Thaoonguyenn
Member
- Xu
- 178
Dù các ông lớn công nghệ đang rót hàng tỷ USD vào làn sóng AI, nhưng liệu khoản đầu tư khổng lồ này có mang lại lợi nhuận xứng đáng? Goldman Sachs cho rằng, câu trả lời có thể là không.
Theo báo cáo mới nhất từ Goldman Sachs, câu hỏi lớn được đặt ra trong bối cảnh các công ty công nghệ đang chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ USD cho AI chính là: "Liệu khoản đầu tư khổng lồ này có bao giờ được đền đáp?" Khoản đầu tư khổng lồ này sẽ được sử dụng để xây dựng các trung tâm dữ liệu cần thiết để vận hành AI, lưới điện và chip AI. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các yếu tố cấu thành AI này có thể dẫn đến lợi nhuận đáng thất vọng cho các công ty.
Ông Jim Covello - Trưởng bộ phận Nghiên cứu vốn chủ sở hữu toàn cầu tại Goldman Sachs nhận định: "Công nghệ AI cực kỳ tốn kém và để biện minh cho những chi phí đó, công nghệ này phải có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, điều mà nó không được thiết kế để làm". Ông nói thêm: "Điểm khởi đầu về chi phí cũng quá cao đến nỗi ngay cả khi chi phí giảm, chúng sẽ phải giảm một cách đáng kể để việc tự động hóa các công việc bằng AI trở nên hợp lý. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ngay cả các tác vụ tóm tắt cơ bản cũng thường mang lại kết quả khó hiểu và vô nghĩa".
Quan điểm của ông Covello đã được minh chứng rõ ràng qua trường hợp của Google. Gã khổng lồ tìm kiếm đã phải thu hẹp việc sử dụng AI trong tìm kiếm sau khi chatbot của họ bắt đầu đưa ra một số đề xuất kỳ quặc, bao gồm cả việc hướng dẫn một phóng viên của Business Insider dán keo lên bánh pizza của họ để giữ lớp pho mát.
Cũng theo ông Covello, ngành công nghệ "quá tự mãn với giả định rằng chi phí AI sẽ giảm đáng kể theo thời gian". Đặc biệt là khi giả định đó dường như dựa vào sự cạnh tranh để soán ngôi Nvidia - công ty đang thống trị thị trường chip AI.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác được Goldman Sachs trích dẫn lại tỏ ra lạc quan hơn. Ông Kash Rangan - Chuyên gia phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu cấp cao tại Goldman Sachs cho biết: "Công nghệ AI ngày nay chắc chắn là đắt đỏ. Và bộ não con người hiệu quả hơn gấp 10.000 lần trên mỗi đơn vị năng lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhận thức so với AI tổng quát. Nhưng phương trình chi phí của công nghệ sẽ thay đổi, giống như nó luôn diễn ra trong quá khứ".
Ông Eric Sheridan - một chuyên gia phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu cấp cao khác tại Goldman Sachs đã so sánh phản ứng ban đầu đối với AI với các phát triển công nghệ như iPhone và Uber. Ông Sheridan nhận định: "Mọi người không nghĩ rằng họ cần điện thoại thông minh, Uber hoặc Airbnb trước khi chúng tồn tại. Nhưng ngày nay, dường như không thể tưởng tượng được rằng mọi người đã từng phản đối tiến bộ công nghệ như vậy. Và điều đó gần như chắc chắn sẽ đúng với công nghệ AI tổng quát".
CareerViet
Theo báo cáo mới nhất từ Goldman Sachs, câu hỏi lớn được đặt ra trong bối cảnh các công ty công nghệ đang chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ USD cho AI chính là: "Liệu khoản đầu tư khổng lồ này có bao giờ được đền đáp?" Khoản đầu tư khổng lồ này sẽ được sử dụng để xây dựng các trung tâm dữ liệu cần thiết để vận hành AI, lưới điện và chip AI. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các yếu tố cấu thành AI này có thể dẫn đến lợi nhuận đáng thất vọng cho các công ty.
Ông Jim Covello - Trưởng bộ phận Nghiên cứu vốn chủ sở hữu toàn cầu tại Goldman Sachs nhận định: "Công nghệ AI cực kỳ tốn kém và để biện minh cho những chi phí đó, công nghệ này phải có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, điều mà nó không được thiết kế để làm". Ông nói thêm: "Điểm khởi đầu về chi phí cũng quá cao đến nỗi ngay cả khi chi phí giảm, chúng sẽ phải giảm một cách đáng kể để việc tự động hóa các công việc bằng AI trở nên hợp lý. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ngay cả các tác vụ tóm tắt cơ bản cũng thường mang lại kết quả khó hiểu và vô nghĩa".
Quan điểm của ông Covello đã được minh chứng rõ ràng qua trường hợp của Google. Gã khổng lồ tìm kiếm đã phải thu hẹp việc sử dụng AI trong tìm kiếm sau khi chatbot của họ bắt đầu đưa ra một số đề xuất kỳ quặc, bao gồm cả việc hướng dẫn một phóng viên của Business Insider dán keo lên bánh pizza của họ để giữ lớp pho mát.
Cũng theo ông Covello, ngành công nghệ "quá tự mãn với giả định rằng chi phí AI sẽ giảm đáng kể theo thời gian". Đặc biệt là khi giả định đó dường như dựa vào sự cạnh tranh để soán ngôi Nvidia - công ty đang thống trị thị trường chip AI.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác được Goldman Sachs trích dẫn lại tỏ ra lạc quan hơn. Ông Kash Rangan - Chuyên gia phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu cấp cao tại Goldman Sachs cho biết: "Công nghệ AI ngày nay chắc chắn là đắt đỏ. Và bộ não con người hiệu quả hơn gấp 10.000 lần trên mỗi đơn vị năng lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhận thức so với AI tổng quát. Nhưng phương trình chi phí của công nghệ sẽ thay đổi, giống như nó luôn diễn ra trong quá khứ".
Ông Eric Sheridan - một chuyên gia phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu cấp cao khác tại Goldman Sachs đã so sánh phản ứng ban đầu đối với AI với các phát triển công nghệ như iPhone và Uber. Ông Sheridan nhận định: "Mọi người không nghĩ rằng họ cần điện thoại thông minh, Uber hoặc Airbnb trước khi chúng tồn tại. Nhưng ngày nay, dường như không thể tưởng tượng được rằng mọi người đã từng phản đối tiến bộ công nghệ như vậy. Và điều đó gần như chắc chắn sẽ đúng với công nghệ AI tổng quát".
CareerViet