Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tre Việt Nam
Thơ: Nguyễn Duy
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre kia không ngại khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay vin tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Cho dù thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Loài tre đâu chịu mọc cong
Mới lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho măng
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
mai sau,
mai sau…
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh!
Từ bao đời nay, cây tre có mặt hầu hết khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thuỷ chung với cộng đồng đân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt ...
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh"
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa. Tre có rễ ngầm, sống lâu mọc ra những trồi ngọn gọi là măng. Thân rạ hoá mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt...
Tre trong tâm thức làng quê Việt Nam. Ảnh sưu tầm
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự gắn bó đối với người Việt. Tre toả bóng mát và cống hiến tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành là đến gốc tre đều góp phần cho cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà "... Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...". Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - Hình ảnh Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hoá thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre!!? (theo các nhà thực vật học, thì măng tre trinh, có thể cao thêm 15-20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các luỹ tre xanh đã trởi thành "pháo đài xanh" vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre thật sự trở thành chiến luỹ và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính ngọn tầm vông góp phần lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..."
Vốn gần gũi với đời sống con người, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, Cây tre trăm đốt...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết và lên phim về tre: “Cây tre Việt Nam” ... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như đàn tơ rưng, sáo, khèn... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh luỹ tre làng thân thương, nhưng nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre ...
Có thể thấy rằng bản lĩnh, bản sắc của người Việt và văn hoá Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng luỹ tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này đặc trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Chính vì thế mà cây tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất, bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước – tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Cây tre ngày nay đã dần mai một khỏi các thị thành và cả một phần nào đó ở làng quê nhưng trong tâm thức mỗi chúng ta luôn còn. Còn tre còn hồn quê. Còn yêu quê còn hồn tre bóng chim.
Theo Nguyễn Hiếu Tín
Thơ: Nguyễn Duy
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre kia không ngại khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay vin tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Cho dù thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Loài tre đâu chịu mọc cong
Mới lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho măng
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng, thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
mai sau,
mai sau…
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh!
Từ bao đời nay, cây tre có mặt hầu hết khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thuỷ chung với cộng đồng đân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt ...
"Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh"
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa. Tre có rễ ngầm, sống lâu mọc ra những trồi ngọn gọi là măng. Thân rạ hoá mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt...
Tre trong tâm thức làng quê Việt Nam. Ảnh sưu tầm
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự gắn bó đối với người Việt. Tre toả bóng mát và cống hiến tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành là đến gốc tre đều góp phần cho cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà "... Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...". Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - Hình ảnh Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hoá thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre!!? (theo các nhà thực vật học, thì măng tre trinh, có thể cao thêm 15-20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các luỹ tre xanh đã trởi thành "pháo đài xanh" vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre thật sự trở thành chiến luỹ và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính ngọn tầm vông góp phần lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..."
Vốn gần gũi với đời sống con người, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, Cây tre trăm đốt...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết và lên phim về tre: “Cây tre Việt Nam” ... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như đàn tơ rưng, sáo, khèn... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh luỹ tre làng thân thương, nhưng nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre ...
Có thể thấy rằng bản lĩnh, bản sắc của người Việt và văn hoá Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng luỹ tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này đặc trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Chính vì thế mà cây tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất, bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước – tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Cây tre ngày nay đã dần mai một khỏi các thị thành và cả một phần nào đó ở làng quê nhưng trong tâm thức mỗi chúng ta luôn còn. Còn tre còn hồn quê. Còn yêu quê còn hồn tre bóng chim.
Theo Nguyễn Hiếu Tín