Tính cá thể hóa của ngôn ngữ văn chương
Tính cá thể hoá của ngôn ngữ trong văn chương là dấu ấn phong cách tác giả tức là những nét riêng,cái làm nên chính nó,cái khiến nó khác với ngôn ngữ đối tượng khác.Dấu ấn của tác giả chỉ có thể có trong tác phẩm nghệ thuật với tư cách là một thể thống nhất của cấu trúc tu từ học kết cấu,một hệ thống tu từ học hoàn chỉnh liên kết lại với hình tượng tác giả ,ý định thẩm mĩ,chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Ngôn ngữ là chung ,nhưng mỗi nhà văn vận dụng ngôn ngữ theo xu hướng,nhu cầu sở thích ,sở trường,tập quán,tâm lí XH,cá tính mà hình thành .Chính cái riêng này làm cho mỗi nhà văn có tính chất quyết định hơn ,để phân biệt nhà văn này với nàh văn khác.Chêkhốp nói rằng:”nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.Hồ Xuân Hương rất độc đáo kì dị vì biết khai thác các từ tượng thanh tượng hình lắt léo,cách nói lái chơi chữ tài tình.Bài “Tự tình I” HXH viết rằng:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ than không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe nhữgn tiếng thêm rền rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm,
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Ngôn ngữ Tú Xương giản dị hồn nhiên mà sắc cạnh vì biết khai thác nghĩa gốc,nghĩa đen chính xác nhất của ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.Ngôn ngữ Nguyễn Khuyến kín đáo nhẹ nhàng,thấm thía,bao giờ cũng chứa đựng cái hàm ý,cái tiền giả định của câu nói .ngôn ngữ Tố Hữu nhiều nhạc điệu hay dùng nhữgn hình ảnh tượng trưng nhiều hiện thực mà cũng tràn đầy chất lãng mạn.Nguyễn Tuân có thói quen không bằng lòng với cái cũ,ông luôn tìm tòi hình thức diễn đạt mới lạ,”khác người” để nói đúng cái ý nghĩ của ông ,cách nhìn nhận của ông.Cùng nói về đầ tài trí thức nhưng cách xây dựng hình tượng người trí thức của NamCao rất khác với Thạch Lam.
Nhà văn còn sáng tạo nhữgn ngôn ngữ mới.Mọi người thường nói “cõi lòng”,”cõi trần gian”…thì Nguyễn Du nói rằng:”trăm năm trong cõi người ta”.Trong xã hội người ta vẫn thường nói “từ đấy”,”từ đó”,”từ ngày ấy”,”từ năm đó” nhưng Tố Hữu lại viết” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” những đều kể trên chứng tỏ mỗi nhà văn lớn đều có nét riêng tạo nên tính cá thể hóa đậm nét. Ngoài ra đối vơi những sáng tác như ca dao,dân ca thì tính cá thể của chủ thể sáng tạo dồn hết vào thể loại.
Tính cá thể hóa thể hiện trong hình tượng nhân vật ,từng sự vật,từng cảnh trong tác phẩm. Hình tượng Chí Phèo một mặt đại diện cho tầng lớp nông dân trong quá trình tha hóa . Nói đến Chí Phèo là nói đến nông dân VN trong một thời điểm nhất định nhưng nhân vật Chí Phèo với ngôn ngữ hành động cụ thể ,ứng xử cụ thể thông qua nhân vật này người đọc thấy bóng dáng mình trong đó. Theo quan điểm Mácxít “thông qua cái riêng để biểu thị cái chung.muốn cái chung có ấn tượng ,có sức lay động thì phải xây dựng cho được cái riêng này ,cái riêng không thể lẫn lộn”. Cách thể hiện ngôn ngữ trong cùng một cảnh vật không giống nhau: Nguyễn Khải nói về người mẹ yêu con “…đứa con trai yêu quí của chị cũng nằm lọt vào giữa hai người vừa bú mẹ vừa ngoái lại nhìn bố toét miệng cười . Mười ngón tay mềm như nõn khoai ,đầy móng nhọn như còn ngọ nguậy trong lần áo nâng lấy bầu vú đã căng sữa…” (Mùa Lạc) Nhưng Nguyễn Ngọc Tấn trong “Quê hương” viết rằng: ”Ngồi xuống mâm cơm chi giật mình vì thiếu tiếng khua đũa khua chén của đứa trẻ .Chiều đi làm về mệt ,bước từ dưới bến tắm lên ,chị lại thấy giật mình vì thấy lưng mình lạnh lẽo thiếu một bàn chân của trẻ nhỏ vùng vẫy ở sau lưng”. Ngay trong tác phẩm những nhân vật tưởng như giống nhau,hóa ra lại rất khác nhau.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: