Tình bạn: Những quy luật của sự thu hút

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Quan điểm phổ biến cho rằng chúng ta chọn bạn bè vì con người họ. Nhưng hóa ra chúng ta thực sự yêu thích họ vì cách mà họ ủng hộ bản sắc tâm lý/con người của chúng ta.

Khi mọi người hỏi “Điều gì đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn?” thì tình bạn được xem là đứng đầu trong danh sách. Tuy nhiên, những động lực của tình bạn vẫn là điều bí ẩn và không thể bảo đảm đủ điều kiện. Giống như tình yêu, tình bạn được cho là “tự nhiên xuất hiện.” Nghiên cứu mới cho thấy vũ điệu của tình bạn là phức tạp hơn nhiều so với quan điểm phổ biến. Các nhà xã hội học và tâm lý học đã mô tả những lực tác động dẫn đến sự thu hút và gắn kết những người bạn với nhau, bắt đầu với sự thay đổi từ sự quen biết thành tình bạn. Họ đã đi theo các kiểu mẫu của sự thân mật xuất hiện giữa những người bạn và suy luận “một điều gì đó” không thể nói ra được đã nâng một người bạn lên vị trí “bạn thân nhất”.

Cách đây nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu, ở đó họ theo dõi những tình bạn trong một tòa nhà 2 tầng. Mọi người có xu hướng kết bạn với những hàng xóm ở tầng của họ, dù những người ở tầng trệt gần hộp thư và cầu thang có những người bạn sống ở cả hai tầng. Tình bạn ít có khả năng xuất hiện nhất giữa một người sống ở tầng một và một người ở tầng hai. Nghiên cứu cho rằng, những người bạn thường là những người chúng ta tình cờ gặp đều đặn; bạn bè của chúng ta có xu hướng là những đồng nghiệp, bạn học và những người chúng ta gặp ở phòng tập thể dục.

Ta không ngạc nhiên khi những mối gắn bó hình thành giữa những người có sự tương tác. Nhưng quá trình này còn phức tạp hơn: Tại sao chúng ta tán gẫu với một người trong lớp học yoga của chúng ta chứ không nói chuyện với người khác? Câu trả lời có vẻ hiển nhiên – bạn của chúng ta chia sẻ đam mê của chúng ta về NASCAR hay là Tex-Mex cooking. Cô ấy cười trước câu chuyện cười của chúng ta và chúng ta cười trước câu chuyện cười của cô ấy. Nói ngắn gọn, chúng ta có những điểm chung.

“Việc chuyển từ sự quen biết sang tình bạn thường được đặc trưng bởi một sự gia tăng bộc lộ bản thân cả về chiều rộng và chiều sâu”, nhà xã hội học Beverley Fehr (đại học Winnipeg), tác giả cuốn sách Friendship Processes. "Trong những giai đoạn đầu của tình bạn, điều này có xu hướng trở thành một quá trình có qua có lại, từng bước một. Một người mạo hiểm tiết lộ những thông tin cá nhân và sau đó ‘kiểm tra’ xem liệu người kia có đáp trả.”

Tính có qua có lại là chìa khóa. Cách đây nhiều năm, công việc đầu tiên của tôi là làm ở một cơ quan văn học. Tôi muốn làm bạn với một đồng nghiệp. Chúng tôi đã ăn trưa với nhau hầu như mỗi ngày. Tình bạn của chúng tôi thật mãnh liệt, giống như những người lính trong thời chiến. Sau đó cô ấy tìm được một công việc mới ở một nhà xuất bản. Nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau vào bữa trưa một lần một tuần. Thay vì than phiền về sếp của chúng tôi, tôi kể cho cô ấy nghe những mối bận tâm của tôi rằng tôi vẫn chưa sẵn sàng để dọn đến ở cùng bạn trai của tôi. Cô ấy lịch sự lắng nghe, nhưng cô không bao giờ tiết lộ bất kì thông tin cá nhân nào về cuộc sống riêng của cô ấy. Cuối cùng những bữa ăn trưa của chúng tôi giảm xuống còn một lần một tháng trước khi cô ấy trôi ra khỏi cuộc đời tôi. Tôi đã hăm hở kể cho cô ấy nghe những vấn đề của tôi, nhưng cô ấy thì không muốn kể những vấn đề của cô cho tôi biết. Ở đây thiếu tính có qua có lại, vì vậy, sự quen biết của chúng tôi không bao giờ chuyển thành tình bạn.

Khi một tình bạn đã được thiết lập thông qua sự bộc lộ bản thân và tính có qua có lại, thì chất keo gắn kết 2 người lại là sự thân mật (intimacy). Theo nghiên cứu của Fehr, những người có những tình bạn cùng giới thành công dường như sở hữu một sự hiểu biết về sự cho và nhận tính thân mật. Bà nói “Những người biết nói điều gì để đáp lại trước sự bộc lộ bản thân của người khác thì có nhiều khả năng phát triển tình bạn làm thỏa mãn.”Bộc lộ cảm xúc và sự giúp đỡ vô điều kiện là những yếu tố của tình bạn, theo sau là sự chấp nhận, trung thành và tin tưởng. Bạn của chúng ta ở bên chúng ta những lúc tốt đẹp cũng như khó khăn, nhưng hiếm khi vượt qua ranh giới: Một người bạn có quá nhiều ý kiến về tủ quần áo của chúng ta, người yêu của chúng ta hoặc thị hiếu phim ảnh, nghệ thuật của chúng ta có thể không phải là một người bạn về lâu dài.

Kathy là một trong những bạn lâu năm nhất của tôi; chúng tôi từng là bạn cùng phòng thời phổ thông. Cô ấy có khả năng là một người bạn tỏa sáng trong suốt một cuộc chia tay đau đớn. Cô ấy biết khi nào thì lắng nghe và nói những lời thông cảm, khi nào thì hành động và nổi giận trước hành động xấu xa của người yêu cũ của bạn, khi nào thì ôm bạn và khi nào thì nói bạn nên dừng sự ám ảnh và thưởng thức một ly rượu. Những hành động này làm cô có nhiều bạn bè hơn bất kì ai tôi biết.

Chính sự cho đi và không nhận lại làm chúng ta đánh giá cao một người bạn.

Definition-of-Friendship-A-Few-Facts.jpg


Trong một nghiên cứu cổ điển, những người tham gia đã chiến thắng “cuộc thi tiền bạc” với một nhà nghiên cứu. Sau đó nhà nghiên cứu tiếp cận một số người trong bọn họ và giải thích rằng ông đã dùng tiền túi của ông và còn lại rất ít; liệu ông có thể lấy lại tiền? Hầu hết mọi người đã đồng ý. Sau đó, nhà nghiên cứu phát hiện thấy, những người được yêu cầu giúp đỡ nhà nghiên cứu đã đánh giá nhà nghiên cứu là đáng yêu hơn những người không được nhà nghiên cứu tiếp cận. Các nhà tâm lý đã nhất trí với hiện tượng bắt nguồn từ một khao khát làm hòa hợp cảm xúc và hành động, và xem những bản năng và sự đầu tư của chúng ta là đúng đắn: “Tại sao tôi nỗ lực để giúp đỡ anh chàng này? Anh ấy phái là người rất tử tế.” Sự yêu mến chúng ta dành cho người bạn ở lớp học yoga của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển nếu vào một ngày nọ cô ấy xin đi nhờ xe của bạn để về nhà và chúng ta giúp cô ấy.

Sự thật về những người bạn thân nhất

Nếu sự gần gũi là nền tảng của tình bạn thì thật có lý khi cho rằng người bạn thân nhất của bạn sẽ là một người mà bạn thích có sự thân mật siêu lớn. Nếu chúng ta đang ở trong một tình huống khẩn cấp – dù là thật hoặc tưởng tượng – và cần nói chuyện, thì chúng ta mong đợi người bạn thân nhất của chúng ta sẽ bỏ tất cả mọi việc và chạy đến bên chúng ta.

Nhưng theo các nhà tâm lý học xã hội Carolyn Weisz và Lisa F. Wood (đại học Puget Sound), Washington, còn có một yếu tố khác của tình bạn thân nhất có thể đánh bại cả tính thân mật: sự ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội, cách mà một người bạn thấu hiểu và sau đó ủng hộ cảm nhận về cái tôi của chúng ta trong nhóm hoặc trong xã hội.

Nếu chúng ta xem bản thân như một người mẹ tốt và là một vũ công múa bụng vào những buổi sáng thứ Bảy ở một phòng nhảy, thì người bạn thân nhất của chúng ta có khả năng là một người mẹ khác vì cô ấy ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội quan trọng nhất của chúng ta.

Weisz và Wood chỉ ra tầm quan trọng của sự ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội bằng cách theo dõi một nhóm các sinh viên đại học từ năm nhất đến năm cuối cấp. Qua khoảng thời gian đó, các sinh viên được yêu cầu mô tả mức độ thân thiết, liên lạc, sự ủng hộ và sự ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội với những người bạn cùng giới.

Các kết quả đã được tiết lộ. Sự gần gũi, thân thiết, liên lạc, tiếp xúc và sự ủng hộ dự báo liệu một tình bạn tốt có được duy trì. Nhưng khi các nhà nghiên cứu kiểm soát những phẩm chất đó, chỉ một yếu tố duy nhất – sự ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội – dự báo liệu một tình bạn cuối cùng sẽ được nâng lên vị trí “thân nhất.”

Những người bạn thân nhất là một phần của một nhóm giống nhau – ví dụ, nhóm chơi tennis. Nhưng Weisz và Wood phát hiện thấy những người bạn đem lại sự ủng hộ đó cũng có thể là người bên ngoài nhóm. Đôi khi, tất cả những gì một người bạn cần làm để giữ gìn tình bạn thân nhất là khẳng định bản sắc tâm lý của một người như là một thành viên của một nhóm nào đó (“Bạn là một người theo đạo Thiên chúa chân chính”) hoặc địa vị của nhóm (“Thật tuyệt vời khi bạn chơi sax cho nhóm nhạc Stanford!"). Các nhà nghiên cứu nói rằng, các lý do cho phát hiện này có thể đi từ những mức độ thân mật và sự hiểu biết lớn hơn để ủng hộ những nhu cầu nâng cao lòng tự trọng.

Chúng ta trở thành những người bạn thân nhất với người nâng cao lòng tự trọng của chúng ta bằng cách khẳng định những bản sắc tâm lý của chúng ta như là thành viên của những nhóm nào đó, và điều đó giống nhau cho cả hai giới.

Weisz phát hiện thấy khao khát về sự ủng hộ bản sắc tâm lý của chúng ta quá mạnh mẽ đến nỗi nó có thể tạo ra một sự khác biệt cho những người nghiện ngập. Trong nghiên cứu khác, bà phát hiện thấy những người có vấn đề về lạm dụng chất có khả năng loại bỏ những thói quen của họ sau 3 tháng khi họ cảm thấy có sự xung đột giữa việc sử dụng ma túy và những vai xã hội và cảm nhận về cái tôi của họ. Quả thực, những bản sắc tâm lý-xã hội của chúng ta quá quan trọng với chúng ta đến nỗi chúng ta sẵn sàng rước lấy thảm họa để giữ gìn chúng. Chúng ta gắn bó với người ủng hộ bản sắc tâm lý-xã hội của chúng ta và tránh những người không ủng hộ bản sắc của chúng ta. Chúng ta thậm chí có thể đổi bạn khi những người đó không ủng hộ quan điểm hiện tại của chúng ta về bản thân chúng ta.

Hầu hết mọi người thích nghĩ rằng chúng ta yêu bạn mình vì con người của họ chứ không phải vì những cách mà họ ủng hộ bản sắc tâm lý của chúng ta. Điều đó nghe có vẻ hơi yêu bản thân, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra nó.

Không có ví dụ nào hay hơn ví dụ về những thành viên của nhóm đang điều trị ung thư vú. Dù những phụ nữ đó không còn bị ung thư vú nữa và tiếp tục làm việc và sống với gia đình, thì bản sắc tâm lý xã hội của họ như những người sống sót vẫn tiếp tục tồn tại rất mạnh mẽ đến nỗi sự gắn kết tình bạn quan trọng nhất của họ là với những người sống sót khác, chỉ những người đó mới có thể hiểu những gì họ đã trải qua.

Nguồn
Friendship: The Laws of Attraction
The conventional wisdom is that we choose friends because of who they are. But it turns out that we actually love them because of the way they support who we are.
By Karen Karbo, published on November 01, 2006 - last reviewed on January 02, 2013
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top