• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hướng dẫn Từ ngọn đuốc trí tuệ đến tình yêu thương

Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, một hôm Đức Phật nhập thiền định quán, biết được hiện trong lúc trưa hè oi ả này có kẻ đang còn đi mót lúa ngoài đồng. Ngài muốn độ kẻ ấy, nên liền bôn ba ra đồng. Khi nghe có tiếng chân người lại, người mót lúa ngước nhìn và thấy Phật, lòng rất vui mừng cúi đầu đảnh lễ, Phật bảo:

- Hãy theo ta, tin ta tuyệt đối, ngươi sẽ có hạnh phúc.
Anh nông dân vui mừng thọ nhận theo Phật. Khi đến một gò mối cao bên cạnh có phiến đá và một cây hoa dại, Phật bảo: “Đấy là vàng.” Anh vội vã nhổ cây hoa và bới đất lên. Được một lúc từ dưới đất phun lên một vòi nước. Khi chung quanh toàn là đất khô cằn, đầy sỏi cát. Đang bàng hoàng anh chợt thấy bóng Phật đã ra đi, anh vội vàng chạy theo. Con nước nhỏ vẫn rỉ rả chảy theo hướng Ngài.

Đến một chỗ khác lại càng cằn cỗi hơn nhưng được chỗ bằng phẳng và không có đá sỏi. Phật chỉ xuống đất bảo: “Đây là vàng.” Anh lật đật đào nhưng không phát hiện ra vàng, nhìn lên Phật đã bỏ đi. Anh lật đật chạy theo, khi bắt kịp Phật lại bảo: “Đây chính thị là vàng.” Anh siêng năng đào, kết quả anh nhặt được trái bắp khô làm giống được cột gói cẩn thận. Nhìn ra chung quanh rạch nước anh đào lần đầu cũng đã chảy đến. Đang ngắm nhìn cảnh vật thì Phật lại ra đi, anh vội vã chạy theo. Khi gặp Phật bảo: “Không thấy vàng à?”

Anh buồn bã đáp không. Phật lắc đầu và chỉ ngay trước mắt anh và bảo: “Còn đây là rắn độc,” rồi Ngài bỏ đi. Anh suy gẫm: “Chắc có lẽ đây mới thật là vàng vì lúc chỉ có đất mà Ngài bảo là vàng, âu ta đào lần nữa xem sao?” Quả vậy mới đào sơ qua lớp đất đầu anh bắt gặp một chiếc rương to. Trên nắp rương có sẵn một chiếc cái túi đựng chìa khóa để mở rương.

Khi anh mở rương ra thì quả thật là vàng và các thứ ngọc châu vô cùng quý giá. Anh lấy cả gánh cũng không hết. Anh lấp lại về nhà sai vợ con ra lén gánh về nhà. Anh trở nên giàu có nhanh chóng. Việc ấy đến tai vua, vua cho điều tra và biết chắc anh được của trân quý, mà các thứ trân quý này chỉ có hoàng tộc mới có.

Bởi vậy anh bị khép tội đồng lõa với kẻ cướp và phải bị xử trảm bêu đầu. Khi đao phủ dẫn anh ra pháp trường, anh nhớ lại lời Phật dạy, nay anh đã hiểu được thâm ý của Ngài nhưng đã muộn nên hướng về hoàng cung và vận dụng hết sức lực của mình hét lên: “Đó không phải là vàng ngọc. Chính nó là rắn độc.” Vị pháp quan thấy lạ, cho người cấp báo lên vua, vua ra lệnh dắt tội nhân vào, vua phán:

- Sự thật thế nào ngươi hãy nói rõ. Tại sao trân châu vô giá, ngươi dám bảo nó là rắn độc?

Anh thuật rõ đầu đuôi câu chuyãn và kết luận:
Tâu bệ hạ, nếu tôi hiểu sâu xa lời Phật, đem sức cần lao của mình và gia đình mình canh tác vùng đất khô cằn nhưng bằng phẳng kia. Đưa nước từ con suối vừa khai ngòi dẫn đến, với trái bắp giống tốt, tôi đã biến vùng ấy thành một vùng trù phú, tôi sẽ giàu có. Còn số vàng bạc này, đây không do sức cần lao của mình mà có. Nay nó làm tổn hại đến sanh mạng của thần, rõ đấy là một thứ rắn độc. Nó đã cắn thần bằng bản án xử trảm bêu đầu.

Sau một lúc gẫm suy, nhà vua phán: “Lời dạy của Như Lai rõ ràng là vàng ngọc. Ta tha cho ngươi tội chết. Lại trao cho ngươi trọn quyền khai thác vùng đất khô bằng con suối nước Như Lai đã chỉ cho ngươi. Còn vàng bạc đây ta sẽ xuất kho xây dựng các công trình phúc lợi để bá tánh hưởng dụng.”

Không bao lâu sau trong các làng mạc đã có trường mới, có giếng nước trong và các bệnh xá chữa bịnh cho dân. Đặc biệt cánh đồng khô ngày xưa nay đã xanh um tươi mát vì hoa mầu. Người nông dân hối ngộ ấy nay đã trở thành người giàu có cần cù, yêu đời và biết tương thân đùm bọc kẻ yếu nghèo.

Nguồn : https://phatphattrongtam.blogspot.com

Xem thêm :

Tuổi thơ Sài Gòn
Cội nguồn xuân
 
Một ni cô mong cầu giác ngộ, tạc một tượng Phật giát vàng. Ði đâu cô cũng mang tượng Phật theo.

Mấy năm trôi qua, và vẫn mang theo tượng Phật, ni cô đến trú tại một tiểu tự viện vùng quê, ở đấy có rất nhiều tượng Phật với bàn thờ riêng cho mỗi tượng.

Ni cô muốn đốt hương cho riêng tượng Phật vàng của mình. Không muốn khói hương bay lan sang các tượng khác, cô mới chế ra một cái phểu để nhờ đó hương đốt chỉ bay lên đến tượng của mình mà thôi. Vì thế mà cái mũi tượng Phật vàng của cô bị nám đen rất xấu xí, kỳ dị. Liễu Ngộ Của RYONEN Ni cô Ryonen sinh năm 1797.

Cô là cháu của một vị tướng quân nổi tiếng của Nhật tên là Shingen. Nhờ thiên tài thi phú và nét đẹp quyến rũ mà năm mười bảy tuổi cô đã là một trong những hầu cận của Hoàng hậu. - tuổi trẻ đó, danh vọng mở ra hờ đón trước mắt cô. Nhưng Hoàng hậu đột ngột qua đời và những mộng ước của Ryonen tan theo mây khói.

Cô nhận biết sự vật vô thường trong thế gian, và muốn tu học Thiền. Họ hàng dĩ nhiên là không đồng ý và ép cô lập gia đình. Ryonen chỉ ưng thuận khi họ hứa sẽ để nàng toại nguyện tu hành sau khi sanh ba đứa con. Nàng thực hiện được điều đó trước
khi hai mươi lăm tuổi.

Vì thế chồng nàng và thân thuộc không thể nào cản trở được quyết tâm của nàng. Nàng xuống tóc cạo đầu, lấy pháp danh Ryonen, có nghĩa là liễu ngộ, và bắt đầu cuộc hành hương tầm đạo.

Nàng đến thành Edo và xin thầy Tetsugyu nhận nàng làm đệ tử.
Nhìn qua, vị thiền sư từ chối ngay vì nàng đẹp quá.

Ryonen tìm đến vị thiền sư khác, tên là Hakuo. Hakuo cũng từ chối với cùng một lý do, bảo rằng sắc đẹp của nàng chỉ gây rắc rối.
Ryonen lấy một bàn ủi nóng áp lên mặt. Trong chốc lát vẻ đẹp của nàng vĩnh viễn biến mất.

Hakuo sau rốt nhận nàng làm đệ tử. Ðể ghi nhớ chuyện này, Ryonen viết một bài kệ trên mặt sau của một tấm gương:

Khi chầu Hoàng hậu ta đốt trầm để xông hương xiêm y trau chuốc. Bây giờ làm kẻ khất thực không nhà ta lại đốt mặt để được vào thiền viện.

Ðến khi Ryonen gần viên tịch, bà viết một bài kệ khác:
Sáu mươi sáu lần đôi mắt này đã chứng kiến cảnh mùa thu thay đổi.
Ta đã nói nhiều về sáng trăng,
Ðừng hỏi thêm.
Chỉ lắng nghe tiếng nói của hàng thông và bách hương khi gió lặng.

Nguồn : Phật mũi đen

Xem thêm :

Một tái sinh tốt lành

Thiền trong đời của một người hành khất
 
Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ tâm tải tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí hơn là chuyên nghiệp và cường điệu.

Người được truyền tâm ấn thường ẩn thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng. "Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này. Ðây là một cuốn kinh. Nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liu ngộ của ta. Cuốn sách này rất quí, và ta trao lại cho con như ấn chứng."

"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."

"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Ðây."

Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than. Ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa. Chẳng một ham muốn sở hữu.

Mu-nan, chưa từng biết giận, hét lên: "Ngươi đang làm gì vậy!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy!"

Nguồn : https://phatphapvalamnguoi.blogspot.com

Xem thêm :

Lữ khách và chiếc chăn bông

Em về phố hạ
 
Một hôm ở chùa Nam Tuyền, ông tăng đầu bếp làm trò vui cho ông tăng làm vườn. Trong lúc đang ăn, họ nghe tiếng chim hót. Ông tăng làm vườn gõ ngón tay lên cái gối gỗ, thì con chim lại hót. Ông tăng làm vườn gõ cái gối gỗ trở lại, thì con chim không hót nữa. Ông tăng làm vườn hỏi, “Huynh hiểu không?” Ông tăng đầu bếp đáp, “Không, tôi không hiểu.” Ông tăng kia đánh vào cái gối gỗ lần thứ ba.

Như Huyễn: Trong một ngôi chùa thì ông tăng làm vườn trồng rau cho ông tăng đầu bếp nấu, và họ thân mật và thân hữu một cách tự nhiên. Con chim hót vì thiên nhiên gây hứng thú cho nó hót. Ông tăng làm vườn biết cách đi vào tâm trạng của những người ở núi này; như vậy cái gõ đầu tiên của ông ta đem lại tiếng hót. Nhưng khi ông ta gõ lần thứ hai thì con chim đã bay mất rồi. Ông tăng đầu bếp sống trong dục giới; ông ta phải nghĩ đến miệng và dạ dày của những tăng nhân khác. Khi ông tăng làm vườn gõ lần thứ ba, là đem tin tức từ thiên nhiên đến, vẫn còn có đôi tai điếc về mặt tâm linh.

Genro: Chim hót một cách tự nhiên; ông tăng làm vườn gõ cái gối một cách ngây thơ. Tất cả chỉ thế thôi. Tại sao ông tăng đầu bếp không hiểu? Bởi vì trong tâm ông ta có điều gì đó.

Nguồn : https://tamsuvephatphap.blogspot.com

Xem thêm :

Tổ Phật-Đà-Nan-Đề

Tổ Thương-Na-Hòa-Tu

Tổ Bà-Tu-Mật
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top