Tổng hợp kiến thức sinh học 8

  • Thread starter Thread starter mup
  • Ngày gửi Ngày gửi
CHƯƠNG 3: Bài 1: Máu và môi trường trong cơ thể
Máu

- Thành phần, cấu tạo của máu
- Huyết tương: chất lỏng màu vàng, chiếm 55% thể tích máu
- Các tế bào máu: màu đỏ thẫm quánh, đặc chiếm 45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
- Chức năng
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải
- Tế bào máu:
• Hồng cầu có Hb (haemoglobin – huyết sắc tố) dễ dàng kết hợp với oxi và cacbonic để vận chuyển từ phổi về tim và từ tim đến các cơ quan
• Bạch cầu có 5 loại tham gia bảo vệ cơ thể
• Tiểu cầu: thành phần chính tham gia đông máu

Môi trường trong cơ thể

- Máu, nước mô, bạch huyết
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
 
CHƯƠNG 3: Bài 2: Bạch cầu – miễn dịch
Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

- Kháng nguyên: những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể
- Kháng thể: những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên
- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách
• Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng
• Limpo B: tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn
• Limpo T: phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc chúng

Miễn dịch

Khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh
Có 2 loại miễn dịch
- Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể)
• Miễn dịch tập nhiễm: cơ thể mắc bệnh một lần và lần sau không mắc bệnh đó nữa hoặc ít. Khi mắc lại bệnh đó, chất kháng thể còn trong cơ thể
- Miễn dịch nhân tạo
• Miễn dịch chủ động
• Miễn dịch thụ động
 
Đông máu
- Hiện tượng: khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vế thương
- Khái niệm: đông máu là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
- Vai trò: bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu

Nguyên tắc truyền máu

- Có 4 nhóm máu: A; B; O; AB
- Nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu
• Chọn lựa nhóm máu phù hợp
• Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
• Truyền từ từ
- Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu
 
CHƯƠNG 3: Bài 3: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Khái quát về hệ tuần hoàn máu

Cấu tạo hệ tuần hoàn: tim, hệ mạch tạo nên vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
- Tim:
• Có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ nằm trên, 2 tâm thất nằm dưới
• Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm
- Hệ mạch:
• Động mạch: xuất phát từ tâm thất
• Tĩnh mạch: dẫn máu về tâm nhĩ
• Mao mạch: nối động mạch, tĩnh mạch lại với nhau

Vai trò của tuần hoàn
- Tim co bóp tạo lực để đẩy máu vào hệ mạch
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim--> các tế bào và dẫn máu từ các tế bào--> tim
• Vòng tuần hoàn lớn
• Vòng tuần hoàn nhỏ

Lưu thông bạch huyết (hệ bạch huyết)

Cấu tạo hệ bạch huyết
- Mao mạch bạch huyết
- Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu
- Hạch bạch huyết
- Ống bạch huyết
• Phân hệ lớn
• Phân hệ nhỏ

Vai trò của hệ bạch huyết
- Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa bên phải phía trên của cơ thể rồi đưa về tĩnh mạch máu
- Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể
--> hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể
 
CHƯƠNG 3: Bài 4: Tim và mạch máu
Cấu tạo tim

Cấu tạo ngoài
- Màng tim bao bọc bên ngoài
- Mạch máu bao quanh tim
- Lớp dịch
- Đỉnh tim là tâm thất

Cấu tạo trong
- Tim có 4 ngăn
- Thành cơ tâm thất dày hơn tâm nhĩ (thành cơ tâm thất trái dày nhất)
- Giữa tâm nhĩ với tâm thất, giữa tâm thất với động mạch, có các van tim giúp máu lưu thông theo một chiều
Cấu tạo mạch máu
<hjx là bảng nên mình bổ sung sau nha>


Hoạt động co dãn của tim

Chu kì tim gồm 3 pha
- Pha co tâm nhĩ (0.1 giây), máu từ tâm nhĩ vào tâm thất
- Pha co tâm thất (0.3 giây), máu từ tâm thất vào động mạch
- Pha dãn chung (0.4 giây), máu được hút từ tâm nhĩ vào tâm thất
 
CHƯƠNG 3: Bài 5: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
Vận chuyển máu qua hệ mạch

- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch và vận tốc máu
- Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn), có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
- ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch
- ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ:
• Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch
• Sức hút của lồng ngực khi hút vào
• Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
• Van một chiều

Vệ sinh tim mạch

Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân bên trong và bên ngoài gây hại cho tim
- Khuyết tật tim, phổi xơ
- Sốc mạnh, cơ thể mất nhiều nước, sốt cao
- Dùng các chất kích thích mạnh như rượu, bia, thuốc lá, moophin
- Luyện tập thể dục, thể thao quá sức
- Một số vi khuẩn, virút…

Biện pháp để bảo vệ và rèn luyện tim mạch
- Tránh các tác nhân gây hại
- Tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần
- Lựa chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp
- Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựgn của tim và cơ thể
 
CHƯƠNG 3: Bài 6: Thực hành: sơ cứu cầm máu
Các dạng chảy máu

- Chảy máu ở mao mạch ít, chậm
- Chảy máu ở tĩnh mạch nhiều hơn và nhanh hơn
- Chảy máu ở động mạch máu chảy nhiều mạnh, thành tia
Máu chảy ở Động mạch màu đỏ tươi, Tĩnh mạch màu đỏ thẫm (trừ vòng tuần hoàn phổi)

Tập băng bó vết thương

- Băng vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu mao mạch, tĩnh mạch)
Tiến hành như bình thừơng. Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, đưa đến bệnh viện
- Băng bó vết thương ở cổ tay (chảy máu ở động mạch)
Các bước tiến hành như băng ở lòng bàn tay. Vết thương chảy máu ở động mạch tay, chân mới buộc dây caro. Cứ 15’ nới dây carô và buộc lại. vết thương ở vị trí khác, ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng ở phía trên
 
CHƯƠNG 3: Câu hỏi & Trả lời
Câu 1: máu thuộc kiểu mô nào?
Mô liên kết

Câu 2: hồng cầu tiếp nhận oxi ở đâu và có màu sắc như thế nào?
Hồng cầu tiếp nhận oxi ở vòng tuần hoàn nhỏ
Khi tiếp nhận oxi thì Hb có trong hồng cầu kết hợp với oxi có máu đỏ tươi

Câu 3: vai trò của bạch cầu trong cơ thể
Bạch cầu tạo các hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập, gây hại của một số khuẩn…

Câu 4: tế bào nào của máu có khả năng thực bào?
Tế bào bạch cầu

Câu 5: vì sao máu là loại mô lỏng và vai trò của chúng?
Ta biết chức năng của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi, các chất cần thiết khác và chất thải, sản phẩm phân hủy, cacbonic
-> máu phải là loại mô lỏng thì mới có thể dễ dàng di chuyển trong mạch để thực hiện chức năng của nó

Câu 6: trong các điều kiện như thế nào thì máu bị động
Trong điều kiện: tiểu cầu bị vỡ giải phóng ra enzim kết hợp với chất sinh tơ máu và một số thành phần khác tạo ra tơ máu bao lấy vết thương

Câu 7: hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
Gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết, mạch bạch huyết, tĩnh mạch dưới đòn

Câu 8 : bạch cầu gồm 5 loại, đó là những loại nào?
Gồm: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpo, bạch cầu mono

Câu 9: vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có lượng oxi cao hơn cacbonic. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi vừa tiếp nhận thêm cacbonic và oxi thì được đưa qua tế bào (do sự khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp)
mà ta biết, trong hồng cầu có Hb khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi còn kết hợp với cacbonic có màu đỏ thẫm

câu 10: vị trí của tim trong lồng ngực nằm ở đâu?
Giữa 2 lá phổi, hơi lệch về phía trái, từ sườn thứ 2 đến sườn thứ 4

Câu 11: máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao
Không được. vì nó sẽ gây kết dính hồng cầu (do huyết tương trong nhóm máu O có cả anfa và betan)
 
CHƯƠNG 3: Đề căn bản
I. Trắc nghiệm

Câu 1: vai trò của môi trường trong cơ thể là:
a. vận chuyển các chất trong cơ thể
b. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
c. nhờ môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
d. cả a, b, c
câu 2: chức năng chủ yêu của bạch cầu là:
a. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
b. tạo ra kháng nguyên trong cơ thể
c. tạo ra kháng sinh chống lại bệnh
d. cả a, b, c
câu 3: nguyên nhân tạo ra một khối máu đông là do:
a. nước trong máu bay hơi
b. tiểu cầu vỡ
c. hồng cầu và bạch cầu lắng xuống
d. có xuất hiện tơ máu
câu 4: chức năng thải CO2 và khí độc ra khỏi cơ thể là chức năng của:
a. vòng tuần hoàn lớn
b. vòng tuần hoàn nhỏ
c. động mạch
d. cả a và b
câu 5: thời gian của một chu kì tim là:
a. 0.6 giây
b. 0.7 giây
c. 0.8 giây
d. 0.9 giây
Câu 6:thành phần của máu gồm:
a. hồng cầu và tiểu cầu
b. bạch cầu và hồng cầu
c. huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu
d. huyết tương và các tế bào máu
câu 7: trong thành phần chất của huyết tương, nước chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm?
a. 55%
b. 10%
c. 90%
d. 45%
Câu 8: trình tự máu lưu thông trong vòng tuần hoàn nhỏ là:
a. tâm thất phải -> động mạch phổi-> tĩnh mạch phổi-> tâm nhĩ trái
b. tâm thất trái-> động mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ phải
c. tâm thất phải-> tĩnh mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ trái
d. cả a, b, c đều sai
câu 9: loại hồng cầu nào khi truyền máu bị kết dính?
a. hồng cầu của máu cho
b. hồng cầu của máu nhận
c. hồng cầu của máu cho và máu nhận
d. cả a, b, c đều sai
câu 10: tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm thất trong một chu ký tim là:
a. 0, 3 giây
b. 0, 4 giây
c. 0, 5 giây
d. 0, 6 giây
Câu 11: ở vòng tuần hoàn lớn, sự trao đổi khí xảy ra ở:
a. tế bào và phế nang
b. phế nang
c. tế bào
d. phổi
câu 12: vai trò của văcxin khi tiêm vào cơ thể người là:
a. tăng số lượng hồng cầu trong máu
b. kích thích hồng cầu tiết ra kháng nguyên
c. kích thích bạch cầu sản xuất kháng thể
d. cả a, b, c


II. Tự luận

1. hãy trình bày cấu tạo và hoạt động của tim
2. hãy nêu các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch
3. hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của hệ bạch huyết
4. so sánh sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch
 
CHƯƠNG 3: Đề nâng cao
I. Trắc nghiệm

1. Máu chiếm bao nhiêu tì lệ phần trăm của cơ thể?
a. 7 %
b. 15 %
c. 20 %
d. 45 %
2. Máu chiếm bao nhiêu tỉ lệ phần trăm trong thành phần huyết tương
a. 60 %
b. 70 %
c. 80 %
d. 90 %
3. Trong huyết tương còn có các thành phần nào?
a. Huyết thanh, Fibrinôgen
b. Hồng cầu
c. Tiểu câu
d. Bạch cầu
4. Ở đâu sản xuất ra hổng cầu?
a. Tủy xương đỏ
b. Lá lách
c. Gan
d. Tế bào máu
5. Ở đâu tạo ra bạch cầu?
a. Lá lách
b. Tủy xương đỏ
c. Hạch bạch huyết
d. cả a, b, c
6. Ở đâu phân hủy hồng cầu?
a. Tủy xương đỏ
b. các tế bào
c. Gan
d. Lá lách
7. Những thành phần nào của máu có nhân trong tế bào?
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu
c. tiểu cầu
d. cả a, b, c
8. Vai trò của mô lỏng là gì?
a. Tắm tế bào
b. vận chuyển các chất tạo nên bạch huyết
c. Vận chuyển CO2, O2
d. Cả a, b, c
9. Máu được lọc sạch trong cơ quan nào?
a. Phổi
b. Gan
c. Thận
d. Cả a, b, c
10. Thành phần nào đứng làm trung gian giữa dịch máu và tế bào cơ thể?
a. bạch cầu
b. Nước mô
c. Tiếp xúc trực tiếp
d. cả a, b, c đều sai
11. Bộ phận nào điều khiển hoạt động của cơ tim
a. Hoocmôn, Hệ thần kinh dinh dưỡng
b. Hệ thần kinh
c. Ý thức
d. Phản xạ
12. Ống bạch huyết đổ vào ở chỗ nào?
a. Tâm nhĩ phải
b. tĩnh mạch chủ
c. Tĩnh mạch cửa gan
d. Tĩnh mạch cửa thận
13. Máu nào vận chuyển trong tĩnh mạch phổi?
a. Máu động mạch
b. Máu tĩnh mạch
c. Cả a, b sai
d. Cả a, b đúng


II. Tự luận

1. Vì sao ngồi xổm lâu bất chợt đứng dậy ta lại cảm thấy váng đầu, hoa mắt?
2. Vì sao nhóm maú có liên quan đến di truyền?
3. Vì sao trường hợp người chết rồi mà sống lại được?
 
CHƯƠNG 3: Đáp án đề Căn bản
I. Trắc nghiệm:

1. C
2. A
3. B
4. B
5. C
6. D
7. C
8. A
9. A
10. B
11. C
12. C


II. Tự luận:

1.
79.gif
Cấu tạo:
- Tim có hình chóp, nặng khoảng 300g và có đỉnh quay xuống nằm giữa 2 lá phổi, lệch về bên trái
- Bên ngoài được bao bọc bởi màng tim bằng mô liên kết, mặt trong màng tim có chứa chất dịch giúp tim hoạt động dễ dàng
- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim hoạt động dễ dàng
- Độ dày của các thành cơ tim không giống nhau: thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
- Giữa các tim có các van gồm:
+ Van nhĩ thất: nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất
+ Van tổ chim: nằm giữa tâm nhĩ và động mạch
79.gif
Hoạt động của tim: Tim co dãn theo chu kỳ. mỗi chu kỳ gồm 3 pha:
- Pha nhĩ co: kéo dài 0.1 giây, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất
- Pha thất co: kéo dài 0.3 giây, đẩy máu từ tâm thất ra động mạch
- Pha dãn chung: kéo dài .4 giây, cả tâm thất và tâm nhĩ đều nghỉ

2. máu được vận chuyển theo một chiều qua hệ mạch liên tục là nhờ các yếu tố sau:
- Sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co) đã tạo nên 1 áp lực trong thành mạch máu (gọi là huyết áp), vận tốc máu trong mạch
- Ở động mạch sức đẩy này nhờ sự co dãn của động mạch
- Ở tĩnh mạch: sự vận chuyển máu được về tim được chủ yếu là nhờ sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch. Sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra. ngoài ra nhờ các van mà ở tĩnh mạch máu trở về tim ngược chiều với trọng lực vẫn thực hiện được, không bị chảy ngược trở lại

3. thành phần cấu tạo và vai trò của hệ bạch huyết:
79.gif
hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo sau:
- Hệ bạch huyết được cấu tạo bởi các mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết. các mạch bạch huyết bao gồm các loaị mạch có cấu trúc từ nhỏ đến lớn: mao mạch bạch huyết=> mạch bạch huyết nhỏ=> mạch bạch huyết lớn=> ống bạch huyết
- Căn cứ vào phạm vi vận chuyển và thu nhận bạch huyết, người ta phân chia hệ bạch huyết thành phân hệ bạch huyết lớn và phân hệ bạch huyết nhỏ
79.gif
Vai trò của hệ bạch huyết: hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể

4. Sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:
79.gif
Động mạch:
- Có thành dày hơn thành của tĩnh mạch
- Có các sợi đàn hồi
- Không có van riêng trong mạch
- Động mạch có chức năng chuyển máu từ tâm thất của tim đến các tế bào máu
79.gif
Tĩnh mạch:
- Thành của tĩnh mạch mỏng hơn thành của động mạch
- Không có các sợi đàn hồi
- Một số mạch của chân cơ van tĩnh mạch
- Chức năng của tĩnh mạch là vận chuyển máu từ các tế bào máu về tâm nhĩ của tim
 
HƯƠNG 3: Đáp án đề Nâng cao I. Trắc nghiệm:

1. a
2. a
3. a
4. a
5. d
6. c
7. b
8. d
9. d
10. b
11. a
12. b
13. a

II. Tự luận

1. Khi ngồi xổm lâu, cơ đùi, cơ bắp chân ép vào nhau làm lượng máu vào chân giảm dần. trong khi đó, đầu hơi cúi về phía trước theo tư thế ngồi xổm đặc biệt nhiều máu
Bỗng nhiên đột ngột đứng dậy, phần lờn lượng máu lại dồn xuống hai chân, lúc này vừa ở thấp, vừa thả lỏng. lượng máu ở đầu bị giảm đột ngột. vì thế hình thành hiện tượng thiếu máu tạm thời ở não làm “váng đầu, hoa mắt”. sau đó, dưới sự điều tiết của hệ thần kinh, hiện tượng thiếu máu cục bộ ấy được bổ khuyết ngay
Tuy nhiên, nếu chịu rèn luyện cơ thể tốt thì hiện tượng trên sẽ giảm nhẹ đi nhiều hoặc không xảy ra

2. Nhóm máu có ít nhiều liên quan đến di truyền. căn cứ vào nhóm máu của bố, mẹ, y học có thể biết được nhóm máu của con cái. Vì thế, nhóm máu của người được quyết định ngay sau khi khi phôi được hình thành và bất biến trong suốt cuộc đời của con người. cho nên, nếu có dịp được xét nghiệm, biết được nhóm máu của mình thì nên ghi vào y bạ cá nhân và nhớ cho kĩ

3. những người ấy y học gọi là “chết giả” thực tế họ chưa chết. sự chết của 1 người là 1 quá trình sinh học bao gồm: chết lâm sàng (thời kì đầu) và chết sinh học (thời kì sau). Thời kì đầu, y học gọi là “chết giả”, thời kì sau mới là chết thật.
khi hấp hối, chức năng sống ở tình trạng rất yếu ớt. nhìn ngoài không thể phát hiện bệnh nhân còn thở hay không, không nghe rõ tim đập, không thấy mạch đập, da trắng bệch, chân tay lạnh giá, cơ thể nằm yên bất động. các tri giác, phản xạ đều mất hết, hệt như đã lìa bỏ cuộc đời. kì thực bệnh nhân còn thở, tim còn đập nhưng chỉ thoi thóp, rất yếu ớt, khó phát hiện bằng cách thông thường. nếu lúc ấy, y học kịp thời can thiệp thì bệnh nhân hoàn toàn có thể “sống lại”
 
CHƯƠNG 4: Bài 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
79.gif
Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài
- Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào cơ thể để ôxi hóa các chất hữu cơ tạo năng lựong cho mọi hoạt động sống của cơ thể
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn
• Sự thở
• Sự trao đổi khí ở phổi
• Sự trao đổi khí ở tế bào

79.gif
Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng
- Cơ quan hô hấp gồm
- Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, phế quản
- Phổi: 2 lá phổi
- Chức năng
- Đường dẫn khí để dẫn khí vào và ra; ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm, diệt khuẩn khí trước khi vào phổi
- Phổi là nơi thực hiện sự trao đổi khí với môi trường ngoài
 
CHƯƠNG 4: Bài 2: Hoạt động hô hấp
79.gif
Thông khí ở phổi
- Thông khí ở phổi là nhờ cử động hô hấp (hít vào và thở ra)
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức xương sườn tham gia cử động hô hấp
- Dung tích phổi phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, luyện tập
- Dung tích sống
• Khí bổ sung: hít vào gắng sức 2100ml--> 3100ml
• Khí lưu thông: hô hấp bình thường 500ml
• Khí dự trữ: 800ml--> 1200ml thở ra gắng sức
- Dung tích phổi
• Dung tích sống + khí cặn 1000ml--> 1200ml

79.gif
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Sự trao đổi khí ở phổi

- Oxi khuyếch tán từ phế nang vào máu
- Cacbonic khuyếch tán từ máu vào phế nang
Sự trao đổi khí ở tế bào
- Oxi khuyếch tán từ máu vào tế bào
- Cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào má
 
CHƯƠNG 4: Bài 3: Vệ sinh hô hấp
79.gif
Cần bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại
- Các tác nhân gây hại: bụi, khí độc, khói thuốc lá, vi sinh vật gây bệnh--> bệnh viêm phổi, lao, ung thư phổi, ngộ độc
- Biện pháp:
• Giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm (như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá…)
• Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi
• Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách

79.gif
Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh: tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé
 
CHƯƠNG 4: Bài 4: Thực hành hô hấp nhân tạo
79.gif
Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
- Trường hợp chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược đầu) vừa chạy
- Trường hợp bị điện giật: tìm vị trí đầu dao hay công tắc--> ngắt dòng điện
- Trường hợp nạn nhân lâm vào môi trường thiếu khí, hay bị khí độc, đưa ngay ra khỏi chỗ này

79.gif
Phương pháp hô hấp nhân tạo
- Hà hơi thổi ngạt: hô hấp thụ động cho nạn nhân (12-20 lần/phút)
- Áp lồng ngực: hô hấp chủ động (12/20 lần phút)
 
CHƯƠNG 5 - Bài 1: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
79.gif
Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn


- Thức ăn gồm chất hữu cơ và chất vô cơ
• Chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic, vitamin
• Chất vô cơ: muối khoáng, nước
- Các hoạt động tiêu hóa: ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải bã
- Nhờ quá trình tiêu hóa thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ và thải bã

79.gif
Các cơ quan tiêu hóa

wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 854x303.
picture.php
 
CHƯƠNG 5 - Bài 2: Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng
79.gif
Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 931x303.
picture.php


79.gif
Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản: thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ quan thực quản
 
CHƯƠNG 5 - Bài 3: Tiêu hóa ở dạ dày
79.gif
Cấu tạo dạ dày

- Dạ dày dạng túi
- Dung tích 3 lít
- Cấu tạo gồm 4 lớp
• Lớp màng bao bọc bên ngoài
• Lớp cơ dày, khỏe có 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
• Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị
• Lớp niêm mạc trong cùng

79.gif
Tiêu hóa ở dạ dày


wol_error.gif
Ảnh này đã được định lại kích cỡ. Bấm vào thanh này để xem ảnh gốc. Ảnh gốc có độ phân giải 902x303.
picture.php

~~ Thời gian lưu lại thức ăn ở dạ dày từ 3-6 giờ rồi được đẩy từng đợt xuống ruột non
 
CHƯƠNG 5 - Bài 4: Tiêu hóa ở ruột non
79.gif
Biến đổi thức ăn ở ruột non:
Chủ yếu là biến đổi về mặt hóa học đủ loại thức ăn.

- Tinh bột và đường -- E --> Đường đơn
- Lipit -- Dịch mật --> Axit béo và Glixêrin
- Protein -- Peptit --> Các axit amin

79.gif
Cấu tạo thích nghi của ruột non:


- Cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày
- Tá tràng là trung tâm biến đổi: có dịch mật và dịch tụy đổ vào
- Niêm mạc ruột chứa nhiều tuyến tiết:
+ Dịch ruột
+ Và chất nhày
- Dịch tụy và dịch ruột có đủ loại enzim xúc tác trong môi trường kiềm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top