Trắc nghiệm sinh học 12 bài 1

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN. Bài đầu tiên của chương trình sinh học 12 là kiến thức về gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. Đây là một bài học quan trọng, thường xuất hiện trong các đề thi. Có thể coi đây là một bài nền tảng và phải nắm vững nó. Để củng cố bài học này, dưới đây gửi tới bạn đọc câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 bài 1.

ly-thuyet-gen-ma-di-truyen-va-qua-trinh-nhan-doi-adn-3.png

Câu 1: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 2: Bản chất của mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một aa
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 3: Vùng kết thúc của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
D. mang thông tin mã hoá các aa

Câu 4: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 5: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

Câu 6: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:
A. bổ sung. B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 7: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 8: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa.
C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.

Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza
C. hêlicaza D. ADN ligaza

Câu 10: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 11: Intron là:
A. đoạn gen không mã hóa axit amin.
B. đoạn gen mã hóa axit amin.
C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.
D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 12: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 13: Vùng mã hoá của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin
D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

Câu 14: Gen phân mảnh là gen:
A. chỉ có exôn B. có vùng mã hoá liên tục.
C. có vùng mã hoá không liên tục.
D. chỉ có đoạn intrôn.

Câu 15: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.

Câu 16: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do

A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN

Câu 17: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. 5’AUG3’, 5’UGG3’
B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’
D. 5’UXG3’. 5’AGX3’

Câu 18: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?

A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.

Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

Câu 20: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’
B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’
C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’

Câu 21: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:

A. A=T= 9000; G=X=13500
B. A=T= 2400; G=X=3600
C. A=T=9600; G=X=14400
D. A=T=18000; G=X=27000

Số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 4 lần là:

Acc = A*(24 - 1) = 9000 Nu

Gcc = G*(24 - 1) = 13500 Nu

Câu 22: Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?

A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Sự liên kết các nucleotit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

Câu 23: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:

A. A = T = 4200; G = X = 6300
B. A = T = 5600; G = X = 1600
C. A = T = 2100; G = X = 600
D. A = T = 4200; G = X = 1200

Đáp án: A

- Mỗi chu kì xoắn gồm 20 nu

Số Nu của gen đó là N = 150 x 20 = 3000 Nu

Ta có: 2A + 3G = 3900

2A + 2G = 3000

A = 600 Nu

G = 900 Nu

- Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen đó sau 3 lần nhân đôi là:

Acc = A.(23 – 1) = 4200 Nu

Gcc = G.23 - 1) = 6300 Nu

Câu 24: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A=450; T=150; G=150; X=750
B. A=750; T=150; G=150; X=150
C. A=450; T=150; G=750; X=150
D. A=150; T=450; G=750; X=150

Đáp án: A

Có: 2A + 3G = 3900

G = 900 Nu

A = 600 Nu ⇒ N=3000 Nu

A1 = 30% x N/2= 450 Nu

T1 = A2 = A – A1= 150 Nu

G1 = 10% x N/2 = 150 Nu

X1 = G2 = G – G1 = 750 Nu

Những câu trắc nghiệm trên đây hi vọng có thể giúp bạn ôn tập tốt nhất bài học của mình. Ôn tập và nắm chắc lý thuyết để không bị mất điểm bạn nhé. Chắc về lý thuyết sẽ giúp bạn không quá lúng túng trước dạng toán sinh học về bài này. Mong bạn trong quá trình học thật tốt và đạt kết quả cao !
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top