Chia Sẻ Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) - (Tiếp theo) sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán tiếp tục thực hiện những chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc nhằm thắt chặt hơn ách cai trị của chúng ở trên đất nước ta. Chính vì những chính sách cai trị tàn bạo đó đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với tinh thần quật khởi và truyền thống lao động, sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta không những làm cho nền kinh tế của ta tiếp tục phát triển mà còn có sự chuyển biến về mặt xã hội và văn hố. Vậy những thay đổi lớn nao đó như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu bài.


Lịch sử 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) - (Tiếp theo)
Triệu thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt trập hợp nghĩa sĩ trên núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa

ba_trieu_01.jpg


Hình Bà Triệu

1. Những chuyển biến về XH và văn hóa nước ta các TK I – VI:
a. Xã hội:
+ Thời kỳ Văn Lang –
Âu Lạc : xã hội phân hóa thành 3 tầng lớp: Quý tộc, nông dân công xã, nô tì,Xã hôi có phân biệt giàu, nghèo, sang hèn.
+Thời kỳ bị đô hộ:quan lại đô hộ , người Hán nắm quyền thống trị
- Địa chủ Hán: cướp đất của dân ngày càng giàu lên và có quyền lực.
- Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành hào trưởng địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép. Họ là lực lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống phong kiến phương Bắc
- Nông dân công xã bị chia thành nông dân công xã và nông dân lệ thụôc
-Nô tì là thầng lớp thấp nhất.
- Người Hán nắm trực tiếp mọi quyền lực đến các huyện.


b. Văn hoá:
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận.
- Chúng đưa Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
- Muốn đồng hoá dân tộc ta . Nhưng nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt, sống theo phong tục Việt…


2. Cuộc khởi nghĩa bà Triệu (248):
* Nguyên nhân: do chính sách cai trị tàn bạo của
nhà Ngô ..
* Diễn biến:
- Triệu thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt trập hợp nghĩa sĩ trên núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa .
- Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hoá), đã đánh phá các thành ấp của quân Ngô tại Cửu Chân , rồi khắp Châu Giao
- Toàn thể Giao Châu đều chấn động.
- Lục Dận đem 6000 quân vào Giao Châu, vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân.
* Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
* Thất bại do lực lượng nhà Ngô rất mạnh và có nhiều mưu kế kiểm độc.
* Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí bất khuất ,quyết giành lại độc lập của dân tộc ta.


ilang_ba_trieumages506125_batrieu-den02_01.jpg

Lăng Bà Triệu ở Núi Tùng –Thanh Hóa


n_b_triuditich2_500_01.gif

Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)- đã được trùng tu .
Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) - (Tiếp theo) Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách tổ chức bộ máy cai trị nước ta của phong kiến phương Bắc có điểm khác so với thời kì trước khởi nghĩa là:

A. đứng đầu các châu, quận là quan lại người Hán.

B. ở các huyện, Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ.

c. nhà Hán đưa người Hán sang cai trị trực tiếp các huyện.

D. ở các làng, xã vẫn sử dụng hệ thống chức sắc, chức việc người Việt.

2. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt, kiểm soát gắt gao việc chế tạo đồ sắt ở Giao Châu là vì:

A. Nghề buôn bán, rèn sắt đem lại nhiều lợi nhuận cho chính quyền đô hộ.

B. Sắt là một mặt hàng quý hiếm thời bấy giờ.

C. Nhằm ngăn chặn ý thức phản kháng của người Việt, hạn chế sự phát triển kinh tế ở Giao Châu.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

3. Mặc dù bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao nhưng nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển là do

A. yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập.

B. hệ thống chính quyền đô hộ quá lỏng lẻo, không có thực quyền.

C. các quan cai trị người Hán ngày càng bị Việt hoá, quyền lợi gắrì bó với nhân dân

D. tất cả các lí do trên.

4. Có một loại vải nổi tiếng của người Giao Châu được gọi là "vải Giao Chỉ", đó là

A. vải lụa tơ tằm. B. vải tơ chuối.

C. vải bông. D. vải tơ tre.

5. Thời kì này, có nhiều thương nhân nước ngoài đến nước ta buôn bán, đó là

A. thương nhân Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ,...

B. thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản

c. thương nhân Ấn Độ và các nước châu Âu.

D. thương nhân Mã Lai, Ấn Độ.

Trả lời

1. C 2. C 3. A 4. B 5. A

Bài tập 2 trang 56 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước mỗi câu sau.

□ 1. Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Nguỵ - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Nguỵ đô hộ châu Giao và giữ nguyên tổ chức như cũ.

□ 2. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn cho người Việt làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện.

□ 3. Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo phong tục, tập quán của người Hán.

□ 4. Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đật các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

□ 5. Do chính sách hạn chế của nhà Hán nên nền kinh tế Giao Châu không phát triển được.

Trả lời

Đ: 3, 4; S: 1, 2, 5

Bài tập 4 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta như thế nào? Có điểm gì khác trước?

Trả lời

  • Trước đó, Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao, đến đầu thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
  • Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh (trước đó nhà Hán chỉ cử quan lại người Hán cai trị từ quận, còn từ huyện trở xuống vẫn để người Việt trị dân như cũ)
  • Chính sách cai trị ngày càng tàn bạo, đẩy mạnh chính sách đồng hoá dân tộc ta, đẩy nhân dân ta vào cảnh ngày càng khốn cùng hơn.
  • Công cụ bằng sắt được dùng phổ biến: rìu, mai, cuốc, dao, lưới sắt...
  • Cày, bừa do trâu bò kéo đã phổ biến.
  • Đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú...
Bài tập 5 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Những biểu hiện mới trong nông nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến thế kỷ VI là gì?

Trả lời

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này : biết đắp đê, trồng lúa hai vụ.

Bài tập 6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Những biểu hiện mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Giao Châu thời kì từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI là gì?

Trả lời

  • Bên cạnh nghề sắt, nghề gốm cổ truyền rất phát triển về kĩ thuật và chủng loại. Biết trang trí và tráng men đồ gốm trước khi nung.
  • Bên cạnh các loại vải bông, vải gai, vải tơ,.. người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải (vải Giao Chỉ).
  • Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công được trao đổi ở các chợ làng. Những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên,... có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ đến tham gia buôn bán.
Bài tập 1 trang 58 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. . Xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã phân hoá thành

A. ba tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và nô tì.

B. ba tầng lớp: quý tộc, địa chủ và nông dân công xã.

C. ba tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và thợ thủ công.

D. hai tầng lớp: địa chủ và nông dân công xã.

2. Thời Bắc thuộc, nông dân công xã bị phân hoá thành

A.hai tầng lớp: nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

B. ba tầng lớp: nông dân công xã, nông dân lệ thuộc và nô tì.

C. hai tầng lớp: nông dân công xã và nô tì

D. hai tầng lớp: nông dân lệ thuộc và nô tì.

3. Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có những tôn giáo du nhập vào nước ta là

A. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

B. Nho giáo, Đạo giáo.

C. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

4. Văn hoá Hán và những phong tục, luật lệ của người Hán đã du nhập vào nước ta, tuy nhiên nhân dân ta

A. vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên.

B. vẫn sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền,

C. tiếp thu chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

D. tất cả các ý trên.

5. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

A. 246. B. 247. C. 248. D. 249.

6. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở

A. Phú Điền (Yên Định - Thanh Hoá).

B. Phú Điền (Triệu Sơn - Thanh Hoá).

C. Phú Điền (Gia Viễn - Ninh Bình).

D. Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá).

7. Tướng nhà Ngô đem 6 000 quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa là

A. Tô Định

B. Mã Viện

c. Lục Dận.

D. Tôn Tư.

untitled-png.3089


Bài tập 2 trang 59 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô □ trước các câu sau.

□ 1. Nho giáo, do Lão Tử lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, vua được coi là "Thiên tử" (con trời) và có quyền quyết định tất cả.

□ 2. Đạo giáo, do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Nho giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không đấu tranh..

□ 3. Phật giáo ra đời ở Trung Quốc cùng thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành tránh điều ác

□ 4. Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (miền núi Nưa, huyện Yên Định, Thanh Hoá).

Trả lời

Đ: 4 S: 1, 2, 3.


Bài tập 3 trang 59 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Tình hình văn hoá nước ta trong các thế kỉ I - VI có điểm gì nổi bật? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Trả lời

  • Những nét nổi bật về văn hoá:
    • Chính quyền đô hộ mở trường dạy học chữ Hán tại các quận.
    • Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo được du nhập vào nước ta.
  • Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán riêng vì đại bộ phận dân ta sống ở các làng, xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,... đã được hình thành vững chắc từ lâu đời, trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt.
Bài tập 4 trang 59 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy trình bày nét chính về nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.

Trả lời

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

  • Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
  • Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).
Bài tập 5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Quan sát bảng kê về phân hoá xã hội nước ta ở các thế kỉ I - VI dưới đây, hãy phát biểu nhận xét của em về sự phân hoá đó.

Trả lời

  • Xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã phân hoá thành ba tầng lớp:
    • Bộ phận giàu có chiếm số ít, bao gồm vua, lạc tướng, bồ chính,... gọi chung là quý tộc.
    • Bộ phận đông đảo nhất là nông dân công xã...
    • Một số ít là nô tì, khổ cực nhất.
  • Từ khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội tiếp tục phân hoá:
    • Tầng lớp thống trị là bọn quan lại, địa chủ người Hán. Tầng lớp quý tộc người Âu Lạc mất quyền lực trở thành những hào trưởng.
    • Nông dân công xã bị phân hoá thành: nông dân công xã (số ít); nông dân lệ thuộc (đa số, do bị mất hết ruộng đất) và nô tì
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ.


Giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ VI. ( tiếp theo).


Câu 1: Xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp nào từ khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ?

a> Vua, quý tộc – Nông dân công xã – Nô lệ.
b> Vua, quý tộc – Nông dân công xã – Nô tì.
c> Quan lại đô hộ - Hào trưởng Việt – Địa chủ Hán – Nông dân công xã – Nông dân lệ thuộc – nô tì.
d> Quan lại đô hộ - Quý tộc – Hào trưởng – Nông dân công xã – Nông dân lệ thuộc – Nô tì.

Câu 2: Mục đích thâm độc mà chính quyền đô hộ mở trường dạy học chữ Hán ở nước ta là:

a> Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.
b> Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.
c> Bắt dân ta học, chữ Hán để quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.
d> Đồng hóa dân tộc ta.

Câu 3: Những đạo giáo nào được du nhập vào thời kỳ này?


a> Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
b> Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo.
c> Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo.
d> Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo.

Câu 4: Bộ phận giàu có chỉ là số ít, gọi chung là quý tộc, bao gồm:


a> Vua, hào trưởng Việt.
b> Vua , Lạc tướng, Bồ chính.
c> Vua, quan lại đô hộ.
d> Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán.

Câu 5: Bộ phận đông đảo nhất xã hội Âu Lạc là thành viên các công xã, bao gồm.

a> Nông dân lệ thuộc, nô lệ.
b> Nông dân công xã, nô tì.
c> Nông dân và thợ thủ công.
d> Nông dân và công thương.

Câu 6: Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội,họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…họ là ai?


a> Nông dân và thợ thủ công.
b> Nô tì và nông dân lệ thuộc.
c> Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
d> Nô tì và thợ thủ công.

Câu 7: Tầng lớp quý tộc người Âu Lạc bị mất hết quyền lực trở thành những:


a> Quý tộc.
b> Địa chủ Hán.
c> Hào trưởng.
d> Địa chủ Việt.

Câu 8: Mặc dù chính quyền đô hộ âm mưu đồng hóa dân tộc ta song nhân dân ta.


a> Vẫn sử dụng tiếng nói riêng của tổ tiên mình.
b> Vẫn sinh hoạt và giữ những phong tục cổ truyền dân tộc.
c> Tiếp thu những cái hay,cái đẹp của văn hóa Hán làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
d> Cả 3 ý trên đúng.

Câu 9: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói riêng?

a> Những cái đó đã có từ lâu đời, ăn sâu vào cách sống và nếp sống của nhân dân ta.
b> Dân ta không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ.
c> Những cái đưa vào nước ta không phù hợp với nếp sống và suy nghĩ của dân ta.
d> Phong tục, tập quán của người Hán quá xa lạ, mới mẻ.

Câu 10: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục, tập quán cổ truyền của mình, đó là:

a> Xăm mình, nhuộm răng, búi tóc, đi chân đất.
b> Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy…
c> Xăm mình, phụ nữ mặc yếm và váy, đi guốc ngà.
d> Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai.

Câu 11: Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?


a> Chính quyền đô hộ thống trị dân ta với các chính sách dã man, tàn bạo.
b> Dân ta không cam chịu áp bức, bóc lột nặng nề.
c> Kẻ thù suy yếu, mâu thuẫn nội bộ lục đục.
d> a +b đúng.

Câu 12: Triệu Thị Trinh quê ở đâu? Bà đã tập hợp nghĩa quân khởi nghĩa năm bao nhiêu tuổi?


a> Quê ở Thanh Hóa, tập hợp nghĩa quân năm 17 tuổi.
b> Quê ở Thanh Hóa, tập hợp nghĩa quân năm 18 tuổi.
c> Quê ở Thanh Hóa, tập hợp nghĩa quân năm 19 tuổi.
d> Quê ở Thanh Hóa, tập hợp nghĩa quân năm 20 tuổi.


Câi 13: Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ vào thời gian nào? ở đâu?

a> Nổ ra năm 40, tại Hát Môn ( Hà Tây)
b> Nổ ra năm 248, tại Hát Môn ( Hà Tây)
c> Nổ ra năm 248 tại Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hóa).
d> Nổ ra năm 542 tại Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hóa).

Câu 14: Điền cụm từ còn thiếu vào ô trống trong đoạn câu sau: “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi…..cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm nì thiếp cho người”

a> Quân Tần giành lại giang sơn.
b> Quân Hán giành lại giang sơn.
c> Quân Ngô giành lại giang sơn.
d> Quân Minh giành lại giang sơn.


Câu 15: Bà Triệu thường mặc như thế nào khi ra trận?

a> Mặc giáo giáp, đi guốc ngà, cưỡi voi.
b> Mặc áo giáp, đi guốc ngà, cài tram vàng, cưỡi voi.
c> Mặc áo giáp, đi guốc ngà, cài tram vàng,cưỡi ngựa.
d> Mặc áo giáp, cài trâm vàng, cưỡi ngựa.

Câu 16: Triệu Thị Trinh cùng anh trai Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân vùng nào nổi dậy khởi nghĩa?


a> Cửu Chân.
b> Nhật Nam.
c> Hợp Phố.
d> Giao Chỉ.

Câu 17: Hai câu thơ sau đây nói về ai?


“ Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương Nan”
( Múa ngang ngọn giáo dễ chống hổ.
Đối mặt vua bà thì thực khó).

a> Hai Bà Trưng.
b> Bà Lê Chân.
c> Bà Triệu.
d> Bà Thánh Thiên.

Câu 18: Cuộc khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu ( Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại đâu?


a> Sông Hát ( Hát Môn , Hà Tây).
b> Núi Đụn ( Thanh Oai, Hà Tây).
c> Núi Tùng ( Hậu Lộc, Thanh Hóa).
d> Núi Nưa ( Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Câu 19: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:


Nho giáo hay Khổng giáo, do Khổng Tử ( thế kỷ VI – V TCN) lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là…..(a)…..(con trời) có quyền quyết định tất cả.
Đạo giáo, do Lão Tử sáng lập ra ở Trung Quốc, cùng thời với đạo Nho, khuyên người ta sống theo….(b)…..
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cùng thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm …..(c)……


Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp.

Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “ Tôi muốn cưỡi cơn…..(a)….., đạp……(b)……chém…….(c)…..ở biển khơi, đánh đuổi quân……(d)………giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người.


Đáp án: câu 1c, câu 2d, câu 3a, câu 4d, câu 5c, câu 6a, câu 7c, câu 8d, câu 9a, câu 10b, câu 11d, câu 12c, câu 13c, câu 14c, câu 15b, câu 16a, câu 17c, câu 18c, câu 19 (a) Thiên tử, (b) phận mình không đấu tranh, (c) làm điều lành, tránh điều ác. Câu 20 (a) gió mạnh, (b) luồng sóng dữ, (c) cá kình, (d) Ngô.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quân nào của châu Giao?

Trả lời:

Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm ba quân: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

2. Em có nhận xét gì về sự thay đổi của miền đất Âu Lạc dưới sự cai trị của triều đại phong kiến Phương Bắc?

Trả lời:

Nhận xét gì về sự thay đổi này: Loại trừ người Việt ra khỏi bộ máy chính quyền, siết chặt chế độ đô hộ nhằm vĩnh viễn xoá bỏ nước ta

3. Nhận xét gì về chính sách bóc lột của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta?

Trả lời:

Nhận xét gì về chính sách bóc lột: Vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh: Vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và kìm hãm sự phát triển nhân tài.

4. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?

Trả lời:

Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì muốn

- Kìm hãm sản xuất.

- Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.

5. Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển:

- Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao... ; vũ khí như kiếm, giáo, mác... ; đồ dùng như nồi gang, chân đèn... làm bằng sắt được dùng phổ biến.

- Biết đắp đê phòng lụt và trồng lúa một năm hai vụ.

- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển.

6. Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi

Trả lời:

Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta:

- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).

- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.

- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.

- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

7. Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI là gì?

Trả lời:

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này: Biết đắp đê, trồng lúa hai vụ,

8. Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I - thế kỉ VI

Trả lời:

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:

- Nghề gốm: Kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói…

- Nghề dệt: Ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.

- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.

Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

9. Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta ở thế kỉ I - VI

- Chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của bọn đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

Trả lời:

Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta:

- Chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của bọn đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

- Xã hội bị phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.

- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

10. Việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta ở thế kỉ I - VI nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm: Đồng hoá dân ta về mọi mặt, vĩnh viễn xâm chiếm nước ta.

11. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên

Trả lời:

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở…

-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

12. Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Trả lời:

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đô hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top