• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hướng dẫn Từ ngọn đuốc trí tuệ đến tình yêu thương

keolac321

New member
Xu
0
Mỗi giấc mơ mang đến một thông điệp hoàn toàn khác nhau. Giấc mơ có thể báo mộng cho bạn bết một sự việc trong tương lai có thể sắp xảy đến với bạn, cũng có thể là do ban ngày do bạn nghĩ đến nó quá nhiều ví thế khi ngủ suy nghĩ đó vẫn ám ảnh trong giấc mơ của bạn. Có rất nhiều điều để lý giải cho giấc mơ của bạn. Mơ thấy người bí ẩn xuất hiện trong giấc có thể là một điềm báo quan trọng trong tương lai của bạn. Hãy để bi an nhung diem chiem bao giúp bạn giải mộng giấc mơ bí ẩn mơ thấy người xa lạ xuất hiện nhé!

giac_mo_2.jpg


1. Nếu bạn là con trai và thấy một người lạ xuất hiện trong giấc mơ, điều này cho thấy bạn đang có xích mích với hàng xóm của mình. Bạn nên có một thái độ khoan dung hơn một chút và bỏ qua cho những lỗi nho nhỏ của người hàng xóm đi nhé.

Ngoài ra, nếu con trai mà nằm mơ thấy đang nói chuyện với người lạ, dấu hiệu cảnh báo bạn đừng vội vàng tin lời đường mật của cô nàng nào đó nhé, kẻo không chắc chắn sẽ bị lừa dối và tổn thương về mặt tình cảm.

2. Trong giấc mơ mà thấy chính bản thân và người lạ mặt đang tranh cãi, đích thị đây là điềm báo tốt lành đấy nhé. Danh tiếng hoặc uy tín của bạn cũng sẽ được khẳng định và lan rộng khắp nơi.

nam-mo-thay-nguoi-la.jpg


3. xem boi theo ngay sinh cho biết nếu Con gái mà mơ thấy người lạ nói chuyện với mình, rất có thể bạn đang giận dỗi với người yêu. Đối phương là người thích dịu dàng và nhỏ nhẹ. Chỉ cần bạn nhẹ nhàng quan tâm hơn và “rót” chút lời mật ngọt ngào là anh chàng sẽ nguôi giận ngay thôi mà.

4. Nếu giấc mơ của bạn xuất hiện rất nhiều người và tất cả họ đều là người lạ mặt, có nghĩa bạn sẽ bị tổn hao tài sản hoặc có khả năng bị gặp tai nạn giao thông. Bạn cần phải hết sức cẩn thận phòng tránh hơn nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên30. đương nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn học, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được vong hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.

Bút mực trần thế đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này. Ở đây, người viết chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời độc giả cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một góc cạnh khác. góc cạnh của “Tâm cảnh thăng hoa.”

Quý vị cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình lãng mạn, nếu chép nguyên bài, có thể không hợp lắm với tuổi học trò, nhưng “nhặt” ra những câu thơ mộng thì nhiều khối kể, đám học trò trung học mặc tình tuyển lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.

Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học sinh, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết vì sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm cảnh cứ “ Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!”, dựa theo lời thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

Nhưng đến nay, đã qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy,” ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sỹ trong niềm đơn chiếc cùng cực. khốn cùng để thăng hoa.

“Ta còn để lại gì không?
Kìa non núi lở, kìa sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xăm dặm về!”

Đi suốt những thống khổ, nhận trăm cay nghìn đắng, rượu và nước mắt hòa nhau như mưa trời, rồi người làm thơ đó mới may mắn nhận ra “Ta còn để lại gì không?”

Câu hỏi, nhưng thực đã là câu giải đáp.

Nếu chưa đi suốt dặm trường đau khổ, có chắc gì hài lòng, ta có mặt nơi thiên hạ này chỉ là “lang thang luân hồi” không? Hay vẫn còn mài miệt níu bắt những ảo mộng “Như mộng, huyễn, bào, ảnh. Như lộ diệc như điện” mà kinh Kim Cang không ngừng từ bi nhấc!

Vũ Hoàng Chương là con quan một tri huyện nên đã được đời ưu đãi từ tấm bé. Cái thuở mà nhiều gia đình không đủ sức cho con đi học trường làng thì VHC đã đậu bằng tú tài Pháp, thập niên 30.

Chàng thanh niên hội đủ tiêu chuẩn “con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi” như thế, lại bị một cô gái con nhà nghèo chối từ tình yêu thì có uất nhục không? Khối tình vô vọng này là động lực khai ngòi núi lửa, tuôn trào triền miên dòng phún thạch vô tận trong lịch sử thi ca thất tình thời đó. Những câu thơ xuất thần tới mức, chỉ đọc lên, mà nghe rõ ràng như tiếng khóc, tiếng nấc:

“Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương
Em xa lạ quá! Đâu còn phải,
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi!”

Rồi khi nàng Tố không còn, tiếng khóc của Hoàng còn bi ai bội phần:

“Mây khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai
Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc
Tố của Hoàng, nay Tố của ai?!”

Bâng quơ thôi, nhưng là bâng quơ của tánh bản thiện tiềm tàng mà Đức Thế Tôn chỉ dạy trong kinh Pháp Hoa, khi trẻ nhỏ vọc cát chơi, lại chỉ phác họa tháp Phật:

“Nhẫn đến đồng -tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật-đạo”

Ôi! Tiếng thơ xưa vẫn nức nở, nhưng dòng lệ nay đã là những hạt xoàn vì lệ không rơi cho tình riêng nữa. Cảnh tượng cực kỳ bi tráng toát ra từ vựng Bồ Tát an nhiên ngồi xuống, tự hóa thân thành lửa đỏ, cứu muôn người - đối với thi sĩ - đã có mãnh lực ngàn lần hơn tiếng thét của thiền sư giúp học sinh hoắt nhiên đại ngộ.

Lần nọ, tôi ghé thăm một bạn văn xưa, được bạn đãi ly trà quý thơm phức. Rồi giữa không gian chật hẹp của một nhà xe được sửa lại thành không gian minh mông của chữ nghĩa, bạn lục báo cũ, cho tôi dăm tờ.

Về Am, tôi nhẩn nha đọc, và thấy trong dăm tờ đó, một bài thơ của Vũ Hoàng Chương được nhận định, Có lẽ là bài “Khai bút đầu năm ” rốt cuộc của thi sỹ, đăng trên tạp chí Nhà Văn, Xuân Ất Mão, tháng hai năm 1975.

Vũ Hoàng Chương mất ngày 6 tháng 9 năm 1976, sau khi CSVN thả ông ra khỏi tù ít lâu!

Trích nguồn : https://truonghaitinsuckhoe.blogspot.com/2017/05/thi-si-va-tam-canh-trang-hoa.html
 
Bài viết bắt đầu từ email của một đạo hữu, gởi báo tin cho biết Mẹ Tim bị tai nạn kèm với các video clips mới về Mẹ Tim trên youtube. Ngoài các links trong email anh còn đặt câu hỏi:

vì sao một người giàu lòng từ thiện, làm việc hồn hậu cứu giúp bao người tật nguyền, nghèo khổ như Tim mà bị tai nạn bi thảm như vậy trong khi cái lũ tham nhũng, gian ác, cướp đất dân lành làm của riêng, còn bọn tỉ phú, ích kỷ vẫn sống trơ trơ. Xin các bạn cho quan điểm …

Nhớ lại, khi xảy ra trận sóng thần (tsunami) tại Thái Lan trên truyền hình Mỹ cũng đã có bao lăm cuộc đàm đạo với các người đại diện ý thức cho nhiều tôn giáo, giáo phái khác nhau để tìm câu đáp “Tại sao?” và lại tái diễn với trận bão ở Miến Điện, địa chấn ở Trung Hoa… Vốn là một người tin theo những nguyên lý của đạo Phật, tôi mạo muội viết ra đây vài nhận định mà tôi tổng hợp được từ những bài giảng của các nhà nghiên cứu Phật học, hay các sư tôi thu thập được qua Internet và tự học của mình.

Đạo Phật đang ngày một phát triển và thu hút nhiều sự nghiên cứu ở các trường đại học lớn, các trọng điểm nghiên cứu tại Mỹ, và người Mỹ có lẽ rất thích bàn cãi, nên tôi thường tìm thấy những bài giảng dựa vào những diễn biến hiện đang xảy ra (current events) về các đề tài có rất nhiều tranh luận (controversial) như về chiến tranh, tầng lớp tiêu thụ, môi trường, sự phá thai, tội tử hình, đồng tính luyến ái hay sự kết thúc sớm thế cuộc của bệnh nhân (cut off life- support) từ quan điểm của Đạo Phật theo các nhà nghiên cứu Phật học, và những gì tôi viết dưới đây chỉ là một sự sao chép của một người đang tìm học để giúp đi tìm đáp cho những câu hỏi hao hao như của đạo hữu đã đặt ra ở trên.

Một trong ba chân lý (Tam pháp ấn) trong đạo Phật, được gọi là Pháp ấn vì nó rất quan yếu, đó là “Chư hành vô thường” (sabbe sankhara anicca) . Hành là cả thảy những gì do nhân duyên hợp thành, vì vô thường là bản tính của hành thành ra từ các quan hệ trong đời sống tinh thần (quan hệ vợ chồng, bạn bè, con cái) cho đến thế giới vật chất của vũ trụ, thiên hà, địa cầu, nước non đến các đồ dùng trong nhà như xe hơi, tủ lạnh, máy chụp hình, TV… đều luôn luôn thay đổi, biến chuyển, tàn tạ, hư hao rồi trở nên vô dụng, hay bị hủy diệt.

Cái này sinh, cái kia sinh, cái này diệt cái kia diêt – Cái này làm tiền đề cho cái kia trong một sự kết liên, phụ thuộc vào nhau để tồn tại (inter-dependency, inter-connected) . Đó là một nguyên lý. Hệ quả rút ra là do sự vật là tổng hợp của “trùng trùng duyên khởi,” vô cùng tận của bao nhiêu nguyên tố kết thành, thành ra cũng chẳng bao giờ có chỉ một hay vài nguyên nhân để giải thích được cho một sự việc, hay sự việc xảy xoành xoạch là kết quả của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên cớ thấy được và những nguyên cớ chưa hay không thấy được.

Chúng ta đã biết bao lăm lần nhầm lẫn về duyên cớ. Ngay những phát hiện trong nghiên cứu khoa học, đã có cái này lại phủ định cái kia, đúng bữa nay trở nên sai mai sau, vày nhận thức được thế giới vẫn còn là câu đố cho loài người, nên việc giải thích thế giới cũng là như vậy. Biết vậy, nhưng chúng ta không ngừng cụ để tìm lời giải đáp cho câu hỏi, nhất là khi có những biến cố bất hạnh xảy ra.

Do đó trở lại câu hỏi ban sơ, để tránh đưa ra một câu trả lời quá tổng quát tôi nắm để tổng kết những tom góp với hiểu biết hạn hẹp về các kinh điển, đẵn là của Nguyên Thuỷ, là những bộ kinh sớm nhất của đạo Phật, để giảng giải những gì xảy đến cho một con người. Tôi chẳng thể và không nhằm mục đích giảng giải cho trường hợp của Mẹ Tim nhưng chỉ muốn cung cấp một vài điều tìm thấy trong kinh điển để mỗi người trong chúng ta tự tìm hiểu và suy nghĩ thêm.

Trích nguồn : https://lamdepkhoemoingay.blogspot.com/2017/06/tai-sao-su-viec-xay-den-cho-chung-ta.html
 
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Ý nghĩa của hành động bi hùng nầy có nhiều nhưng ngay lúc đó không ngoài việc Ngài đã dùng chính thân xác mình để đốt đuốc soi đường cho những ai dính dáng xa gần đến cuộc đàn áp và tranh đấu của Phật giáo dưới thời Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm. Hơn 50 năm qua, thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy không phải như một kỷ niệm đau buồn, hay bi hùng, cũng không phải như một kiến thức lịch sử cần phải biết mà là để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội này.

Ngày 11 tháng 06 năm 1963 Ngài tự thiêu ngay tại trung tâm Sài-gòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Thế giới rúng động vì cử chỉ từ tốn của Ngài khi chấp tay lạy bốn phương rồi ung dung ngồi xuống kiết già để thực hành việc tự thiêu. Thân xác Ngài chừng một giờ đồng hồ sau đã biến mất. Vâng, biến mất, cuối cùng chỉ còn lại trái tim. Trái tim bất diệt về thực thể và về tượng trưng.

Với dân chúng và tín hữu thì trái tim bất diệt thực thể ai cũng thấy được, cũng xuýt xoa thán phục sự linh thiêng của Ngài, thân xác đã thành tro bụi nhưng trái tim không mất. Để lại như một dấu ấn rằng Ngài đã đến thế gian nầy và đã ra đi theo một cách thế đặc biệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước và của Phật giáo, để lại như một chứng tích của lòng dũng cảm, dám từ bỏ chính thân xác mình khi cần thiết.

Về tượng trưng thì trái tim Ngài biểu lộ trong hành vi tự thiêu. Người vô minh, mê muội còn chấp nhất đạo nầy đạo kia, còn ganh tỵ về sự lớn mạnh của một đạo nào đó không phải là đạo của mình nên có những cử chỉ gọi là đàn áp. Mê nên chỉ thấy phần tự do tín ngưỡng của mình mà quên quyền tự do tín ngưỡng của người khác, của thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Mê nên chỉ thấy cần đàn áp để mình được chút vinh danh, chút bổng lộc, chút tư thế trong guồng máy cai trị.

Ngọn đuốc thắp sáng lên nếu bằng những vật liệu bình thường thì tác dụng thiệt là bình thường, có thể nói là không có gì đáng kể. Đàng nầy Ngài đã lựa chọn phần quí nhứt của con người: mạng sống của chính Ngài. Với một người tu hành, tuy được thấm nhuần trong lý thuyết là thân thể nầy vốn huyễn ảo, có có không không, chẳng gì khác hơn là sự kết hợp của ngũ uẩn và tứ đại nhưng về mặt khác cũng được lưu ý là ta không thể hủy hoại thân thể mình, nó kết hợp với thần thức ta để tạo nên con người ta. Hủy hoại thân xác tức là hủy hoại luôn thần thức của một người. Đó là chưa kể đạo lý bình thường nhứt là phụ công cha mẹ sinh thành nuôi nấng, theo lời dạy của

Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng vốn được lưu truyền trong giới Phật giáo đồ từ thế kỷ 17 đến ngày nay bằng bản chữ Hán và cả bản dịch Nôm được phổ biến sâu rộng trong các chùa chiền. Thế nên ta biết chắc rằng trước khi quyết định tự thiêu Ngài đã suy nghĩ thao thức, cân phân coi đây phải là hành động cần thiết hay không.

Sự suy nghĩ đó nằm trong hai tài liệu quan trọng mà Ngài để lại là Đơn Xin Thiêu Thân gởi cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ và Lời Nguyện Tâm Quyết viết bằng chữ Nôm mà ít người được biết trong đó có những câu toát lên lòng vị tha của Ngài.

Trong Đơn Xin Thiêu Thân Ngài xác nhận rằng mình đi theo con đường chung của Phật Giáo đồ là tranh đấu bất bạo động. Ngài nói rất rõ ràng:

“Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.”

Tự thiêu là con đường bất bạo động tuyệt cùng. Không muốn làm đau đớn cũng như làm hại người khác, dầu cho người khác đó có bách hại tôn giáo mình, tàn sát tín hữu mình.

Trích nguồn : https://baihocdedoi.blogspot.com
 
Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào
thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.

Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".

Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ
sinh.

Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.

Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".

Nguồn : https://phatphaptrongtamtri.blogspot.com

Xem thêm : Tình ái là cội nguồn của sanh tử
 
Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.

Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bõ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.

"Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Ðợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.

Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.
Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
Vị tăng làm theo.

"Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện nhiều hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.

"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."

Nguồn : https://phatphaptamtinh.blogspot.com

Xem thêm: Tổ A-Nan
 
Quốc sư Huệ Trung, là thầy của hoàng đế Trung hoa, gọi thị giả, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Để trắc nghiệm đệ tử, Quốc sư lại gọi, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn đáp, “Dạ.” Rồi Quốc sư gọi lần thứ ba, “Ứng Chơn!” Ứng Chơn lại, “Dạ.” Quốc sư nói, “Ta nên xin lỗi con về chuyện gọi con, nhưng thực ra con nên xin lỗi ta.”

Quốc sư Huệ Trung đã ở ẩn trên núi bốn chục năm, dấu mình khỏi thế gian, nhưng cuối cùng bị hoàng đế khám phá và bắt phải có học trò đội mũ vua. Vào lúc câu chuyện dật sử này xảy ra, sư đã hơn trăm tuổi và đồ đệ, Ứng Chơn, là một Thiền tăng đã được rèn luyện kỹ lưỡng, vẫn còn trẻ, nhưng có thể thọ nhận đèn Pháp từ thầy. Khi sư gọi, “Ứng Chơn!” và Ứng Chơn đáp, “Dạ,” thì cuộc đối thoại Thiền đã xong.

Quốc sư Huệ Trung là một lão nhân và muốn biết chắc sự thành tựu của đệ tử. Ứng Chơn hiểu điều này đã kiên nhẫn trả lời. Ông ta đang mong lời bình phẩm của thầy và sung sướng được nghe. Thật là một bức tranh đẹp của hiểu biết và hài hòa.

Ông thầy già đủ từ tâm và chú học trò trẻ cũng vô ngã mà phục vụ. Tại sao phải xin lỗi? Bởi vì nhân sự chẳng có gì chắc chắn. Người ta không nên đặt mình vào một khuôn mẫu đời sống nào cả nếu như muốn sống tự do.

Khi một Thiền sư gọi tên đệ tử, có nghĩa là ông ta muốn gõ cánh cửa bên trong Phật tánh của người đệ tử. Nếu ông thầy có chuyện trao đổi với người đệ tử, thì ông ta sẽ chẳng gọi lần thứ nhì. Trong Thiền, thầy cũng như trò chẳng ai lãng phí thì giờ, vật liệu, lời nói, ý nghĩ hay năng lực.

Nguồn : https://phatphapochantam.blogspot.com

Xem thêm :

Chế ngự con ma

Phá tan chướng ngại
 
Một ông tăng hỏi thầy, “Hòa thượng nghĩ sao về một ông tăng từ chùa ra đi và chẳng bao giờ trở lại?” Sư đáp, “Y là con lừa vô ơn.” Ông tăng lại hỏi, “Hòa thượng nghĩ sao về một ông tăng từ chùa ra đi nhưng lại trở lại?” Sư đáp, “Y nhớ đến lợi ích.”

Khi một tăng nhân bước vào một ngôi chùa, ông ta phát nguyện sẽ ở lại chùa cho đến khi đạt ngộ. Nếu ông ta bỏ chùa đi ra thì đã tự mình hoàn thành rồi, trong trương hợp này, ông ta không còn việc gì để ở lại chùa. Tuy nhiên, Thiền không có những người tốt nghiệp [như ở trường học!]. Nếu một Thiền tăng nghĩ rằng mình đạt một cái gì đó thì y đã đánh mất Thiền của mình, và y cần phải ở lại chùa.

Sau nhiều năm ở đó, nếu y được một chùa nào khác mời dạy thì y có thể đi, nhưng y phải trở lại, như một luật lệ qui định. Những tăng nhân trẻ tuổi không chịu nổi sự nghiêm khắc của một Thiền sư, họ rời bỏ chùa. Họ là những con lừa vong ân, vì vậy mà không bao giờ trở lại với thầy cũ. Nếu một người nhận Pháp ở một ngôi chùa thì ông thầy trở thành người cha và ngôi chùa là nhà của y. Làm sao y có thể quên mọi sự vật chung quanh đã từng khởi hứng sự giác ngộ? Y luôn luôn nhớ đến ích lợi và trở về nhà ngay khi có cơ hội đầu tiên.

Nếu có ai hỏi tôi, “Ông nghĩ thế nào về một ông tăng từ chùa ra đi mà không bao giờ trở lại?” Tôi sẽ nói, “Y là một thằng ngu.” Và câu hỏi, “Ông nghĩ gì về một ông tăng từ chùa ra đi và chỉ trở về?” Tôi sẽ đáp, “Y là một con cáo đang chạy trốn.”

Genro cho các tăng nhân tự do đến hay đi như ý họ muốn. Không một Thiền sư nào ép buộc các tăng nhân phải ở lại chùa mình, nhưng một ông tăng bỏ thầy này đến thầy khác thì thường là một kẻ ngu bởi vì y chìm ngập trong sự phán đoán thô bạo không công bình cho cả ông thầy và chính y.

Trong Thiền đường này, tôi không bao giờ quan tâm sự đến và đi của bất cứ người nào. Một người khách thường xuyên có thể nghĩ rằng y thuộc về chỗ này. Y nghĩ đúng, nhưng nếu y không đến nữa, tôi không nhớ nhung y. Một người lạ đến viếng ngôi nhà khiêm tốn
này có thể cảm thấy nhờm tởm sự kỳ quái của sự vật chung quanh và không trở lại nữa.

Tôi tôn trọng quan niệm của y, như y không thể bỏ tôi đi bởi vì lời nguyện của tôi là độ tất cả chúng sanh, kể cả y. Nếu có ai hỏi, “Ông nghĩ thế nào về một người bạn không đến đây nữa?” Tôi sẽ trả lời, “Tôi sẽ gặp anh ta trên đường phố.” Và đối với câu hỏi, “Ông nghĩ thế nào về một người bạn trở lại chỗ này?” Tôi đáp, “Tôi sẽ nói, ‘Anh mạnh giỏi không? Gặp anh tôi vui lắm.”

Nguồn : https://noiniemphatphap.blogspot.com

Xem thêm :

Tổ A-Nan

Bồ-Tát Long-Thọ
 
Các vị tăng khi đi hoằng pháp đó đây, nếu khởi biện và thắng được một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị đang trụ trìỉ ở một tự viện thì được lưu trú, nhưng nếu thua thì lại xách gói ra đi.

Trong một ngôi chùa ở phía bắc nước Nhật, có hai vị tăng sĩ huynh đệ kia cùng tu.

Vị sư huynh thì uyên bác, nhưng sư đệ thì dốt nát mà lại chột mắt. Có một vị tăng du hành đến xin tạm trú, đã nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp thâm diệu.

Vị sư huynh hôm ấy đã mỏi mệt vì nghiên cứu kinh sách nên bảo sư đệ thay thế. "Hãy ra tiếp và hãy đối thoại trong tĩnh lặng" Sư huynh căn dặn. Rồi vị sư đệ và người lữ khách cùng đến trước điện Phật và ngồi xuống.

Một lát sau, người lữ khách đứng dậy vội vả đến thưa cùng vị sư huynh: "Sư đệ của ngài quả là tuyệt. Ông ấy hạ bần tăng rồi."
"Hãy nói lại cho ta nghe chuyện đối thoại," vị sư huynh nói.

"À thế này!" người lữ khách kể, "trước tiên bần tăng giơ lên một ngón tay tượng trưng cho Ðức Phật, Ðấng Giác ngộ. Sư đệ liền giơ lên hai ngón, ám chỉ Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Bần tăng giơ lên ba ngón tượng trưng Phật, Pháp và Tăng. Sư đệ liền giơ nắm đấm trước mặt bần tăng, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ nhất thể.

Như thế là sư đệ đã thắng và bần tăng không có lý do gì lưu lại đây cả." Nói xong, lữ khách ra đi.

"Lão quái tăng ấy đâu rồi?" vị sư đệ chạy vào phòng sư huynh hỏi.

"Ta biết rằng đệ đã thắng cuộc tranh luận."

"Thắng con khỉ họ. Tôi định nện cho lão ta một trận."

"Kể cho ta nghe chuyện gì đã xảy ra nào," sư huynh bảo.

"Thế nào ư! vừa gặp tôi là lão giơ một ngón tay lên, ý muốn sĩ nhục tôi bằng cách ám chỉ tôi chột mắt. Nể lão là khách nên tôi ráng lịch sự, rồi thì lão giơ lên hai ngón, ý mừng rằng lão có hai con mắt. Kế đến tên mắc dịch đó lại giơ lên ba ngón, muốn nói rằng giữa hai người chỉ có ba con mắt. Tôi cáu quá định đấm cho lão một quả nhưng lão lại chạy mất và chuyện chỉ có vậy!"

Nguồn : https://phatphapkhoandung.blogspot.com

Xem thêm :
Bồ-Tát Long-ThọTình ái là cội nguồn của sanh tử
 
Soyen Shaku, vị Thiền sư đâu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ, bảo: "Tim ta nóng như lửa, nhưng mắt ta lại lạnh như tro." Ngài đặt ra những qui định sau và thực hành mỗi ngày?

Buổi sáng, trước khi đắp y, đốt hương và tọa thiền.

Ngủ đúng giờ. Nhận phần ăn của mình cũng đúng lúc. Ăn vừa đủ, không ăn cho thỏa mãn.

Thái độ khi tiếp khách cũng giống như khi mình ở một mình. Khi ở một mình cũng giử thái độ y như lúc tiếp khách.

Chú ý vào mình nói cái gì và bất cứ điều gì mình nói. Thực hành mãi.

Khi cơ hội đến, không buông trôi, nhưng phải suy nghĩ kỷ trước khi hành động.

Không nên hối tiếc chuyện đã qua. Hãy hướng về tương lai.

Phải có thái độ vô úy của một kẻ anh hùng, nhưng có quả tim của một trẻ thơ.

Khi đi ngủ, hãy ngủ như là giấc ngủ cuối. Khi thức dậy, hãy tức khắc rời xa giường y như khi ta vứt đi đôi giày cũ.

Nguồn : https://phatphapvahuuduyen.blogspot.com

Xem thêm :

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
 
Một ông tăng hỏi thầy, “Hòa thượng nghĩ sao về một ông tăng từ chùa ra đi và chẳng bao giờ trở lại?” Sư đáp, “Y là con lừa vô ơn.” Ông tăng lại hỏi, “Hòa thượng nghĩ sao về một ông tăng từ chùa ra đi nhưng lại trở lại?” Sư đáp, “Y nhớ đến lợi ích.”

Khi một tăng nhân bước vào một ngôi chùa, ông ta phát nguyện sẽ ở lại chùa cho đến khi đạt ngộ. Nếu ông ta bỏ chùa đi ra thì đã tự mình hoàn thành rồi, trong trương hợp này, ông ta không còn việc gì để ở lại chùa. Tuy nhiên, Thiền không có những người tốt nghiệp [như ở trường học!]. Nếu một Thiền tăng nghĩ rằng mình đạt một cái gì đó thì y đã đánh mất Thiền của mình, và y cần phải ở lại chùa.

Sau nhiều năm ở đó, nếu y được một chùa nào khác mời dạy thì y có thể đi, nhưng y phải trở lại, như một luật lệ qui định. Những tăng nhân trẻ tuổi không chịu nổi sự nghiêm khắc của một Thiền sư, họ rời bỏ chùa. Họ là những con lừa vong ân, vì vậy mà không bao giờ trở lại với thầy cũ. Nếu một người nhận Pháp ở một ngôi chùa thì ông thầy trở thành người cha và ngôi chùa là nhà của y. Làm sao y có thể quên mọi sự vật chung quanh đã từng khởi hứng sự giác ngộ? Y luôn luôn nhớ đến ích lợi và trở về nhà ngay khi có cơ hội đầu tiên.

Nếu có ai hỏi tôi, “Ông nghĩ thế nào về một ông tăng từ chùa ra đi mà không bao giờ trở lại?” Tôi sẽ nói, “Y là một thằng ngu.” Và câu hỏi, “Ông nghĩ gì về một ông tăng từ chùa ra đi và chỉ trở về?” Tôi sẽ đáp, “Y là một con cáo đang chạy trốn.”

Genro cho các tăng nhân tự do đến hay đi như ý họ muốn. Không một Thiền sư nào ép buộc các tăng nhân phải ở lại chùa mình, nhưng một ông tăng bỏ thầy này đến thầy khác thì thường là một kẻ ngu bởi vì y chìm ngập trong sự phán đoán thô bạo không công bình cho cả ông thầy và chính y.

Trong Thiền đường này, tôi không bao giờ quan tâm sự đến và đi của bất cứ người nào. Một người khách thường xuyên có thể nghĩ rằng y thuộc về chỗ này. Y nghĩ đúng, nhưng nếu y không đến nữa, tôi không nhớ nhung y. Một người lạ đến viếng ngôi nhà khiêm tốn
này có thể cảm thấy nhờm tởm sự kỳ quái của sự vật chung quanh và không trở lại nữa.

Tôi tôn trọng quan niệm của y, như y không thể bỏ tôi đi bởi vì lời nguyện của tôi là độ tất cả chúng sanh, kể cả y. Nếu có ai hỏi, “Ông nghĩ thế nào về một người bạn không đến đây nữa?” Tôi sẽ trả lời, “Tôi sẽ gặp anh ta trên đường phố.” Và đối với câu hỏi, “Ông nghĩ thế nào về một người bạn trở lại chỗ này?” Tôi đáp, “Tôi sẽ nói, ‘Anh mạnh giỏi không? Gặp anh tôi vui lắm.”

Nguồn : https://noiniemphatphap.blogspot.com

Xem thêm :

Thoát Khỏi Sợ Hãi

Tổ Đề-Đa-Ca
 
Việc đặt cái tên cho con là một việc làm không hề đơn giản đối với bậc cha mẹ, nhất là khi sắp sửa sinh con đầu tiên. Hãy cùng với https://lysophuongdong.vn tìm hiểu về những lưu ý khi chọn tên cho con yêu và ý nghĩa của tên Cát thông qua bài viết dưới đây.

Người ta có trí tưởng tượng rất phong phú và sáng tạo. Bởi thế nên trình độ xuyên tạc và bóp méo hàm ý của cái tên cũng thế. Chúng luôn được sử dụng triệt để vào những chữ viết tắt của tên, từ đó gây ra các sự hiểu lầm không nên có, hoặc việc biến thành trò đùa cho bạn bè là điều mà con của bạn không hề muốn.

Tên gọi được đặt vốn có ý nghĩa để phân biệt mỗi người và sử dụng trong giao tiếp trong đời sống thường ngày. Nếu chọn cho con của mình tên gọi khó đọc quá, hay trục trặc về âm thanh thì vừa gây trở ngại cho người nói cũng như dễ làm cho con bị gọi sai tên. Nên tránh xa những từ đồng âm nhưng khác nghĩa cũng có thể xảy ra hiểu nhầm. Con yêu của các bạn có thể trở thành mục tiêu trêu chọc và trò cười cho đám bạn ở tuổi thơ, đối với người đã trưởng thành có thể không ảnh hưởng gì tuy nhiên với trẻ con thì chúng rất dễ tổn thương vì những việc này.

Và một điều chắc chắn rằng bạn có thể phát âm đúng tên gọi của con mình, tùy thuộc Cách phát âm từng vùng miền mà có thể gây ra những hiểu nhầm nhỏ mà ảnh hưởng tai hại. Vì vậy khi đi làm giấy khai sinh cho con mình tốt nhất quý vị nên chọn sẵn. Dưới đây là những gợi ý về những cái tên Cát hay và ý nghĩa, cùng tham khảo nhé.

Tên Cát là tên gọi hay và https://lysophuongdong.vn/y-nghia-ten-catdat-ten-cat-co-y-nghia-gi-bo-ten-dem-cho-ten-cat.html trong cát tường chính là bình an tốt lành và hay đi cùng đại phú đại quý. Đặt cho con mình tên Cát các ông bố bà mẹ mong muốn tương lai con sẽ luôn gặp điều may mắn và khỏe mạnh, phú quý, giàu sang, hạnh phúc

Tên gọi An Cát mang ý nghĩa là sự bình yên tốt đẹp, là tâm nguyện của các ông bố bà mẹ dành cho con cái.

Phương Cát: có ý nghĩa là những người có đức hạnh và tấm lòng thơm thảo, đem lại cảm giác tươi vui, hoan hỉ và nhiều phúc lành cho mọi người quanh họ.

Tiên Cát: Tên gọi này được đặt cho con yêu với mong muốn con mình là cô gái xinh đẹp, luôn vui vẻ, hướng thiện và tấm lòng vị tha.

Yên Cát: Yên mang ý nghĩa về mây khói, đi cùng với Cát tạo thành tên gọi Yên Cát ý chỉ niềm vui bình dị, chỉ về người con gái dịu hiền, nết na..

Như vậy, bạn biết rằng cái tên có thể là sự tự hào, là nguồn động viên giúp đỡ từng bước chân của con mình, nhưng cũng có lúc lại khiến bé xấu hổ, bực tức khi ai đó gọi đến mình. Việc này sẽ tác động tới tinh thần hay con đường công danh sau này của bé. Bởi vậy việc đặt cái tên cho con dù là tên thật hay tên phụ ở nhà cũng cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng và hay nhé. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý vị.
 
Nhà vua ấy, ngay từ lúc lên ngôi báu đã giao cho một viên đại thần cái trọng trách sưu tầm dưới các bầu trời xa lạ những tinh hoa rải rác trong vũ trụ và những triết lý của cuộc đời. Ý cửu trùng muốn thu nhập những cái hay ở đời để dựng một nguyên tắc trị dân.

Ba mươi năm trời đã qua, vị thanh niên anh tuấn nấy, chờ đợi tóc đã điểm bạc. Lễ khánh thọ ngũ tuần đã cử hành long trọng trong Hoàng cung. Lúc ấy quan đại thần cũng về với đoàn lạc đà, bốn vó trắng bụi đàng xa, và trên lưng chất hơn nghìn sách quý mà vị đại thần đã có công kết tập.

“Trẫm đã nhiều tuổi rồi, tinh hoa của trời đất nhiều đến thế. Trẫm làm sao xem hết. Khanh mang về rút ngắn lại cho trẫm đủ thời giờ xem.”

Ðoàn lạc đà lại chở những pho sách đi và mười năm sau nữa, bộ sách rút ngắn lại còn năm trăm quyển được dâng lên ngự lãm:

Nhà vua vuốt chòm râu bạc phau ngần ngại phán:

“Hãy còn nhiều quá. Tuổi trẫm đã lớn, đọc sao cho kịp. Khanh chịu khó về gạn lọc một lần nữa những tư tưởng huyền diệu trong ấy”.

Viên đại thần tận trung không hề nghĩ đến số năm tháng đã tàn tạ trên đầu, lui về một nơi u tịch kết tinh kho tư tưởng.

Sau năm năm triền miên, với bao nhiêu tinh hoa và tư tưởng cổ kim đông tây, viên quan già nua mừng rỡ khi thấy kết quả: năm trăm cuốn dồn lại chỉ còn một pho sách dầy. Một pho sách đầy chứa tất cả triết lý của muôn cuộc đời!

Cuốc sách dầy ấy, một buổi sớm được mang vào ngự lãm. Nhưng nhà vua đã nằm yên trên giường bệnh, chung quanh ngự y chầu chực.

Vừa mở mắt nhìn vị đại thần tận tâm và cuốn sách quý giá. Một nụ cười nhàn nhạt nở trên môi vua như ánh hoàng hôn.

Vua thở ra một giọng yếu nhỏ, viên đại thần quỳ xuống lắng tai đón lấy:

“Trẫm yếu lắm, một trang sách còn chưa thể xem được huống là cả cuốn… Song trước khi nhắm mắt, trẫm háo hức muốn biết qua những tư tưởng gì, những triết lý gì, đã chi phối cả đời người, đã điều khiển cả một vân mệnh… Khanh khá rút ngay quyển sách này thành một câu hay vài chữ cho trẫm xem kịp và đủ sức hiểu…”

Nét mặt viên đại thần trở nên trầm ngâm và hai mắt già nheo lại. Tử thần đã chờn vờn đâu đó. Các ngự y cúi đầu trước số mệnh. Nhà vua nằm yên khắc khoải chờ. Thời gian như ngừng hẳn lại. Không khí trở nên nặng nề và nghiêm trọng. Vàng son nội điện tự nhiên cũng hóa rầu rĩ. Mọi người chăm chú và kính cẩn nhìn viên đại thần đang lặng lẽ đem cuộc đời thu vào một câu. Sau một hồi suy nghĩ, viên đại thần từ từ bước đến bên án. Cả bộ Văn phòng tứ bảo hình như run khi bàn tay già đưa ra.

Bàn tay kính cẩn nâng cây bút, và nhẹ nhàng vạch trên mảnh hoa tiên những nét buồn lung linh. Mọi người đều ngó theo. Thần chết lúc ấy đã chập chờn đầu long sàng. Ðã mấy lần nhắm mở. Vua mới cất được mấy tiếng cuối cùng: “SANH LÃO BỆNH TỬ”.

Nguồn : https://phatphapvalamnguoi.blogspot.com

Xem thêm :

Bắt giam tượng phật

Tổ Bất-Như-Mật-Đa
 
Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang.

Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sổ và muốn vào hỏi mua một đôi. Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm.

Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự. "Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"
"Ðể bần tăng giúp cho,"

Gudo nói. "Ðây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nữa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"

"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Ðể đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."

Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.

"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng.

"Bần tăng là Gudo từ Ðông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.

Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.

"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi.

Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."

Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.

"Ðại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.

"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.

Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.

"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.

"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.

"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.

"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.

"Xin cho con theo Ðại sư suốt đời," gã tuyên bố.

Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.

Nguồn : https://anhsangbaodung.blogspot.com

Xem thêm :

Khai Kệ

Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Một hôm ở chùa Nam Tuyền, ông tăng đầu bếp làm trò vui cho ông tăng làm vườn. Trong lúc đang ăn, họ nghe tiếng chim hót. Ông tăng làm vườn gõ ngón tay lên cái gối gỗ, thì con chim lại hót. Ông tăng làm vườn gõ cái gối gỗ trở lại, thì con chim không hót nữa. Ông tăng làm vườn hỏi, “Huynh hiểu không?” Ông tăng đầu bếp đáp, “Không, tôi không hiểu.” Ông tăng kia đánh vào cái gối gỗ lần thứ ba.

Như Huyễn: Trong một ngôi chùa thì ông tăng làm vườn trồng rau cho ông tăng đầu bếp nấu, và họ thân mật và thân hữu một cách tự nhiên. Con chim hót vì thiên nhiên gây hứng thú cho nó hót. Ông tăng làm vườn biết cách đi vào tâm trạng của những người ở núi này; như vậy cái gõ đầu tiên của ông ta đem lại tiếng hót. Nhưng khi ông ta gõ lần thứ hai thì con chim đã bay mất rồi. Ông tăng đầu bếp sống trong dục giới; ông ta phải nghĩ đến miệng và dạ dày của những tăng nhân khác. Khi ông tăng làm vườn gõ lần thứ ba, là đem tin tức từ thiên nhiên đến, vẫn còn có đôi tai điếc về mặt tâm linh.

Genro: Chim hót một cách tự nhiên; ông tăng làm vườn gõ cái gối một cách ngây thơ. Tất cả chỉ thế thôi. Tại sao ông tăng đầu bếp không hiểu? Bởi vì trong tâm ông ta có điều gì đó.

Nguồn : https://tamsuvephatphap.blogspot.com

Xem thêm :

Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu

Tổ Hạc-Lặc-Na
 
Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng: "Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói.

Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị.

Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khóai trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt.

"Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buôn rầu."

Nguồn : Giọng nói của hạnh phúc

Xem thêm :

Sự nghiệp của Gisho

Sanh sự sự sanh
 
Ngày xưa, dân ta có truyền thuyết rằng tất cả thú vật và con người đều có thể thông hiểu ngôn ngữ của nhau.

Tâm hồn chúng sanh thanh thoát nhẹ nhàng, ham vui làm việc thiện lành tốt đẹp. Trong kho tàng truyện cổ nước ta có câu chuyện khuyên người nên “ăn nói phải thời.”

Chuyện kể lại: Một hôm đến ngày kị cơm vợ, sau khi đi chợ sắm sửa thức ăn, nấu nướng cúng kiến đã xong, chuột nhớ vợ mũi lòng muốn khóc, các con thì còn nhỏ chưa cảm biết hiểu được nỗi thương lòng của cha.

Chuột cha lại quá nghiêm, nên chả đứa nào bạo gan dám lên tiếng chia xẻ. Bỗng chuột nhìn xuống bờ hồ thấy bác cóc đang thong dong thả bộ. Chuột bèn chạy tuột xuống gốc cau (nhà chú chuột trên ngọn cau cao), đến bờ hồ cung kính vái chào bác cóc vàng cùng tỏ lời mời bác cóc về nhà dùng chút rượu cho vui.

Vốn cách xa đã lâu, lòng vẫn thấy nhớ thương thế nào, nhất là chú chuột vóc dáng thân thể thấy có ốm om gầy, phờ phạc hơn dạo trước, cóc hoan hỉ nhận lời.

Khi đến gốc cau, cóc lắc đầu quầy quậy “Xin lỗi, cám ơn bác, có điều trèo cây nào phải nghề của tôi, xin để cho dịp khác.” Chuột phân trần: “Bác đừng ngại, cứ ngậm chặt đuôi tôi, khi tôi vào trong nhà, bác đã tọa vững chắc, hồi đó mới nhả đuôi tôi, chúng ta tha hồ đánh chén, khi về thì bác ngồi trên lưng tôi, ôm chặt lấy mình tôi, xuống đến gốc cau thì chúng ta giã từ.” Cóc suy ngẫm: “Âu đây cũng là chuyến du hành kỳ thú.”

Khi lên vừa đến nhà, bốn chú chuột con thấy khách, nhớ lời cha dặn, bèn kéo nhau ra cửa vòng tay cúi đầu chào bác cóc. Cóc thấy xấp nhỏ con chuột lễ phép, bèn nói lời khen tặng, nhưng mới há miệng bác đã rơi xuống gốc cau, xương sống bác đùn lại, da thịt bác lại nhô lên, máu mũi tươm ra, bác phải ngồi xổm suốt đời, không còn kho-an thai đi lại như trước đây, mỗi khi trời trở mưa, bác thấy toàn thân đau buốt, bác phải kêu khóc rên rỉ cho vơi bớt nỗi nhức nhối trong thân.

Bác Cóc thấy con bạn ngoan nên khen là đúng, nhưng chỉ vì nói chưa phải lúc mà họa tai còn đến, suýt làm mất mạng.

Cho nên giờ nào thì việc nấy, chớ bao giờ nô đùa phá phách hoặc lén lút đùa giỡn trong lớp học, trong lúc làm việc. Tai họa sẽ đến lớn hơn nhiều.

Nguồn : Ăn nói phải thời

Xem thêm :

Lời mẹ dạy

Em về phố hạ
 
Y VĂN BẤT LIỄU NGHĨA

Thầy cùng đoàn hành hương thăm viếng một số di tích Phật giáo nam truyền ở mấy nước lân bang. Trên đường đi đến một ngôi chùa, thấy một thiếu phụ té. Thầy cúi xuống toan đỡ dậy, nào ngờ chị ta xua tay la lối, nhiều người địa phương cũng tỏ vẻ không hài lòng. Ngạc nhiên quá thầy nhờ người thông dịch hỏi taị sao. Anh ta hỏi và lập lại lời của họ:

- Tu sĩ Phật giáo không được đụng người nữ, nếu đụng chạm sẽ mất hết giới hạnh.

Thầy nhìn cả đoàn cảm thán:

- Đây là điển hình y văn bất liễu nghĩa.

ĐẠI NGÔN

Được sự nâng đỡ của quan quyền thế tục, thầy danh văn ngày càng nổi tiếng trong thiên hạ, uy lực to như núi. Người ta đồn rằng: “Muốn lên hay xuống đều phải qua tay thầy ấy!” Đám đệ tử tâng bốc, dùng toàn sáo ngữ đại ngôn:
- Sư phụ là bậc đại tu hành, đại ngộ thật xứng danh đại sư.

Có vị học giả trong một hộị nghị cười ruồi bảo:
- Phổ Hiền, Quán Âm… chỉ xưng đại sĩ. Ông ấy nhận mình đại sư, xem ra còn cao hơn. Thật đúng là thời đại đại ngôn, đại ngữ e rằng sẽ chuốc đại họa!

HỮU HẠN VÀ VÔ HẠN

Sau khi triều đình hé mở cửa một chút, kinh tế bắt đầu khấm khá, nhiều người lập hãng làm ăn khấm khá nhưng xem ra những kẻ cơ hội nhiều quá. Công ty trách nhiệm hữu hạn mọc ra như nấm sau mưa. Thực chất chỉ là “mượn đầu heo nấu cháo,” dùng bảng hiệu để lường gạt. Vì vậy nhiều công ty sáng tưng bừng khai trương, chiều âm thầm đóng cửa, ôm tiền thiên hạ bỏ trốn. Có nhà báo dũng cảm viết rằng:

- Năng lực, vốn liếng, trách nhiệm thì hữu hạn mà lòng tham, tính lưu manh và liều lĩnh thì vô hạn.

BÁO CHÍ

Đậu xưa nay chuyên viết linh tinh đủ thứ chuyện: đánh ghen, giựt chồng, chân dài, đại gia… chuyện ăn chơi tình, tiền, tù, tội… Một hôm lòng yêu nước thức dậy, Đậu lấy can đảm viết về những vấn đề dân tình, quốc sự. Mấy hôm sau Đậu bị mời đi họp. Có người lạ đến nói với Đậu rằng:

- Anh có hai con đang ăn học, mua nhà, xe trả góp… Đừng để chuyện báo chí nó làm bí cháo cơm của mình; hơn nữa bây giờ ra đường dễ bị tai nạn lắm!
Đậu về váng đầu hoa mắt nằm bẹp bỏ cả cháo cơm.

ĐẤU TRANH

Ngày còn chu du các xứ ngoại quan, bang chủ được các hồng giáo chủ chỉ giáo và truyền cho tính sắt đá máu lửa. Đặc biệt có tổ sư còn dạy: “Cái vốn không có nhưng cứ nói mãi nó sẽ thành có,” hoặc “Có đè đầu cỡi cổ thì có đấu tranh”… Nhờ vậy bang chủ về kinh dễ dàng. Dưới trào bang chủ dân ta thán ngút trời xanh, không còn đường sống nữa nên dân laị đấu tranh. Bang chủ cười gằn:

- Đấu tranh thì trâu đánh sẽ tránh đâu?

Dân kéo đến phủ đường hò hét:

- Chúng tôi đâu tránh việc đấu tranh!

GỌI MÌNH BẰNG ANH

Vương về kinh, truy sát những kẻ liên can đến cựu trào, Đô đốc may mắn trốn thoát. Ẩn thân sống chung với những người thượng ở miền thượng du. Một đêm mưa có kẻ lẻn đến lán ngài nghị. Ngài khảng khái:

- Thiên hạ vốn của chung nào phải riêng của chủ ta, dân lầm than lắm rồi, binh đao chỉ thêm tổn hại chứ có ích gì!

Dân trong vùng biết chuyện nhưng giấu kín và hết lòng che chở ngài. Họ truyền cho con trẻ câu ca dao:

- Ai cho miếu lớn hơn đình

Bậu có chồng mặc bậu, bậu vẫn gọi mình bằng anh.

Nguồn : Truyện ngắn chọn lọc

Xem thêm :

Sự nghiệp của Gisho

Một cốc trà
 
Họ cùng chấp nhận “tình một đêm” nhưng họ lại có những suy nghĩ và cách nhìn rất khác nhau về mối quan hệ kiểu này.

Tình một đêm hay cuộc tình một đêm là thuật ngữ dùng để chỉ về một cuộc tình (quan hệ tình dục) diễn ra trong một lần duy nhất, trong đó người tham gia không có bất cứ ý định hay kỳ vọng nào về mối quan hệ này, nó có thể được xem như một cuộc gặp gỡ một lần tình dục mà người không có bất kỳ mong muốn cho bất cứ điều gì khác. Hay có thể nói tình một đêm là gặp nhau, ở bên nhau một đêm rồi chia tay.

Xem thêm:

Tình một đêm có thể xuất phát từ những cảm xúc chỉ đến một lần trong đời và thường những cảm xúc như vậy chỉ thăng hoa vào thời điểm đó, có thể là vô tình, cũng có thể là tự lựa chọn. Có khi sau này, nếu vô tình gặp lại, người phụ nữ, hoặc đàn ông sau một lần ái ân đó, chưa chắc đã cảm thấy hứng thú hoặc từ giây phút nhất thời, không kiểm soát được do rượu, bia.

Về tâm lý chung, khi chấp nhận “tình một đêm”, cả người đàn ông và phụ nữ đều tự nguyện.

Vậy giữa đàn ông và phụ nữ họ quan niệm như nào về tình một đêm

tinh-mot-dem-cua-dan-ong-va-dan-ba-ho-nghi-khac-nhau-nhu-the-nao-0089bb.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đối với đàn ông

Khi đàn ông tán tỉnh một cô gái với mục đích nhanh chóng “hạ gục” đối phương và đưa cô ấy lên giường có thể coi là một thành tích. Sở thích của phái mạnh là chinh phục, vì vậy, họ có thể say đắm trong đêm đó nhưng sáng ngày hôm sau thì lại chẳng mấy suy nghĩ về việc mình đã làm.

Phần lớn đàn ông sau khi trải qua tình một đêm đều có cảm giác thỏa mãn, phấn khích và hài lòng. Họ thoải mái với “tình một đêm” và coi đó như một cái thú không thể không khám phá.

Phần lớn đàn ông sau khi trải qua tình một đêm đều có cảm giác thỏa mãn, phấn khích và hài lòng.

Đối với phụ nữ

Khác với đàn ông, khi phụ nữ nếu gặp được người đàn ông có suy nghĩ muốn “tình một đêm”, có thể họ cũng sẵn sàng đáp ứng. Tuy nhiên, ngay sau đó họ lại cảm thấy dằn vặt, sợ bị coi thường và sợ bị đánh giá.

Phụ nữ phức tạp hơn bởi ngay từ đầu, họ đã khắt khe hơn trong việc lựa chọn đối tượng để trải nghiệm. Họ cũng không rạch ròi được giữa nhu cầu sinh lý và tình cảm thực sự. Vì thế, họ thường có nhiều sự kỳ vọng, mong đợi sau đêm ấy.

Phụ nữ thì đa phần cảm thấy cô đơn và trống rỗng. Họ không mấy khi coi tình một đêm là sự khởi đầu cho một mối quan hệ lâu dài nhưng lại rất hy vọng điều đó trở thành hiện thực.

Theo Phununews
 
Gudo tuy là quốc sư, nhưng ngài vẫn hay du hành như một kẻ khất sĩ lang thang.

Một hôm trên đường đi Edo, một trung tâm văn hóa và chính trị quan trọng, ngài đến gần một ngôi làng có tên là Takenaka. Trời đã tối và mưa tầm tả, Gudo ướt mẹp và đôi dép rơm đã tơi tả. - một căn nhà tranh gần làng, ngài thấy có khoảng bốn hay năm đôi dép bày ở cửa sổ và muốn vào hỏi mua một đôi. Người đàn bà thấy ngài ướt lạnh, thương tình mời ngài trú qua đêm.

Gudo nhận lời và cám tạ bà ta. Ngài đến trước bàn thờ giữa nhà tụng một thời kinh. Sau đó bà mẹ của bà chủ và bầy con ra chào. Nhìn thấy cả nhà buồn bả, ngài hỏi cớ sự. "Chồng con là kẻ cờ bạc say sưa", người đàn bà kể lể. "Khi ổng ăn bạc thì uống rượu say mèm rồi về nhà đánh đập vợ con. Nếu ổng thua thì đi vay mượn khắp nơi. Lắm khi say quá lại không về nhà. Con phải làm sao?"
"Ðể bần tăng giúp cho,"

Gudo nói. "Ðây có ít tiền, hãy đi mua một chung rượu ngon và ít đồ nhấm. Rồi bà đi nghỉ đi. Bần tăng sẽ tọa thiền trước bàn thờ." Nữa đêm, ông chồng say khướt trở về, la lối om xòm. "Con mẹ nó đâu, tao về nhà đây này. Có cái gì ăn không?"

"Có" Gudo nói, "Bần tăng bị mắc mưa và được bà nhà thương tâm cho tạm trú qua đêm. Ðể đền đáp bần tăng có mua một ít rượu và đồ nhấm dành cho ông dùng."

Gã đàn ông hài lòng, uống sạch chung rượu rồi ngã lăn trên sàn mà ngủ. Gudo tọa thiền cạnh bên. Sáng sớm hôm sau, gã đàn ông tỉnh dậy quên hẳn mọi chuyện đêm qua.

"Ông là ai? - đâu đến đây?" gã hỏi Gudo khi ngài vẫn còn trầm tư mặc tưởng.

"Bần tăng là Gudo từ Ðông Kinh đến, trên đường đi Edo," Thiền sư trả lời.

Gã đàn ông xấu hổ quá, liền miệng xin lỗi quốc sư. Gudo mĩm cười.

"Mọi sự, mọi vật trên đời đều vô thường," ngài giảng giải. "Cuộc đời rất ngắn ngủi.

Nếu ông cứ tiếp tục cờ bạc và rượu chè thì ông chẳng làm được việc gì hữu sự, lại còn làm khổ vợ con."

Gã đàn ông chợt ngộ, như ra khỏi cơn mê.

"Ðại sư nói đúng," anh ta dõng dạc. "Làm sao con có thể đền bù cho ngài về lời dạy này! Hay là để con mang hành lý hộ ngài và tin ngài một đoạn đường.

"Nếu ông muốn," Gudo tán đồng.

Hai người lên đường. Sau khoảng ba dặm, Gudo bảo y quay về.

"Xin được thêm năm dặm nữa," gã nài nỉ. Họ tiếp tục đi.

"Giờ ông nên quay về," Gudo khuyên.

"Hẳn thêm mười dặm nữa," gã đàn ông xin.

"Hãy về ngay," Gudo bảo sau khi đã đi hết mười dặm.

"Xin cho con theo Ðại sư suốt đời," gã tuyên bố.

Những thiền sư hiện đại của Nhật đều là môn đệ của người kế thừa Gudo. Tên của ngài là Mu-nan, người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại.

Nguồn : https://anhsangbaodung.blogspot.com

Xem thêm :

Mượn cảnh mộng đạt thật tướng

Đoạn nhân Ta Bà quyết sanh Tịnh Độ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top