Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Thời khắc vĩ đại của chủ tịch Tập sắp xảy ra. Nếu không có gì đặc biệt, Đại hội Đảng CS TQ lần này sẽ mở đường để ông trở thành lãnh tụ Trung Quốc lâu đời nhất kể từ Mao Trạch Đông.
Đảng đã vượt qua cơn bão Covid, đè bẹp đối lập ở HongKong và Tân Cương, giữ cho nền kinh tế vẫn phát triển. Tổng số người chết vì Covid được ghi nhận có vỏn vẹn 15000 (tương đương với Xcotlen có 5.5 triệu dân). Tăng trưởng kinh tế năm ngoái là 8.8% mặc dù TQ tự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Đảng không những học được cách sống chung với những hạn chế Covid mà có vẻ còn như yêu thích chúng. Ngoài việc du khách bây giờ chỉ còn phải cách ly có 10 ngày chứ không phải 21 ngày như trước đây, các biện pháp khác vẫn được giữ nguyên. Một phần bởi Đảng không muốn mất mặt vì để visur bùng phát và phải lockdown trong thời gian đại hội, nhưng chủ yếu là lãnh đạo Đảng thấy các biện pháp kiểm soát Covid là có ích.
“Tự nhốt mình” trở thành biểu tượng của TQ của Tập, khi mà Đảng CS TQ (CCP) sử dụng những rào cản vật lý, chính trị và kinh tế để tách dân mình khỏi thế giới bên ngoài. Ngăn cản virus, tiện thể chặn luôn những thông tin, ảnh hưởng và sức ép không mong muốn. Vào những năm 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình nổi tiếng với câu nói: “Nếu mở cửa sở đón gió lành, bạn phải chuẩn bị tinh thần để ruồi bay vào nhà.” Tập có vẻ đã chán ruồi: ông ta đang đóng các cửa sổ lại.
Ví dụ như “Đại hàng rào Trung hoa” dọc biên giới phía nam với Việt Nam, Lào và Miến điện. Rõ ràng đây là một cấu trúc kiên cố, có thể tồn tại qua nhiều kỳ đại dịch nữa. Riêng tỉnh Vân Nam đã chi 500 triệu USD để xây hàng rào này. Nó uốn lượn theo những ngọn núi, tách rời những cộng đồng dân tồn tại từ lâu trước khi có biên giới, ngăn cản sự lưu thông “tiểu ngạch” của con người và hàng hóa qua biên giới. Những hàng rào đã và tiếp tục được xây hoặc phục hồi, dọc biên giới có những bộ lạc phản kháng hơn ở Tân Cương và Nội Mông.
Mặc dù những cấu trúc này chống sự ngăn chặn của bệnh tật và những âm mưu lật đổ, không ai có thể nói Tập đang biến TQ thành Bắc Hàn. Lãnh đạo Đảng hiểu rằng sự thịnh vượng của TQ phụ thuộc vào thương mại quốc tế, thương mại này phụ thuộc dòng tài chính, phát triển quốc gia đòi hỏi công nghệ và kỹ năng chỉ có thể học được ở nước ngoài. Bởi thế, cần những cửa khẩu để hàng hóa, tiền tệ và một số người có thể qua được. Cùng lúc đó, lãnh đạo củng cố vị thế của mình bằng cách kiềm chế khả năng ảnh hưởng về chính trị, xã hội và kinh tế của người nước ngoài.
Trong vài năm gần đây, người ta nói nhiều về sự “tách đôi” giữa TQ và Mỹ, cũng như xu hướng “chống toàn cầu hóa” trên toàn thế giới. Nhưng đa số tập trung vào các cố gắng của Mỹ nhằm cấm vận TQ. Rất ít người quan tâm đến cách TQ đang gắng sức “tự tách đôi”. Một phần là Mỹ đang biến hệ thống tài chính dựa vào USD thành công cụ thực thi các chính sách đối ngoại. Như trong trường hợp Huawei vi phạm luật Mỹ vì đã thanh toán các phi vụ làm ăn qua các ngân hàng ở New York. TQ phản ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính của Mỹ.
Đảng nỗ lực giảm ảnh hưởng của nước ngoài, thông qua tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế thành “vòng tuần hoàn kép.” Về bản chất đó là tạo nên 2 nền kinh tế: vòng tuần hoàn nội địa, tách rời với thế giới và vòng tuần hoàn toàn cầu dựa trên những kết nối chính trị (Sáng kiến Vành đai và Con đường). Cả hai vòng này đều do Đảng kiểm soát và không chịu ảnh hưởng của quốc tế. TQ không thể thuần túy tự cung tự cấp vì phụ thuộc vào thương mại toàn cầu, nhưng chính sách tuần hoàn kép mưu đồ tạo sự độc lập nhiều nhất có thể.
Cũng cần phải nhớ là những nỗ lực tự cường này xuất phát từ nhu cầu của Đảng thoát khỏi sức ép của ngoại quốc để rảnh tay đàn áp những kẻ chống đối ở Tân Cương và Hong Kong, tiếp tục làm ăn với những chính quyền tội lỗi như Myanmar hay Iran, chuẩn bị chiến tranh chiếm Đài Loan. Tất cả, tóm lại, một phần của âm mưu 10 năm của Tập bảo đảm Đảng kiểm soát tất cả các lĩnh vực đời sống của TQ.
Kế hoạch tham vọng này được Tập công bố ngay sau khi được bầu làm TBT của CCP, được đặt tên là “Phục hưng dân tộc Trung Hoa.” Ông ta nhìn thấy đông đảo nhân dân từ Thượng Hải tới Tân Cương trung thành với chính sách “5 gắn bó”: với nhà nước, với dân tộc Trung hoa, văn hóa Trung hoa, CCP và CNXH kiểu Trung quốc. Bởi thế, bất cứ một mối đe dọa nào với đường lối của Đảng, bất cứ một nguồn cạnh tranh quyền lực nào, từ các nhà sư ở Tân Cương hay lãnh tụ sinh viên ở HK, đều phải bị đè bẹp.
Việc quay lưng với thế giới cũng đẩy các công dân ngoại quốc về nhà. Tất nhiên không phải là tất cả. Đảng rất thích những cá nhân kiểu giáo viên tiếng Anh hay những KOL rẻ tiền, những người sẽ khuyếch đại thông điệp của Đảng về đời sống tươi đẹp của người Tây tạng hay Duy ngô nhĩ dưới chế độ XHCN kiểu TQ. Tất nhiên hàng trăm ngàn công nhân đang cày vất vả tại các dây chuyền sản xuất cũng được ưu đãi. Nhưng ở mức cao, có gì đó đang thực sự thay đổi với những nhân sự có năng lực quản lý và kiểm soát.
Ker Gibbs, chủ tịch Hội phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải từ 2019 đến 2021, nhận thấy xu hướng “trung quốc hóa” những doanh nghiệp vốn nước ngoài tại đây. Một mặt nó phản ánh năng lực quản trị được nâng cao của người bản địa. Mặt khác, người nước ngoài chịu những sức ép vô hình phải rời đi. “Không vui nữa”, ông ta nói “không gian để hoạt động tự do càng ngày càng hẹp lại”. Chính sách độc tài ngày càng tăng của TQ của Tập đã ép các doanh nhân nước ngoài rời đi ngay từ trước đại dịch. Covid và lockdown, nhất là ở Thượng Hải, như giọt nước cuối cùng. Trong vài năm, các công ty Mỹ không còn do người Mỹ quản lý nữa.
Hiện tượng di cư tương tự cũng có thể thấy ở HK, một thời được coi là “Cổng vào TQ”, giờ càng ngày càng trở thành một thành phố bình thường của TQ. Hạn chế tự do ngôn luận, can thiệp vào hệ thống tư pháp, kiểm soát Covid và đại lục hóa đã làm mảnh đất này mất đi sự hấp dẫn. HK vẫn còn là “van khí” để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, nhưng người nước ngoài đang bỏ đi. Đó chính là những gì Đảng muốn.
Cùng lúc đó, CCP yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải tạo điều kiện để thành lập chi bộ Đảng trong hoạt động của mình. Họ phải báo cáo về HO và về Bắc Kinh. Khi gặp va chạm, cấp trên thì ở xa, BK thì ở gần mà lại có súng. Sợ hậu quả, một số doanh nghiệp thu tiền bỏ chạy. Đổi lại nền kinh tế TQ sẽ miễn nhiễm với sức ép từ ngoại quốc.
Từ đầu năm 2022, khi sức ép từ dư luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương tập trung vào các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở đây. Hai tập đoàn phương Tây đã phản ứng hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ dỡ bỏ các sản phẩm liên quan đến TC ra khỏi kệ thì hệ thống siêu thị Carrefour của Pháp lại khởi động chiến dịch “Tuần thực phẩm tươi từ Tân Cương”. Lý do khá đơn giản, Carrefour ở Trung Quốc đã không còn là của Pháp. Năm 2020, một công ty địa phương có tên Suning International đã mua lại 80% cổ phần. Vốn TQ và Đảng giờ kiểm soát nó. Bởi thế, các chính quyền phương Tây gần như rất ít khả năng gây sức ép lên TQ thông qua các doanh nghiệp của mình.
Còn ở TQ, các bức tường đang mọc lên. Đất nước đã từng hăng hái mở cửa, giờ đang đóng lại. Mặc dù các lãnh đạo TQ vẫn phát biểu về toàn cầu hóa, họ đã chủ động “tách” mình ra khỏi thế giới để bảo đảm sự sống còn của CCP.
Trong vài ngày tới, khi Tập được chính thức “xức dầu phong Thánh”, ông ta hiểu rằng chính sách “quay lưng” từ mười năm trước đã mang lại quả ngọt.
--
NTN dịch từ: unherd.com/2022/10/china-has-given-up-on-the-west/
Bill Hayton là giáo sư tại Chatham House, tác giả của cuốn sách “Phát minh ra TQ”, do NXB Đại hoc Yale mới phát hành.
Sưu tầm
Đảng đã vượt qua cơn bão Covid, đè bẹp đối lập ở HongKong và Tân Cương, giữ cho nền kinh tế vẫn phát triển. Tổng số người chết vì Covid được ghi nhận có vỏn vẹn 15000 (tương đương với Xcotlen có 5.5 triệu dân). Tăng trưởng kinh tế năm ngoái là 8.8% mặc dù TQ tự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Đảng không những học được cách sống chung với những hạn chế Covid mà có vẻ còn như yêu thích chúng. Ngoài việc du khách bây giờ chỉ còn phải cách ly có 10 ngày chứ không phải 21 ngày như trước đây, các biện pháp khác vẫn được giữ nguyên. Một phần bởi Đảng không muốn mất mặt vì để visur bùng phát và phải lockdown trong thời gian đại hội, nhưng chủ yếu là lãnh đạo Đảng thấy các biện pháp kiểm soát Covid là có ích.
“Tự nhốt mình” trở thành biểu tượng của TQ của Tập, khi mà Đảng CS TQ (CCP) sử dụng những rào cản vật lý, chính trị và kinh tế để tách dân mình khỏi thế giới bên ngoài. Ngăn cản virus, tiện thể chặn luôn những thông tin, ảnh hưởng và sức ép không mong muốn. Vào những năm 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình nổi tiếng với câu nói: “Nếu mở cửa sở đón gió lành, bạn phải chuẩn bị tinh thần để ruồi bay vào nhà.” Tập có vẻ đã chán ruồi: ông ta đang đóng các cửa sổ lại.
Ví dụ như “Đại hàng rào Trung hoa” dọc biên giới phía nam với Việt Nam, Lào và Miến điện. Rõ ràng đây là một cấu trúc kiên cố, có thể tồn tại qua nhiều kỳ đại dịch nữa. Riêng tỉnh Vân Nam đã chi 500 triệu USD để xây hàng rào này. Nó uốn lượn theo những ngọn núi, tách rời những cộng đồng dân tồn tại từ lâu trước khi có biên giới, ngăn cản sự lưu thông “tiểu ngạch” của con người và hàng hóa qua biên giới. Những hàng rào đã và tiếp tục được xây hoặc phục hồi, dọc biên giới có những bộ lạc phản kháng hơn ở Tân Cương và Nội Mông.
Mặc dù những cấu trúc này chống sự ngăn chặn của bệnh tật và những âm mưu lật đổ, không ai có thể nói Tập đang biến TQ thành Bắc Hàn. Lãnh đạo Đảng hiểu rằng sự thịnh vượng của TQ phụ thuộc vào thương mại quốc tế, thương mại này phụ thuộc dòng tài chính, phát triển quốc gia đòi hỏi công nghệ và kỹ năng chỉ có thể học được ở nước ngoài. Bởi thế, cần những cửa khẩu để hàng hóa, tiền tệ và một số người có thể qua được. Cùng lúc đó, lãnh đạo củng cố vị thế của mình bằng cách kiềm chế khả năng ảnh hưởng về chính trị, xã hội và kinh tế của người nước ngoài.
Trong vài năm gần đây, người ta nói nhiều về sự “tách đôi” giữa TQ và Mỹ, cũng như xu hướng “chống toàn cầu hóa” trên toàn thế giới. Nhưng đa số tập trung vào các cố gắng của Mỹ nhằm cấm vận TQ. Rất ít người quan tâm đến cách TQ đang gắng sức “tự tách đôi”. Một phần là Mỹ đang biến hệ thống tài chính dựa vào USD thành công cụ thực thi các chính sách đối ngoại. Như trong trường hợp Huawei vi phạm luật Mỹ vì đã thanh toán các phi vụ làm ăn qua các ngân hàng ở New York. TQ phản ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính của Mỹ.
Đảng nỗ lực giảm ảnh hưởng của nước ngoài, thông qua tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế thành “vòng tuần hoàn kép.” Về bản chất đó là tạo nên 2 nền kinh tế: vòng tuần hoàn nội địa, tách rời với thế giới và vòng tuần hoàn toàn cầu dựa trên những kết nối chính trị (Sáng kiến Vành đai và Con đường). Cả hai vòng này đều do Đảng kiểm soát và không chịu ảnh hưởng của quốc tế. TQ không thể thuần túy tự cung tự cấp vì phụ thuộc vào thương mại toàn cầu, nhưng chính sách tuần hoàn kép mưu đồ tạo sự độc lập nhiều nhất có thể.
Cũng cần phải nhớ là những nỗ lực tự cường này xuất phát từ nhu cầu của Đảng thoát khỏi sức ép của ngoại quốc để rảnh tay đàn áp những kẻ chống đối ở Tân Cương và Hong Kong, tiếp tục làm ăn với những chính quyền tội lỗi như Myanmar hay Iran, chuẩn bị chiến tranh chiếm Đài Loan. Tất cả, tóm lại, một phần của âm mưu 10 năm của Tập bảo đảm Đảng kiểm soát tất cả các lĩnh vực đời sống của TQ.
Kế hoạch tham vọng này được Tập công bố ngay sau khi được bầu làm TBT của CCP, được đặt tên là “Phục hưng dân tộc Trung Hoa.” Ông ta nhìn thấy đông đảo nhân dân từ Thượng Hải tới Tân Cương trung thành với chính sách “5 gắn bó”: với nhà nước, với dân tộc Trung hoa, văn hóa Trung hoa, CCP và CNXH kiểu Trung quốc. Bởi thế, bất cứ một mối đe dọa nào với đường lối của Đảng, bất cứ một nguồn cạnh tranh quyền lực nào, từ các nhà sư ở Tân Cương hay lãnh tụ sinh viên ở HK, đều phải bị đè bẹp.
Việc quay lưng với thế giới cũng đẩy các công dân ngoại quốc về nhà. Tất nhiên không phải là tất cả. Đảng rất thích những cá nhân kiểu giáo viên tiếng Anh hay những KOL rẻ tiền, những người sẽ khuyếch đại thông điệp của Đảng về đời sống tươi đẹp của người Tây tạng hay Duy ngô nhĩ dưới chế độ XHCN kiểu TQ. Tất nhiên hàng trăm ngàn công nhân đang cày vất vả tại các dây chuyền sản xuất cũng được ưu đãi. Nhưng ở mức cao, có gì đó đang thực sự thay đổi với những nhân sự có năng lực quản lý và kiểm soát.
Ker Gibbs, chủ tịch Hội phòng thương mại Mỹ tại Thượng Hải từ 2019 đến 2021, nhận thấy xu hướng “trung quốc hóa” những doanh nghiệp vốn nước ngoài tại đây. Một mặt nó phản ánh năng lực quản trị được nâng cao của người bản địa. Mặt khác, người nước ngoài chịu những sức ép vô hình phải rời đi. “Không vui nữa”, ông ta nói “không gian để hoạt động tự do càng ngày càng hẹp lại”. Chính sách độc tài ngày càng tăng của TQ của Tập đã ép các doanh nhân nước ngoài rời đi ngay từ trước đại dịch. Covid và lockdown, nhất là ở Thượng Hải, như giọt nước cuối cùng. Trong vài năm, các công ty Mỹ không còn do người Mỹ quản lý nữa.
Hiện tượng di cư tương tự cũng có thể thấy ở HK, một thời được coi là “Cổng vào TQ”, giờ càng ngày càng trở thành một thành phố bình thường của TQ. Hạn chế tự do ngôn luận, can thiệp vào hệ thống tư pháp, kiểm soát Covid và đại lục hóa đã làm mảnh đất này mất đi sự hấp dẫn. HK vẫn còn là “van khí” để tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, nhưng người nước ngoài đang bỏ đi. Đó chính là những gì Đảng muốn.
Cùng lúc đó, CCP yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải tạo điều kiện để thành lập chi bộ Đảng trong hoạt động của mình. Họ phải báo cáo về HO và về Bắc Kinh. Khi gặp va chạm, cấp trên thì ở xa, BK thì ở gần mà lại có súng. Sợ hậu quả, một số doanh nghiệp thu tiền bỏ chạy. Đổi lại nền kinh tế TQ sẽ miễn nhiễm với sức ép từ ngoại quốc.
Từ đầu năm 2022, khi sức ép từ dư luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương tập trung vào các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở đây. Hai tập đoàn phương Tây đã phản ứng hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ dỡ bỏ các sản phẩm liên quan đến TC ra khỏi kệ thì hệ thống siêu thị Carrefour của Pháp lại khởi động chiến dịch “Tuần thực phẩm tươi từ Tân Cương”. Lý do khá đơn giản, Carrefour ở Trung Quốc đã không còn là của Pháp. Năm 2020, một công ty địa phương có tên Suning International đã mua lại 80% cổ phần. Vốn TQ và Đảng giờ kiểm soát nó. Bởi thế, các chính quyền phương Tây gần như rất ít khả năng gây sức ép lên TQ thông qua các doanh nghiệp của mình.
Còn ở TQ, các bức tường đang mọc lên. Đất nước đã từng hăng hái mở cửa, giờ đang đóng lại. Mặc dù các lãnh đạo TQ vẫn phát biểu về toàn cầu hóa, họ đã chủ động “tách” mình ra khỏi thế giới để bảo đảm sự sống còn của CCP.
Trong vài ngày tới, khi Tập được chính thức “xức dầu phong Thánh”, ông ta hiểu rằng chính sách “quay lưng” từ mười năm trước đã mang lại quả ngọt.
--
NTN dịch từ: unherd.com/2022/10/china-has-given-up-on-the-west/
Bill Hayton là giáo sư tại Chatham House, tác giả của cuốn sách “Phát minh ra TQ”, do NXB Đại hoc Yale mới phát hành.
Sưu tầm