩa xã hội, tồn tại như một biểu tượng về chuẩn giá trị.
- Những thói quen được lập đi lập lại ở đây có thể là một việc lớn như tục cưới xin, cũng có thể chỉ một việc nhỏ như tục buộc chỉ cổ tay, tục không quét nhà vào đầu năm mới...
- Cộng đồng dân cư được nói đến ở đây không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Có thể trong một khu vực địa lý có nhiều nếp sống khác nhau, ngược lại có thể có nếp sống phong tục nào đó mà ở nhiều nơi đều thực hiện. Địa giới hành chính ngay cả biên giới quốc gia cũng thể khoanh định được các tập tục.
- Trong tục có tục tốt đẹp có tác động thúc đẩy cuộc sống đi lên gọi là mỹ tục, chẳng hạn giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn... bên cạnh mỹ tục còn có tục xấu - đó là hủ tục. Hủ tục thường là các tục phản khoa học, ví dụ người ốm không chữa bằng thuốc mà chỉ cúng bái...Tiêu chí khoa học lại vận động theo sự tiến bộ của nhận thức, vì vậy sự đánh giá tập tục luôn được bàn luận như một quá trình và không bao giờ có thể gọi là hoàn thiện.
Khái niệm phong tục: Một hệ thống các tập tục chuẩn được gọi là phong tục. Phong tục mang ý nghĩa các tập tục ổn định của một khu vực dân cư xác định.
1.2.1.2. Lệ (hương ước)
* K/niệm
- Là những quy ước của một cộng đồng dân cư làng xã buộc các thành viên trong đó phải theo. Lệ làng được xác định phạm vi hiệu lực trên những lãnh thổ nhất định - đó là đơn vị hành chính cơ sở (có thể là một làng, một thôn, một xã, hoặc vài ba xã)
- Lệ làng có nội dung liên quan đến các vấn đề thiết thân của đời sống người dân trong địa bàn. Lệ làng là "pháp luật" của làng xã, là mối dây liên hệ nối giữa làng và nước.
Lệ làng có thể có nhiều cách gọi khác nhau như: lệ, khoán, ước, biên...Mỗi cách gọi tuy sắc thái có đôi chút khác nhau, nhưng nội hàm chủ yếu vẫn là những thoả ước mà một cộng đồng tự đặt ra, buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo.
các tập tục - vị trí vai trò
NỘI DUNG CỦA CÁC TẬP TỤC
* Các tập tục khẳng định vị trí, nhân cách của con người
- Tục chôn "nhau": Ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ đã có tục chôn nhau, bằng cách dùng một cây cung bằng cành dâu (tang) bắn mũi tên bằng cỏ bồng. Mũi tên rơi ở đâu thì đào đất nơi ấy chôn "nhau". Tục này khẳng định, con người - nhất là người đàn ông sinh ra phải tung hoành ra cuộc đời, phải cống hiến cho xã hội. (thoả chí tang bồng)
- Đặt tên:Là một việc hệ trọng trong đời sống con người. Theo quan niệm của người Việt Nam xưa, tên gọi của một người gắn liền với niềm hy vọng mong mỏi sự thành đạt, tương lai tốt đẹp. Vì vậy khi đặt tên người ta thường nghiên cứu để tên của con mình có ý nghĩa. (tuy nhiên dân gian cũng hay chọn các tên xấu để dặt. vì sao?).
- Tục làm lễ nhập tràng cho con: Trong gia đình VN, nhất là các gia đình có truyền thống hiếu học thì công việc này rất thiêng liêng, trang trọng. Khi con đến tuổi đi học, cả nhà dọn dẹp sách sẽ, ăn mặc tươm tất. Buổi đầu con đi học, cả nhà đến trước bàn thờ tổ tiên, cúng lễ rồi mới đến trường.
- Tục làm lễ trưởng thành:Tuỳ từng địa phương, có nơi lấy tuổi 18 làm mốc, có nơi lấy tuổi 13 làm mốc. Trong ngày này, điều quan trọng là phải trình làng. Mâm cỗ trình làng tuy không to nhưng nhất thiết phải có để báo cho Thành hoàng làng biết có thêm thành viên mới, báo cho bà con biết đã có thêm một người có trách nhiệm trước mọi người trong làng.
Ở một số dân tộc ít người, người ta tổ chức lễ này bằng cuộc thử sức: đi săn, chạy, nhẩy...Gần đây tục mừng bước ngoặt trưởng thành được phát triển lên bằng các cuộc liên hoan cho con vào đại học, mừng sinh nhật.,..
Những hình thức leễ nghi này cần phải được coi trọng nhất là các mốc như sinh con, đặt tên, vào lớp 1, đi đại học, 18 tuổi...Những lễ nghi này có tác dụng nhắc nhở người trong cuộc phải xứng đáng với với vị trí của mình.
- Các tập tục về cưới xin, dựng vợ gả chồng...
Nguồn :Internet/