Chúng ta đã cùng tìm hiểu lý thuyết của bài quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Sau đây chúng ta cùng trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về bài để củng cố lại kiến thức nhé

QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 và CAM


Câu 1. Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Câu 2. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng


A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.

Câu 3. Sản phẩm của pha sáng gồm:

A. ATP, NADPH VÀ O2.

B. ATP, NADPH VÀ CO2.
C. ATP, NADP+ VÀ O2.
D. ATP, NADPH.

Câu 4. Nhóm thực vật C3 được phân bố

A. hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B. Ở vùng hàn đới.
C. ở vùng nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.

Câu 5. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. quá trình khử CO2.
C. quá trình quang phân li nước.
D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 6.
Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng ngoài.
B. màng trong.
C. chất nền (strôma).
D. tilacôit.

Câu 7. Thực vật C4 được phân bố

A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.

Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

A. lúa, khoai, sắn, đậu.
B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 9. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là

A. rau dền, kê, các loại rau.
B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 10.
Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

A. chất nền.
B. màng trong.
C. màng ngoài.
D. tilacôit.

Câu 11. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 12. Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

A. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
C. nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
D. cả B và C.

Câu 13. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là


A. APG (axit photphoglixêric).
B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
C. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
D. AM (axit malic).

Câu 14. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là

A. APG (axit photphoglixêric).
B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
C. AM (axit malic).
D. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (axit ôxalôaxêtic - AOA).

Câu 15. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2


A. bình thường, nồng độ CO2 cao.
B. và nồng độ CO2 bình thường.
C. O2 cao.
D. và nồng độ CO2 thấp.

Câu 16. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).
C. AM (axit malic).
D. APG (axit photphoglixêric).

Câu 17.
Ở thực vật CAM, khí khổng

A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.

B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa.
D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 18. Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2

A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
B. và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Câu 19. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?

(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng nhưu dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
(3) Chu trình cố định CO2tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (3).
B. (1) và (4).

C. (2) và (3).
D. (2) và (4).

Câu 20. Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn. Em hãy xác định đó là hai vị trí nào ?

Đặc điểmPha sángPha tối
Nguyên liệu1. Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+ , ADP5. CO2, NADPH và ATP
Thời gian2. Xảy ra vào ban ngày và ban đêm6. Xảy ra vào ban ngày
Không gian3. Các phản ứng xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp7. Các phản ứng xảy ra ở chất nền (strôma) của lục lạp
Sản phẩm4. NADPH, ATP và oxi8. Các hợp chất hữu cơ

Phương án trả lời đúng là:

A. 4 và 5.
B. 3 và 7.
C. 2 và 6.
D. 5 và 8

Câu 21. Trong các nhận định sau :
(1) Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
(2) Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
(3) Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
(4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
(5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.
Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?

A. 2.
B. 3.
C. 1.

D. 4.

Câu 22. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) , (3) và (4)

Chúc các bạn một ngày tốt lành
Nguồn: Sưu tầm​

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top