Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Quần xã sinh học (quần xã sinh vật) là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định. Quần xã là một dạng bài quan trọng trong kỳ thi THPTQG. Để làm được dạng bài này hãy nắm chắc lý thuyết và luyện nhiều câu hỏi. Dưới đây là bài tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm về quần xã.
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cú và chồn cùng sống trong 1 khu rừng, cùng săn bắt chuột vào ban đêm để ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn thuộc quan hệ
A. cạnh tranh. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cộng sinh.
Câu 2. Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Cạnh tranh. D. Hợp tác.
Câu 3. Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ?
A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 4. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hợp tác.
Câu 5. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các sinh vật trong quần xã chỉ tác động lẫn nhau mà không tác động qua lại với môi trường
B. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
C. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã không phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một loài đặc trưng hoặc có nhiều loài đặc trưng.
Câu 6. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc của quần xã sinh vật luôn được duy trì ổn định theo thời gian.
B. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường chỉ có một loài ưu thế.
C. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một số quần thể (loài) đặc trưng.
D. Độ đa dạng của quần xã là chỉ số phản ánh số lượng loài trong quần xã.
Câu 7. Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.
B. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
C. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng thấp.
D. Sinh vật phân bố theo nhiều ngang thường gặp ở những vùng có điều kiện sống bất lợi, thức ăn cạn kiệt.
Câu 8. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.
B. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật.
C. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài.
D. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
Câu 9. Khi nói về sự phân tầng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tầng chính là sự phân bố các quần thể (các loài) theo chiều thẳng ngang.
B. Quần xã rừng nhiệt đới thường có sự phân tầng mạnh nhất.
C. Sự phân tầng có ý nghĩa làm tăng cạnh tranh giữa các loài và giảm khả năng khai thác nguồn sống môi trường.
D. Trong ao nuôi cá, nuôi ghép các loài cá ở nhiều tầng khác nhau sẽ làm giảm năng suất.
Câu 10. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
II. Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
III. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 12. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường không tiêu diệt vật chủ.
II. Ở quan hệ cộng sinh, nếu khi tách 2 loài sống riêng rẽ thì cả hai cùng có hại.
III. Ở quan hệ ức chế cảm nhiễm, loài có hại thường là loài có kích thước cơ thể lớn hơn các loài khác.
IV. Ở quan hệ cạnh tranh, các loài có ổ sinh thái giao nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Có 4 loài cùng sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Loài A và loài D không cạnh tranh nhau.
B. Loài B và loài C có ổ sinh thái trùng nhau một phần nên không cạnh tranh nhau.
C. Nếu 4 loài này sống ở các môi trường khác nhau thì chúng sẽ không cạnh tranh nhau.
D. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.
Câu 14. Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây giữa các loài, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
I. Kiến và cây kiến. II. Giun kí sinh trong cơ thể người.
III. Hải quỳ và cua. IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 15. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 16. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Kí sinh.
C. Cộng sinh. D. Hợp tác.
Câu 17. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 18. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh.
C. hội sinh. D. cộng sinh.
Câu 19. Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?
A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 20. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào không có sinh vật nào được lợi?
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Quan hệ kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 21. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C. Giun kí sinh trong cơ thể người.
D. Trùng roi sống trong ruột mối.
Câu 22. Quần xã sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Sự phân tầng trong không gian. B. Độ đa dạng về thành phần loài.
C. Loài ưu thế và loài đặc trưng. D. Mật độ cá thể của quần thể.
Câu 23. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 24. Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 3 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
B. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
D. Nếu loài cá ép bị tiêu diệt thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
Câu 25. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái?
A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu. C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu.
Câu 26. Vườn cây ăn quả có loài côn trùng A chuyên đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra chất dinh dưỡng cho loài côn trùng A ăn. Để đuổi loài côn trùng A, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, loài kiến ba khoang không chỉ tiêu diệt loài côn trùng A mà tiêu diệt cả rệp cây. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kiến 3 khoang và cây ăn quả là quan hệ hội sinh.
B. Côn trùng A và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh.
C. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh hợp tác.
D. Côn trùng A và rệp là quan hệ cộng sinh.
Câu 27. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác.
Câu 28. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.
C. Hải quỳ và cua. D. Chim mỏ đỏ và linh dương.
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?
A. Có ít nhất một loài có lợi. B. Hai loài có kích thước cơ thể tương đương nhau.
C. Một loài luôn có hại. D. Chỉ xảy ra khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau.
Câu 30. Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.
II. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.
III. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.
IV. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.
A. 1 B. 2 C.3 D.4
II. Lời giải
Câu 1. Đáp án A.
Cú và chồn là 2 loài khác nhau, cùng có chung nguồn thức ăn là chuột, và cùng săn bắt vào ban đêm nên mối quan hệ giữa cú và chồn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án B.
- Cây kiến và kiến có quan hệ cộng sinh với nhau.
- Cây kiến cung cấp cho kiến nhựa cây để kiến sống. Kiến bảo vệ cây trước các loài động vật ăn thực vật.
Câu 5. Đáp án B.
A sai. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường
C sai. Vì phân bố cá thể trong không gian của quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D sai. Vì trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một loài đặc trưng hoặc không có loài đặc trưng nào.
Câu 6. Đáp án D.
A sai. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì cấu trúc của quần xã có thể bị thay đổi.
B sai. Vì trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một hoặc một số quần thể (loài) ưu thế.
C sai. Vì mỗi quần xã thường chỉ có 1 loài đặc trưng hoặc không có loài đặc trưng.
Câu 7. Đáp án B.
A sai. Vì quần xã ở vùng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, các quần xã khác nhau thường có thành phần loài khác nhau.
C sai. Vì trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
D sai. Sinh vật phân bố theo nhiều ngang thường gặp ở những vùng có điều kiện sống thuận lợi, thức ăn dồi dào.
Câu 8. Đáp án A.
A sai. Vì sự phân tầng góp phần làm giảm cạnh tranh khác loài trong quần xã.
Câu 9. Đáp án B.
A sai. Vì phân tầng chính là sự phân bố các quần thể (các loài) theo chiều thẳng đứng.
C sai. Vì sự phân tầng có ý nghĩa làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống môi trường.
D sai. Vì trong ao nuôi cá, nuôi ghép các loài cá ở nhiều tầng khác nhau sẽ làm tăng năng suất.
Câu 10. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Câu 11. Đáp án B.
Mối quan hệ giữa loài chim với động vật móng guốc nói trên là quan hệ hợp tác. Vì cả hai loài đều có lợi, chim ăn các động vật kí sinh còn động vật móng guốc thì không bị động vật kí sinh gây hại. Mặc dầu cả hai cùng có lợi nhưng mối quan hệ này chưa được gọi là cộng sinh vì loài chim và động vật móng guốc không gắn bó mật thiết với nhau. Sự hợp tác chỉ mang tính nhất thời.
Câu 12. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
III sai. Vì có nhiều trường hợp, loài có hại là những loài nhỏ bé hơn các loài trung tính. Ví dụ, tỏi tiết ra độc tố làm chết các loài vi sinh vật xung quan, thì vi sinh vật là loài có hại và kích thước nhỏ hơn tỏi.
Câu 13. Đáp án B.
A đúng. Vì loài A và loài D có ổ sinh thái khác biệt nhau nên sẽ không cạnh tranh với nhau.
B sai. Vì loài B và loài C có ổ sinh thái trùng nhau một phần. Trùng nhau về ổ sinh thái thì sẽ cạnh tranh nhau.
C đúng. Vì các loài chỉ cạnh tranh với nhau khi sống chung trong một môi trường và có ổ sinh thái trùng nhau.
D đúng. Vì loài B bị 2 loại cạnh tranh (A và C); Loài C bị 2 loài cạnh tranh (B và D).
Câu 14. Có 2 mối quan hệ đúng là I và III. → Đáp án C.
(II) là quan hệ kí sinh gây hại cho vật chủ.
(IV) là quan hệ ức chế cảm nhiễm trong đó hoạt động sống của loài này vô tình gây hại cho các loài sống xung quanh.
Câu 15. Đáp án B.
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.
Câu 16. Đáp án D.
Câu 17. Đáp án D.
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 18. Đáp án C.
Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính.
Câu 19. Đáp án A.
Hội sinh là mối quan hệ một loài có lợi còn một loài trung tính (không có lợi và không có hại).
Câu 20. Đáp án A.
Vì ức chế cảm nhiễm thì một loài có hại, một loài trung tính. Hội sinh thì một loài có lợi; Kí sinh và ăn thịt thì một loài có lợi.
Câu 21. Đáp án D.
A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm -> quan hệ ức chế cảm nhiễm.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng -> quan hệ kí sinh - vật chủ.
C. Giun kí sinh trong cơ thể người. -> quan hệ kí sinh.
D. Trùng roi sống trong ruột mối. -> quan hệ cộng sinh.
Câu 22. Đáp án D.
D là đặc trưng của quần thể.
Câu 23. Đáp án C.
Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ kí sinh – vật chủ luôn có lợi cho vật kí sinh và có hại cho vật chủ. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi luôn có lợi cho vật ăn thịt và có hại cho con mồi.
Câu 24. Đáp án B.
B sai. Vì các loài vi sinh vật không phải là quan hệ hội sinh mà có thể chúng trạnh tranh với nhau.
Câu 25. Đáp án A.
Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất. Do vậy, khi bị mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất. Loài ưu thế thường là loài đóng vai trò trung tâm của các hoạt động sống quần xã. Loài ưu thế là mắt xích chung của rất nhiều chuỗi thức ăn, là nơi làm tổ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài khác, là loài quy định điều kiện môi trường sống. Vì vậy khi mất loài ưu thế thì sẽ gây biến
động cả quần xã và gây diễn thế sinh thái.
Câu 26. Đáp án D.
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cú và chồn cùng sống trong 1 khu rừng, cùng săn bắt chuột vào ban đêm để ăn. Mối quan hệ giữa cú và chồn thuộc quan hệ
A. cạnh tranh. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cộng sinh.
Câu 2. Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Cạnh tranh. D. Hợp tác.
Câu 3. Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ?
A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 4. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hợp tác.
Câu 5. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các sinh vật trong quần xã chỉ tác động lẫn nhau mà không tác động qua lại với môi trường
B. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
C. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã không phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một loài đặc trưng hoặc có nhiều loài đặc trưng.
Câu 6. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc của quần xã sinh vật luôn được duy trì ổn định theo thời gian.
B. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường chỉ có một loài ưu thế.
C. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một số quần thể (loài) đặc trưng.
D. Độ đa dạng của quần xã là chỉ số phản ánh số lượng loài trong quần xã.
Câu 7. Khi nói về đặc trưng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.
B. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
C. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng thấp.
D. Sinh vật phân bố theo nhiều ngang thường gặp ở những vùng có điều kiện sống bất lợi, thức ăn cạn kiệt.
Câu 8. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.
B. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật.
C. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài.
D. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
Câu 9. Khi nói về sự phân tầng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tầng chính là sự phân bố các quần thể (các loài) theo chiều thẳng ngang.
B. Quần xã rừng nhiệt đới thường có sự phân tầng mạnh nhất.
C. Sự phân tầng có ý nghĩa làm tăng cạnh tranh giữa các loài và giảm khả năng khai thác nguồn sống môi trường.
D. Trong ao nuôi cá, nuôi ghép các loài cá ở nhiều tầng khác nhau sẽ làm giảm năng suất.
Câu 10. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
II. Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
III. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 12. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường không tiêu diệt vật chủ.
II. Ở quan hệ cộng sinh, nếu khi tách 2 loài sống riêng rẽ thì cả hai cùng có hại.
III. Ở quan hệ ức chế cảm nhiễm, loài có hại thường là loài có kích thước cơ thể lớn hơn các loài khác.
IV. Ở quan hệ cạnh tranh, các loài có ổ sinh thái giao nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Có 4 loài cùng sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
B. Loài B và loài C có ổ sinh thái trùng nhau một phần nên không cạnh tranh nhau.
C. Nếu 4 loài này sống ở các môi trường khác nhau thì chúng sẽ không cạnh tranh nhau.
D. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.
Câu 14. Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây giữa các loài, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
I. Kiến và cây kiến. II. Giun kí sinh trong cơ thể người.
III. Hải quỳ và cua. IV. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 15. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 16. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Kí sinh.
C. Cộng sinh. D. Hợp tác.
Câu 17. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 18. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh.
C. hội sinh. D. cộng sinh.
Câu 19. Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?
A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 20. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào không có sinh vật nào được lợi?
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Quan hệ kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 21. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C. Giun kí sinh trong cơ thể người.
D. Trùng roi sống trong ruột mối.
Câu 22. Quần xã sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Sự phân tầng trong không gian. B. Độ đa dạng về thành phần loài.
C. Loài ưu thế và loài đặc trưng. D. Mật độ cá thể của quần thể.
Câu 23. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 24. Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 3 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
B. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
C. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
D. Nếu loài cá ép bị tiêu diệt thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
Câu 25. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái?
A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu. C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu.
Câu 26. Vườn cây ăn quả có loài côn trùng A chuyên đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra chất dinh dưỡng cho loài côn trùng A ăn. Để đuổi loài côn trùng A, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, loài kiến ba khoang không chỉ tiêu diệt loài côn trùng A mà tiêu diệt cả rệp cây. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kiến 3 khoang và cây ăn quả là quan hệ hội sinh.
B. Côn trùng A và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh.
C. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh hợp tác.
D. Côn trùng A và rệp là quan hệ cộng sinh.
Câu 27. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác.
Câu 28. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ cộng sinh?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.
C. Hải quỳ và cua. D. Chim mỏ đỏ và linh dương.
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?
A. Có ít nhất một loài có lợi. B. Hai loài có kích thước cơ thể tương đương nhau.
C. Một loài luôn có hại. D. Chỉ xảy ra khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau.
Câu 30. Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.
II. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.
III. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.
IV. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.
A. 1 B. 2 C.3 D.4
II. Lời giải
Câu 1. Đáp án A.
Cú và chồn là 2 loài khác nhau, cùng có chung nguồn thức ăn là chuột, và cùng săn bắt vào ban đêm nên mối quan hệ giữa cú và chồn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
Câu 2. Đáp án D.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án B.
- Cây kiến và kiến có quan hệ cộng sinh với nhau.
- Cây kiến cung cấp cho kiến nhựa cây để kiến sống. Kiến bảo vệ cây trước các loài động vật ăn thực vật.
Câu 5. Đáp án B.
A sai. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường
C sai. Vì phân bố cá thể trong không gian của quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D sai. Vì trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một loài đặc trưng hoặc không có loài đặc trưng nào.
Câu 6. Đáp án D.
A sai. Vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì cấu trúc của quần xã có thể bị thay đổi.
B sai. Vì trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một hoặc một số quần thể (loài) ưu thế.
C sai. Vì mỗi quần xã thường chỉ có 1 loài đặc trưng hoặc không có loài đặc trưng.
Câu 7. Đáp án B.
A sai. Vì quần xã ở vùng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, các quần xã khác nhau thường có thành phần loài khác nhau.
C sai. Vì trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
D sai. Sinh vật phân bố theo nhiều ngang thường gặp ở những vùng có điều kiện sống thuận lợi, thức ăn dồi dào.
Câu 8. Đáp án A.
A sai. Vì sự phân tầng góp phần làm giảm cạnh tranh khác loài trong quần xã.
Câu 9. Đáp án B.
A sai. Vì phân tầng chính là sự phân bố các quần thể (các loài) theo chiều thẳng đứng.
C sai. Vì sự phân tầng có ý nghĩa làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống môi trường.
D sai. Vì trong ao nuôi cá, nuôi ghép các loài cá ở nhiều tầng khác nhau sẽ làm tăng năng suất.
Câu 10. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Câu 11. Đáp án B.
Mối quan hệ giữa loài chim với động vật móng guốc nói trên là quan hệ hợp tác. Vì cả hai loài đều có lợi, chim ăn các động vật kí sinh còn động vật móng guốc thì không bị động vật kí sinh gây hại. Mặc dầu cả hai cùng có lợi nhưng mối quan hệ này chưa được gọi là cộng sinh vì loài chim và động vật móng guốc không gắn bó mật thiết với nhau. Sự hợp tác chỉ mang tính nhất thời.
Câu 12. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
III sai. Vì có nhiều trường hợp, loài có hại là những loài nhỏ bé hơn các loài trung tính. Ví dụ, tỏi tiết ra độc tố làm chết các loài vi sinh vật xung quan, thì vi sinh vật là loài có hại và kích thước nhỏ hơn tỏi.
Câu 13. Đáp án B.
A đúng. Vì loài A và loài D có ổ sinh thái khác biệt nhau nên sẽ không cạnh tranh với nhau.
B sai. Vì loài B và loài C có ổ sinh thái trùng nhau một phần. Trùng nhau về ổ sinh thái thì sẽ cạnh tranh nhau.
C đúng. Vì các loài chỉ cạnh tranh với nhau khi sống chung trong một môi trường và có ổ sinh thái trùng nhau.
D đúng. Vì loài B bị 2 loại cạnh tranh (A và C); Loài C bị 2 loài cạnh tranh (B và D).
Câu 14. Có 2 mối quan hệ đúng là I và III. → Đáp án C.
(II) là quan hệ kí sinh gây hại cho vật chủ.
(IV) là quan hệ ức chế cảm nhiễm trong đó hoạt động sống của loài này vô tình gây hại cho các loài sống xung quanh.
Câu 15. Đáp án B.
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.
Câu 16. Đáp án D.
Câu 17. Đáp án D.
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 18. Đáp án C.
Cây phong lan bám lên cây thân gỗ để sống nhưng không gây hại cho cây thân gỗ. Vì vậy, một loài có lợi còn loài kia trung tính.
Câu 19. Đáp án A.
Hội sinh là mối quan hệ một loài có lợi còn một loài trung tính (không có lợi và không có hại).
Câu 20. Đáp án A.
Vì ức chế cảm nhiễm thì một loài có hại, một loài trung tính. Hội sinh thì một loài có lợi; Kí sinh và ăn thịt thì một loài có lợi.
Câu 21. Đáp án D.
A. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm -> quan hệ ức chế cảm nhiễm.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng -> quan hệ kí sinh - vật chủ.
C. Giun kí sinh trong cơ thể người. -> quan hệ kí sinh.
D. Trùng roi sống trong ruột mối. -> quan hệ cộng sinh.
Câu 22. Đáp án D.
D là đặc trưng của quần thể.
Câu 23. Đáp án C.
Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ kí sinh – vật chủ luôn có lợi cho vật kí sinh và có hại cho vật chủ. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi luôn có lợi cho vật ăn thịt và có hại cho con mồi.
Câu 24. Đáp án B.
B sai. Vì các loài vi sinh vật không phải là quan hệ hội sinh mà có thể chúng trạnh tranh với nhau.
Câu 25. Đáp án A.
Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất. Do vậy, khi bị mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất. Loài ưu thế thường là loài đóng vai trò trung tâm của các hoạt động sống quần xã. Loài ưu thế là mắt xích chung của rất nhiều chuỗi thức ăn, là nơi làm tổ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài khác, là loài quy định điều kiện môi trường sống. Vì vậy khi mất loài ưu thế thì sẽ gây biến
động cả quần xã và gây diễn thế sinh thái.
Câu 26. Đáp án D.