Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tại nước ta hiện nay tình trạng học sinh phải đi học quá nhiều, từ sáng đến đêm, hết học chính thức trên lớp lại đi học thêm. Việc đến lớp quá nhiều như vậy phản tác dụng bởi nó có nguy cơ làm cho trẻ trở nên mụ mẫm, thụ động, không có thời gian để tự suy nghĩ và tiêu hóa kiến thức. Và cũng không có thời gian cho các hoạt động khác như ngủ, vui chơi, thể thao, âm nhạc, học làm việc nhà, v.v... Những hoạt động ấy làm sản sinh ra những thế hệ "gà công nghiệp" không ít và đáng quan ngại với lượng thất nghiệp ngày càng tăng.
Tự học tự sáng tạo
Tuy nhiên một thái cực khác, thay vì xu hướng “nghe giảng quá nhiều, tự học quá ít” là xu hướng “để học sinh tự học là chính” mà một số người muốn đưa ra cho cải cách giáo dục. Theo xu hướng này thì giáo viên cũng không còn vai trò giảng bài nữa, mà chỉ còn vai trò “hướng dẫn học sinh tự sáng tạo khám phá tìm ra các kiến thức”. Xu hướng này tuy tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã xâm nhập vào các chương trình cải cách giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp từ nửa thế kỷ nay, dựa trên học thuyết “constructivisme” (“chủ nghĩa xây dựng”) của Jean Piaget, một người từng “làm mưa làm gió” trong giáo dục.
Theo chủ thuyết “constructivisme” của Piaget, thì học trò “tự xây dựng” các kiến thức của mình, thầy nói chung không giảng kiến thức mà chỉ gợi ý cách tìm.Tuy nhiên, kết quả nó đem lại hoàn toàn trái ngược với mong đợi: đầu tư cho giáo dục nhiều lên nhưng trình độ của học sinh giảm đi.
Ví dụ, ở Pháp, theo một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học năm 2004 do 7 nhà bác học lớn ký tên (xem: https://www.ihes.fr/~lafforgue/textes/SavoirsFondamentaux.pdf), trong 30 năm kể từ thời điểm bắt đầu cải cách giáo dục ở Pháp theo hướng “constructivisme” vào những năm 1970, chương trình môn toán đã bị thụt đi 1,5 năm, tức là tính trung bình thì học sinh học đến lớp 12 ngày nay chỉ còn trình độ về môn toán bằng học sinh học lớp 10 thời những năm 1970! Trong khi đó thì sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng đòi hỏi nhiều hiểu biết về toán.
Ở các môn học khác và ở các nước khác, tình hình cũng tồi tương tự. Ví dụ, một nghiên cứu thống kê tỉ mỉ ở Canada (xem: https://www.ccl-cca.ca/pdfs/JARL/Jarl-Vol3Article1.pdf) cho thấy trong các phương pháp giảng dạy khác nhau thì phương pháp theo “constructivisme” là phương pháp luôn cho kết quả tồi tệ nhất. Ở Thuỵ Sĩ, quê hương của Piaget, người ta phải kêu trời rằng, nền giáo dục phổ thông của Thuỵ Sĩ trước những năm 1970 được coi là mẫu mực thế, mà từ khi bị nhiễm “constructivisme” đã trở nên suy sút nặng.
Vì sao học theo kiểu “tự xây dựng kiến thức” lại chậm hơn nhiều so với có được nghe thầy giảng?
Thực ra đây là một điều cơ bản mà từ xưa người ta đã biết, có điều một số học thuyết “giả giáo dục” đã làm nhiều người quên đi mất điều cơ bản này. Người Việt Nam có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Người Trung Quốc có câu “Nghe thầy một giờ hơn tự mầy mò cả tháng”. Tôi có đọc ở đâu đó (lâu rồi nên không nhớ tên tài liệu) là trung bình thì học có thầy giảng giải nhanh gấp 3 lần là tự học. Đặc biệt là đối với các học sinh có học lực trung bình, việc được nghe giải thích kiến thức một cách rõ ràng là rất cần thiết, trong khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ các học sinh thông minh đặc biệt là có thể dễ dàng tự tìm ra các qui luật.
Có những người lầm tưởng rằng, kiến thức đã có sẵn trong sách vở hết rồi, thì cần gì thầy giảng cho nữa, cứ đọc là xong. Kiến thức ở trong sách không có nghĩa là nó có thể nhảy vào đầu mình một cách dễ dàng. Nếu không có người hướng dẫn, thì hoàn toàn có thể đọc mà không hiểu, hoặc là tưởng mình đã hiểu tuy thực sự chưa hiểu gì, dẫn đến tẩu hoả nhập ma. Tệ hơn nữa, thì có thể đọc phải những sách nhảm nhí, sách viết sai, v.v.
Đừng mất công sáng tạo ra cái bánh xe nữa
Quá trình tự đi tìm ra kiến thức, tìm ra chân lý bao giờ cũng khó khăn lâu dài hơn là quá trình tiếp thu lại từ những người đã nắm được nó. Những kiến thức mà học sinh được học bây giờ là những thứ mà các nhà bác học của những thế kỷ trước phải mất cả đời người để tìm ra. Không thể bắt học sinh đi lại con đường khám phá đó, vì như thế sẽ mất quá nhiều thời gian. Và tất nhiên khi lãng phí quá nhiều thời gian tâm trí vào việc “phát minh lại cái bánh xe”, học sinh sẽ không còn đủ thời gian để tiếp cận các kiến thức cần thiết khác.
Điều trên không có nghĩa là học sinh không nên nghiên cứu và sáng tạo. Nghiên cứu và sáng tạo cũng là cần thiết, nhưng phải dựa trên một nền tảng cơ sở đã có chứ không thể rỗng ruột mà nghiên cứu sáng tạo được cái hay ho. Để học nghiên cứu sáng tạo, thì những người thầy tốt nhất cho việc đó chính là những người đã nghiên cứu và sáng tạo: các nhà khoa học, nhà sáng chế, nghệ sĩ, v.v. (chứ không phải là những người dạy nghiên cứu mà bản thân chưa có công trình nghiên cứu nào được thế giới quan tâm). Cũng chính bởi vậy mà để học văn và học tiếng, thì học sinh nên đọc các bài thơ, mẩu truyện hay của các nhà văn để nhờ đó mà thích học đọc, thấy được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, chứ không phải ngay từ lớp một đã học các khái niệm ngôn ngữ phức tạp nhưng trên các ví dụ nhạt nhẽo vô nghĩa.
“Constructivisme” là kiểu “tự học là chính tuy có thầy đứng bên cạnh”. Còn một kiểu tự học “oách hơn”, là tự học không cần thầy. Ở đây tôi không nói đến việc ôn bài hay làm bài tập về nhà, vì đó là những lúc tự học nhưng vẫn theo một chương trình có thầy hướng dẫn. Tôi muốn nói đến việc tự học mà không có thầy hướng dẫn, thì kết quả sẽ ra sao?
Bản thân tôi cũng từng tự học nhiều thứ, với các mức độ thành công hay thất bại khác nhau: từ học bơi, cho đến học thiên văn, tiếng Tàu, tiếng Anh, v.v. đều chủ yếu là tự học, không có thầy. Khi sang Pháp làm việc, tôi chẳng hề nói được một câu tiếng Pháp nào, và từ đó đến nay cũng chẳng đi học một giờ tiếng Pháp nào có người dạy, toàn tự học. Cả luận án TS của tôi cũng là tự làm, không có người hướng dẫn. Nói thế không phải để khoe, mà để làm ví dụ cho thấy khả năng tự học của con người cũng lớn, và càng nhiều tuổi, càng lên cao càng cần đến khả năng đó (vì điều kiện để học có thầy có lớp càng ít đi). Nhưng nó không có nghĩa là tự học thì tốt hơn là học có thầy. Tôi đến lúc đi dạy học cho sinh viên vẫn thỉnh thoảng nói sai tiếng Pháp, phải nhờ sinh viên sửa. Nếu có điều kiện về thời gian và tiền bạc để học tử tế thì chắc là tiếng Pháp của tôi đã tốt hơn nhiều chứ không “nhà quê” như hiện tại.
Vậy, nếu không có được thầy, thì ta có thể làm thế nào để tự học cho hiệu quả? Sau đây là một số kinh nghiệm bản thân mà tôi có thể chia sẻ.
Tìm thầy trên mạng.
Ngày nay, trong thời đại internet, ngày càng có nhiều bài giảng hay của đủ các môn, của những người thầy giỏi nhất, có thể tìm đến mà xem. Đừng ngại tiếp cận trao đổi qua thư từ với những thầy ở xa có thể chỉ bảo cho mình. Các thầy giỏi thường là rất bận, nhưng nếu mình tỏ ra thành tâm thì cũng có những lúc sẽ dành được chút thời gian cho mình. Đối với một số môn học, có thể tìm thầy dạy trực tiếp qua mạng với giá cả phải chăng. Ví dụ, có thể học tiếng Tây Ban Nha một thầy (có tiếng mẹ đẻ là Tây Ban Nha) một trò qua skype với giá 10$/tiếng.
Tìm bạn thay thầy
Tiếng Việt có câu “học thầy không tầy học bạn”. Bạn bè, đồng nghiệp tương trợ được cho nhau rất nhiều trong chuyện học. Có những khi bạn giải thích lại dễ hiểu hơn thầy giải thích. Có thể kết bạn trên internet cho việc cùng học một cái gì đó cũng được. Việc đó càng ngày càng trở nên dễ dàng. Trong việc học tiếng, thì kết bạn, nói chuyện với những người bản xứ là một phương pháp rất hiệu quả.
Nhúng mình trong môi trường thuận lợi
Học cái gì, mà xung quanh mình có nhiều thứ liên quan về cái đó, thì sẽ vào hơn: sách vở, phim ảnh, đồ thí nghiệm, v.v. đều tốt
Không sợ sai
“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác. Tất nhiên, cần phải quan sát kiểm tra để biết mình sai ở đâu mà còn sửa.
Làm từ từ, vừa làm vừa quan sát cảm nhận và suy nghĩ
Khi học một cái gì mới, không nên vội vàng đòi kết quả nhanh. Nên làm từ từ (không có nghĩa là lười ít làm, mà là làm với tốc độ chậm), vừa làm vừa quan sát nghĩ ngợi để cảm nhận xem mình làm như thế có đúng không, sai ở đâu, v.v. Ví dụ như khi tự học bơi: có thể quan sát những người xung quanh bơi thế nào, rồi khi mình bơi thì làm các động tác thật từ từ, thử nhiều kiểu khác nhau, để cảm nhận và suy nghĩ xem động tác nào làm như thế nào thì bơi được, các cử động phải ăn khớp với nhau như thế nào, v.v. Sau khi đã làm chậm nhưng mà đúng rồi thì mới làm nhanh dần lên.
Sưu tầm.
Học không thầy đố mày làm nên. Ảnh minh họa
Tự học tự sáng tạo
Tuy nhiên một thái cực khác, thay vì xu hướng “nghe giảng quá nhiều, tự học quá ít” là xu hướng “để học sinh tự học là chính” mà một số người muốn đưa ra cho cải cách giáo dục. Theo xu hướng này thì giáo viên cũng không còn vai trò giảng bài nữa, mà chỉ còn vai trò “hướng dẫn học sinh tự sáng tạo khám phá tìm ra các kiến thức”. Xu hướng này tuy tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã xâm nhập vào các chương trình cải cách giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp từ nửa thế kỷ nay, dựa trên học thuyết “constructivisme” (“chủ nghĩa xây dựng”) của Jean Piaget, một người từng “làm mưa làm gió” trong giáo dục.
Theo chủ thuyết “constructivisme” của Piaget, thì học trò “tự xây dựng” các kiến thức của mình, thầy nói chung không giảng kiến thức mà chỉ gợi ý cách tìm.Tuy nhiên, kết quả nó đem lại hoàn toàn trái ngược với mong đợi: đầu tư cho giáo dục nhiều lên nhưng trình độ của học sinh giảm đi.
Ví dụ, ở Pháp, theo một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học năm 2004 do 7 nhà bác học lớn ký tên (xem: https://www.ihes.fr/~lafforgue/textes/SavoirsFondamentaux.pdf), trong 30 năm kể từ thời điểm bắt đầu cải cách giáo dục ở Pháp theo hướng “constructivisme” vào những năm 1970, chương trình môn toán đã bị thụt đi 1,5 năm, tức là tính trung bình thì học sinh học đến lớp 12 ngày nay chỉ còn trình độ về môn toán bằng học sinh học lớp 10 thời những năm 1970! Trong khi đó thì sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng đòi hỏi nhiều hiểu biết về toán.
Ở các môn học khác và ở các nước khác, tình hình cũng tồi tương tự. Ví dụ, một nghiên cứu thống kê tỉ mỉ ở Canada (xem: https://www.ccl-cca.ca/pdfs/JARL/Jarl-Vol3Article1.pdf) cho thấy trong các phương pháp giảng dạy khác nhau thì phương pháp theo “constructivisme” là phương pháp luôn cho kết quả tồi tệ nhất. Ở Thuỵ Sĩ, quê hương của Piaget, người ta phải kêu trời rằng, nền giáo dục phổ thông của Thuỵ Sĩ trước những năm 1970 được coi là mẫu mực thế, mà từ khi bị nhiễm “constructivisme” đã trở nên suy sút nặng.
Vì sao học theo kiểu “tự xây dựng kiến thức” lại chậm hơn nhiều so với có được nghe thầy giảng?
Thực ra đây là một điều cơ bản mà từ xưa người ta đã biết, có điều một số học thuyết “giả giáo dục” đã làm nhiều người quên đi mất điều cơ bản này. Người Việt Nam có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Người Trung Quốc có câu “Nghe thầy một giờ hơn tự mầy mò cả tháng”. Tôi có đọc ở đâu đó (lâu rồi nên không nhớ tên tài liệu) là trung bình thì học có thầy giảng giải nhanh gấp 3 lần là tự học. Đặc biệt là đối với các học sinh có học lực trung bình, việc được nghe giải thích kiến thức một cách rõ ràng là rất cần thiết, trong khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ các học sinh thông minh đặc biệt là có thể dễ dàng tự tìm ra các qui luật.
Có những người lầm tưởng rằng, kiến thức đã có sẵn trong sách vở hết rồi, thì cần gì thầy giảng cho nữa, cứ đọc là xong. Kiến thức ở trong sách không có nghĩa là nó có thể nhảy vào đầu mình một cách dễ dàng. Nếu không có người hướng dẫn, thì hoàn toàn có thể đọc mà không hiểu, hoặc là tưởng mình đã hiểu tuy thực sự chưa hiểu gì, dẫn đến tẩu hoả nhập ma. Tệ hơn nữa, thì có thể đọc phải những sách nhảm nhí, sách viết sai, v.v.
Đừng mất công sáng tạo ra cái bánh xe nữa
Quá trình tự đi tìm ra kiến thức, tìm ra chân lý bao giờ cũng khó khăn lâu dài hơn là quá trình tiếp thu lại từ những người đã nắm được nó. Những kiến thức mà học sinh được học bây giờ là những thứ mà các nhà bác học của những thế kỷ trước phải mất cả đời người để tìm ra. Không thể bắt học sinh đi lại con đường khám phá đó, vì như thế sẽ mất quá nhiều thời gian. Và tất nhiên khi lãng phí quá nhiều thời gian tâm trí vào việc “phát minh lại cái bánh xe”, học sinh sẽ không còn đủ thời gian để tiếp cận các kiến thức cần thiết khác.
Điều trên không có nghĩa là học sinh không nên nghiên cứu và sáng tạo. Nghiên cứu và sáng tạo cũng là cần thiết, nhưng phải dựa trên một nền tảng cơ sở đã có chứ không thể rỗng ruột mà nghiên cứu sáng tạo được cái hay ho. Để học nghiên cứu sáng tạo, thì những người thầy tốt nhất cho việc đó chính là những người đã nghiên cứu và sáng tạo: các nhà khoa học, nhà sáng chế, nghệ sĩ, v.v. (chứ không phải là những người dạy nghiên cứu mà bản thân chưa có công trình nghiên cứu nào được thế giới quan tâm). Cũng chính bởi vậy mà để học văn và học tiếng, thì học sinh nên đọc các bài thơ, mẩu truyện hay của các nhà văn để nhờ đó mà thích học đọc, thấy được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, chứ không phải ngay từ lớp một đã học các khái niệm ngôn ngữ phức tạp nhưng trên các ví dụ nhạt nhẽo vô nghĩa.
“Constructivisme” là kiểu “tự học là chính tuy có thầy đứng bên cạnh”. Còn một kiểu tự học “oách hơn”, là tự học không cần thầy. Ở đây tôi không nói đến việc ôn bài hay làm bài tập về nhà, vì đó là những lúc tự học nhưng vẫn theo một chương trình có thầy hướng dẫn. Tôi muốn nói đến việc tự học mà không có thầy hướng dẫn, thì kết quả sẽ ra sao?
Bản thân tôi cũng từng tự học nhiều thứ, với các mức độ thành công hay thất bại khác nhau: từ học bơi, cho đến học thiên văn, tiếng Tàu, tiếng Anh, v.v. đều chủ yếu là tự học, không có thầy. Khi sang Pháp làm việc, tôi chẳng hề nói được một câu tiếng Pháp nào, và từ đó đến nay cũng chẳng đi học một giờ tiếng Pháp nào có người dạy, toàn tự học. Cả luận án TS của tôi cũng là tự làm, không có người hướng dẫn. Nói thế không phải để khoe, mà để làm ví dụ cho thấy khả năng tự học của con người cũng lớn, và càng nhiều tuổi, càng lên cao càng cần đến khả năng đó (vì điều kiện để học có thầy có lớp càng ít đi). Nhưng nó không có nghĩa là tự học thì tốt hơn là học có thầy. Tôi đến lúc đi dạy học cho sinh viên vẫn thỉnh thoảng nói sai tiếng Pháp, phải nhờ sinh viên sửa. Nếu có điều kiện về thời gian và tiền bạc để học tử tế thì chắc là tiếng Pháp của tôi đã tốt hơn nhiều chứ không “nhà quê” như hiện tại.
Vậy, nếu không có được thầy, thì ta có thể làm thế nào để tự học cho hiệu quả? Sau đây là một số kinh nghiệm bản thân mà tôi có thể chia sẻ.
Tìm thầy trên mạng.
Ngày nay, trong thời đại internet, ngày càng có nhiều bài giảng hay của đủ các môn, của những người thầy giỏi nhất, có thể tìm đến mà xem. Đừng ngại tiếp cận trao đổi qua thư từ với những thầy ở xa có thể chỉ bảo cho mình. Các thầy giỏi thường là rất bận, nhưng nếu mình tỏ ra thành tâm thì cũng có những lúc sẽ dành được chút thời gian cho mình. Đối với một số môn học, có thể tìm thầy dạy trực tiếp qua mạng với giá cả phải chăng. Ví dụ, có thể học tiếng Tây Ban Nha một thầy (có tiếng mẹ đẻ là Tây Ban Nha) một trò qua skype với giá 10$/tiếng.
Tìm bạn thay thầy
Tiếng Việt có câu “học thầy không tầy học bạn”. Bạn bè, đồng nghiệp tương trợ được cho nhau rất nhiều trong chuyện học. Có những khi bạn giải thích lại dễ hiểu hơn thầy giải thích. Có thể kết bạn trên internet cho việc cùng học một cái gì đó cũng được. Việc đó càng ngày càng trở nên dễ dàng. Trong việc học tiếng, thì kết bạn, nói chuyện với những người bản xứ là một phương pháp rất hiệu quả.
Nhúng mình trong môi trường thuận lợi
Học cái gì, mà xung quanh mình có nhiều thứ liên quan về cái đó, thì sẽ vào hơn: sách vở, phim ảnh, đồ thí nghiệm, v.v. đều tốt
Không sợ sai
“Ai không làm gì thì mới không bao giờ sai”. Cứ làm đi, đừng sợ sai, trừ khi cái sai đó là cái sai gây tai hoạ cho người khác. Tất nhiên, cần phải quan sát kiểm tra để biết mình sai ở đâu mà còn sửa.
Làm từ từ, vừa làm vừa quan sát cảm nhận và suy nghĩ
Khi học một cái gì mới, không nên vội vàng đòi kết quả nhanh. Nên làm từ từ (không có nghĩa là lười ít làm, mà là làm với tốc độ chậm), vừa làm vừa quan sát nghĩ ngợi để cảm nhận xem mình làm như thế có đúng không, sai ở đâu, v.v. Ví dụ như khi tự học bơi: có thể quan sát những người xung quanh bơi thế nào, rồi khi mình bơi thì làm các động tác thật từ từ, thử nhiều kiểu khác nhau, để cảm nhận và suy nghĩ xem động tác nào làm như thế nào thì bơi được, các cử động phải ăn khớp với nhau như thế nào, v.v. Sau khi đã làm chậm nhưng mà đúng rồi thì mới làm nhanh dần lên.
Sưu tầm.
Sửa lần cuối: