Tổng hợp kiến thức sinh học 8

  • Thread starter Thread starter mup
  • Ngày gửi Ngày gửi
CHƯƠNG 5 - Bài 5: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
79.gif
Hấp thụ chất dinh dưỡng

- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột)
+ Ruột dài 2.8 – 3m. Tổng bề mặt tiếp xúc của ruột: 500m2

79.gif
Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan

wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 825x303.
picture.php


Vai trò của gan
- Tiết mật
- Khử độc
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định

79.gif
Thải phân

Vai trò của ruột già:
- Hấp thụ lại nước cho cơ thể
- Thải phân (loại bỏ những chát cặn bã) ra ngoài
 
CHƯƠNG 5 - Bài 6: Vệ sinh tiêu hóa
79.gif
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:


wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 863x417.
picture.php



79.gif
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả


- Ăn uống hợp vệ sinh
- Khẩu phần ăn hợp lí
- Ăn uống đúng cách
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
 
CHƯƠNG 6 - Bài 1: Trao đổi chất
79.gif
Trao đổi chất giữa cơ thế và môi trường ngoài


Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, muối khoáng, nước, oxi qua hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất cặn bã, sản phẩm phân hủy và khí cacbonic từ cơ thể thải ra
Môi trường ngoài cung cấp
- Thức ăn
- Nước
- Muối khoáng
- Oxi
~~> Qua 2 hệ: Tiêu hóa và hô hấp (Hợp chất đơn giản hấp thụ vào máu; chất bã, cacbonic, sản phẩm phân hủy... thải ra)


79.gif
Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong


Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong được biểu hiện
- Chất dinh duỡng và oxi được tế bào sử dụng cho mọi hoạt động sống của cơ thể đồng thời các sản phẩm phân hủy đưa đến các cơ quan và thải ra ngoài
- Trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong
Môi trừờng trong cung cấp: (qua nước mô và máu)
- Chất dinh dưỡng
- Oxi
suyra.gif
Cho tế bào hoạt động sống, đồng thời thải ra: Sản phẩm phân hủy (qua cơ quan bài tiết), Cacbonic (qua phổi)

79.gif
Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào


Trao đổi chất ở hai cấp độ liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
 
Chương 6 - Bài 2: Chuyển hóa
79.gif
Chuyển hóa vật chất và năng lượng


- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của tế bào và đều cần năng lượng
- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra gồm quá trình đồng hóa và dị hóa
wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 844x303.
picture.php

- Mối quan hệ đồng hóa, dị hóa đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
- Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể
Khái niệm đồng hóa - dị hóa:
- Đồng hóa: Quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành: Chất đặc trưng của cơ thể, kèm tích lũy năng lượng
- Dị hóa: Quá trình phân giải các chất phức tạp thành: Các chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng

79.gif
Chuyển hóa cơ bản

- Là năng lượng cần dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi (đơn vị: kJ/h/kg)
- Ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hyóa cơ bản để xác định tình trạng sức khỏe, trạng thái bệnh lí

79.gif
Điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng. Cơ thế thần kinh


Cơ chế thần kinh:
- Cơ chế thần kinh ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất
- Thông qua tim mạch

Cơ chế thể dịch
- Do các hoocmon đổ vào máu
 
CHƯƠNG 6 - Bài 3: Thân nhiệt
79.gif
Thân nhiệt:


- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 37oc (- + 0.5 ) là sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt

79.gif
Sự điều hòa thân nhiệt


Da có vai trò quan trọng nhất trong sự điều hòa thân nhiệt
Cơ chế:
- Khi trời nóng, lao động nặng: mao mạch ở da giãn làm tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi
- Khi trời rét, mao mạch co lại, làm cơ chân lông co, giảm sự tỏa nhiệt (run sinh nhiệt)
- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Hệ thần kinh: tăng giảm dị hóa ở tế bào, co dãn mạch máu, co chân lông...

79.gif
Phương pháp phòng chống nóng lạnh


- Rèn luyện thân thể (rèn luyện da) tăng khả năng của cơ thể
- Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp trong mùa nóng và lạnh
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường, lao động
- Mùa đông: giữ ấm chân, cổ, ngực, ăn thức ăn nóng, giàu lipit
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà và nơi công cộng
 
CHƯƠNG 6 - Bài 3: Vitamin và muối khoáng
79.gif
Vitamin


- Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, tham gia cấu trúc của nhiều enzim-> đảm bảo hoạt động sinh lí bình thường cho cơ thể
- Con người không tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn
Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể
- Thiếu vitamin dẫn tới rối loạn cơ thể
+ Khô giác mạc, mù lòa (thiếu vitamin A)
+ Còi xương hay loãng xương (thiếu vitamin D)
+ Lão hóa (thiếu vitamin E)
- Lạm dụng vitamin cũng gây nguy hiểm
+ Mô mềm, hóa canxi, tử vong (thừa vitamin D)
Có 2 nhóm vitamin:
- Tan trong mỡ: A, D, E, K
- Tan trong nước: C, nhóm B (B1, B2...)

79.gif
Muối khoáng


- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào nhiều hệ enzim, đảm bảo quá trình trao đổi chất - năng lượng và cân bằng áp suất thẩm thấu
- Khẩu phần ăn cần
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn (Động vật và thực vật)
+ Sử dụng muối iốt hàng ngày
+ Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin, muối khoáng
+ Trẻ em tăng cường muối canxi
- Vai trò của 1 vài muối khoáng quan trọng:
+ Na và K: Thanh phần của dịch nội bào
+ Ca: Thành phần chính của xương và răng
+ I2: Thành phần của hoocmon tuyến giáp
+ S, Zn, P: Thành phần của nhiều enzim
 
CHƯƠNG 6 - Bài 5: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần
79.gif
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể


- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau
- Nhu cầu dinh dưỡng phu thuộc vào giới tính, trạng thái sinh lí, lao động, lứa tuổi
- Cần đảm bảo cân đối các chất như: protein, lipit, gluxit

79.gif
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn


- Biểu hiện ở: thành phần các chất, năng lượng chứa trong đó
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đầy đủ cho nhu cầu cơ thể
- Giá trị thức ăn được tính bằng calo
- Mỗi thành phần thức ăn có năng lượng cung cấp khác nhau

79.gif
Khẩu phần – Nguyên tắc lập khẩu phần ăn


1. Khẩu phần là gì? – Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày

2. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp cho nhu cầu của từng đổi tượng
- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
- Chú ý bảo vệ đất nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đúng quy cách, nhằm nhâng cao chất lượng thức ăn và chất lượng cuộc sống
 
CHƯƠNG 7 - Bài 1: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
79.gif
Bài tiết:


1. Khái niệm: bài tiết là quá trình lọc và thải những chất cặn bã, những chất độc hại từ cơ thể ra môi trường ngoài

2. Vai trò bài tiết: giúp cơ thể duy trì tính ổn định môi trường bên trong

3. Cơ quan bài tiết, sản phẩm bài tiết chủ yếu
- Phổi thải cacbonic
- Thận thải nước tiểu
- Da thải mồ hôi

79.gif
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu


~~Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận (có 2 quả thận với 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu), ống dẫn nước tiểu, ống ***, bóng ***

Mỗi thận gồm
- Phần vỏ: khoảng 1 triệu đơn vị chức năng
- Mỗi đơn vị chức năng gồm:
+ Cầu thận
+ Nang cầu thận
+ Ống thận
=> Lọc máu và hình thành nước tiểu
- Phần tủy
+ Ống thận
+ Ống góp
=> Dẫn nước tiểu vào bể thận
 
CHƯƠNG 7 - Bài 2: Bài tiết nước tiểu
79.gif
Tạo thành nước tiểu


Sự tạo thành nước tiểu xảy ra ở đơn vị chức năng gồm 2 quá trình
- Lọc máu xảy ra ở cầu thận , nang cầu thận (tạo thành nước tiểu đầu)
- Quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp xảy ra ở ống thận

wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 653x303.
picture.php


79.gif
Bài tiết nước tiểu


Thực hiện ở bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng *** và ống ***
- Bể thận: Nhận nước tiểu chính thức
- Bóng ***: Chứa nước tiểu từ ống dẫn xuống
- Ống ***: thoát nước tiểu ra nhờ cơ vòng ống ***, bóng *** và cơ bụng
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu, xuống tích trữ ở bóng *** rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống ***, cơ bóng *** và cơ bụng
 
CHƯƠNG 7 - Bài 3: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
79.gif
Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu


- Do các vi khuẩn gây bệnh
- Các thức ăn có chứa chất độc
- Khẩu phần ăn không hợp lí

79.gif
Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân gây hại


- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
- Đi tiểu đúng lúc

wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 825x361.
picture.php
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top